Đề cương ôn thi tốt nghiệp lần 2 năm học 2007 - 2008

A. Đề bài:

Phân tích nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Hoàng trong truyện ngắn “ Đôi mắt” của Nam Cao.

B. Định hướng làm bài:

- Ngoại hình, dáng điệu: béo núng nính, điệu bộ kiểu cách gợi đến sự thừa mứa và cầu kì trong cuộc sống.

- Tính cách: trong quá khứ, Hoàng có tật đá bạn, ghen ghét đố kị với những ai hơn mình. Hiện tại Hoàng vẫn không bỏ được thói quen ấy. Vẫn căm tức vẫn chửi bới những bạn bè được hoan nghênh khiến anh ta ngứa mắt.

- Cuộc sống, những sinh hoạt của cá nhân và gia đình cấu kì, kiểu cách không phù hợp với hoàn cảnh kháng chiến: ăn mía ướp hoa bưởi, khoai lang vùi, hút thuốc lá thơm.(Thói quen: nuôi chó cảnh từ khi ở Hà Nội-> khi đi tản cư vẫn không từ bỏ. ngày nào con chó cũng được vài lạng thịt bò trong khi dân ta chết đói đầy đường)

- Điều đáng chê trách nhất đó là cái nhìn sai trái lệch lạc, miệt thị đối với người nông dân và cuộc kháng chiến.

C. Yêu cầu về kiến thức:

I. Đặt vấn đề:

Bên cạnh đề tài về người nông dân, Nam Cao còn in đậm cá tính sáng tạo của mình ở mảng đề tài về người tri thức với hàng loạt sáng tác trước Cách mạng tháng Tám: Đời thừa, Trăng sáng, Sống mòn.đây là sự ám ảnh da diết, là sự hoá thân khá triệt để từ cuộc sống thực của Nam Cao chuyển thành thế giới hình tượng đầy sinh động . Bởi thế mỗi tác phẩm viết về người tri thức chúng ta thấy nó chính là những lời tự vấn, tự bạch, tự lí giải của chính tác giả về những vấn đề bức thiết liên quan đến con người và cuộc sống, liên quan đến sự nghiệp của người cầm bút. Sau CMT8 , 1 lần nữa nỗi ám ảnh đầy ý vị nhân sinh trên lại trở về với truyện ngắnĐôi mắtđể diễn tả cuộc sống, cách nhìn cũ, lối viết cũ của giới văn nghệ sĩ mà tiêu biểu là văn sĩ Hoàng.

 

doc33 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp lần 2 năm học 2007 - 2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn thi tốt nghiệp lần 2 Năm học 2007- 2008. STT Tên đầu bài Tiết theo PHCT Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 Đôi mắt- Nam Cao Chiều tối- Hồ Chí Minh Mảnh trăng cuối rừng- Nguyễn Minh Châu Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài Câu hỏi phụ VHVN Các vị La Hán chùa Tây Phương- Huy Cận Tây Tiến- Quang Dũng Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành Kính gửi cụ Nguyễn Du- Tố Hữu Mới ra tù, tập leo núi- Hồ Chí Minh Câu hỏi phụ VHNN Tiếng hát con tàu- Chê Lan Viên Đất nước- Nguyễn Đình Thi Việt Bắc Sóng Người lái đò sông Đà Mùa lạc Tuyên ngôn độc lập Vi hành 1- 2 3 4- 5 6- 7 8- 9- 10 11 12 13- 14 15 16 17- 18 19 20 21 22 23-24 25-26 27 28 20 Tổng 28 Tiết Giáo viên giảng dạy Kí duyệt của BGH Dương Thị Thu Huyền Tiết 1-2 : Đôi mắt- Nam Cao A. Đề bài: Phân tích nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Hoàng trong truyện ngắn “ Đôi mắt” của Nam Cao. B. Định hướng làm bài: - Ngoại hình, dáng điệu: béo núng nính, điệu bộ kiểu cách gợi đến sự thừa mứa và cầu kì trong cuộc sống. - Tính cách: trong quá khứ, Hoàng có tật đá bạn, ghen ghét đố kị với những ai hơn mình. Hiện tại Hoàng vẫn không bỏ được thói quen ấy. Vẫn căm tức vẫn chửi bới những bạn bè được hoan nghênh khiến anh ta ngứa mắt. - Cuộc sống, những sinh hoạt của cá nhân và gia đình cấu kì, kiểu cách không phù hợp với hoàn cảnh kháng chiến: ăn mía ướp hoa bưởi, khoai lang vùi, hút thuốc lá thơm...