Đề cương ôn thi môn: Phương pháp dạy tự nhiên xã hội phần 2

 Câu 1 : Anh(Chị) hãy trình bày những nội dung kiến thức của chủ đề động vật và thực vật vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học trong chủ đề động vật và thực vật như thế nào ?

1. Phân Phối chương trình chủ đề thực vật và động vật như sau : ( xem bảng )

 

doc17 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7159 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi môn: Phương pháp dạy tự nhiên xã hội phần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Cương Ôn Thi Môn : Phương Pháp Dạy Tự Nhiên Xã Hội Phần 2 Câu 1 : Anh(Chị) hãy trình bày những nội dung kiến thức của chủ đề động vật và thực vật vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học trong chủ đề động vật và thực vật như thế nào ? Phân Phối chương trình chủ đề thực vật và động vật như sau : ( xem bảng ) Lớp Thực Vật Động Vật 1 4 4 2 3 4 3 9 7 4 5 6 5 4 6 Tổng 25 27 A :Nội dung dạy học ở chủ đề thực vật : 1. các dạng kiến thức của chủ đề thực vật Nhận biết các loài thực vật theo mục đích sử dụng Cây thực phẩm - Cây lảm thuốc Cây lương thực - Cây hoa Cây ăn quả - Cây lấy gỗ Cây gia vị - Cây công nghiệp Đặc điểm cấu tạo chung của cây xanh Hầu hết các cây đều có rễ,thân,lá,hoa,quả,hạt : + Các loại rễ + Hoa + Các Loại thân + Quả, hạt + Lá cây . Chức năng sinh lý của các bộ phận ở cây xanh ( chức năng của rễ,thân,lá, hoa,quả, hạt ). Vai trò của các nhân tố vô sinh đối với đời sống thực vật :( như : Không khí, ánh sáng , Nước các loại phân như : phân lân ,phân đạm , phân ka ly….) Các phương pháp dạy và hình thức tổ chức dạy học chủ đề thực vật : Phương pháp dạy học chủ đề thực vật ở lớp 1,2,3. Phương pháp dạy học chủ đạo của chủ đề thực vật là phương pháp quan sát, hỏi đáp, thảo luận, thí nghiệm, thực hành . Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu các loài thực vật theo mục đích sừ dụng và tìm hiểu các bộ phận của cây, giáo viên dùng phương pháp quan sát tranh ảnh, mẫu vật, kết hợp với phương pháp vấn đáp Ví dụ :Bài 22 Cây rau( TN- XH lớp 1 ) khi hướng dẫn học sinh quan sát cây rau, giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi : + Đây là cây rau gì ? Nó thường được trồng ở đâu ? + Hãy chỉ các bộ phận của cây ?( rễ, thân, lá, hoa, quả ) + Hãy Kể tên một số cây rau mà em biết ? + Công dụng của cây rau ?( xem thêm giáo án bài 22 cây rau lớp 1 trong giáo trình trang 70 ) Phương pháp dạy học chủ đề thực vật ở lớp 4,5 : Kiến thức về thực vật ở lớp 4 lớp 5 bao gồm sinh lý thực vật và ảnh hưởng của một số chất vô cơ đối với thực vật . Do đó, trong dạy học, giáo viên thường sử dụng các phương pháp như phương pháp thí nghiệm, phương pháp thực hành, kết hợp với phương pháp hỏi đáp, phương pháp thảo luận,……. Khi sử dụng phương pháp thí nghiệm, giáo viên cần lưu ý chủ động về thời gian vì thí nghiệm thường làm trước khi học trên lớp . (Ví dụ : Thí nghiệm, thực hành về sự nảy mần của hạt đậu ). Chọn một số học sinh có năng lực, điều kiện để giao việc làm thực hành thí nghiệm, đồng thời có sự hướng dẫn của giáo viên (cách tiến hành, quan sát, ghi chép…..) Ví dụ : bài 53- Cây con mọc lên từ hạt (khoa học lớp 5 ) Giáo viên giới thiệu bài mới : Tiết học này chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem cây mọc lên từ hạt như thế nào ? Hoạt động 1 : Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt . + Mục Tiêu : Học sinh quan sát, mô tả cấu tạo của hạt . + Cách tiến hành : Bước 1: làm việc theo nhóm : tìm hiểu cấu tạo của hạt : Các bạn trong nhóm bóc vỏ hạt đậu tương hoặc đậu phộng đã ngâm trong nước qua đêm . Sau đó tách ra làm đôi để quan sát, trao đổi trong nhóm, chỉ cho nhau xem đâu là vỏ của hạt đậu, đâu là chất dinh dưỡng của hạt đậu, dâu là phôi của hạt đậu cuối cùng trả lời được : Hạt có những phần nào ? Sau đó cả nhóm tiếp tục tìm hiểu xem phôi gồm mấy phần ? cả nhóm cung quan sát một số hạt đã nảy mầm đem từ nhà đến, chỉ cho nhau xem đâu là rễ mầm, thân mầm, chồi mầm . ® Trả lời : Phôi có 4 Phần : rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm Bước 2 : Làm việc cả lớp . Giáo viên chỉ định đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình – nhóm khác nhận xét bổ sung . Giáo viên kết luận : + Cấu tạo của hạt gồm : Vỏ hạt, phôi chất dinh dưỡng . + Cấu tạo của phôi gồm : rễ mầm, thân mầm, chồi mầm,lá mầm . Hoạt động 2 : Tìm hiểu điều kiện để hạt nảy mầm(…… ) +Mục tiêu : học sinh hiểu được để cho hạt nảy mầm được thì hạt cần phải có đều kiện gì ? và chúng ta làm gì để hạt nảy mầm . + Cách tiến hành : Bước 1 : Làm việc theo nhóm : Học sinh tìm hiểu sự nảy mầm của hạt . Học sinh các nhóm quan sát sự nảy mầm của hạt đậu xanh . Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thế nào để cho hạt nảy mầm . Học sinh quan sát cách làm của giáo viên và tiến hành thực nghiệm làm thế nào để hạt nảy mầm dưới sự hướng dẫn của giáo viên . Bước 2 : Làm việc cả Lớp . Giáo viên chỉ định nhóm lên thưc hành lại công đoạn làm thế nào để cho hạt nảy mầm mà trước đó giáo viên đã làm mẫu cho lớp xem và trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp – Nhóm khác nhận xét bổ sung . +Để Cho hạt nảy mầm được tốt và phát triển thành cây con khỏe manh ta cần cung cấp cho hạt đủ : ánh sáng, nước, không khí, phân…… Các Hình thức tổ chức dạy học chủ yếu dùng trong chủ đề thực vật là : Bao gồm dạy học theo cá nhân, nhóm, cả lớp tiến hành trên lớp, ngoài lớp, ngoài trường . B : Nội Dung Dạy Học Ở Chủ Đề Động Vật Nội Dung và Phân Phối chương trình : Lớp 1 : 4 tiết : Giúp học sinh nhận bết các bộ phận cơ bản trên cơ thể của một số loài động vật quen thuộc . ví dụ Như : chó, mèo, heo, bò, gà, vịt…… Lớp 2 : 4 Tiết : Động vật nuôi, động vật hoang dã và môi trường sống của chúng Ví dụ : Như : chó, mèo, gà bò, cọp ,beo ,sư tử gấu khỉ…. Lớp 3 : 7 Tiết : Một số đặc điểm sinh học cơ bản, hình thái bên ngoài và tầm quan trọng của chúng . Lớp 4 : 6 tiết : Đặc điềm dinh dưỡng và trao đổi chất ở động vật mối quan hệ giữa các loài động vật với nhau . Lớp 5: 6 tiết : Học sinh tìm hiểu đặc điềm sinh sản, tập tính của một số động vật ( côn trùng, ếch nhái, chim, thú ) Các Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chủ đề động vật ở lớp 1,2,3 Đối với các bài đòi hỏi học sinh nhận biết các con vật và từng cơ quan, bộ phận chính trên cơ thể của con vật quen thuộc, giáo viên sử dụng phương pháp quan sát tranh, ành, mô hình, mẫu vật, hoặc vât thật kết hợp với phương pháp hỏi đáp, thảo luận. Đối với các kiến thức về sự đa dạng, tầm quan trọng của động vật, và các bài ôn tập, giáo viên sử dụng phương pháp quan sát kết hợp hỏi đáp, thảo luận nhóm . Trong hỏi đáp, có thể dùng trắc nghiệm câu hỏi điền từ vào chỗ trống trong câu . Giáo viên cũng có thể dùng bảng tổng kết đề so sánh hoăc phiếu học tập để học sinh hoàn thiện kiến thức theo yêu cầu . Các hình thức tổ chức dạy học chủ yếu dùng trong chủ đề động vật ở lớp 1,2,3 là : Cả lớp, nhóm, cá nhân diễn ra trong lớp, ngoài lớp . Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chủ đề động vật ở lớp 4,5 Kiến thức về động vật ở lớp 4 : Là các kiến thức về Sự trao đổi chất và ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh, hữu sinh đối với đời sống động vật . Giáo viên sử dụng phương pháp thí nghiệm, thực hành . Nếu không có điều kiện làm thí nghiệm, giáo viên dùng phương pháp quan sát kết hợp với hỏi đáp để dạy học . (Cần xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với no6i5dung bài học và phù hợp với trình độ và sự hiểu biết của hoc sinh về bài học đó ). Kiến thức về sự trao đổi chất ở động vật rất trừu tượng, nên học sinh khó tiếp thu, giáo viên dùng phương pháp giải thích kết hơp quan sát trên hình vẽ, tranh, ành mẫu vật, hoặc vật thật ( sơ đồ ,biểu đồ,lược đồ…..) kết hợp hỏi đáp. Ví dụ : xem bài 64 Sự trao đổi chất ở động vật ( SGK lớp 4 ) Với chủ đề động vật ở lớp 5 : Kiến thức về động vật ở lớp 5 bao gồm các kiến thức về sinh sản hữu tính, quá trình sinh trưởng của một số loài động vật quen thuộc như chó, có mèo,gà vịt , trâu, bò, ngan, ngỗng,….. Giáo viên dùng phương pháp quan sát kết hợp với phương pháp hỏi đáp, khai thác tối đa hình ảnh trong bài . Đồng thời dựa vào sự hiểu biết của các em để xây dựng hệ thống câu hỏi, hướng các em vào mục tiêu kiến thức .Ví dụ : Xem bài 26 : Sự sinh sản và nuôi con của các loài chim (SGK môn khoa học Lớp 5 ) Các hình thức tổ chức dạy học chủ yếu dùng trong chủ đề động vật ở lớp 4,5 là : Cả lớp, nhóm, cá nhân, trong lớp và ngoài lớp . Câu 2 : Trình bày những nội dung kiến thức địa lý ở lớp 1,2,3 và 4,5 ? việc vận dụng các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học vào chủ đề này như thế nào ? Phương pháp dạy học các bài có nội dung địa lý ở lớp 1,2,3 Nội dung kiến thức địa lý : Nội dung kiến thức địa lý tập trung ở hai chủ đề tự nhiên và xã hội gồm những kiến thức sau : + Vũ trụ và hệ mặt trời ( mặt trời- trái đất- mặt trăng ) + Trái đất trong hệ mặt trời . + Một số đặc điểm của sự vật, hiện tượng địa lý tự nhiên gần gũi ( nắng, mưa, nóng, rét, hiện tượng ngày đêm, thời tiết, khí hậu, địa hình bề mặt trái đất…. ). + Hình thức quần cư : Làng quê và đô thị…. + Các nghành kinh tế : Nông nghiệp, công nghiệp, thương mai, giao thông vận tải, thông tin liên lạc . So với các chủ đề khác, kiến thức địa lý tự nhiên phức tạp và khó hơn, các tri thức địa lý phản ánh các đối tượng ở không gian rộng lớn và trừu tượng hơn . Cấu trúc của một bài thường là : + Gồm các hình ảnh giúp học sinh nhận biết biểu tượng về các sự vật hiện tượng địa lý . + Gồm các hình ảnh giúp học sinh thể hiện ý thức của bản thân đối với các sự vật – hiện tượng địa lý. + Học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình qua trò chơi học tập, bài tập thực hành, hoặc các hành vi ứng xử trước các sự vật hiện tượng địa lý . Như vậy nội dung địa lý qua các bài ở lớp 1,2,3 ( TN- XH), chủ yếu giúp học sinh nhận biết, thích ứng với các sự vật, hiện tượng địa lý gần gũi với môi trường xung quanh, chưa đi sâu vào phân tích giải thích hiện tượng . Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học các bài có nội dung Địa Lý ở 1,2,3 Phương pháp quan sát : Quan sát tranh,hình vẽ, mô hình về các sự vật hiện tượng địa lý. Khi dùng phương pháp quan sát cần kết hợp với các phương pháp khác như : Phương pháp thực hành, phương pháp đàm thoại…… Quan sát ngoài thực địa, ( ngoài trời ). Ví dụ quan sát trời nắng, trời mưa, quan sát núi, đồi …….Giáo viên cần chuẩn bị một hệ thống câu hỏi . Phương Pháp thực hành : Chủ yếu là ở lớp 3, xoay quanh sự chuyển động của trái đất. Giáo viên hướng dẫn học sinh các thao tác thực hành theo trình tự. Ví dụ : Thực hành quay quả địa cầu thực hành chuyển động của mặt trăng quay quanh trái đất.Thực hành tìm phương hướng bằng mặt trời . Dùng phương pháp thực hành kết hợp với các phương pháp quan sát, hỏi đáp…….. Tóm lại : Trong việc sử các phương pháp dạy học để dạy học các bài có nội dung địa lý ở lớp 1,2,3 thì phương pháp quan sát và phương pháp thực hành là quan trọng nhất. bên cạnh đó, cần có sự phối hợp với các phương pháp khác . Về hình thức tổ chức dạy học : Bao gồm dạy học trên lớp( dạy theo cá nhân, theo nhóm, cả lớp ) và ngoài lớp ( theo nhóm, cả lớp ). Phương pháp và hình thức dạy học các bài có nội dung địa lý ở lớp 4, 5. Nội dung chương trình môn địa lý ở lớp 4,5 gồm có : Ở Lớp 4 : Nội dung kiến thức gồm có : Các bài về bản đồ ( 2 Bài ) và nội dung về bản đồ còn được tích hợp vào nhiều bài địa lý, lịch sử . Các bài nói về thiên nhiên và hoạt động sản xuất cùa con người trên các vùng miền của đất nước ( miền núi- trung du- đồng bằng – vùng biển ). Ở lớp 5 : Nội dung kiến thức gồm có : Các bài nói về địa lý Việt Nam ( Khái quát ) Các bài nói về địa lý thế giới và khu vực Đông Nam Á ( khái quát ) . Cấu trúc các bài địa lý lớp 4, 5 : Phần cung cấp kiến thức : gồm các thông tin từ kênh chữ và kênh hình, được khai thác thông qua các hoạt động học tập của học sinh. Phần câu hỏi hoặc yêu cầu hoạt động : + Câu hỏi hoặc hoạt động ở giữa bài nhằm gợi ý cho giáo viên tổ cức cho học sinh làm việc với kênh hình, để khai thác thông tin về địa lý hoặc rèn luyện các kỹ năng địa lý cơ bản. + Câu hỏi ở cuối bài chủ yếu là các câu hỏi tự luận giúp giáo viên kiểm tra nhận thức của học sinh và củng cố kiến thức cho học sinh. Phần tóm tắt trọng tâm của bài được in đậm . Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học các bài có nội dung địa lý ở lớp 4,5 Phương pháp quan sát tranh ảnh địa lý : Trước hết giáo viên giúp học sinh biết được đối tượng chính của bức thời gian thể hiện qua bức tranh, ảnh. Giáo viên cần xát định thông tin cần khai thác từ tranh ảnh để nêu câu hỏi;hướng dẫn học sinh qua sát, thu thập thông tin cần thiết .Giáo viên có thể bổ sung thêm các thông tin cần thiết nếu thông tin trên tranh ảnh chưa thể hiện rõ. Học sinh trình bày ý kiến của mình qua làm việc theo nhóm, lớp hoặc cá nhân về kiến thức mình đã tìm ra . Giáo viên nhận xét, bổ sung . Ví dụ : bài 11- Đồng bằng Bắc Bộ (lớp 4 )( xem bài 11, trang 82,83,84 ) Khi hướng dẫn học sinh quan sát hình số 2- Cảnh Đồng bằng Bắc Bộ : + Đối tượng chính :Đaây là một góc của Đồng bắng Bắc Bộ cùng với dòng sông Hồng, làng mạc, ruộng đồng . + Bức ảnh này minh họa thêm cho lược đồ hình 1: Đồng bằng Bắc Bộ và hai bức ảnh hình 3 và 4. + Giáo viên đưa ra các câu