Đề cương ôn thi học kì II môn vật lí 10

Ôn tạp kiến thức các chương:

 +Chương IV. Các định luật bảo toàn .

 + chương V. Chất khí

 + Chương VI. Cơ sở của nhiệt động lực học.

 + Chương VII. Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể

 Bài tập SGK :6,7,8,9 (trang127) .5,6,7 (trang133). 5,6,7,8 (tr136).4,5,6 (tr141) 6,7,8(tr145)5,6,7,8(tr155).7,8,9(tr159)6,7,8(tr162)6,7,8(tr166)7,8(tr173). 6,7,8(tr180)

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 813 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kì II môn vật lí 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn thi học kì II môn vật lí 10 I Nội dung ôn tạp 1. Ban co bản Ôn tạp kiến thức các chương: +Chương IV. Các định luật bảo toàn . + chương V. Chất khí + Chương VI. Cơ sở của nhiệt động lực học. + Chương VII. Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể Bài tập SGK :6,7,8,9 (trang127) .5,6,7 (trang133). 5,6,7,8 (tr136).4,5,6 (tr141) 6,7,8(tr145)5,6,7,8(tr155).7,8,9(tr159)6,7,8(tr162)6,7,8(tr166)7,8(tr173). 6,7,8(tr180) Bài tập SBT: 23.4,5; 24.4,6; 25.3,5,8; 26. 9,10; 29. 6,7,8; 30.6,7,8; 31.6,7,8 2. ban nâng cao Ôn tạp kiến thức các chương +Chương III. Tĩnh học vật rắn + Chương IV. Các định luật bảo toàn. + Chương V. Cơ học chất lưu. + Chương VI. Chất khí + Chương VII. Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể + Chương VIII. Cơ sở của nhiệt dộng lực học Câu hỏi bài tạp SGK: 2,3(trang126). 1,2,3(tr131). 2,3,4(tr136). 5,6,7(tr148). 1,2,3(Tr153). 3,4,5(tr159)4,5,6(Tr163). 3,4,5(tr168). 2,3,4(tr177). 1,2,3(tr181). 2,3,4(tr201). 2,3,4(tr205). 2,3,4(tr221). 3,4,5(tr225). 2,3,4(tr230). 2,3,4(tr233). 2,3,4(tr237). 2,3(tr254). 1,2,3(tr258). Bài tạp SBT: 3.9,10,14; 4.21,22,23,29,30,34,37,48,49,50,53; 5.7,8,9; 6.9,10,19,20 II Đề vận dụng. Dề ôn tạp 1). Một vật ban đầu nằm yên, sau đó vỡ thành hai mảnh có khối lượng m và 2m. Biết tổng động năng của hai mảnh là Wđ. Động năng của mảnh có khối lượng 2m là bao nhiêu? A). 2 Wđ/3. B). Wđ/3. C). Wđ/2. D). 3 Wđ/4. 2). Cho cơ hệ như hình vẽ, m1=0,5kg; m2=1kg, hệ số ma sát nghỉ và hệ số ma sát trượt giữa vật m1 và mặt bàn đều là µ=0,2, lấy g=10m/s2. Lúc đầu giữ cho hệ đứng yên rồi buông tay để hệ chuyển động. Tính lực căng của dây trong thời gian hệ chuyển động. A). 16N. B). 2N. C). 4N. D). 8N. 3). Người ta đưa khí nén vào một bình chứa, khí nén đẩy dầu trong một ống được nhúng trong một bình dầu có khối lượng riêng 800g/lít (hình vẽ). Lấy g=10m/s2, áp suất khí quyển là 1,013.105Pa. Xác định áp suất của khí trong bình. A). 1,93.105Pa. B). 1,093.105Pa. C). 1,61.105Pa. D). 1,061.105Pa. 4). Một ống nằm ngang có đoạn bị thắt lại, dòng nước chảy trong ống là ổn định. Biết áp suất tĩnh bằng 8,0.104Pa tại điểm có vận tốc 2m/s và tiết diện ống là So. Tại một điểm có tiết diện ống là So/4 thì áp suất tĩnh là: A). 6,0.104Pa. B). 4,0.104Pa. C). 8,0.104Pa. D). 5,0.104Pa. 5). Người ta ném một quả bóng khối lượng 0,5 kg cho nó chuyển động với vận tốc 20m/s. Độ thay đổi động lượng của quả bóng là: A). 100kg.m/s B). 20kg.m/s C). 10kg.m/s D). 500kg.m/s 6). Tiết diện động mạch chủ của người là 3cm2, vận tốc máu chảy từ tim ra là 30cm/s. tiết diện của mỗi mao mạch là 3.10-7cm2. Vận tốc máu trong mao mạch là 0,5cm/s. Số mao mạch trong cơ thể người là: A). 