(Thói quen: nuôi chó cảnh từ khi ở Hà Nội-> khi đi tản cư vẫn không từ bỏ. ngày nào con chó cũng được vài lạng thịt bò trong khi dân ta chết đói đầy đường) - Điều đáng chê trách nhất đó là cái nhìn sai trái lệch lạc, miệt thị đối với người nông dân và cuộc kháng chiến. C. Yêu cầu về kiến thức: I. Đặt vấn đề : Bên cạnh đề tài về người nông dân, Nam Cao còn in đậm cá tính sáng tạo của mình ở mảng đề tài về người tri thức với hàng loạt sáng tác trước Cách mạng tháng Tám : Đời thừa, Trăng sáng, Sống mòn...đây là sự ám ảnh da diết, là sự hoá thân khá triệt để từ cuộc sống thực của Nam Cao chuyển thành thế giới hình tượng đầy sinh động . Bởi thế mỗi tác phẩm viết về người tri thức chúng ta thấy nó chính là những lời tự vấn, tự bạch, tự lí giải của chính tác giả về những vấn đề bức thiết liên quan đến con người và cuộc sống, liên quan đến sự nghiệp của người cầm bút. Sau CMT8 , 1 lần nữa nỗi ám ảnh đầy ý vị nhân sinh trên lại trở về với truyện ngắn Đôi mắt để diễn tả cuộc sống, cách nhìn cũ, lối viết cũ của giới văn nghệ sĩ mà tiêu biểu là văn sĩ Hoàng. II. Giải quyết vấn đề : Đây là câu chuyện viết về một hiện thực trong nhận thức của một tầng lớp tri thức nghệ sĩ lúc bấy giờ. Nam Cao không miêu tả quá trình chuyển biến từ lạc hậu đến tiến bộ , từ chưa biết đến lúc tự giác ngộ của những người tri thức như Hoàng. Nhà văn dựng lên một cuộc đối thoại , nói đúng hơn là cuộc độc thoại của Hoàng với Độ để trên cơ sở đó nhân vật Hoàng hiện lên như một bểu tượng về nhận thức kháng chiến của cả một tầng lớp tri thức lúc bấy giờ. Chính vì thế mà trong “ Nhật kí ở rừng”Nam Cao đã viết: “ Gần gũi với những người Mán đối rách và dốt nát thấy họ biết yêu CM, làm Cm chân thành, sốt sắng và tận tuỵ chúng tôi tin tưởng vô cùng. So sánh họ với mấy thằng bố vấu mà Khang gọi là tri thức nửa mùa , Khang rất bất bình với hạng này. Chúng nó chẳng yêu một cái gì, chẳng làm gì. Chúng nó chỉ tài chửa đổng”. Địa điểm mà Hoàng gặp Độ là một vùng tản cư thời kháng chiến chống Pháp. Điều đó nói lên rằng Hoàng không phải là một tri thức tồi tệ, theo giặc bám gót bọn Tây. Anh là một tri thức bình thường, ham sống như mọi người, muốn về một vùng nông thôn tự do để sống trọn vẹn cuộc đời vị kỉ của mình. Chính đây là cái gốc đẻ ra cái nhìn của Hoàng, được bộc lộ dọc suốt thiên truyện. Nơi ở của Hoàng là nơi có tường cao, cổng kín, nuôi chó dữ. Đây là một con người trú ẩn trong thời kì chiến tranh, là con chăm sóc cho sự trọn vẹn cuộc sống của cá nhân mình, là con người muốn khép kín trong cuộc sống hưởng thụ. Khi miêu tả dáng điệu nhân vật Hoàng thì bút pháp châm biếm sắc sảo của Nam cao được bộc lộ. Từng đường nét hình dáng của Hoàngđều được Nam cao sử dụng bằng những ngôn từ đầy chất hóm hỉnh, giễu cợt: dáng người khí to béo quá, bước đi khệnh khạng, bàn tay múp míp, ngắn củn hai nách kềnh kệnh…đằng sau những chi tiết ấy là thái độ của Nam Cao vừa chế giễu vừa phê phán với hàng loạt những tính từ miêu tả mang sắc thái biểu cảm rất rõ nét: khệnh khạng, kềnh kệnh, múp míp, tủn ngủn…Đặc biệt nhất là chi tiết Hoàng nuôi chó dữ. Nam cao để cho Độ có những suy nghĩ rất sâu sắc về mối quan hệ của Hoàng Với con chó. Từ con chó hôm nay Độ liên tưởng đến con chó hồi Hoàng còn ở Hà Nội : Vẫn cứ đều đều mỗi ngày vài lạng thịt bò tươi, …” . Chi tiết ấy ngỡ như chỉ tạt ngang cùng với tiếng cười thú vị của Độ nhưng kì thực NC đã gài vào đó thái độ châm biếm rất sắc sảo của mình. Cái thú nuôi chó dữ của Hoàng rất gần với cái thú chạy chợ đen tài tình, cái thú đá