Đề kiểm tra 1 tiết môn: Vật lý 9 (bài số 3)

Đề 1:

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1: Máy biến thế hoạt động khi dòng điện đưa vào cuộn dây sơ cấp là dòng điện nào?

 A. Xoay chiều B. Một chiều

 C. Xoay chiều hay một chiều đều được D. Có cường độ lớn.

Câu 2: Máy phát điện xoay chiều phát ra dòng điện xoay chiều khi nào?

 A. Nam châm quay, cuộn dây đứng yên B. Cuộn dây quay, nam châm đứng yên.

 C. Câu A và B đều sai D. Câu A và B đều đúng

Câu 3: Trên đường dây tải điện, nếu tăng tiết diện của dây dẫn lên 4 lần thì công suất hao phí trên đường dây sẽ thay đổi như thế nào?

 A. Giảm 4 lần B. Tăng 4 lần C. Tăng 16 lần D. Giảm 8 lần

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết môn: Vật lý 9 (bài số 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN THUẬN NAM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯỜNG THCS TRƯƠNG VĂN LY Môn: Vật lý 9 (bài số 3) Năm học: 2011 -2012 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Điểm Lớp: Họ và tên: Đề 1: I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Máy biến thế hoạt động khi dòng điện đưa vào cuộn dây sơ cấp là dòng điện nào? A. Xoay chiều B. Một chiều C. Xoay chiều hay một chiều đều được D. Có cường độ lớn. Câu 2: Máy phát điện xoay chiều phát ra dòng điện xoay chiều khi nào? A. Nam châm quay, cuộn dây đứng yên B. Cuộn dây quay, nam châm đứng yên. C. Câu A và B đều sai D. Câu A và B đều đúng Câu 3: Trên đường dây tải điện, nếu tăng tiết diện của dây dẫn lên 4 lần thì công suất hao phí trên đường dây sẽ thay đổi như thế nào? A. Giảm 4 lần B. Tăng 4 lần C. Tăng 16 lần D. Giảm 8 lần Câu 4: Đặt mắt phía trên một chậu nước quan sát một viên bi ở đáy chậu ta sẽ thấy gì? A. Không nhìn thấy gì cả B. Nhìn thấy ảnh thật của viên bi C. Nhìn thấy ảnh ảo của viên bi D. Nhìn thấy đúng viên bi trong nước. Câu 5: Khi tia sáng truyền từ môi trường không khí sang môi trường nước thì góc khúc xạ như thế nào so với góc tới? A. Lớn hơn góc tới B. Nhỏ hơn góc tới C. Bằng góc tới D. Không thể xác định được Câu 6: Thấu kính phân kỳ là thấu kính có đặc điểm nào sau đây? A. Có phần rìa dày hơn phần giữa B. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa C. Tạo bởi hai mặt lồi D. Tạo bởi một mặt lồi và một mặt phẳng. Câu 7: Hãy chọn câu trả lời đúng khi nói về máy ảnh? A. Vật kính là một thấu kính phân kỳ B. Ảnh của vật trên phim là ảnh thật. C. Vật kính có thể điều chỉnh được tiêu cự D. Các nhận định trên đều đúng. Câu 8: Khi vật đặt ở rất xa thấu kính hội tụ thì ảnh của nó có đặc điểm nào sau đây? A. Ảnh ảo, ngược chiều với vật B. Ảnh ảo nằm cách thấu kính 1 khoảng bằng tiêu cự C. Ảnh thật, cùng chiều với vật D. Ảnh thật nằm cách thấu kính 1 khoảng bằng tiêu cự. II. TỰ LUẬN: Câu 9 (2 điểm): Một máy tăng thế gồm cuộn sơ cấp có 120 vòng, cuộn thú cấp có 6000 vòng. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp là 2000V. Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn thứ cấp? b) Trên cùng một đường dây tải với cùng một công suất điện P. Hãy so sánh công suất hao phí khi sử dụng máy tăng thế trên với trường hợp không sử dụng máy tăng thế ? Câu 10 (3 điểm): Đặt một vật sáng AB có chiều cao 1 cm vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự 24 cm, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính 48 cm. a) Hãy vẽ ảnh của vật qua thấu kính trên và nêu tính chất của ảnh? (Chú ý vẽ hình theo đúng tỉ lệ của bài toán) b) Tìm khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và độ cao của ảnh? Bài làm PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN THUẬN NAM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯỜNG THCS TRƯƠNG VĂN LY Môn: Vật lý 9 (bài số 3) Năm học: 2011 -2012 