Đề kiểm tra học kì II môn: Vật lý – khối 8

ĐỀ KIỂM TRA HKII

NĂM HỌC 2012-2013

Môn: Vật lí 8

I/ MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA:

1/ Phạm vi kiến thức: Từ tiết 19 đến tiết 35 theo phân phối chương trình.

2/ Mục đích:

 - Học sinh: Đánh giá việc nhận thức kiến thức về phần công cơ học + nhiệt học

 Đánh giá kỹ năng trình bày bài tập vật lý.

 - Giáo viên: Biết được việc nhận thức của học sinh từ đó điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn: Vật lý – khối 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HKII NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Vật lí 8 I/ MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA: 1/ Phạm vi kiến thức: Từ tiết 19 đến tiết 35 theo phân phối chương trình. 2/ Mục đích: - Học sinh: Đánh giá việc nhận thức kiến thức về phần công cơ học + nhiệt học Đánh giá kỹ năng trình bày bài tập vật lý. - Giáo viên: Biết được việc nhận thức của học sinh từ đó điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp. II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA: Đề kết hợp (trắc nghiệm 40% - tự luận 60%) 1/ BẢNG TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH. Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Tỉ lệ thực dạy Trọng số LT (Cấp độ 1, 2) VD (Cấp độ 3, 4) LT (Cấp độ 1, 2) VD (Cấp độ 3, 4) 1/ Công cơ học 5 4 2.8 2.2 18.7 14.7 2/ Nhiệt học 10 3 2.1 7.9 14 52.7 Tổng cộng 15 7 4.9 10.1 32.7 67.4 2/ TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ: Nội dung (chủ đề) Trọng số Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra) Điểm số T.số TN TL 1/ Công cơ học 18.7 3 2 Tg: 4’ 1.0 đ 2/ Nhiệt học 14.0 5 2 Tg: 4’ 1.0 đ 1/ Công cơ học 14.7 1 1 Tg: 2’ 1 Tg: 7’ 2.5 đ 2/ Nhiệt học 52.7 3 3 Tg: 6’ 3 Tg: 22’ 5.5 đ Tổng 100 12 câu Tg: 45’ 8 Tg: 16’ 4 Câu Tg: 29’ 10.0 điểm MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA. Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL 1/ Công cơ học 1/. Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. 2/. Nêu được 02 ví dụ minh họa cho định luật về công - Sử dụng ròng rọc. - Sử dụng mặt phẳng nghiêng. - Sử dụng đòn bẩy. 3/. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. 4/. Công thức: ; trong đó: là công suất; A là công thực hiện (J); t là thời gian thực hiện công (s). Đơn vị công suất là oát, kí hiệu là W. 1 W = 1 J/s (jun trên giây) 1 kW (kilôoát) = 1 000 W 1 MW (mêgaoát) =1000000 W 5/. Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị là công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó. 6/. Vật có khối lượng càng lớn và tốc độ của vật càng lớn thì động năng của vật càng lớn. 7/. Nêu được ví dụ về lực khi thực hiện công và không thực hiện công. 8/. Công thức tính công cơ học: A = F.s; trong đó: A là công của lực F; F là lực tác dụng vào vật; s là quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực. Đơn vị của công là Jun, kí hiệu là J 1J = 1N.1m = 1Nm 9/. Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học thì ta nói vật có cơ năng. - Đơn vị cơ năng là jun (J). 10/. Vật ở vị trí càng cao so với mặt đất và có khối lượng càng lớn thì khả năng thực hiện công của nó càng lớn, nghĩa là thế năng của vật đối với mặt đất càng lớn. 11/. Nêu được ví dụ chứng tỏ vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng; (thế năng của lò xo, dây chun khi bị biến dạng) 12/. Vận dụng được công thức A = Fs để giải được các bài tập khi biết giá trị của hai trong ba đại lượng trong công thức và tìm đại lượng còn lại. 13/. Vận dụng được công thức để giải được các bài tập tìm một đại lượng khi biết giá trị của 2 đại lượng còn lại. Số câu hỏi Số điểm 2/ Nhiệt học 14/. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử. 15/. Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. 16/. Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. 17/. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. 18/. Lấy được 02 ví dụ minh hoạ về sự đối lưu 19/. Phương trình cân bằng nhiệt : Qtoả ra = Qthu vào trong đó: Qtoả ra = m.c.Dto; Dto = to1 – to2 20/. - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. - Đơn vị nhiệt năng là jun (J). - Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. 21/. Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công hoặc truyền nhiệt. - Cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt. - Nêu được ví dụ minh họa cho mỗi cách làm biến đổi nhiệt năng. 22/. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. - Đơn vị của nhiệt lượng là jun (J). 23/. Lấy được 02 ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiệt 24/. Nhiệt lượng mà một vật thu vào để làm vật nóng lên phụ thuộc vào ba yếu tố: khối lượng, độ tăng nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật. 25/. Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.c.Dto, trong đó: Q là nhiệt lượng vật thu vào có đơn vị là J; m là khối lượng của vật có đơn vị là kg; c là nhiệt dung riêng của chất làm vật, có đơn vị là J/kg.K; Dto = to2 - to1 là độ tăng nhiệt độ có đơn vị là độ C (oC) - Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC. - Đơn vị của nhiệt lượng còn được tính bằng calo. 1 calo = 4,2 jun. 26/. Khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì : + Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. + Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại. + Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. 