Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan - Môn: Vật lý lớp 8 tuần 29 đến 33

Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời.

Câu1: Điều nào sau đây đúng với nguyên lý truyền nhiệt ?

A.Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.

B.Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

C.Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì dừng lại.

D.Cả B và C đều đúng.

Câu 2: Nhiệt lượng do của vật này toả ra nhiệt lượng do vật kia thu vào.

 A. Lớn hơn. B. Nhỏ hơn. C. Bằng.

Câu 3: Thả hai vật bằng thép và đồng có khối lượng và nhiệt độ như nhau vào một chậu nước nóng ( có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của hai vật). Sau cân bằng nhiệt có:

A.Hai vật thu nhiệt lượng như nhau.

B.Vật bằng thép thu nhiệt nhiều hơn.

C.Vật bằng đồng thu nhiệt nhiều hơn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan - Môn: Vật lý lớp 8 tuần 29 đến 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo Dục đề kiểm tra tnkq - môn lý lớp 8 tuầ n 29 việt trì Người ra đề: Lê Thị Xuân Thịnh - THCS Gia Cẩm. Nguyễn Thị Kim Thuỷ - THCS Lý Tự Trọng Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu1: Điều nào sau đây đúng với nguyên lý truyền nhiệt ? A.Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn. B.Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. C.Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì dừng lại. D.Cả B và C đều đúng. Câu 2: Nhiệt lượng do của vật này toả ra … nhiệt lượng do vật kia thu vào. A. Lớn hơn. B. Nhỏ hơn. C. Bằng. Câu 3: Thả hai vật bằng thép và đồng có khối lượng và nhiệt độ như nhau vào một chậu nước nóng ( có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của hai vật). Sau cân bằng nhiệt có: A.Hai vật thu nhiệt lượng như nhau. B.Vật bằng thép thu nhiệt nhiều hơn. C.Vật bằng đồng thu nhiệt nhiều hơn. Câu 4: Phương trình cân bằng nhiệt có dạng: A. Q= C.m.. B. Q= . C. Qtoả ra = Qthu vào. Câu 5: Đổ 5 lít nước ở 100C và 5 lít nước ở 300C vào một bình thì được 10 lít nước có nhiệt độ: A. 100C. B. 300C. C. 200C. D. 400C . Câu 6: Nhúng một thỏi đồng và một thỏi nhôm có cùng khối lượng và nhiệt độ đầu vào một bình nước nóng (có nhiệt độ cao hơn chúng). Sau một khoảng thời gian thì nhiệt độ cuối của thỏi đồng so với thỏi nhôm sẽ là : A. Nhỏ hơn. B. Lớn hơn. C. Bằng. D.Có thể A, B hoặc C. Câu 7*: Thả một miếng đồng có khối lượng 0,5 kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 800C xuống 200C. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu ? ( biết Cđồng=380J/Kg.K ) A. 11400J. B.4200J. C. Không xác định được. Câu 8*: Thả một thỏi chì có nhiệt độ 1000C vào cốc nước, nước trong cốc nóng lên đến 600 C. Nhiệt độ của thỏi chì sau cân bằng nhiệt là: A.600C. B. 650C. C. 700C. D. 1000C. Câu 9 **: Một vật có khối lượng m, nhiệt độ 2200C được ngâm vào nước ở 100C cũng có khối lượng m. Nhiệt độ cuối cùng của hệ là 400C. Nhiệt dung riêng của vật là bao nhiêu ? A.880J/Kg.K. B. 700J/Kg.K . C.380 J/Kg.K. Câu 10**: Thả một cục nước đá (00C) vào cốc nước ở nhiệt độ trong phòng thì nhiệt độ của nước trong cốc là: A. 200C. B. 