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Điểm Lớp: Họ và tên: Đề 2: I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Từ công thức tính công suất hao phí, để giảm hao phí điện năng khi truyền tải đi xa, phương án tốt nhất là gì? A. Giữ nguyên hiệu điện thế, giảm điện trở B. Giữ nguyên điện trở, tăng hiệu điện thế C. Vừa giảm điện trở, vừa tăng hiệu điện thế D. Vừa tăng điện trở, vừa giảm hiệu điện thế Câu 2: Từ trường sinh ra trong lõi sắt của máy biến thế là từ trường như thế nào? A. Từ trường không thay đổi B. Từ trường biến thiên C. Từ trường mạnh D. Không thể xác định chính xác được Câu 3: Một bóng đèn ghi (6 V- 3W), lần lượt mắc vào mạch điện 1 chiều rồi mắc vào mạch điện xoay chiều có cùng hiệu điện thế 6V thì đèn sáng như thế nào trong hai trường hợp? A. Khi dùng nguồn 1 chiều đèn sáng hơn B. Khi dùng nguồn xoay chiều đèn sáng hơn C. Đèn sáng trong 2 trường hợp như nhau D. Khi dùng nguồn xoay chiều đèn nhấp nháy. Câu 4: Khi tia sáng truyền từ môi trường nước sang môi trường không khí. Kết luận nào là sai? A. Góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ B. Góc tới luôn luôn nhỏ hơn góc khúc xạ C. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới D. Góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng. Câu 5: Thấu kính hội tụ là thấu kính có đặc điểm nào sau đây? A. Có phần rìa dày hơn phần giữa B. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa C. Tạo bởi hai mặt lõm D. Tạo bởi một mặt lõm và một mặt phẳng. Câu 6: Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho tia ló nào dưới đây? A. Tia ló đi qua tiêu điểm B. Tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm C. Tia ló cắt trục chính tại một điểm nào đó D. Tia ló song song với trục chính. Câu 7: Khi vật đặt ở rất xa thấu kính phân kỳ thì ảnh của nó có đặc điểm nào sau đây? A. Ảnh ảo, ngược chiều với vật B. Ảnh ảo nằm cách thấu kính 1 khoảng bằng tiêu cự C. Ảnh thật, cùng chiều với vật D. Ảnh thật nằm cách thấu kính 1 khoảng bằng tiêu cự. Câu 8: Khi chụp một vật cao 40 cm và vật cách máy ảnh 1m thì ảnh của vật cao 4 cm. Hỏi phim cách vật kính bao nhiêu? A. 10 cm B. 8 cm C. 6 cm D. 4 cm. II. TỰ LUẬN: Câu 9 (2 điểm): Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 11 00 vòng. Muốn dùng nó để tăng thế từ 220V lên 4400V thì: Cuộn thứ cấp phải có số vòng là bao nhiêu? Công suất hao phí trên đường dây tải điện sẽ tăng hay giảm bao nhiêu lần? Giải thích? Câu 10 (4 điểm): Đặt một vật sáng AB có chiều cao 1 cm vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự 12 cm, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính 16 cm. a) Hãy vẽ ảnh của vật qua thấu kính trên và nêu tính chất của ảnh? (Chú ý vẽ hình theo đúng tỉ lệ của bài toán) b) Tìm khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và độ cao của ảnh? Bài làm PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN THUẬN NAM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯỜNG THCS TRƯƠNG VĂN LY Môn: Vật lý 9 (bài số 3) Năm học: 2011 -2012 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Điểm Lớp: Họ và tên: Đề 3: I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Trong máy phát điện xoay chiều, đặc điểm nào sau đây là đúng? Phần quay là stato, phần đứng yên là rôto B. Khung dây là rôto và nam châm là stato Khung dây là stato và nam châm là rôto D. Câu B và C đều đúng. Câu 2: Để đo cường độ dòng điện một chiều, ta cần chú ý điều gì? A. Mắc đúng cực điện B. Mắc nối tiếp ampe kế với mạch cần đo C. Câu B và C đều đúng D. Câu B và C đều sai. Câu 3: Thiết bị có vai trò quan trọng “nhất” trong quá trình truyền tải điện năng đi xa là thiết bị nào? A. Cột điện B. Máy biến thế C. Dây dẫn to D. Tất cả đều quan trọng như nhau. Câu 4: Để ảnh được rõ nét khi chụp, ta phải điều chỉnh máy ảnh như thế nào? Chọn câu sai. A. Điều chỉnh khoảng cách từ vật đến vật kính B. Điều chỉnh tiêu cự của vật kính C. Điều chỉnh khoảng cách từ vật kính đến phim D. Điều chỉnh ống kính của máy ảnh. Câu 5: Vật đặt trước thấu kính phân kỳ sẽ cho ảnh như thế nào? A. Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật B. Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật C. Aûnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật D. Ảnh ảo, ngược chiều và nhỏ hơn vật. Câu 6: Vật AB đặt trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ cao bằng nữa AB. Điều nào sau đây là đúng? A. OA > f B. OA < f C. OA = f D. OA = 2f. Câu 7: Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh có đặc điểm gì? A. Ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật B. Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật C. Ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật D. Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật Câu 8: Một vật cao 1,5m, cách máy ảnh 2m, phim cách vật kính 4 cm. Hỏi ảnh cao bao nhiêu cm? A. 3cm B. 4cm C. 4,5cm D. 6cm. II. TỰ LUẬN: Câu 9 (2 điểm): Một máy phát điện xoay chiều cho một hiệu điện thế ở hai cực của máy là 2200V. Muốn tải điện đi xa, người ta phải tăng hiệu điện thế lên 44 000V. Cuộn sơ cấp có số vòng dây là 4200 vòng, công suất điện tải đi là 110 000W. Tính số vòng dây của cuộn thứ cấp? b) Tính công suất hao phí trên đường dây tải điện biết rằng điện trở tổng cộng của đường dây này là 100W? . Câu 10 (4 điểm): Đặt một vật sáng AB có chiều cao 1 cm vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính 15 cm. a) Hãy vẽ ảnh của vật qua thấu kính trên và nêu tính chất của ảnh? (Chú ý vẽ hình theo đúng tỉ lệ của bài toán) b) Tìm khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và độ cao của ảnh? Bài làm PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN THUẬN NAM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯỜNG THCS TRƯƠNG VĂN LY Môn: Vật lý 9 (bài số 3) Năm học: 2011 -2012 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Điểm Lớp: Họ và tên: Đề 4: I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Khi cho dòng điện 1 chiều không đổi chạy vào cuộn sơ cấp của máy biến thế thì trong cuộn thứ cấp xuất hiện dòng điện gì? A. Xuất hiện dòng điện 1 chiều không đổi B. Xuất hiện dòng điện 1 chiều biến đổi C. Xuất hiện dòng điện xoay chiều D. Không xuất hiện dòng điện nào cả. Câu 2: Khi đo hiệu điện thế xoay chiều ta dùng dụng cụ nào? A. Vôn kế xoay chiều B. Vôn kế một chiều C. Ampe kế xoay chiều D. Ampe kế một chiều. Câu 3: Dòng điện xoay chiều là dòng điện như thế nào? A. Đổi chiều liên tục không theo chu kì B. Lúc thì có chiều này lúc thì có chiều ngược lại C. Luân phiên đổi chiều liên tục theo chu kì D. Câu A và C đều đúng. Câu 4: Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho tia ló nào dưới đây? A. Tia ló đi qua tiêu điểm B. Tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm C. Tia ló cắt trục chính tại một điểm nào đó D. Tia ló song song với trục chính. Câu 5: Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh có đặc điểm gì? A. Ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật B. Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật C. Ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật D. Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật Câu 6: Thấu kính phân kỳ là thấu kính có đặc điểm nào dưới đây? A. Hai mặt cùng lõm B. Một mặt phẳng, một mặt lồi C. Hai mặt cùng lồi D. Câu B và C đúng. Câu 7: Khi vật nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ, thì ảnh có đặc điểm gì? A. Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật B. Ảnh ảo, ngược chiều và lớn hơn vật C. Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật D. Ảnh ảo, ngược chiều và nhỏ hơn vật Câu 8: Một điểm sáng nằm ngay trên trục chính và ở rất xa thấu kính hội tụ thì cho ảnh như thế nào? A. Tại tiêu điểm của thấu kính B. Ảnh ở rất xa C. Ảnh nằm trong khoảng tiêu cự D. Cho ảnh ảo. II. TỰ LUẬN: Câu 9 (2 điểm): Trên cùng một đường dây tải với cùng một công suất điện P, hãy so sánh công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây khi dùng hiệu điện thế 600 000V so với khi dùng hiệu điện thế 120 000V? Câu 10 (4 điểm): Đặt một vật sáng AB có chiều cao 10 cm vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ có tiêu cự 12 cm, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính 24 cm. a) Hãy vẽ ảnh của vật qua thấu kính trên và nêu tính chất của ảnh? (Chú ý vẽ hình theo đúng tỉ lệ của bài toán) b) Tìm khoảng cách từ ảnh đến vật và độ cao của ảnh? Bài làm PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN THUẬN NAM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯỜNG THCS TRƯƠNG VĂN LY Môn: Vật lý 9 (bài số 3) Năm học: 2011 -2012 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Điểm Lớp: Họ và tên: Đề 5: I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Để bóng đèn loại 6V – 3W sáng bình thường thì phải mắc vào nguồn điện nào? A. Một chiều 9V B. Xoay chiều 6V C. Một chiều 6V D. Xoay chiều 6V hoặc một chiều 6V đều được. Câu 2: Khi truyền tải điện năng đi xa, điện năng hao phí trên đường dây dẫn chủ yếu là do đâu? A. Tác dụng từ của dòng điện B. Tác dụng hóa học của dòng điện C. Hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây D. Công suất quá nhỏ. Câu 3: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 500 vòng, muốn tăng hiệu điện thế lên bốn lần thì cuộn thứ cấp phải quấn bao nhiêu vòng? A. 125 vòng B. 2000 vòng C. 1500 vòng D. 1750 vòng. Câu 4: Tính chất giống nhau của ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ là gì? A. Lớn hơn vật B. Cùng chiều với vật C. Nhỏ hơn vật D. Ngược chiều với vật. Câu 5: Một người đứng cách máy ảnh 2m, người ấy cao 1,5m, phim cách vật kính 4cm. Ảnh của người ấy trên phim bao nhiêu cm? A. 3cm B. 4cm C. 4,5cm D. 6cm. Câu 6: Đặt một vật sáng vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f, cách thấu kính một đoạn d cho ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật khi nào? A. d 2 f C. d = f D. D = 2f Câu 7: Vật sáng đặt trước thấu kính phân kỳ sẽ cho ảnh như thế nào? A. Ảnh ảo, ngược chiều và nhỏ hơn vật B. Ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật C. Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật D. Ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật. Câu 8: Đặt một vật sáng vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f, cách thấu kính một đoạn d cho ảnh thật nhỏ hơn vật khi nào? A. d 2 f C. d = f D. D = 2f II. TỰ LUẬN: Câu 9 (2 điểm): Một máy phát điện xoay chiều cho một hiệu điện thế ở hai cực của máy là 2500V. Muốn tải điện đi xa, người ta phải tăng hiệu điện thế lên 50 000V. a) Hỏi phải dùng máy biến thế có các cuộn dây có số vòng theo tỉ lệ nào? Cuộn dây nào mắc vào hai đầu máy phát điện? b) Khi tăng hiệu điện thế lên như vậy thì công suất hao phí điện năng sẽ giảm đi bao nhiêu lần? Câu 10 (4 điểm): Đặt một vật sáng AB có chiều cao 6 cm vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ có tiêu cự 12 cm, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính 18 cm. a) Hãy vẽ ảnh của vật qua thấu kính trên và nêu tính chất của ảnh? (Chú ý vẽ hình theo đúng tỉ lệ của bài toán) b) Tìm khoảng cách từ ảnh đến vật và độ cao của ảnh? Bài làm

File đính kèm:

  • doc5 DE 1 TIET 9 K2.doc
Giáo án liên quan