bạn và đố kị, ghen ghét với những ai hơn mình.Thái độ của NC rất rạch ròi khi ông chỉ ra căn nguyên của lối sống , căn nguyên của cách nhìn, của thái độ mà Hoàng có hôm nay. Nếu thiếu đi những chi tiết mở đầu này về hoàng chắc chắn nhân vật này sẽ không có chỗ vững chắc và không mang nhất quán của một kiểu nhân vật tri thức, vị kỉ, bàng quang với cuộc sống của đồng loại. Nhân vật Hoàng có hai cái vỏ bọc: nơi sống là kín cổng cao tường, lối sống là ích kỉ, cá nhân. dã là một lối sống nhất quán cho nên dù hoàn cảnh có thay đổi lối sống ấy vẫn giữ nguyên Về sống ở vùng tản cư nhưng Hoàng vẫn không thay đổi nếp sinh hoạt hưởng thụ: ăn mía ướp hoa bưởi, ngủ màn tuyn trắng…Ngay cách giao du của Hoàng cũng vậy: chơi tổ tôm, quan hệ với hạng người cặn bã của xã hội .Có thể nói đây là những chi tiết nằm rải rác suốt thiên truyện nhưng nó đã khắc hoạ được bản chất sống của Hoàng. Câu chuyện phát triển theo hướng rất khách quanchi tiết nào vợ chồng Hoàng nhắc tới để giễu người nông dân dường như đều có thật. Song điều đáng nói là:những sự việc ấy đều được quan sát đánh giá bằng đôi mắt của Hoàng. Một đôi mắt sắc sảo tinh quái nhưng chất chứa thái độ khing bỉ, giễu cợt. Vợ chồng anh thi nhau kể tội người nhà quê : ngu dốt, lỗ mãng, tham lam, ích kỉ, bần tiện, nhiêu khê. Những ông thanh niên, những bà phụ nữ thì vừa ngố lại vừa nhặng xị… Vậy là Hoàng trùm lên cuộc sống bằng một cái nhìn bi quan , gần đến mức tuyệt vọng. Chính vì thế mà Độ đã phải thốt lên rằng “ Anh đã quen nhìn đời và nhìn người một phía rồi…Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm thì người ta càng thêm bi quan chán nản”. Tất nhiên những dẫn chứng mà vợ chồng Hoàng thi nhau kể tội người nhà quê vẫn chỉ là những hiện tượng đơn lẻ, tách rời. Nhưng do cái nhìn hạn hẹp kết hợp với thái độ khinh bỉ, Hoàng đã nâng những hiện tượng rời rạc đó thành vấn đề bản chất mang ý nghĩa toàn cục. Anh đã khái quát” Cái thời Le Lợi Quang Trung đã qua mất rồi cái thời quần chúng nhân dân làm nên lịch sử đã không còn nữa. Đây không chỉ là vấn đề nhận thức mà là tầm nhìn văn hoá.Hoàng đã tự đẩy nhận thức của mình từ hiện tượng thành bản chất và càng đẩy xa. Hoàng càng lộ chân tướng là một con người xa rời thực tế, xa rời nhân dân. Có thể nói: Nếu Hoàng là một tri thức thì tầm văn hoá của anh hoàn toàn khác so với tầm văn hoá của Độ. Bởi thế từ chỗ phủ định và bi quan trước nhân dân, Hoàng lại đi tới đề cao tuyệt đối vai trò của cá nhân trong lịch sử. Anh đã khẳng định: “ chỉ có ông cụ mới là địa diện cho sức mạnh của hôm nay, mới có thể cứu vãn được niềm tin của Hoàng”. Đây là một biểu hiện nữa của ý thức cá nhân tư sản. Vì thế mà Hoàng nhìn kháng chiến bằng đôi mắt của người ngoài cuộc. Anh ta không chịu tham gia bất cứ việc gì, kể cả việc dạy bình dân học vụ. Anh ta chấp nhận để người nông dân gọi mình là phản động chứ không chịu cộng tác với " mấy ông tự vệ ", " mấy bố uỷ ban". III. Kết thúc vấn đề: Qua nhân vật Hoàng , người đọc thấy được tài năng của Nam Cao trong việc xây dựng nhân vật. Tác giả trình bày quan điểm tư tưởng và nghệ thuật thông qua hình tượng nhưng hình tượng nhân vật vẫn sinh động hấp dẫn, đầy sức thuyết phục, chứ không phải cái loa phát ngôn cho tác giả. Đó là 1 thành công đáng ghi nhận của Nam Cao trong tác phẩm " Đôi mắt". Tiết 3: Chiều tối- Hồ Chí Minh A. Đề bài: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại trong bài thơ" Chiều tối"( Nhật kí trong