Đề kiểm tra học kì II - Môn: Ngữ văn - Khối 12 (cơ bản) - Trường THPT Trưng Vương

I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ Văn lớp 12.

Do yêu cầu về thời gian và cách xây dựng bộ công cụ, đề khảo sát chỉ bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ Văn 12 học kì II, với mục đích đánh giá năng lực đọc-hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận.Các câu hỏi tự luận chủ yếu kiểm tra kĩ năng tạo lập văn bản theo các thao tác và phương thức biểu đạt đã học.

II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:

-Hình thức:Tự luận

-Cách tổ chức kiểm tra:cho học sinh làm bài kiểm tra phần tự luận trong 90 phút.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3334 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II - Môn: Ngữ văn - Khối 12 (cơ bản) - Trường THPT Trưng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-Môn:Ngữ Văn-Khối 12(cơ bản) (Thời gian:90 phút, không kể thời gian giao đề) I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ Văn lớp 12. Do yêu cầu về thời gian và cách xây dựng bộ công cụ, đề khảo sát chỉ bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ Văn 12 học kì II, với mục đích đánh giá năng lực đọc-hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận.Các câu hỏi tự luận chủ yếu kiểm tra kĩ năng tạo lập văn bản theo các thao tác và phương thức biểu đạt đã học. II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: -Hình thức:Tự luận -Cách tổ chức kiểm tra:cho học sinh làm bài kiểm tra phần tự luận trong 90 phút. III.THIẾT LẬP MA TRẬN: Tênchủđề (nội dung, chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1 Đọc-hiểu văn học Kiến thức đọc-hiểu văn bản :ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ của Hê-minh-uê. Xác định được nguyên lý sáng tác của Hê-minh –uê . Số câu:1 Số điểm-Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm:2,0 Số câu:0 Số điểm:0 Số câu:0 Số điểm:0 Số câu:1 2,0điểm=20% Chủ đề 2 Nghị luận xã hội Nhận biết được nội dung tư tưởng chứa đựng trong phát biểu :”Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người là do mỗi ngày tạo nên”. Hiểu được nội dung biểu hiện của tư tưởng đạo lý . Vận dụng những kiến thức về đời sống kết hợp với các thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt, biết cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý. Số câu:1 Số điểm-Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm:3,0 Số câu:1 3,0điểm=30% Chủ đề 3 Nghị luận Văn học Nhận biết được vị trí của nhân vật người đàn bà hàng chài và nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA và VỢ NHẶT . Hiểu được cách thức xây dựng nhân vật . Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại kết hợp các thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt, biết cách làm bài nghị luận văn học phân tích hình tượng nhân vật . Số câu:1 Số điểm-Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm:3,0 Số câu:1 5,0điểm=50% IV.BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG ĐỀ THI HỌC KÌ II (Năm học:2011-2012) Môn thi:Ngữ văn-Khối 12 (Chương trình Chuẩn) Thời gian:90 phút(không kể thời gian giao đề) I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Hãy trình bày ngắn gọn cách hiểu của anh (chị)về nguyên lý “Tảng băng trôi” trong sáng tác của Hê-minh-uê? Câu 2: (3,0 điểm) Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau:”Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người là do mỗi ngày tạo nên” II.PHẦN RIÊNG –PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a.Theo chương trình Chuẩn: (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật người vợ nhặt (trong tác phẩm VỢ NHẶT của Kim Lân) Câu 3.b.Theo chương trình Nâng cao: (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật người đàn bà hàng chài (trong tác phẩm CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA của Nguyễn Minh Châu) SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG ĐỀ THI HỌC KÌ II (Năm học:2011-2012) Môn thi:Ngữ văn-Khối 12 (Chương trình Chuẩn) Thời gian:90 phút(không kể thời gian giao đề) I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Hãy trình bày ngắn gọn cách hiểu của anh (chị)về nguyên lý “Tảng băng trôi” trong sáng tác của Hê-minh-uê? Câu 2: (3,0 điểm) Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau:”Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người là do mỗi ngày tạo nên” II.PHẦN RIÊNG –PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a.Theo chương trình Chuẩn: (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật người vợ nhặt (trong tác phẩm VỢ NHẶT của Kim Lân) Câu 3.b.Theo chương trình Nâng cao: (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật người đàn bà hàng chài (trong tác phẩm CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA của Nguyễn Minh Châu) V.HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: Câu 1: (2 điểm)Hãy trình bày ngắn gọn cách hiểu của anh (chị)về nguyên lý “Tảng băng trôi” trong sáng tác của Hê-minh-uê? CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5 điểm) Câu 1 (2,0đ) Hãy trình bày ngắn gọn cách hiểu của anh (chị)về nguyên lý “Tảng băng trôi” trong sáng tác của Hê-minh-uê? Hê-minh-uê mượn hình ảnh “tảng băng trôi” để đề xướng một nguyên lý trong sáng tác: -Tác phẩm văn học cũng giống như “tảng băng trôi” : phần nổi ít, phần chìm nhiều. 