Đề kiểm tra bán kết học kì II lớp 10 môn: Vật Lý

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Câu 1 : Khi một vật chuyển động tròn đều thì công của lực hướng tâm luôn:

A. B. Âm B. Bằng không

C. A. Dương D. Là một hằng số khác không

Câu 2 : Đồ thị biểu diễn quá trình đẳng tích trên các trục (P, V) có dạng:

A. Là đường Hypebol. B. Là đường thẳng vuông góc trục 0P.

C. Là đường thẳng song song trục 0V. D. Là đường thẳng song song trục 0P.

Câu 3 : Trong chuyển động của các hành tinh, véc tơ bán kính nối từ mặt trời đến các hành tinh quét những diện tích:

A. Giảm dần trong những khoảng thời gian bằng nhau. B. Bằng nhau trong những khoảng thời gian khác nhau.

C. Bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. D. Tăng dần trong những khoảng thời gian bằng nhau.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra bán kết học kì II lớp 10 môn: Vật Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đ01L – 08 – KTBKIIL10 Đề kiểm tra bán kết học kì II lớp 10 Năm học: 2007-2008 Môn: Vật lý. Thời gian làm bài: 60 phút (Đề này gồm : ..24...câu,..03...trang) I/ Phần trắc nghiệm: (3 điểm) Câu 1 : Khi một vật chuyển động tròn đều thì công của lực hướng tâm luôn : A. B. Âm B. Bằng không C. A. Dương D. Là một hằng số khác không Câu 2 : Đồ thị biểu diễn quá trình đẳng tích trên các trục (P, V) có dạng : A. Là đường Hypebol. B. Là đường thẳng vuông góc trục 0P. C. Là đường thẳng song song trục 0V. D. Là đường thẳng song song trục 0P. Câu 3 : Trong chuyển động của các hành tinh, véc tơ bán kính nối từ mặt trời đến các hành tinh quét những diện tích : A. Giảm dần trong những khoảng thời gian bằng nhau. B. Bằng nhau trong những khoảng thời gian khác nhau. C. Bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. D. Tăng dần trong những khoảng thời gian bằng nhau. Câu 4 : Một ô tô có khối lượng 1 tấn chuyển động thẳng đều với tốc độ 36 km/h. Động năng của ô tô đó là : A. 100000J B. 50000J C. 36J D. 3600J Câu 5 : Tác dụng của một lực lên vật rắn không thay đổi khi : A. Thay đổi điểm đặt trên giá của lực đó B. Thay đổi điểm đặt của lực đến trọng tâm của vật C. Thay đổi điểm đặt trên một đường thẳng song song với giá của nó. D. Thay đổi điểm đặt tại bất kỳ vị trí nào trên vật Câu 6 : Trong các đại lượng sau : 1. Lực 2. Động lượng 3. Công 4. Động năng Đại lượng nào là đại lượng véctơ : A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 2 và 4 D. 1, 2 và 4 Câu 7 : Cho các lực tác dụng lên thanh nằm ngang như hình vẽ. d3 d2 d1 F3 F2 F1 Biết F1 = 4N, F2 = 2N, d1 = 2d2 = d3. Độ lớn của lực F3 là : A. 3N B. 6N C. 2N D. 2,5N Câu 8 : Trong chuyển động nào động năng của vật không đổi : A. Chuyển động rơi tự do B. Chuyển động nhanh dần đều C. Chuyển động tròn đều D. Chuyển động chậm dần đều Câu 9 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất khí : A. Chất khí có hình dạng và thể tích riêng. B. Chất khí chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và dễ nén C. Lực tương tác giưã các nguyên tử, phân tử khí là rất yếu. D. Các nguyên tử, phân tử khí luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. Câu 10 : Vị trí trọng tâm của vật rắn trùng với: A. Một điểm bất kỳ thuộc vật B. Điểm đặt của trọng lực C. Tâm hình học của vật D. Điểm chính giữa vật Câu 11 : Định luật Bôilơ Mariốt cho biết mối liên hệ giữa các thông số trạng thái của một lượng khí trong điều kiện : A. Nhiệt độ không đổi B. Thể tích không đổi C. áp suất không đổi D. Cả thể tích và nhiệt độ không đổi Câu 12 : Đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí : A. Khối lượng B. áp suất C. Nhiệt độ D. Thể tích Câu 13 : P O T V1 V2 Trên hình bên là đường đẳng tích của hai lượng khí giống nhau. Kết quả nào sau đây đúng khi so sánh thể tích V1 và V2 : A. V1 V2  B. V1 > V2  C. V1 = V2  D. V1 < V2  Câu 14 : Đơn vị nào không phải là đơn vị của áp suất : A. N/m2 B. J C. mm Hg D. Pa Câu 15 : Trong lòng chất lỏng, khi độ sâu càng tăng thì áp suất chất lỏng : A. Không thay đổi B. Càng giảm C. Càng tăng D. Lúc đầu tăng sau đó giảm dần Câu 16 : P 2 1 0 V