tù) của Hồ Chí Minh. B. Định hướng: -Phân tích bài thơ đi từ nghệ thuật -> nội dung . - Phải hiểu được thế nào là cổ điển và thế nào là hiện đại. -Yêu cầu phải xác định được các yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại trong bài thơ C. Yêu cầu về kiến thức: I. Đặt vấn đề: - Khái quát vài nét về phong cách nghệ thuật của HCM trong các sáng tác - Bài thơ " Chiều tối" thể hiện rõ sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại. II. Giải quyết vấn đề: 1. vẻ đẹp cổ điển: - Trong bài thơ HCM đã sử dụng h/ả " cánh chim, chòm mây" để diễn tả không gian và thời gian-> h/ả rất quen thuộc trong thơ ca truyền thống.(lấy một vài VD) + Trong ca dao:" Chim bay về núi tối rồi" + trong truyện Kiều:" Chim hôm thoi thót về rừng" + Trong Tràng giang: "Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa" + Trong thơ của bà huyện Thanh Quan:" Ngàn mai gíp cuốn chim bay mỏi". - Mặc dù phải trải qua một ngày đi đường vất vả, trời đã về chiều mà vẫn chưa được nghỉ,thế nhưng h/ả con người hiện lên trong bài thơ vẫn hết sức ung dung, thư thái. - Đặc biệt trong bài thơ ta còn bắt gặp một bút pháp nghệ thuật quen thuộc -> chỉ dùng vài nét chấm phá, gợi tả mà Bác đã ghi lại được linh hồn của tạo vật. 2. Vẻ đẹp hiện đại: - Trong thơ ca xưa, con người thường trở nên nhỏ bé, nhạt nhoà trước thiên nhiên rộng lớn( bài thơ" Qua đèo ngang" của bà Huyện Thanh Quan). Nhưng trong bài thơ " Chiều tối", hình ảnh người lao động" cô gái xay ngô" đã nổi bật lên và trở thành hình ảnh trung tâm của bức tranh thiên nhiên. - Không những thế trong bài thơ này ta còn nhận thấy tư tưởng, hình tượng thơ luôn có sự vận động. Đó là sự vận động từ bức tranh thiên nhiên chuyển sang bức tranh đời sống, từ tối đến sáng, từ buồn sang vui, từ cô đơn lạnh lẽo sang ấm áp sum vầy. III. Kết thúc vấn đề: - Bài thơ thể hiện lòng nhân ái bao la của Bác. - Bài thơ là sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa2 yếu tố cổ điển và hiện đại. Tiết 4-5: Mảnh trăng cuối rừng- Nguyễn Minh Châu A. Đề bài: Qua sự cảm nhận của Lãm- nhân vật người kể chuyện- hãy phân tích vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt và nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn “ Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu. B. Định hướng làm bài: - Vẻ đẹp của Nguyệt là vẻ đẹp của con người đánh Mĩ- những hạt ngọc mà NMC đã cố gắng tìm kiếm và thể hiện trong truyện ngắn này. Họ vốn đã đẹp nhưng ở đây nhà văn lại lí tưởng hoá làm cho vẻ đẹp được nâng lên đến mức như là hoàn hảo, tuyệt bích. - Vẻ đẹp ấy mang chất lãng mạn giống như “ mảnh trăng cuối rừng” và nó cứ được lộ dần ra qua sự cảm nhận của Lãm suốt cuộc hành trình. ->Bài làm phải phân tích vẻ đẹp ấy trong sự lộ ra dần và ngày càng đẹp hơn dưới con mắt của Lãm. C. Yêu cầu về kiến thức: I. Đặt vấn đề: - “ Mảnh trăng cuối rừng” là truyện ngắn xuất sắc tiêu biểu cho phong cách của Nguyễn Minh Châu thời chống Mĩ cứu nước. - Truyện hấp dẫn người đọc bởi chính cảm hứng lãng mạn, trữ tình trên cái nền hiện thực của cuộc chiến tranh. Đặc biệt qua sự cảm nhận của Lãm vẻ đẹp lãng mạn của Nguyệt dần dần được hiện lên sáng trong và lấp lánh. II. Giải quyết vấn đề: 1. Vẻ đẹp lãng mạn của Nguyệt qua sự cảm nhận của Lãm: - Truyện ngắn này gần như một bài thơ , mang vẻ đẹp trong sáng và giàu màu sắc lãng mạn. Vẻ đẹp ấy trước hết là ở những bức tranh thiên nhiên mà bao trùm lên là h/ả của trăng , ánh trăng trên