00C . C. 100C. D. Không xác định được. Phòng Giáo Dục đề kiểm tra tnkq - môn lý lớp 8 tuầ n 30 việt trì Người ra đề: Lê Thị Xuân Thịnh - THCS Gia Cẩm. Nguyễn Thị Kim Thuỷ - THCS Lý Tự Trọng Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu1: Trong các mệnh đề có sử dụng cụm từ : “ Năng suất toả nhiệt ” thì mệnh đề đúng là: “Năng suất toả nhiệt của… ” A. Động cơ nhiệt. B. Nguồn điện. C. Nhiên liệu. Câu 2: Đơn vị cuả năng suất toả nhiệt là: A.J/Kg. B. J.Kg . C.J . Câu 3: Công thức tính nhiệt lượng toả ra khi nhiên liệu bị đốt cháy: A. Q=C.m.. B. Q=. C. Q= q.m. Câu 4: Không có năng suất toả nhiệt của nhiên liệu khi dùng bếp nào để đun nước ? A. Than. B. Củi. C. Ga. D. Điện. Câu 5: Dùng củi để đun nước, sau một thời gian ấm và nước đều nóng lên. Vật nào có năng suất toả nhiệt ? A. Củi bị đốt cháy. B. ấm bị đun . C. Nước trong ấm bị đun. Câu 6: Đốt 10 kg than gỗ cho nhiệt lượng cao hơn 10 kg củi khô. Vậy: A. Năng suất toả nhiệt của củi khô lớn hơn của than gỗ. B. Năng suất toả nhiệt của củi khô nhỏ hơn của than gỗ. C. Dùng củi khô có hiệu quả nhất. Câu 7*: Yếu tố nào không ảnh hưởng tới nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy một nhiên liệu? A. Khối lượng nhiên liệu. B. Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu. C. Có thể A hoặc B. D.Thời gian cháy nhanh hay chậm. Câu 8*: Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 10kg than đá là bao nhiêu? (Biết qthan đá = 27.106J/Kg.) A. 27.106J. B. 27.107J. C. 27.106J/kg. Câu 9 **: Đun sôi một nồi nước cần 0,5kg than bùn. Nếu dùng củi khô để đun nồi nước đó sẽ cần bao nhiêu củi ? ( Biết qcủi = 10.106J/Kg ; qthan bùn = 14.106J/Kg ) A. 0,5kg. B. 0,7 kg. C.0,9 kg. D. 1 kg. Câu 10**: Dùng dầu hoả hoặc than để nấu sôi 100 lít nước. Giả sử hiệu suất là như nhau; Khối lượng dầu hoả cần dùng so với khối lượng than sẽ: A. Lớn hơn. B. Bằng. C. Nhỏ hơn. Phòng Giáo Dục đề kiểm tra tnkq - môn lý lớp 8 tuầ n 31 việt trì Người ra đề: Lê Thị Xuân Thịnh - THCS Gia Cẩm. Nguyễn Thị Kim Thuỷ - THCS Lý Tự Trọng Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu1: Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng phát biểu: ………không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác. A. Năng lượng. B. Cơ năng. C. Công. D. Điện. Câu 2:Thả một miếng nhôm đã nung nóng vào một cốc nước lạnh. Miếng nhôm đã truyền cho nước trong cốc: A. Động năng. B. Thế năng. C. Nhiệt năng. D. Công. Câu 3: Dùng bàn tay cọ xát miếng đồng lên mặt bàn, miếng đồng nóng lên. Nhiệt năng của miếng đồng do… của tay đã chuyển hoá thành. A. Nhiệt lượng B. Thế năng C. Cơ năng Câu 4: Câu nào sai trong các câu: A.Động năng, cơ năng, nhiệt năng là các dạng khác nhau của năng lượng. B. Động năng, cơ năng, nhiệt năng có cùng đơn vị. C.Cơ năng nhiệt năng có thể chuyển hoá lẫn nhau. D.Cơ năng có thể chuyên hoá thành nhiệt năng, nhưng nhiệt năng không thể chuyển hoá thành cơ năng. Câu 5: Một hòn bi lăn trên mặt bàn và dừng lại vì động năng của hòn bi đã: A. Biến mất. B. Chuyển thành nhiệt năng làm hòn bi nóng lên. C. Chuyển thành nhiệt năng làm mặt bàn nóng lên. D. Cả B và C. Câu 6: Dùng búa đập ngang vào đầu đinh nhiều lần; đinh nóng lên. Dạng năng lượng nào đã biến thành nhiệt ? A. Động năng. B. Thế năng. C. Một dạng năng lượng khác. Câu 7*: Xe đạp để lâu ngoài trời nắng dễ bị “nổ lốp” vì có sự biến đổi: A. Nhiệt năng thành cơ năng. B. Động năng thành thế năng. C. Cơ năng thành nhiệt năng. D. Thế năng thành động năng. Câu 8*: ở đèn kéo quân, khi thắp nến lên thì các hình bằng giấy sẽ chuyển động tròn. Có sự biến đổi năng lượng nào giữa ngọn nến và các hình giấy ? A. Cơ năng thành nhiệt năng. B. Nhiệt năng thành động năng. C. Nhiệt năng thành thế năng. D. A,B hoặc C. Câu 9 **: Một người dùng ròng rọc để kéo một vật có m=15 kg lên độ cao 3,5 m . Người đó đã truyền cho vật và ròng rọc một năng lượng: A.500J. B. 525J. C. 150J. Câu 10**: Dùng năng lượng của gió, của mặt trời có ưu điểm: A. Không gây ô nhiễm môi trường. B. Không tốn nhiên liệu. C. Dùng bất kỳ lúc nào, ở đâu cũng được. D. Cả A,B Phòng Giáo Dục đề kiểm tra tnkq - môn lý lớp 8 tuầ n 32 việt trì Người ra đề: Lê Thị Xuân Thịnh - THCS Gia Cẩm. Nguyễn Thị Kim Thuỷ - THCS Lý Tự Trọng Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu1: Động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần năng lượng của … bị đốt cháy được chuyển hoá thành cơ năng. A. Chất khí. B. Chất lỏng . C. Nhiên liệu. Câu 2: Động cơ nào sau đây không phải là động cơ nhiệt ? A. Máy hơi nước. B. Động cơ Ô tô. C.Động cơ máy bay. D. Máy bơm nước chạy bằng điện. Câu 3: Trường hợp nào sau đây khi hoạt động có sự biến đổi năng lượng từ nhiệt năng thành cơ năng ? A. Mặt phẳng nghiêng. B. Quạt điện. C. Xe máy. D. Cái chong chóng. Câu 4: Động cơ bốn kỳ có khả năng sinh công trong kỳ : A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ ba. D. Thứ tư. Câu 5: Công thức tính hiệu suất: A. H=A.Q. B. H = . C. H = . Câu 6: Thứ tự các kỳ từ một đến bốn của động cơ 4 kỳ được xếp: A.Hút nhiên liệu-Nén nhiên liệu-Thoát khí- Đốt nhiên liệu. B.Đốt nhiên liệu-Hút nhiên liệu-Nén nhiên liệu-Thoát khí. C.Hút nhiên liệu-Nén nhiên liệu- Đốt nhiên liệu-Thoát khí. Câu 7*:Với động cơ 4 kỳ, bugi bật tia lửa điện ở kỳ: A. Hút nhiên liệu. B. Nén nhiên liệu. C. Đốt nhiên liệu. D. Thoát khí. Câu 8*: Một động cơ tiêu thụ năng lượng100 KJ để thực hiện một công 40 KJ hiệu suất của động cơ là: A. 40%. B. 60%. C. 0,4%. D. 0,6%. Câu 9 **: Khi vô lăng của động cơ nổ 4 kỳ quay được 18 vòng, thì trong khoảng này pít tông chạm đáy xilanh bao nhiêu lần? A. 06 lần. B. 09 lần. C. 18lần. D. 36 lần. Câu 10**: Vô lăng của động cơ 4 kỳ có công dụng: A.Cung cấp động năng cho pít tông ở các kỳ (1),(2) và (4). B.Tiêu thụ công do hỗn hợp ( nhiên liệu-không khí) tạo ra. C.Đóng mở các xu páp vào thời điểm thích hợp. D.Cả A,B, và C. Đáp án đề trác nghiệm môn Vật Lý lớp 8 Đề tuần Phương án trả lời các câu hỏi Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 29 D C B C C C A A B D 30 C A C D A B D B B C 31 A C C D D A A B B D 32 C D C C C C C A C D NgƯời làm đề và đáp án : 1- Lê Thi kim Thịnh - THCS Gia Cẩm. 2- Nguyễn Kim Thuỷ - THCS Lý Tự Trọng.

File đính kèm:

  • docLY8.T29-33.doc
Giáo án liên quan