27/. Giải thích được 01 hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. 28/. Giải thích được hiện tượng khuếch tán xảy ra trong chất lỏng và chất khí 29/. Lấy được 02 ví dụ minh họa về sự dẫn nhiệt. 30/. Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt để giải thích 02 hiện tượng đơn giản. 31/. Vận dụng được kiến thức về đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích 02 hiện tượng đơn giản. 32/. Vận dụng được công thức Q = m.c.Dto để giải được một số bài khi biết giá trị của ba đại lượng, tính đại lượng còn lại. 33/. Giải được các bài tập dạng: Hai vật thực hiện trao đổi nhiệt hoàn toàn, vật thứ nhất cho biết m1, c1, t1 ; vật thứ hai biết c2, t2 ; nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là t. Tính m2. Số câu hỏi Số điểm TS câu hỏi TS điểm Trường..................................... ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Lớp: 8A.... Năm học: 2012 -2013 - Môn: Vật lý – Khối 8 Họ và tên:...................................... (Thời gian: 45 phút, không kể thời gian phát đề) Chữ kí giám thị Chữ kí giám khảo Điểm bằng số Điểm bằng chữ I - TRẮC NGHIỆM : ( 4.0 đ ) Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về công suất? A/ Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một giây. B/ Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong một giây. C/ Công suất được xác định bằng công thức D/ Công suất được xác định bằng công thực hiện được khi vật dịch chuyển một mét Câu 2: Thả một miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh thì : A/ Nhiệt năng của nước giảm B/ Nhiệt năng của miếng sắt giảm C/ Nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi D/ Nhiệt năng của miếng sắt tăng Câu 3: Điều nào sau đây là đúng khi nói về cơ năng? A/ Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. B/ Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng trọng trường. C/ Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. D/ Các phát biểu A, B và C đều đúng. Câu 4: Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra trong chất nào? A/ Chất lỏng B/ Chất khí C/ Chất rắn D/ Cả chất lỏng và chất khí Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của một vật? A/ Chỉ có những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng. B/ Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng đều có nhiệt năng. C/ Chỉ có những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng. D/ Chỉ có những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng. Câu 6: Trong các câu phát biểu sau đây, câu nào sai? A/ Năng suất tỏa nhiệt của than gỗ là 34.106J/kg, nghĩa là 1kg than gỗ bị đốt cháy hoàn toàn tỏa ra một nhiệt lượng là 34.106J. B/ Dùng bếp tan lợi hơn bếp củi vì năng suất tỏa nhiệt của than lớn năng suất tỏa nhiệt của củi. C/ Năng suất tỏa nhiệt của môt to nhỏ hơn năng suất tỏa nhiệt cả ôtô. D/ Nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn được tính bằng công thức: Q = q . m Câu 7: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? A/ Từ vật có nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. B/ Từ vật có khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ hơn. C/ Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. D/ Cả ba câu trả lời trên đều đúng. Câu 8: Trong điều kiện nào thì hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng có thể xảy ra nhanh hơn? A/ Khi nhiệt độ tăng B/ Khi nhiệt độ giảm. C/ Khi thể tích của các chất lỏng lớn. D/ Khi trọng lượng riêng của các chất lỏng lớn. II - TỰ LUẬN: (6.0đ) Câu 9: Phát biểu định luật về công. (1.5 đ ) Câu 10: Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20 giây. Người ấy phải dùng một lực F = 180N. Hãy tính công và công suất của người đó. (2.5 đ ) Câu 11: Sự dẫn nhiệt là gì? Tính dẫn nhiệt của các chất như thế nào? Câu 12: Một ấm đồng 0,5kg chứa 2 lít nước ở 250C. Tính nhiệt lượng cần truyền để đun sôi nước? Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kgK, của nước là 4200 J/kgK. BÀI LÀM ĐÁP ÁN Kiểm tra HKII Vật lý 8 ( 2012 – 2013 ) TRẮC NGHIỆM: ( 4.0 điểm ) Mỗi câu đúng đạt 0.5 đ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 A B D D B C C A TỰ LUẬN: ( 6.0 điểm ) Câu 9: Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại (1.5 đ ) Câu 10: Tóm tắt: (0.5 điểm) Giải Công của người đó là: (1.0 điểm) Công suất của người đólà: (1.0 điểm) Đáp số: Câu 11: - Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức truyền dẫn nhiệt. - Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. Câu 12: Tóm tắt: Giải Nhiệt lượng cần truyền để ấm đồng nóng lên là: Nhiệt lượng cần truyền để nước nóng lên là: Nhiệt lượng cần truyền để đun ấm nước sôi lên là: Đáp số: Q = 644250 J

File đính kèm:

  • docmatrandethida HKII VL82013.doc
Giáo án liên quan