con đường rừng, cái đẹp hiện ra đối lập với mọi sự tàn phá huỷ diệt của bom đạn, chiến tranh. Song song với h/ả ánh trăng là h/ả của Nguyệt- một cô gái có vẻ đẹp lãng mạn nên ngay cả cái tên cũng đẹp. - Nguyệt được hiện lên qua sự cảm nhận và lời kể của anh chiến sĩ lái xe tên Lãm. Ngay từ đầu, khi mới chỉ nghe thấy tiếng nói của cô vọng ra từ trong thùng xe, Lãm đã nhận thấy tiếng nói của Nguyệt rất “ trong, bình tĩnh và cứng cỏi”. Khi xe dừng lại qua ánh đèn gầm, Nguyệt hiện ravới vẻ đẹp tinh khiết, thanh sạch “đôi gót chân hồng sạch sẽ, đôi dép cao su cũng sạch sẽ…”, qua ánh đèn xe xích loáng thoáng , Lãm đã kịp nhận ra vẻ đẹp nhẹ nhàng, kín đáo “ một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi toả ra từ tấm thân mảnh dẻ”, “ Nguyệt mặc chiếc áo xanh chít hông vừa khít”…, dưới ánh trăng Nguyệt đẹp một cách kì ảo , lạ thường “ mái tóc dài và trẻ trung, khuôn mặt tươi mát ngời lên vẻ đẹp lạ thường”-> làm cho Lãm choáng ngợp trước vẻ đẹp đó. - Không những thế Nguyệt còn là cô gái có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu và cuộc sống.Cô vốn là một nữ sinh niềm xuôi vừa rời ghế nhà trường lên niềm Tây để góp phần xương máu của mình vào cuộc đấu tranh giải phóng đất nước. đó là con người sống có lí tưởng, không sợ gian khổ, hiểm nguy, vượt qua khó khăn để hoà mình vào kháng chiến. Nguyệt cũng như bao thanh niên khác của thời đại yêu và rất thuỷ chung. Tình yêu của Nguyệt rất lí tưởng và hiếm có. + Nguyệt tình nguyện đính ước với một người lính lái xe mà cô chưa từng gặp mặt. + Cô yêu Lãm qua lời kể , lời giới thiệu của chị Tính và những bức thư mà Lãm gửi cho chị. -> Thế nhưng cô đã “ôm ấp trong lòng h/ả của con người con trai chưa từng gặp mặt” ấy. Qua thời gian và qua bom đạn chiến tranh tình yêu ấy vẫn không mảy may suy chuyển thậm chí nó còn sáng ngời lên hơn nữa qua những thử thách. - Vẻ đẹp của Nguyệt còn biểu lộ rõ hơn khi đi nhờ xe của Lãm mà không biết đó là người mình đã chờ đợi và muốn gặp. Nhưng chính sự tự nhiên đó nên trên chặng đường đi đầy gian khổ, hiểm nguy đã làm cho Lãm nhận ra vẻ đẹp lung linh toát ra từ tâm hồn Nguyệt. +Sẵn sàng giúp đỡ người khác, không bỏ người khác trong lúc khó khăn, nguy hiểm. Là người có ý chí sắt đá . Từ người đi nhờ xe đã trở thành người dẫn đường cho Lãm-> đó là ý thức trách nhiệm của người chiến sĩ. + Khi địch ném bom, Nguyệt đẩy Lãm vào nơi an toàn, không ngần ngại để che chở cho Lãm khỏi bị đạn của giặc. Rồi khi cô bị thương máu loang ra đỏ cả cánh tay áo nhưng cô nhìn vết thương cười và nói “ vết thương chỉ sướt ngoài da”-> cô sẵn sàng hi sinh thân mình thì vết thương kia có đáng gì. 2. Nét đặc sắc về nghệ thuật: - Vẻ đẹp của Nguyệt hiện dần lên qua con mắt nhìn ngắm và sự cảm nhận của Lãm. Hiệu quả của nó là tác giả không trực tiếp miêu tả mà nhân vật vẫn hiện lên trọn vẹn, khách quan. - Vẻ đẹp ấy mang tính chất phát hiện. Vì thế mà, nó cứ dần hiện lên đến cuối truyện thì bộc lộ toàn vẹn vẻ đẹp của nhân vật-> khiến cho người đọc hồi hộp theo dõi và thú vị nhận ra các tình huống truyện, qua đó thấy được sự chuyển biến về tình cảm, thái độ của nhân vật. - Tác giả khai thác triệt để những tương phản, đối nghịch để làm nên vẻ đẹp lạ thường của Nguyệt và cũng là con người Việt Nam trong chiến tranh.