3.108. B). 9.108. C). 6.108. D). 6.104. 7). Công thức nào sau đây không liên quan đến các đẳng quá trình? A). P1V1 = P3V3. B). V/T = hằng số. C). P/V = hằng số. D). P/T = hằng số. 8). Quá trình nào sau đây có liên quan tới định luật Sác-lơ? A). Đun nóng khí trong một xilanh hở. B). Thổi không khí vào một quả bóng bay. C). Đun nóng khí trong một xilanh kín. D). Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng, phồng lên như cũ. 9). Một con lắc đơn có chiều dài ℓ, treo vật nặng có khối lượng m, đặt tại nơi có gia tốc trọng trượng là g. Kéo con lắc sao cho dây treo lệch khỏi phương thẳng đứng một góc là αo, rồi buông tay nhẹ nhàng để con lắc dao động. Hãy xác định vận tốc của vật khi dây treo làm với phương thẳng đứng một góc α. A). . B). . C). . D). . 10). Từ độ cao h, ném một vật khối lượng m với vận tốc ban đầu vo hợp với phương ngang góc α. Vận tốc của vật khi chạm đất phụ thuộc vào những yếu tố nào? A). Phụ thuộc vào cả 4 yếu tố h, m, vo và α.. B). Chỉ phụ thuộc vào vo và h. C). Phụ thuộc vào vo, h, và α.. D). Chỉ phụ thuộc h và m. 11). Một bình chứa một chất khí nén ở nhiệt độ 27oC và áp suất 40 atm. Áp suất của khí khi đã có một nửa khối lượng khí thoát ra khỏi bình và nhiệt độ hạ xuống tới 12oC là A). 38 atm. B). 19 atm. C). 45 atm. D). 17,7 atm. 12). Tiết diện của pittông nhỏ trong một cái kích thuỷ lực bằng 3cm2, của pittông lớn bằng 200cm2. Hỏi cần một lực bằng bao nhiêu tác dụng lên pittông nhỏ để đủ nâng một ô tô nặng 10000N lên? A). 150N. B). 300N. C). 510N. D). 200N. 13). Ném một vật khối lượng m từ độ cao h theo phương thẳng đứng xuống dưới. Khi chạm đất, vật nảy trở lên tới độ cao h'=3h/2. Bỏ qua mất mát năng lượng khi vật va chạm đất và sức cản của không khí. Vận tốc ném ban đầu phải có giá trị nào dưới đây? A). . B). . C). . D). . 14). Người ta muốn nâng một hòm 200kg lên cao 7,5m với vận tốc không đổi trong khoảng thời gian 5s. Có bốn động cơ với công suất khác nhau, hỏi dùng động cơ nào là thích hợp? A). 3,5kW. B). 6,5kW. C). 2,5kW. D). 1,5kW. 15). Đường biểu diễn nào sau đây không phải của đẳng quá trình? A). B). C). D). 16). Tìm câu sai trong các câu sau đây: Số A-vô-ga-đrô là A). số phân tử (hay nguyên tử) có trong 22,4lít khí ở điều kiện chuẩn. B). số phân tử (hay nguyên tử) có trong 1mol khí. C). số phân tử (hay nguyên tử) có trong 12g cacbon 12. D). số phân tử (hay nguyên tử) có trong 1 đơn vị khối lượng khí. 17). Hai quyển sách đặt chồng lên nhau trên một mặt bàn nằm ngang. Khối tâm G1và G2 của chúng cùng nằm trên một đường thẳng đứng. Trọng lượng của quyển sách nằm trên là 7,5N. Phản lực của mặt bàn tác dụng lên quyển sách dưới là 20N. Xác định trọng lượng của quyển sách nằm dưới. A). 15,2N. B). 12,5N. C). 27,5N. D). 25.7N. 18). Khi chất lỏng chảy ổn định thì tại một điểm nhất định trên đường dòng, vận tốc của chất lỏng: A). không đổi. B). tăng dần. C). giảm dần. D). luôn thay đổi. 19). Khi nổi từ đáy hồ lên mặt nước, thể tích của một bọt khí tăng gấp rưỡi. Hãy tính độ sâu của hồ. Cho biết áp suất khí quyển là po=750mmHg và giả sử nhiệt độ ở đáy hồ và trên mặt hồ là như nhau. A). 5,1m. B). 4,5m. C). 6,1m. D). 