Đề kiểm tra học kì I môn Lí 8

B. Đề kiểm tra.

I. L í thuyết.

Câu 1: Một ô tô đang chạy trên đường. Háy chỉ rõ vật làm mốc khi nói:

a) Ô tô đang chuyển động.

b) Hành khách đang đứng yên.

 Câu 2: Một người đi đựơc quãng đường s1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 hết t2 giây.Viết công thức tính vận tốc trung bình của ngưới này trên cả hai quãng đường?

 Câu 3: Biểu diễn các véc tơ lực sau:

a) Trọng lực của một vật là 1500N (tỉ xích 1cm ứng với 500N)

b) Lực kéo của một xà lan là 2000N theo phương ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ xích 1cm ứng với 500N)

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn Lí 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN LÍ 8 NĂM HỌC 2008-2009 Ma trận đề: Nội dung Cấp độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1 Vận dụng 2 1.Chuyển động và lực - Chuyển động,vận tốc. - Lực, quán tính 1(1đ), 2(1đ) 3(1đ) 7(2đ) 4c(5đ) = 50% 2. Áp suất - Áp suất - Lực đẩy Ác-si-mét - Điều kiện nỗi 4(1đ) 5(1đ) 8(2đ) 3c(4đ) = 40% 3. Công 6(1đ) 1c(1đ) = 10% Tổng 3đ = 30% 3đ = 30% 2đ = 20% 2đ = 20% 8c (10đ) = 100% Đề kiểm tra. I. L í thuyết. Câu 1: Một ô tô đang chạy trên đường. Háy chỉ rõ vật làm mốc khi nói: Ô tô đang chuyển động. Hành khách đang đứng yên. Câu 2: Một người đi đựơc quãng đường s1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 hết t2 giây.Viết công thức tính vận tốc trung bình của ngưới này trên cả hai quãng đường? Câu 3: Biểu diễn các véc tơ lực sau: Trọng lực của một vật là 1500N (tỉ xích 1cm ứng với 500N) Lực kéo của một xà lan là 2000N theo phương ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ xích 1cm ứng với 500N) Câu 4: Nhúng một vật vào chất lỏng. Hãy nêu điều kiện để vật nỗi lên, chìm xuống hay lơ lững trong chất lỏng? Câu 5: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau được nhúng chìm trong nước. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn? Vì sao? Câu 6:N ếu gọi A1 là công tối thiểu cần thiết để đưa vật nặng 1000kg lên cao 2m, A2 là công tối thiểu cần thiết để đưa vật nặng 200kg lên cao 1m. Hãy so sánh A1 và A2? Giải thích? II. Bài toán: Câu 7: Một người đi bộ đều trên quãng đường dài 3km với vận tốc 2m/s. Ở quãng đường sau dài 1,95km người đó đi hết 0,5h. a) Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai đoạn đường ra m/s ? b) Đổi vận tốc tính được ở trên ra km/h ? Câu 8: Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2020000N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 860 000N/m2. Tàu đã nỗi lên hay đã lặn xuống? Vì sao? Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên? Cho biết trọng lượng riêng của nước biển bằng 10 300N/m3. Đáp án và biểu đi ểm: Câu1: (1đ) M ỗi câu đúng 0,5đ. a) Vật mốc là đường. b) Vật mốc là ô tô. Câu 2: (1đ) Công th ức l à : s1 + s2 vtb = t1 + t2 Câu 3: Mỗi câu đúng 0,5đ a) b) F 500N P Câu 4: Nhúng một vật vào chất lỏng thì: Vật chìm xuống khi trọng lượng P lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét FA: P > FA Vật nỗi lên khi: P < FA Vật lơ lững trong chất lỏng khi: P = FA Câu 5: (1đ) Hai thỏi chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn bằng nhau.(0,5đ) Giải thích: (0,5đ) Vì lực đẩy Ác-si-mét chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của nước và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ, mà hai thỏi đó có thể tích bằng nhau cùng được nhúng trong nước. Câu 6: (1đ) a) A1 = A2 (0,5đ) Giải thích: Theo công th ức tính công : A1 = F1.S1 = 1000.10.2 = 20 000 J = 20 kJ A2 = F2.S2 = 2000.10.1 = 20 000 J = 20 kJ A1 = A2 ( HS có thể giải thích theo định luật tính công vẫn cháp nhận được) II. Bài toán: Bài 1: (2đ) Tóm tắt (có đổi đơn vị) :(0,5đ) s1 = 3km = 3000m v1 = 2m/s s2 = 1,95km = 1950m. t2 = 0,5h = 1800s vtb = ? (m/s và km/h) Bài giải Đoạn đường đầu đi hết : t1 = 3000/2 = 1500s (0,25đ) Vận tốc trung bình: Vtb = ( s1 + s2) / (t1+t2) = ( 3000 + 1950) / (1500 =1800) = 1,5 m/s (0,75đ) b) 1,5 m/s = 5,4 km/h (0,5đ ) Bài 2:(2đ) Tóm tắt: (0,25đ) p1 = 2020 000 N/m2 p2 = 860 000 N/m2 d = 10 300 N/ m3 a) Tàu nỗi hay lặn? Vì sao? b) Tính h1 và h2? Bài giải Tàu nỗi lên vì áp suất ban đầu lớn hơn áp suất lúc sau p1> p2, mà áp suất phụ thuộc vào độ sâu. (0,75đ) + Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm đầu là: ADCT p1 = d.h1 = > h1= p1/d = 2020 000/ 10300 = 196,12 m (0,5đ) + Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm đầu là: ADCT p2 = d.h2 = > h2= p2/d = 860 000/ 10300 = 83,5 m (0,5đ)

File đính kèm:

  • dockt ky.doc
Giáo án liên quan