( chiến tranh ác liệt đối lập với tình yêu và niềm tin cuộc sống của con người). - Tạo tình huống cho câu chuyện tình rất lạ( yêu qua lời giới thiệu, chưa biết mặt nhau trong trò ú tim, khi nhận ra nhâu thì đã xa rồi), tạo nên tính chập chờn hư ảo của truyện. III. Kết thúc vấn đề: Truyện ngắn “ Mảnh trăng cuối rừng”, thấm đẫm vẻ đẹp lãng mạn. Qua hình tượng nhân vật Nguyệt , Nguyễn Minh Châu muốn thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng và khám phá vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. đó là những con người trẻ trung, yêu cuốc sống nhưng cũng hết mình vì lí tưởng cách mạng. D. Bài tập về nhà: 1. Đề bài: Phân tích mối tình lãng mạn của Nguyệt và Lãm trong truyện ngắn “ Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu? 2. Hướng dẫn làm bài: - Một truyện tình lãng mạn. + Không khí yêu đương diễn ra trong hoàn cảnh chiến tranh. + Một cuộc chơi trồn tìm của hai người yêu nhau. + Một tình yêu của hai người chưa từng gặp mặt. - Vẻ đẹp của Nguyệt, một vẻ đẹp trong sáng, tinh khiết, lí tưởng và kỉ niệm về mối tình chiến đấu. - Một tình yêu để ước mơ, chiêm ngưỡng, suy nghĩ. Tiết 6-7 : Vợ chồng Aphủ- Tô Hoài A. Đề bài: Hãy phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm " Vợ chồng Aphủ" của Tô Hoài.( Từ khi Mị bắt về làm con dâu gạt nợ nhà thống lí PáTra đến khi trốn khỏi Hồng Ngài). B. Định hướng: - Phân tích chi tiết trong truyện viết về nhân vật Mị để làm nổi bật sức sống tiềm ẩn trong con người Mị( có ý định ăn lá ngón tự tử, sống cam chịu, muốn đi chơi xuân, cởi trói cho Aphủ, chạy trốn theo Aphủ) C. Yêu cầu về kiến thức: I. Đặt vấn đề: - Giới thiệu chung về tác phẩm " Vợ chồng Aphủ" . - Nhân vật Mị là hiện thân của số phận đau thương nhưng vẫn tiềm tàng sức sống và đã thức tỉnh. II. Giải quyết vấn đề: - Xưa kia Mị cũng có 1 thời sống hạnh phúc, con trai đến thổi sáo đứng" nhẵn chân vách đầu buồng Mị". Mị đã có người yêu nhưng rồi tất cả đều chấm dứt trong cái đêm Mị bị bắt cóc về nhà thống lí Pá tra, rồi trở thành con dâu gạt nợ nhà Pá tra. - Mị không chấp nhận làm con dâu gạt nợ nhà Pátra nhưng khi bị bắt về làm dâu gạt nợ, Mị đã thấm thía nỗi đau nên " đêm nào Mị cũng khóc", rồi cô có ý định ăn lá ngón tự tử -> dùng cái chết để phản đối số phận tủi nhục của mình. - Nhưng vì thương cha, vì không muốn chịu nhục không trả được món nợ truyền kiếp, Mị đành quay trở về nhà Pá tra sống cuộc đời câm lặng trơ gan như tảng đá trước cửa cạnh tàu ngựa, "sống lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa" . Ngày qua ngày nỗi khổ đã dồn nén vào tận trong lòng Mị, khiến cô sống mà như chết . Mị không còn ý niệm về thời gian, không có hi vọng ở tương lai. Mối giao cảm giữa Mị với cuộc sống bên ngoài chỉ còn là ô cửa sổ vuông bằng bàn tay " nhìn ra ngoài không biết là sương hay là nắng". - Nhưng khi mùa xuân về, theo qui luật vạn vật hồi sinh, sức trẻ trong Mị bừng trỗi dậy. Đặc biệt tiếng sáo tha thiết, bồi hồi vọng đến tai Mị, tiếng sáo ấy đã khơi dậy những cảm xúc, tình cảm trong con người tưởng chừng như đã chết của Mị .Mị đã uống rượu và khát khao được sống lại với những kỷ niệm của ngày xưa.Mị vùng dậy khêu đèn cho sáng , Mị thấy mình vẫn còn trẻ, đẹp . Mị vào buồng lấy váy hoa, cuốn lại tóc-> Mị muốn đi chơi, kể cả khi Mị bị A sử trói đứng vào cột chân tay không cựa được, Mị vẫn nghe tiếng sáo theo những cuộc chơi-> Mị bật khóc cho cái oan trái của 1 kiếp người không muốn sống vì Mị cho rằng " mình không bằng con trâu, con ngựa". - Khi nhìn thấy A phủ khóc trong tuyệt vọng-> nước mắt của con người cùng cảnh ngộ đã làm thức tỉnh Mị. Mị nhớ lại mình