5,5m. 20). Một lượng khí ở áp suất p1 = 750mmHg, nhiệt độ t1 = 270C có thể tích V1 = 76cm3. Tính thể tích V2 của khối khí đó ở nhiệt độ t2 = - 30C và áp suất p2 =760mmHg. A. V2 = 67,5cm3 B. V2 = 83,3 cm3 C.V2 = 0,014 cm3, D.V2 = - 833 cm3 21). Một chất khí chuyển từ trạng thái I sang trạng thái II (hình vẽ). Khi đó các thông số trạng thái của chất khí đã thay đổi như thế nào, nếu khối lượng khí không đổi? A). P2 > P1; T2 > T1; V2>V1. B). P2 > P1; T2 < T1; V2<V1. C). P2 > P1; T2 > T1; V2 P1; T2 > T1; V2=V1. 22). Chọn câu trả lời đầy đủ. Áp suất của chất khí tác dụng lên thành bình phụ thuộc vào A). loại chất khí, khối lượng khí và nhiệt độ. B). thể tích của bình, loại chất khí và nhiệt độ. C). thể tích của bình, số mol khí và nhiệt độ. D). thể tích của bình, khối lượng khí và nhiệt độ. 23). Có một lượng khí trong bình. Hỏi áp suất của khí sẽ biến đổi thế nào nếu thể tích của bình tăng gấp bốn lần còn nhiệt độ giảm đi một nửa? A). Áp suất giảm đi hai lần. B). Áp suất tăng lên hai lần. C). Áp suất tăng lên tám lần. D). Áp suất giảm đi tám lần. 24). Một ống thủy tinh dài, tiết diện đều và nhỏ, có chứa một cột không khí chiều dài 12cm, ngăn cách với khí quyển bên ngoài bởi một cột thủy ngân dài ℓ=5cm (hình vẽ). Biết áp suất khí quyển là po=750mmHg và coi nhiệt độ không đổi. Hãy tính chiều dài của cột không khí khi ống đặt thẳng đứng, miệng ống ở trên (hình vẽ). A). 11,25cm. B). 112,2cm. C). 21,12cm. D). 211,2cm. 25). Hai vật có cùng động lượng nhưng có khối lượng khác nhau, cùng bắt đầu chuyển dộng trên một mặt phẳng và bị dừng lại do ma sát. Hệ số ma sát là như nhau. Hãy so sánh quãng đường chuyển động của mỗi vật cho tới khi bị dừng. A). Quãng đường chuyển động của vật có khối lượng nhỏ dài hơn. B). Thiếu dữ kiện, không kết luận được. C). Quãng đường chuyển động của hai vật bằng nhau. D). Quãng đường chuyển động của vật có khối lượng lớn dài hơn. 26). Một vật trượt không ma sát trên một rãnh phía dưới uốn lại thành vòng tròn có bán kính R (như hình vẽ), từ độ cao h so với mặt phẳng nằm ngang và không có vận tốc ban đầu. Hỏi độ cao h ít nhất phải bằng bao nhiêu để vật không rời khỏi quỹ đạo tại điểm cao nhất của vòng tròn. A). 2R/5. B). 2R. C). 5R/2. D). 16R/9. 27). Vật nào dưới đây gây ra áp suất nhỏ nhất xuống sàn nằm ngang khi đặt nằm yên trên sàn? A). Hình trụ nặng 25N, có bán kính đáy 15cm. B). Hình hộp vuông nặng 25N, có cạnh 15cm. C). Hình hộp vuông nặng 25N, có cạnh 10cm. D). Hình trụ nặng 25N, có bán kính đáy 10cm. 28). Lực hút của Trái Đất đặt vào một vật khi vật ở mặt đất là 45N, khi vật ở độ cao h là 5N. Biết bán kính Trái Đất là R, hãy chọn giá trị đúng của h. A). 2R. B). 9R. C). R/3. D). 3R. 29). Khi nói về chất lưu, phát biểu nào sau đây là đúng? A). Lưu lượng chất lỏng chảy ổn định phụ thuộc vận tốc chất lỏng. B). Lưu lượng chất lỏng trong một ống dòng không thay đổi khi dòng chảy ổn định. C). Lưu lượng chất lỏng trong một ống dòng luôn thay đổi khi dòng chảy ổn định. D). Khi dòng chảy không ổn định, lưu lượng chất lỏng trong một ống dòng không đổi. 30). Một máy bay có khối lượng 16000kg và mỗi cánh có diện tích bằng 40m2. Khi máy bay theo phương nằm ngang, áp suất tác dụng lên phía trên cánh bằng 7,0.104Pa. Tính áp suất tác dụng lên phía dưới cách. A). 79,16.103Pa. B). 17,96.103Pa. C). 71,96.103Pa. D). 71.103Pa. .Hết.

File đính kèm:

  • docde cuong on thi hoc ki II 10.doc