Trong quá trình từ 1 đến 2 như hình vẽ. Các thông số P, V, T của hệ dã thay đổi như thế nào ? A. T không đổi, P tăng, V giảm B. T tăng, P tăng, V không đổi C. T giảm, P tăng, V không đổi D. T tăng, P không đổi, V giảm Câu 17: Đơn vị động lượng là đơn vị nào sau đây: A. kgm/s B. kgm.s C. kgm/s2 D. kgm2/s Câu 18: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5N, cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20cm. Mô men ngẫu lực có độ lớn là: A. 1N.m B. 0,5N.m C. 100N.m D. 2N.m Câu 19: Hiện tượng nào dưới đây là sự va chạm đàn hồi? A. Sự va chạm của mặt vợt cầu lông vào quả cầu lông B. Bắn một viên đạn vào bao cát C. Bắn một hòn bi-a vào hòn bi–a khác D. Ném một cục đất sét vào tường. Câu 20: Động năng của vật tăng khi: A. Vận tốc của vật v > 0 B. Gia tốc của vật a>0 C. Gia tốc của vật tăng D. Các lực tác dụng lên vật sinh công dương II/ Phần tự luận (7 điểm): Câu 1 : (2,5 điểm) Một vật có khối lượng 500g, rơi tự do từ độ cao h= 20m so với mặt đất. Biết gia tốc trọng trường ở đó là g= 10 m/s2. a, Tính động năng và thế năng của vật sau khi rơi được 5m (1,5 điểm ) b, Xác định vị trí động năng gấp 3 lần thế năng. ( 1 điểm ) c, Xác định vận tốc của vật lúc chạm đất? ( 0,5 điểm ) Câu 2: (1,5 điểm) Trong xi lanh của một động cơ có chứa một lượng khí ở 470 C và áp suất 0,7 atm. a, Sau khi bị nén, thể tích khí giảm đi 5 lần và áp suất tăng lên 8 atm. Tính nhiệt độ cuối quá trình nén. ( 1,5 điểm ) b, Tăng nhiệt độ của lượng khí đó lên 2730 C và giữ cố định pit tông (như ban đầu) thì áp suất của khí đó là bao nhiêu? ( 1,5 điểm ) Câu3 : (1,5 điểm) Một người kéo khúc gỗ nặng 50 kg trên mặt phẳng nằm ngang. Lực kéo F=200N, lệch góc 30 độ so với phương ngang. Biết hệ số ma sát là = 0.2, gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Tính gia tốc của khúc gỗ? Câu 4 : (1,5 điểm) Hai viên bi có khối lượng bằng nhau. Một viên bi đang chuyển động với tốc độ 36km/h thì va vào một viên bi khác đang đứng yên(Va chạm đàn hồi). Sau va chạm hai viên bi chuyển động theo hai phương vuông góc với nhau. Biết vận tốc của viên bi thứ nhất là 18km/h. Tính vận tốc của viên bi còn lại? HD01L – 08 – KTBKIIL10 Hướng dẫn chấm thi bán kết học kì II lớp 10 Năm học: 2007-2008 Môn: Vật lý. i/ Đáp án trắc nghiệm: (3 điểm) 01 08 15 02 09 16 03 10 17 04 11 18 05 12 19 06 13 20 07 14 II/ Đáp án tự luận : (7 điểm) Câu 1: Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Thế năng của vật sau khi rơi đựơc 5 m là : Wt = mgh’ = 0,5 . 10 . 15 = 75 J ( 0,5 đ ) Cách 1: Cơ năng của vật là : W = mgh = 0,5 . 10 . 20 = 100 J ( 0,5 đ ) Theo định luật bảo toàn cơ năng : Wđ = W – Wt =100 -75 = 25 J ( 0,5 đ ) Cách 2: Vận tốc của vật khi rơi được 5m là : v = = = 10 m/s ( 0,5 đ ) Động năng của vật là : Wđ = 1/2. m. v2 = 1/2. 0,5 . 102 = 25 J ( 0,5 đ ) b, Gọi hB là độ cao lúc vật có động năng gấp 3 lần thế năng. Ta có: WB = Wđ B + Wt B = 4. Wt B = 4 . mg hB = mgh hB = = 5 m ( 0,5 đ ) c, Vận tốc vật lúc chạm đất : vđ = = = 20 m/s ( 0,5 đ ) Câu 2 : Trạng thái 1 : V1 ; T1 = 47+273 = 320 0 K ; p1 = 0,7 atm ( 0,25 đ ) Trạng thái 2 : V2 = ; T2 = ? ; p2 = 8 atm ( 0,25 đ ) áp dụng phương trình trạng thái của khí lý tưởng ta có : = T2 = = 731.4 K ( 0,5 đ) b, Nếu tăng nhiệt độ mà giữ nguyên pittông như ban đầu chứng tỏ đây là quá trình đẳng tích. Ta có : nên P2 = = =1, 2 atm ( 0,5 đ ) Y F Fms N O x Câu 3: Chọn hệ quy chiếu như hình vẽ Xác định lực tác dụng và biểu diễn(hình vẽ) (0,25 đ) Phương trình động lực học: ( 0,25 đ) Chiếu lên hệ trục toạ độ ta có : Theo phương Ox : F.cos - Fms = max (1) (0,25 đ) Theo phương Oy : F . sin + N – P = 0 (2) ( vì vật chỉ chuyển động theo phương ngang) ( 0,25 đ) Theo (2) ta có : N= P - F . sin = 500 - 100 = 400 (N)() Thế vào (1) ta có : F.cos - .N =max ax = = 1.86 (m/s2) ( 0,5 đ ) Câu 4 : Đổi 36km/h = 10 m/s ; 18km/h = 5m/s Động lượng trước va chạm : P = m.v1 ( 0,5 đ ) Động lượng sau va chạm : P’ = ( 0,5 đ ) Theo định luật bảo toàn động lượng ta có : P = P’ m.v1 = v1 = v2’ = = 8,66 m/s ( 0,5 đ )

File đính kèm:

  • docDe KTBKIIDA Vat li 10.doc