hỏi hướng dẫn học sinh khai thác thông tin. Bức tranh ở hình 2 tên là gì ? Cảnh Đồng bằng Bắc Bộ như thế nào ? ( bằng phẳng, rộng lớn có sông Hồng uốn khúc chảy qua có đê điều năn lũ,nhà cửa, ruộng đồng và mương dẫn nước ). Tác dụng của đê trên đồng bằng ? Phương pháp sử dụng bản đồ ( lược đồ ) trong dạy học các bài có nội dung địa lý ở lớp 4,5 Yêu cầu đối với giáo viên : Ngoài việc nắm vững kiến thức về bản đồ, kinh tuyến, vĩ tuyến, ở khâu chuẩn bị giáo án,cần xát định kiến thức, kỹ năng trong bài học mà học sinh cần phải nắm trên bản đồ ( lược đồ ). ® Từ đó đề ra một số câu hỏi dựa trên bản đồ để dẫn dắt học sinh phát hiện ra kiến thức mới Yêu cầu đối với học sinh : Phải có kiến thức tối thiểu về bản đồ lược đồ ( đã học ở bài 2.3 - lớp 4 ) như tên bản đồ, loại bản đồ, cách đọc bản đồ,… Các bước hướng dẫn học sinh lảm việc với bản đồ (lược đồ ) : + Bước 1 :Học sinh nắm được mục đích làm việc với bản đồ/ lược đồ . + bươc 2 : học sinh đọc tên bản đồ, phân biệt loại bản đồ, xem phần chú giải . + Bước 3 :Tiến hành tìm vị trí của sự vật trên bản đồ dựa vào ước hiệu. + bước 4 : Quan sát tổng hợp các sự vật ® nhận xét hoặc nêu đặc điểm chung của chúng . + Bước 5 : Xác lập mối liên hệ địa lý đơn giản giửa các yếu tố địa lý®hệ quả . (xem thêm hình ở trang 85 phần phụ lục lục ở giáo trình ) Ví dụ : Bài 1 : “Dãy Hoàng Liên sơn ” ( lịch sử và địa lý lớp 4 ). Về hình thức dạy học : Cả lớp,nhóm,cá nhân trên lớp và ngoài lớp . Câu 3 : Lập kế hoạch dạy học bài 2 Trao đổi chất ở người khoa học lớp 4 Môn :Khoa học Bài 2 Trao đổi chất ở người Mục tiêu chung: Kiến thức: Kể được tên của một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hóa , hô hấp, tuẩn hoàn, bài tiết . Biết được nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động cơ thể sẽ chết Biết được vai trò của các cơ quan : hô hấp,tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết, trong quá trình trao đổi chất ở người , Hiểu và giải thích được sơ đồ của quá trình trao đổi chất ở người Hiểu và trình bày được sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan: tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường. Tình cảm- thái độ: Học sinh yêu quý môn khoa học có ý thức tìm tòi khám phá, chinh phục các kiến thức mới về khoa học Đồ dùng dạy học : Tranh minh họa trang 8 SGK Phiếu học tập theo nhóm Các hoại động dạy học : Kiểm tra bài cũ: con người cần gì để sống? Giáo viên nêu câu hỏi: Con người cần gì để sống? Học sinh trả lời câu hỏi: con người cần gì để sống? GV nhận xét câu trả lời của HS, cho điểm, chốt ý 2) Khởi động lớp : Giáo viên cho học sinh cả lớp hát bài : “ Dậy đi thôi ” trước khi vào học bài mới 3) Bài mới : Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu của bài Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự trao đổi chất ở người Mục tiêu : Học sinh hiểu được sự trao đổi chất ở người với môi trường. Cách tiến hành : Bước 1 : giáo viên giới thiệu tranh và hỏi : Tranh 1 vẽ cảnh gì ? Trong quá trình sống cơ thể lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì ? Bước 2 : Giáo viên nêu câu hỏi quá trình trao đỏi chất là gì ? Hãy kể tên các cơ quan, bộ phận của cơ thể người tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người ? Nêu vai trò của các cơ quan, bộ phận đó. Bước 3 : Giáo viên phát phiếu học tập yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu theo cặp đôi . Học sinh tến hành thảo luận nhóm theo nội dung phiếu . Giáo viên nhận xét, chốt ý nêu kết luận : ® Trong quá trình sống con người lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa cặn bã .Quá trình đó gọi là quá trình trao đổi chất . Hoạt động 2 : Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện trao đổi chất ở người . Mục tiêu : Học sinh trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan : tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện trao đổi chất ở người . Cách tiến hành : Bước 1 : Làm việc cả lớp với sách giáo khoa Giáo viên yêu cầu học sinh xem sơ đồ hình 9 SGK, tìm và điền từ cỏn thiếu vào sơ đồ cho hoàn chỉnh. Bước 2 : làm việc theo nhóm . Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm . Cho học sinh 4 nhóm thi với nhau . Vài em đọc mục bạn cần biết Giáo viên cho hai em ngổi cạnh nhau bổ sung cho nhau và điền vào VBT. Bước 3 : Giáo viên theo dõi, nhân sét, bổ sung, nêu kết luân : ® Các cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau. Con người, thực vật và động vật có trao đổi chất với môi trường mới sống được . Hoạt động 3 : Sơ đồ trao đổi chất ở người : Mục tiêu : Giúp học sinh vẽ và nêu được mối quan hệ của các chất mà cơ thể người hấp thụ vào ra thải ra đối với cơ thể và môi trường có ích lợi và tác hại gì ? Cách tiến hành : Bước 1: làm việc cả lớp : Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cả lớp vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở người . Học sinh cả lớp tiến hành vẽ lại sơ đồ theo sự hướng dẫn của giáo viên kèm theo quan sát sơ đồ mẫu phóng to đã được giáo viên dán trên bảng ngay đầu giờ học Giáo viên nhận sét cách vẽ của một vài học sinh trong lớp. Giáo viê hỏi còn bạn nào có cách vẽ nào khác bạn Nam ,Bình ,Chính, Vinh, Minh……không ? Học sinh lần lượt trình bày kết quà vẽ của mình cho giáo viên xem Bước 2 : Thảo luận nhóm đôi . Giáo viên chia lớp ra thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận theo cặp đôi hoàn thành ghép chữ vào sơ đồ quá trình trao đổi chất ở ngưởi . Giáo viên đưa ra các từ như là : nước không khí, khí các bô níc, thức ăn….. yêu cầu học sinh dán hoăc điền vào chỗ trống trên sơ đồ. Giáo viên nhận sét cách trình bày của các nhóm,bổ sung . Bước 3: làm việc với cả lớp : Giáo viên tồ chức cho học sinh cả lớp chơi trò chơi : “ Ai Nhanh Ai Đúng ” Phổ biến luật chơi : chia lớp ra thành hai nhóm, cử đại diện lên tham gia trò chơi . + yêu cầu nhanh đẹp và chính xác.Tổng kết trò chơi .Giáo viên chốt ý và nêu kết luận và rút rag hi nhớ của bài học :® Nhờ sự hoạt động nhịp nhàng của các cơ quan mà sự trao đổi chất diễn ra bình thường cơ thể mới khỏe mạnh . Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò : Giáo viên nêu 2 câu hỏi : + Thế nào là quá trình trao đổi chất ? + Trong quá trình sống , cơ thể con người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trưởng những gì ? Phát phiếu học tâp cho cả lớp, yêu cầu cả lớp tra lời hai câu hỏi bên trên vào trong phiếu . Yêu cầu Các em chuẩn bị bài 4 : Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn vai trò chất bột đưởng . Câu 4 :Cho một ví dụ trích đoạn về một hoạt động dạy học trong đó giáo viên và học sinh sử dụng Phương pháp Bản đồ ( lược đồ )?

File đính kèm:

  • docde cuong tu nhien xa hoi.doc