Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 6

A. Trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và đánh dấu x vào đầu phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây.

“Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều

Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe!

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

 

Con ra tiền tuyến xa xôi

Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền”

 

a, Đoạn thơ được trích từ bài thơ nào, của nhà thơ nào?

A. Mẹ Việt Nam- Tố Hữu

B. Mẹ ơi –Nguyễn Đình Thi

C. Bầm-Tố Hữu

D. Bầm ơi- Tố Hữu

b, Trong đoạn thơ có bao nhiêu từ láy?

A.2 từ C. 3 từ

B. 4 từ D. 1 từ

c, Dấu chấm than (!) trong đoạn thơ sử dụng

A. Sau ý bộc lộ cảm xúc của anh bộ đội với bầm.

B. Sau ý cầu khiến , nhắn nhủ của anh bộ đội với bầm

C. Sau lời ra lệnh của anh bộ đội.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2289 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM MễN NGỮ VĂN LỚP 6 A. Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và đánh dấu x vào đầu phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây. “Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe! Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. Con ra tiền tuyến xa xôi Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền” a, Đoạn thơ được trích từ bài thơ nào, của nhà thơ nào? A. Mẹ Việt Nam- Tố Hữu B. Mẹ ơi –Nguyễn Đình Thi C. Bầm-Tố Hữu D. Bầm ơi- Tố Hữu b, Trong đoạn thơ có bao nhiêu từ láy? A.2 từ C. 3 từ B. 4 từ D. 1 từ c, Dấu chấm than (!) trong đoạn thơ sử dụng A. Sau ý bộc lộ cảm xúc của anh bộ đội với bầm. B. Sau ý cầu khiến , nhắn nhủ của anh bộ đội với bầm C. Sau lời ra lệnh của anh bộ đội. Câu 2. Điền từ tượng hình, tượng thanh thích hợp vào chỗ trống trong những câu sau: Buổi sáng, trẻ em ............................đến trường. Bầy chim hót ........................trong vòm lá. Mùa đông, gió bấc thổi.........................ngoài cửa sổ. Những khóm cúc dịu dàng ................. trước gió. Câu 3. Hãy ghi chữ P trước từ ghép phân nghĩa và chữ H trước từ ghép hợp nghĩa trong số các từ sau: - quần áo - rau cải - mưa phùn - cá thu - đường sá - ăn uống - xinh đẹp - xanh ngắt - tôm tép Câu 4. Chuyển các từ láy đôi sau thành láy ba, láy tư: - Lúng túng : - Hớt hải: - Khấp khểnh: - Hấp tấp: - Sạch sanh: - Khít khịt: Câu 5. Hãy xếp các từ dưới đây vào bảng phân loại: rung rinh, hàng dừa, học tập, vui vẻ, chạy, cơn mưa, ánh nắng, thảm cỏ, rực rỡ, đùa giỡn, dòng sông, thay đổi, xanh thẳm, dâng trào, xám xịt, nặng nề, giận dữ, mặt trời, cuồn cuộn, quen thuộc, ngân nga, mũi thuyền, kỳ vĩ, duyên dáng. Danh từ Động từ Tính từ Câu 6. Gạch chân dưới chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau : a,Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. b,Tinh mơ, bản làng đắm chìm trong màn sương mờ đục. c,Tảng sáng, vòm trời cao xanh vời vợi, gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. B. Tự luận (7đ) Câu 1. (2đ): Em hãy ghi lại những cảm xúc về ngày khai giảng đã để lại ấn tượng sâu đậm trong em bằng một văn bản từ 7-10 dòng Câu2. (5đ) Hãy tả lại quang cảnh buổi lễ chào cờ đầu tuần của trường em. Đáp án và biểu điểm A.Trắc nghiệm (3đ) Mỗi câu trả lời đúng, đủ được 0,5 điểm Câu1 : a - d ; b - c ; c - b Câu2 : Học sinh có thể điền các từ: tung tăng, nô nức, líu lo, véo von, ù ù,đung đưa. nghiêng nghiêng.... Câu3: * Ghép phân nghĩa: cá thu, rau cải, xanh ngắt, mưa phùn . * Ghép hợp nghĩa: quần áo, xinh đẹp, đường xá, ăn uống, tôm tép Câu4: - lúng túng -> lúng ta lúng túng - hớt hải -> hớt ha hớt hải - khấp khểnh -> khấp kha khấp khểnh - hấp tấp -> hấp ta hấp tấp - sạch sanh-> sạch sành sanh - khít khịt-> khít khìn khịt Câu5: *Danh từ: hàng dừa, cơn mưa, ánh nắng, thảm cỏ, dòng sông, mặt trời, mũi thuyền *Động từ: rung rinh, học tập, chạy, đùa giỡn, thay đổi, dâng trào, giận dữ, vui vẻ, cuồn cuộn, ngân nga, quen thuộc *Tính từ: rực rỡ, xanh thẳm, xám xịt, nặng nề, kỳ vĩ, duyên dáng Câu6: a, CN: Tre VN: giữ làng............ b, CN: Bản làng VN: đắm chìm trong màn sương............ c, CN: Vòm trời VN: cao xanh...... CN:Gió VN: từ trên đỉnh núi...... B. Tự luận (7d) Câu1: (2đ). Học sinh phải trình bày được những cảm xúc: náo nức, bâng khuâng, xao xuyến, tâm trạng hồi hộp mong chờ, niềm hạnh phúc, sự sung sướng khi lần đầu tiên được dự lễ khai giảng. Văn bản không dài quá 10 dòng. Câu2:(5đ). *Yêu cầu về bố cục: Đủ 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài Mở bài: giới thiệu buổi lễ chào cờ đầu tuần và cảm xúc thích thú của bản thân. Thân bài: Lần lượt miêu tả quang cảnh buổi lễ, tái hiện không khí trang nghiêm, long trọng của buổi chào cờ đầu tuần: hình ảnh của học sinh, thầy cô giáo, lá cờ Tổ quốc, không gian tươi sáng của nắng, gió...,tiếng chim hót.... Kết bài: Cảm xúc về buổi lễ, lời hứa, phấn đấu học tập tốt hơn. *Yêu cầu về diễn đạt Hành văn mạch lạc trong sáng, lời văn giàu hình ảnh, sáng tạo. Tuỳ theo bài làm của hs mà gv cho điểm phù hợp.

File đính kèm:

  • docDe khao sat chat luong dau nam.doc