Đề kiểm tra định kì học kì I. năm học 2007 - 2008. môn:ngữ văn - lớp 6

Câu 1:

Nội dung sau đây chính là khái niệm nào?

Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tượng, kì ảo; thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

A. Truyện cổ tích.

B. Truyện truyền thuyết. C. Truyện cười

D. Truyện ngụ ngôn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì học kì I. năm học 2007 - 2008. môn:ngữ văn - lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD - ĐT Mai Sơn Trường THCS Chất lượng cao Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập -tự do -hạnh phúc. Đề kiểm tra định kì học kì I. Năm học 2007 - 2008. Môn:Ngữ Văn - Lớp 6. (Thời gian 90 phút -Không kể thời gian giao đề) I/ Trắc nghiệm: (3 điểm). Trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đầu các ý em cho là đúng: Câu 1: Nội dung sau đây chính là khái niệm nào? Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tượng, kì ảo; thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. A. Truyện cổ tích. B. Truyện truyền thuyết. C. Truyện cười D. Truyện ngụ ngôn. Câu 2: Nhân dân ta sáng tạo truyện "Con Rồng- cháu Tiên" nhằm mục đìch gì? A. Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước. B. Giải thích một hiện tượng trong tự nhiên. C. Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân xưa về người anh hùng cứu nước, chống ngoại xâm. D. Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt. Câu 3: ý kiến nào nói đuúng về từ mượn? A. Ngoài việc mượn từ của tiếng Hán, chúng ta còn mượn từ của rất nhiều ngôn ngữ khác trên toàn thế giới. B. Chúng ta có thể mượn từ của nước ngoài theo sở thích của mỗi người. C. Chúng ta chủ yếu mượn từ của tiếng Hán, ngoài ra còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như: Anh, Pháp, Nga… D-Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, hoàn toàn không có từ mượn. Câu 4: Hãy nối số thứ tự của tên truyện (ở cột A) với thể truyện thích hợp ở cột B). (VD: 1-a, 2-b…) A B 1. " Con Rồng- cháu Tiên " a. Truyện cổ tích về người dũng sĩ. 2. "Sự tích Hồ Gươm " b. Truyện cổ tích về nhân vật thôngminh 3. "Thạch Sanh " c. Truyền thuyết về thời đại HùngVương 4. "Em bé thông minh " d. Truyền thuyết về thời Hậu Lê. Câu 5: Sách Ngữ Văn 6 (tập I) đã giải nghĩa hai từ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh như sau: Sơn Tinh: thần núi, Thuỷ Tinh: thần nước. Đó chính là cách giải thích nào? A. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích. B. Trình bày khái niệm mà từ giải thích. C. Dùng từ trái nghĩa với từ cần được giải thích. D. Không theo ba cách trên. Câu 6: Tác giả dân gian dùng hình thức ra câu đố trong truyện "Em bé thông minh " không nhằm vào mục đích nào sau đây? A. Tạo tình huống để câu chuyện diễn ra theo dụng ý nghệ thuật của mình. B. Đề cao trí tuệ nhân dân, trí tuệ dân tộc. C. Đánh đố người đọc, người nghe. D. Tạo tình huống bất ngờ để tăng tính hấp dẫn cho câu chuyện. Câu 7: Điều mà tác giả dân gian muốn khuyên nhủ mọi người qua truyện "ếch ngồi đáy giếng "là gì? A. Phải biết mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. B. Phải luôn thay đổi hoàn cảnh sống. C. Muốn hiểu biết đầy đủ về sự vật, sự việc, phải xem xét chúng một cách toàn diện. D. Cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi cộng đồng. Câu 8: Từ "những "trong câu:"Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột "thuộc từ loại nào? A. Số từ. B. Lượng từ. C. Chỉ từ. D. Danh từ chỉ đơn vị. Câu 9: Trong câu "Em chặt củi, cắt cỏ, kiếm ăn qua ngày nhưng vẫn nghèo đến nỗi không có tiền mua bút "có mấy cụm động từ? A. Một. B. Hai. C. Ba. D.Bốn. II/ Tự luân: ( 7 điểm ). Đề bài: Hãy tưởng tượng em là Mã Lương để kể lại truyện truyện "Cây bút thần". Phòng GD - ĐT Mai Sơn Trường THCS Chất lượng cao Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập -tự do -hạnh phúc. Đáp án- biểu điểm Môn: Ngữ văn- lớp 6-Học kì I- Năm học 2007-2008. I/ Trắc nghiệm: (3 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án B D C 1- c;2-d 3-a; 4-b A C A B D Điểm 0.25 0.25 0.25 1 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 II/ Tự luận: (7 điểm ). * Yêu cầu chung: Học sinh biết chuyển ngôi kể, dựa vào các tình tiết có trong truyện để sắp xếp và tưởng tượng thêm một số tình tiết khác xong phải hợp lý. * Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài: Mã Lương tự giới thiệu về bản thân và gia đình. 2. Thân bài: a. Mã lương chăm chỉ học vẽ, thành tài. b. Mã Lương có được bút thần và vẽ cho người nghèo. c. Mã Lương ứng phó với tên địa chủ: - Không vẽ bất cứ thứ gì mà hắn yêu cầu. - Bị hắn giam trong chuồng ngựa nhưng không bị chết đói, chết khát. - Vẽ thang trèo tường ,chạy trốn. - Vẽ cung tên, bắn chết tên địa chủ. d.Mã lương vẽ tranh bán, vô tình để lộ tài năng, chuyện đến tai vua. đ. Mã lương đối phó với tên vua tham lam, độc ác. -Vẽ trái yêu cầu của vua. - Vua cướp bút thần, tự vẽ nhưng không được như ý, trả lại bút cho M ã lương. - Mã lương giả vờ đồng ý:vẽ thuyền, vẽ sóng gió to dần, cuối cùng nhấn chìm thuyền vua. 3. Kết bài: Mã Lương đi khắp đó đây, đem tài năng phục vụ người nghèo. * Biểu điểm: + Điểm 7: - HS chọn đúng ngôi kể, nắm vững cốt truyện, kể được các chi tiết chính, có phần tưởng tượng sáng tạo hợp lý. - Bố cục rõ ràng cân đối, diễn đạt được, mắc lỗi không đáng kể. + Điểm 5: - Chọn đúng ngôi kể, nắm được cốt truyện song phần tưởng tượng, sáng tạo còn hạn chế. - Bố cục rõ ràng, diễn đạt được mắc 3 - 4 lỗi chính tả, ngữ pháp. + Điểm 3: - Chọn đúng ngôi kể song còn bỏ xót một số chi tiết chính, phần tưởng tượng sáng tạo còn hạn chế. - Bố cục rõ ràng, diễn đạt còn đôi chỗ chưa thoát ý, mắc từ 6 - 7 lỗi chính tả, ngữ pháp. + Điểm 1: - Chưa biết chọn ngôi kể, không lắm được cốt truyện. - Bố cục không rõ ràng, không đầy đủ, mắc quá nhiều lỗi. * Các thang điểm 6 , 4, 2 dựa vào các thang điểm 7 , 5, 3, 1 để ghi cho phù hợp.

File đính kèm:

  • docDe Van HKI - L6.doc
Giáo án liên quan