1,0 -Nhà văn không nên trực tiếp phát ngôn cho ý tưởng mà phải viết giản dị, xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc rýt ra phần ẩn ý tùy theo thể nghiệm và cảm hứng trước hình tượng. 1,0 Câu 2 (3,0đ) Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau:”Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người là do mỗi ngày tạo nên” a.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội.Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b.Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau: -Giải thích: +Câu nói so sánh sự đối lập giữa thời gian rất dài của đời người và thời gian rất ngắn của một ngày để nhấn mạnh: giá trị cuộc sống của mỗi ngày là cơ sở để tạo nên chất lượng, ý nghĩa cuộc sống của một đời người +Thực chất, ý nghĩa câu nói :trong cuộc đời con người, mỗi ngày là rất quan trọng, quý giá, đừng để lãng phí thời gian. 0,25 0,25 -Bàn luận: +Thời gian là một điều kiện quan trọng để tạo nên cuộc sống của con người.Ai cũng ước được sống lâu để làm việc, cống hiến, tận hưởng niềm hạnh phúc,... +Một ngày rất ngắn ngủi nhưng con người có thề làm được rất nhiều việc có ích cho bản thân, cho xã hội:học tập, lao động, có những phát minh, công trình khoa học được tìm ra trong khoảng thời gian rất ngắn. +Sự so sánh đối lập giữa một ngày và một đời người còn thể hiện ý nghĩa sâu sắc về mối quan hệ giữa việc nhỏ và việc lớn; có rất nhiều việc nhỏ xem ra không đáng quan tâm nhưng là cơ sở để tạo thành những sự việc lớn. +Phê phán hiện tượng lười biếng trong công việc, hoạt động hằng ngày. 0,5 0,5 0,5 0,5 -Bài học nhận thức và hành động: +Cuộc đời con người là hữu hạn nên phải biết quý trọng thời gian, đừng để thời gian trôi đi một cách lãng phí. +Biết trân trọng những giá trị của việc làm, những niềm vui, hạnh phúc thường ngày trong cuộc sống . 0,25 0,25 II.PHẦN RIÊNG –PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Câu 3.a (5,0đ) Theo chương trình Chuẩn: Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật người vợ nhặt (trong tác phẩm VỢ NHẶT của Kim Lân) a.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học.Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b.Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Kim Lân và tác phẩm VỢ NHẶT, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: -Nêu được vấn đề cần nghị luận 0,5 -Xây dựng nhân vật này, Kim Lân muốn phơi bày sự tàn khốc của cái đói: +Chỉ một thời gian ngắn giữa 2 lần gặp, thị đã rách rưới đến mức Tràng không nhận ra. +Cái đói không chỉ tàn phá hình hài mà còn làm cho một người phụ nữ trở nên vô duyên đến mức đòi hỏi miếng ăn. 1,0 -Tuy nhiên, sâu thẳm trong con người này vẫn khao khát một mái ấm gia đình. 0,5 -Sự chuyển biến ở người vợ nhặt: +Trước khi về nhà :thị còn “cong cớn”, “sưng sỉa”. +Trên đường về nhà :thị trở thành người phụ nữ bình thường như bao người phụ nữ khác. +Thị trở thành người đàn bà hiền hậu đúng mực khi là vợ Tràng. 1,0 -Chính người đàn bà này đã thắp sáng lên niềm vui, hạnh phúc trong căn nhà tồi tàn của mẹ con Tràng và hướng mọi người nghĩ đến cách mạng. 0,5 -Nghệ thuật:Nhân vật được khắc họa sinh động ; thể hiện tâm lý tinh tế. 1,0 -Đánh giá chung về nhân vật. 0,5 Câu3.b (5,0đ) Câu 3.b.Theo chương trình Nâng cao: (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật người đàn bà hàng chài (trong tác phẩm CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA của Nguyễn Minh Châu) a.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học.Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b.Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Minh Châu và tác phẩm CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: -Nêu được vấn đề cần nghị luận 0,5 -Người đàn bà không tên, chỉ được giới thiệu về tuổi tác, dáng vóc, diện mạo. 0,5 -Do hoàn cảnh, người đàn bà ấy đứng giữa sự ngược đãi của chồng và sự yêu thương của các con . 1,0 -Chị là đầu mối níu giữ sự trọn vẹn của gia đình.Hành động của chị là sự hy sinh bản thân để mọi người được hạnh phúc, cái hạnh phúc chỉ có được trên nỗi đắng cay, cơ khổ của một kiếp người . 1,0 -Sự hy sinh của người mẹ, người vợ như thế thật cao cả. 1,0 -Nghệ thuật:ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách; lời văn giản dị mà sâu sắc. 0,5 -Đánh giá chung về nhân vật. 0,5

File đính kèm:

  • docDE VAN 12 TRUNG VUONG APR.doc
Giáo án liên quan