Đề tài Cách khắc phục những lỗi phổ biến về chính tả - Phần I: Đặt vấn đề

Từ xa xưa cha ông ta đã luôn ý thức bảo vệ, quý trọng tiếng nói của dân tộc. Kho tàng ngôn ngữ luôn được bồi đắp qua các thế hệ, từ đó đã sáng tạo ra một nền văn học dân gian phong phú. Sau này các nhà văn lớn như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi.cũng từ kho tàng ngôn ngữ ấy sáng tạo nên những tác phẩm văn chương có giá trị. Điều đó khẳng định khả năng diễn đạt phong phú và trong sáng của tiếng Việt.

Kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông ta, ngày nay việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt luôn được quan tâm. Bác Hồ đã từng nói: "Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó ngày càng phổ biến rộng khắp". Nhưng trong thực tế sử dụng tiếng Việt, ngoài việc phát âm chuẩn (khi nói); sử dụng từ ngữ chính xác, đúng ngữ pháp và phong cách (nói - viết) thì việc sử dụng đúng chính tả nhiều khi chưa được các em học sinh chú trọng. Giảng dạy trên địa bàn một tỉnh miền núi phía Bắc, học sinh ít có điều kiện tiếp xúc với sách báo, các tài liệu tham khảo không nhiều. Đặc biệt còn nhiều học sinh con em dân tộc ít người nên khả năng sử dụng ngôn ngữ trong khi nói và viết còn nhiều hạn chế. Vốn từ vựng nghèo nàn, một số em phát âm tiếng Việt chưa chuẩn vì vậy khi viết văn bản hiện tượng sai lỗi chính tả còn nhiều.

Xuất phát từ thực tiễn của học sinh, trong quá trình xem bài tập, chấm bài kiểm tra, số bài viết không đạt yêu cầu chuẩn mực của tiếng Việt chiếm một số lượng lớn. Nguyên nhân chính là các em mắc nhiều lỗi chính tả, câu sai, diễn đạt thiếu lôgic. Đây là một vấn đề nan giải cần khắc phục ngay đối với học sinh phổ thông nói chung và với học sinh THPT nói riêng.

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3892 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cách khắc phục những lỗi phổ biến về chính tả - Phần I: Đặt vấn đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Cách khắc phục những lỗi phổ biến về chính tả. Phần I: Đặt vấn đề. 1) Lý do chọn đề tài. Từ xa xưa cha ông ta đã luôn ý thức bảo vệ, quý trọng tiếng nói của dân tộc. Kho tàng ngôn ngữ luôn được bồi đắp qua các thế hệ, từ đó đã sáng tạo ra một nền văn học dân gian phong phú. Sau này các nhà văn lớn như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi...cũng từ kho tàng ngôn ngữ ấy sáng tạo nên những tác phẩm văn chương có giá trị. Điều đó khẳng định khả năng diễn đạt phong phú và trong sáng của tiếng Việt. Kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông ta, ngày nay việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt luôn được quan tâm. Bác Hồ đã từng nói: "Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó ngày càng phổ biến rộng khắp". Nhưng trong thực tế sử dụng tiếng Việt, ngoài việc phát âm chuẩn (khi nói); sử dụng từ ngữ chính xác, đúng ngữ pháp và phong cách (nói - viết) thì việc sử dụng đúng chính tả nhiều khi chưa được các em học sinh chú trọng. Giảng dạy trên địa bàn một tỉnh miền núi phía Bắc, học sinh ít có điều kiện tiếp xúc với sách báo, các tài liệu tham khảo không nhiều. Đặc biệt còn nhiều học sinh con em dân tộc ít người nên khả năng sử dụng ngôn ngữ trong khi nói và viết còn nhiều hạn chế. Vốn từ vựng nghèo nàn, một số em phát âm tiếng Việt chưa chuẩn vì vậy khi viết văn bản hiện tượng sai lỗi chính tả còn nhiều. Xuất phát từ thực tiễn của học sinh, trong