Đề kiểm tra 45 phút – Tiết 115 môn: Ngữ văn (Phần tiếng Việt), lớp 6 trường THCS Tân Hợp

Câu 1: Trong câu văn: “Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy nổi mẩn đỏ tấy lên.” có bao nhiêu phép so sánh?

A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn

Câu 2: Câu nào sau đây định nghĩa đúng cho biện pháp nghệ thuật so sánh?

A. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ tương đồng.

B. Gọi tên sự vật hiện tượng bằng tên một sự vật hiện tượng khác có quan hệ toàn thể- bộ phận.

C. Đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.

D. Gọi tên hoặc tả con vật, đồ vật bằng những từ dùng để tả hoặc nói về con người.

Câu 3: Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?

“Vì chưng cho núi lên trời

Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng

A. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật

B. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật

C. Dùng những từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật

D. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

Câu 4: Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa?

“ Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người mỗi việc, không ai tị ai cả.”

A. Năm danh từ C. Bảy danh từ

B. Chín danh từ D. Sáu danh từ

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6348 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 45 phút – Tiết 115 môn: Ngữ văn (Phần tiếng Việt), lớp 6 trường THCS Tân Hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD Hướng Hóa Đề kiểm tra 45 phút – tiết 115 Trường THCS tân hợp Môn: Ngữ văn ( Phần Tiếng Việt) Họ và tên: .............................................................. Lớp: 6........ Điểm Lời phê của thầy, cô giáo: Trắc nghiệm Tự luận Tổng Đề ra và bài làm: Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu em cho là đúng nhất. Câu 1: Trong câu văn: “Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy nổi mẩn đỏ tấy lên.” có bao nhiêu phép so sánh? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 2: Câu nào sau đây định nghĩa đúng cho biện pháp nghệ thuật so sánh? A. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ tương đồng. B. Gọi tên sự vật hiện tượng bằng tên một sự vật hiện tượng khác có quan hệ toàn thể- bộ phận. C. Đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng. D. Gọi tên hoặc tả con vật, đồ vật bằng những từ dùng để tả hoặc nói về con người. Câu 3: Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào? “Vì chưng cho núi lên trời Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng’’ A. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật B. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật C. Dùng những từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật D. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. Câu 4: Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa? “ Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người mỗi việc, không ai tị ai cả.” A. Năm danh từ C. Bảy danh từ B. Chín danh từ D. Sáu danh từ Câu 5: Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ nào dưới đây được dùng theo lối ẩn dụ? A. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim. B. Thấy anh như thấy mặt trời Chói chang khó ngó, trao lời khó trao C. Mặt trời mọc ở đằng đông. D. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm lạnh giá. Câu 6: Hãy chỉ ra cách gieo vần trong đoạn thơ sau: “Đường đi thì nhỏ Bờ cỏ thì xanh Trời cao thì thanh Em ơi! Có rõ...” (Tế Hanh) A. Không có vần C. Vần lưng B. Vần chân D. Cả vần chân và vần lưng Câu 7: Cho câu văn sau: “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết.” Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào? A. Động từ C. Tính từ B. Cụm động từ D. Cụm tính từ Câu 8: Chi tiết: “Dáng người to đậm, cường tráng, các bắp thịt nổi lên cuồn cuộn” phù hợp khi miêu tả nhân vật nào sau đây? A. Lực sĩ đang cử tạ C. Diễn viên đang múa B. Nghệ sĩ đang đánh đàn D. Cầu thủ đang đá bóng Câu 9: Cho câu sau: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.” Vị ngữ của câu trên là: A. Lớn lên C. Dẻo dai, vững chắc B. Cứng cáp, dẻo dai D. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Câu 10: Từ “mồ hôi” trong câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì? “Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương” A. Chỉ người lao động B. Chỉ công việc lao động C. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. D. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động Câu 11: Hãy viết một đoạn văn khoảng 7 - 10 câu, trong đó có sử dụng phép so sánh và ít nhất 2 câu trần thuật đơn. Chỉ ra câu có sử dụng phép so sánh, tác dụng của nó. Chỉ ra câu trần thuật đơn được sử dụng, xác định chủ ngữ - vị ngữ. đáp án và biểu điểm Câu 1(0,5đ): B Câu 2 ( 0,5đ): C Câu 3 (0,5đ): B Câu 4 (0,5đ): D Câu 5 (0,5đ): A Câu 6 (0,5đ): D Câu 7 (0,5đ): B Câu 8 (0,5đ): A Câu 9 (0,5đ): D Câu 10 (0,5đ): C Câu 11 (5đ): Viết đoạn văn đúng theo yêu cầu ( 7 - 10 câu; có sử dụng ít nhất một phép so sánh, hai câu trần thuật đơn) đ 3 điểm Chỉ ra câu có sử dụng phép so sánh, tác dụngđ 1 điểm Chỉ ra câu trần thuật đơn được sử dụngđ 0,5 điểm Xác định chủ ngữ - vị ngữ câu trần thuật đơn đó đ 0,5 điểms

File đính kèm:

  • docde kiem tra 45 phut TV 6 (tiet115).doc
Giáo án liên quan