cũng bị trói, Mị không thể thản nhiên nhìn A Phủ chết.Lòng trắc ẩn đã thôi thúc Mị hành động cắt dây, cởi trói cho A Phủ, giải thoát cho A phủ, rồi giải thoát cho chính mình=>Hành động cởi trói cho A phủ bắt nguồn từ 1 sức sống tiềm tàng mãnh liệt trong tính cách của Mị, không thế lực nào dập tắt nổi...Cuộc sống mới ở Phiềng sa đang chờ đón Mị. - Nhân vật Mị thu hút người đọc bằng sức sống tiềm ẩn ấy, nhà văn thành công trong việc tạo dựng nhân vật này, 1 cô Mị câm lặng, khép kín mà luôn luôn muốn vùng lên. Những hành động chống đối mãnh liệt, ham sống cho ra sống. III.Kết thúc vấn đề. - Con người càng bị đoạ đầy, đau khổ càng khát khao muốn vươn lên một cuộc sống tốt lành, một cô Mị tiềm tàng sống mãnh liệt để có thể trở thành một cô Mị du kích ở Phiềng sa. Tiết 8- 9-10 : Câu hỏi phụ VHVN A. đề bài : Câu 1: Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu ? Câu 2: Bài thơ "Bên kia sông đuống" của nhà thơ Hoàng Cầm sáng tác trong hoàn cảnh nào ? Câu 3: Hoàn cảnh ra đời của bài thơ "Kính gửi cụ Nguyễn Du" của Tố Hữu ? Câu 4: Nêu ý nghĩa biểu tượng của cây xà nu trong tác phẩm " Rừng Xà nu" của Nguyễn Trung Thành ? Câu 5:Trình bày ngắn gọn sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyễn ái Quốc- Hồ Chí Minh? Câu 6:Hãy nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ " Tây Tiến" - Quang Dũng. Câu 7: Anh ( chị ) hãy giải thích tựa đề tác phẩm " Vợ nhặt" của Kim lân. Câu 8: Anh ( chị) hãy nêu ý nghĩa biểu tượng của h/ả con tàu và địa danh Tây Bắc. Câu 9:Chép lại theo trí nhớ khổ thơ đề từ cho bài" Tiếng hát con tàu" của Chế lan viên và nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ này? Câu 10: Trình bày quan điểm sáng tác văn học của Chủ tịch HCM? Câu 11: Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn " Vi hành"- Nguỹên ái Quốc? Câu 12: Tập " Nhật kí trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời trong hoàn cảnh nào? Câu 13: Chỉ ra ý nghĩa của vấn đề "đôi mắt" đối với sự nghiệp sáng tác văn chương của các tác giả ở thời điểm mà tác phẩm ra đời cũng như đối với hôm nay? Câu 14:Anh( Chị ) hãy cho biết tác phẩm " Tuyên ngôn Độc lập" của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời trong hoàn cảnh nào? Câu 15: Anh, chị hãy nêu tên, thời gian sáng tác và nội dung chính các tập thơ của Tố Hữu từ năm 1937- 1977? B. Định hướng: - Đòi hỏi học sinh nắm chắc những sự kiện lịch sử liên quan đến từng bài . Những mốc năm phải nhớ chính xác, không sai lệch . Nội dung chính biểu thị trong từng bài . C. Yêu cầu về kiến thức: Câu 1: - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định giơ ne vơ về Đông Dương được kí kết ( 7/1954) miền Bắc nước ta được giải phóng. Lịch sử đất nước sang trang, cách mạng Việt Nam bước vào một thời kì mới. Hoàn thành vẻ vang sứ mệnh lãnh đạo cách mạng trong giai đoạn khó khăn. - Tháng 10/1954, các cơ quan TW của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội . Nhân sự kiện có tính chất lịch sử này, Tố Hữu sáng tác bài thơ "Việt Bắc". Câu 2: - Sông Đuống còn gọi là sông Thiên Đức, là con sông chảy qua địa phận Bắc Ninh và quê hương của Hoàng Cầm. Khi giặc Pháp chiếm bờ nam sông Đuống( phần chảy qua quê hương của ông) thì nhà thơ đang công tác ở chiến khu Việt Bắc. - Một đêm giữa tháng 4 năm 1948 khi nghe tin giặc đánh phá quê hương mình, ông xúc động và ngay đêm ấy, ông đã viết liền một mạch bài "bên kia sông Đuống". Bài thơ đăng trên báo cứu quốc tháng 6/1948 . Câu 3: - Tháng 10- 11/1965 Tố Hữu đi công tác vào các tỉnh miền Trung. Khi ấy cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mĩ đã lan rộng ra vùng khu IV cũ. Từ Thanh Hoá đến Quảng Bình là vùng đất trở thành tuyến lửa ác liệt. Nhà thơ qua quê hương Nguyễn Du vào dịp kỉ niệm 200 năm ngày sinh của đại thi hào. Trong hoàn cảnh đó Tố Hữu sáng tác bài thơ “ Kính gửi cụ Nguyễn Du” in trong tập thơ "Ra trận". Câu 4: - Là hình tượng nổi bật, xuyên suốt và gây một ấn tượng đậm nét trong tác phẩm. Đặc điểm ham ánh sáng, có sức sống mãnh liệt không gì tàn phá nổi. Miêu tả rừng xà nu luôn gắn với hình ảnh con người => Gợi ra những biểu tượng về đời sống, số phận, phẩm cách con người => Rừng xà nu là biểu tượng cho dân làng xô man về sức sống, vẻ đẹp nhân cách. Đó là những người dân đau khổ nhưng bất khuất kiên cường và khao khát tự do. Là hình ảnh đẹp, hùng tráng, tượng trưng cho đất nước và con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước . Câu 5: - Văn chính luận: Có khối lượng lớn và mẫu mực. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, chứng cứ hùng hồn, ngôn ngữ giản dị, trong sáng có sức thuyết phục cao. Một số tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ TDP, Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc k/c… - Truyện và kí: được sáng tác chủ yếu từ khoảng (1922- 1925), truyện ngắn của người cô đọng, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo và phong cách hiện đại. Một số tác phẩm tiêu biểu: Vi hành, Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu, Vừa đi đường vừa kể chuyện… - Thơ ca: đây là lĩnh vực sáng tạo nổi bật trong sự nghiệp văn học của HCM . Thơ của Người thể hiện 1 tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, tài hoa, một tấm gương nghị lực phi thường và nhân cách cao đẹp của 1 chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Có trên 250 bài thơ, được in trong ba tập: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh, Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh. Câu 6: "Tây Tiến" là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947 hoạt động ở biên giới Việt Lào. Chiến sĩ Tây tiến phần đông là thanh niên Hà Nội có nhiệm vụ canh giữ biên giới Việt -Lào, Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị đó từ năm 1947 đến cuối năm 1948 rồi chuyển sang đơn vị khác.Tại Phù Lưu Chanh nhà thơ nhớ về đơn vị cũ nên đã viết bài thơ này. Câu 7: - Trước hết, tựa đề này gây cho người đọc một sự chú ý đặc biệt. Người ta thường nói nhặt được vật này hay vật khác, chứ không mấy ai nói" nhặt" được vợ hay chồng. - Vả lại, lấy vợ vốn là một trong những việc lớn của cuộc đời mỗi người đàn ông. Bởi vậy, việc lấy vợ phần nhiều thường được tiến hành một cách thận trọng. Thế mà ở đây, quả thật anh chàng lại nhặt được vợ 1 cách nhanh chóng, dễ dàng. - Tựa đề " Vợ chồng" còn nói lên thân phận con người có thể bị rẻ rúng như thế nào trong xã hội cũ, nhất là vào năm đói 1945. Vợ có thể " nhặt' được như người ta nhặt cái rơm, cái rác bên đường... Đây là 1 tựa đề độc đáo phù hợp nội dung tác phẩm. Câu 8: "Tiếng hát con tàu" là 1 nhan đề có ý nghĩa biểu tượng . Bởi lẽ, trên thực tế, ở thời điểm bài thơ ra đời, chưa có đường tàu nào lên Tây Bắc. Vì thế, có thể hiểu con tàu ở đây là biểu tượng cho khát vọng đi xa, đến với những vùng đất xa xôi, đến với nhân dân đất nước. Con tàu cũng là tâm hồn

File đính kèm:

  • docon thi tot nghiep 12(1).doc