quá trình xem bài tập, chấm bài kiểm tra, số bài viết không đạt yêu cầu chuẩn mực của tiếng Việt chiếm một số lượng lớn. Nguyên nhân chính là các em mắc nhiều lỗi chính tả, câu sai, diễn đạt thiếu lôgic... Đây là một vấn đề nan giải cần khắc phục ngay đối với học sinh phổ thông nói chung và với học sinh THPT nói riêng. Từ nhu cầu học tập của bản thân học sinh, giáo viên phải tìm ra những lỗi sai phổ biến trên bài tập, bài kiểm tra của học sinh, từ đó giúp các em biết được những lỗi của mình mà tự có biện pháp, ý thức sửa chữa. Nhằm giúp học sinh thêm yêu tiếng Việt, có khả năng sử dụng những tri thức, hiểu biết để từ đó viết văn được đúng và hay hơn đồng thời góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt . Đó chính là những lý do cơ bản để tôi chọn đề tài: "Cách khắc phục những lỗi phổ biến về chính tả". Thông qua đó giúp cho người giáo viên cũng như học sinh có được những kinh nghiệm, tri thức thực tế về lỗi phổ biến của học sinh hay mắc phải từ đó giúp cho công việc dạy và học của người giáo viên cũng như học sinh được tốt hơn. 2) Mục đích nghiên cứu: Dạy văn là dạy làm người, dạy cho học sinh cách nói, cách viết sao cho đúng và hay. Vì lẽ đó nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn là rất quan trọng. Họ không chỉ truyền thụ cho học sinh những kiến thức văn hoá phổ thông về văn học mà song song với nó là khả năng vận dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong cách nói, cách viết của học sinh. Để làm được điều đó thì vai trò của người giáo viên là rất lớn và chủ động trong việc nhận diện, tìm tòi đưa ra những lỗi mà học sinh thường mắc phải để giúp các em hoàn thiện năng lực viết văn không chỉ đúng mà còn cả hay nữa. Như chúng ta đã biết, lỗi về chính tả thông thường có rất nhiều. Cụ thể: - Lỗi về thanh điệu. - Lỗi về vần. - Lỗi về phụ âm đầu. - Lỗi về dùng từ sáo rỗng... Trong những lỗi thường gặp trên, qua quá trình giảng dạy tại trường phổ thông tôi nhận thấy lỗi về phụ âm đầu các em mắc rất nhiều, thậm chí các em mắc lỗi gần như là hệ thống. Do đó mục đích của tôi ở đề tài này là làm sao khắc phục được một số lỗi về phụ âm đầu giúp học sinh nói (viết) đúng - chuẩn với yêu cầu của tiếng Việt. Phần II: Nội dung. I/- Cơ sở lý luận. Trong nhà trường phổ thông, Ngữ văn là một môn học quan trọng và ngày được quan tâm nhiều hơn. Bởi vậy người giáo viên dạy bộ môn này phải nhận ra rằng dạy văn không chỉ dạy cho học sinh sự hiểu biết về văn học dân tộc, văn học thế giới, mà điều quan trọng dạy văn nói chung, dạy Tiếng Việt nói riêng còn là dạy cho học sinh biết cách sử dụng vốn ngôn ngữ tiếng Việt của mình để diễn đạt tâm tư tình cảm theo một chuẩn mực đúng, chính xác về chính tả, ngữ pháp. Mặt khác trong đời sống sinh hoạt, học tập và lao động việc sử dụng ngôn ngữ chính xác và chuẩn là rất quan trọng vì vậy đòi hỏi người học sinh phải nắm vững môn học này. Tiếng Việt là một thứ tiếng hay mà khó, phức tạp nên yêu cầu của nhà trường phổ thông đòi hỏi người học sinh phải nắm vững về ý nghĩa của từ, cấu trúc ngữ pháp, chính tả nhằm giúp học sinh diễn đạt tốt lời văn tiếng nói theo chuẩn chung của tiếng Việt đó cũng là tiền đề để học tốt các môn học khác trong nhà trường. Nhưng qua thực tiễn xem vở bài tập và chấm bài kiểm tra của học sinh ta thấy trong đó có nhiều lỗi sai so với yêu cầu của chuẩn chung tiếng Việt. Những lỗi này rất đa dạng do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến làm giảm giá trị câu văn, bài viết đồng thời gây khó chịu và hiểu lầm cho người đọc. II/- Phương pháp nghiên cứu. 1) Khảo sát bài viết của học sinh (Bài kiểm tra 15 phút, 45 phút, bài kiểm tra học kì, vở bài tập của học sinh). Tôi nhận thấy các em thường mắc phải các lỗi sau: - Nhầm lẫn giữa L với N. - Nhầm lẫn giữa Ch với Tr. - Nhầm lẫn giữa X với S. - Nhầm lẫn giữa D với R và Gi. 2) Khảo sát tìm hiểu các tài liệu về tiếng Việt: - Tiếng Việt thực hành của PTS . Hữu Đạt. - Chữa lỗi chính tả cho học sinh của Phan Ngọc. - Từ điển tiếng Việt của nhóm tác giả Minh Tân - Thanh Nghi - Xuân Lãm. - Từ điển chính tả của Nguyễn Trọng Báu. Tôi đã rút ra được một số kiến thức có thể áp dụng để giúp học sinh viết đúng chính tả. Đó là dựa vào thanh điệu, dựa vào láy âm, dựa vào từ vựng và dựa vào khả năng kết hợp với các âm đệm... Qua áp dụng phương pháp đó vào việc chữa lỗi chính tả cho học sinh tôi đã thu được kết quả việc dùng đúng chuẩn chính tả ở các em có sự tiến bộ rệt. III/- Nội dung đề tài. Căn cứ vào kết quả khảo sát trên các bài viết của học sinh tôi nhận thấy nguyên nhân chính khiến các em mắc lỗi là do: - Phát âm chưa chuẩn dẫn tới việc viết chính tả sai. - Lỗi do chưa phân biệt hay nhầm lẫn giữa âm vị với nhau (Lỗi do lẫn lộn giữa hai âm vị khác hẳn nhau và lỗi do chưa phân biệt dược các chữ viết khác nhau của cùng một âm vị). - Do thiếu tài liệu (Hầu như học sinh không có từ điển chính tả). Từ những vấn đề trên tôi mạnh dạn đưa ra những giái pháp khắc phục như sau: + Chúng ta nên đưa học sinh tuân thủ theo quy ước chung được trình bày trong các từ điển tiếng Việt và từ điển chính tả phổ thông. Làm được điều đó người giáo viên phải (đáp ứng) tận tình giúp đỡ học sinh nắm được những quy ước về chính tả thông qua các giờ dạy giảng văn và giờ học Tiếng Việt trên lớp. Mặt khác khuyến khích học sinh mua từ điển chính tả hay từ điển Tiếng Việt và tận dụng thời gian sử dụng chúng. + Đưa ra một số mẹo khắc phục lỗi chính tả thường gặp giúp các em dễ nhớ và dễ sử dụng. 1) Nhầm lẫn giữa L với N. - Biểu hiện của lỗi này là do khi nói và viết ở một số học sinh đáng lẽ đọc (viết) L thì lại đọc (viết) là N và ngược lại. Để khắc phục lỗi này tôi đưa ra cách sau: a/ Dựa vào âm đệm. - L: thông thường đứng trước các âm đôi (nguyên âm đôi). - N: thường không đứng trước các nguyên âm đôi. =>Như vậy nếu đứng trước nguyên âm đôi thì phải viết là L và phát âm là L. Ví dụ: luyến tiếc, luyện tập, loé sáng, liên luỵ... b/ Dựa vào láy âm. - Khi đứng ở vị trí thứ nhất trong từ láy, L có thể láy với các âm đầu khác, còn N không có khả năng này. Trong thực tế sử dụng thì khả năng láy phụ âm đầu của L là rất rộng rãi, L có khả năng láy với hầu hết các phụ âm đầu: - L láy với X: lao xao, lăng xa lăng xăng, lạo xạo, xâm lấn,... - L láy với H: hay lam hay làm, lập hạ, lúi húi, loay hoay,... - L láy với T: le te, lon ton, lúng túng, lo toan,...... - L láy với B: lắp bắp, lạch bạch, lõm bõm, lông bông,.... - L láy với V: lởn vởn, ván lát, lặt vặt, vắng lặng,.... - L láy với M: lan man, liên miên, lơ mơ, milimet,... Trong trường hợp tiếng đang được xét ở vị trí thứ hai của từ láy thì được xác định theo một quy tắc sau: - L láy với âm khác ngoài Gi và âm đầu zêrô. - L láy với Ch: chói lọi, cheo leo, lổm chổm, lỏng cha lỏng chỏng... - N chỉ láy được với âm Gi và âm zêrô, cụ thể: Gian nan, gieo neo, áy náy, ảo não... 2) Nhầm lẫn giữa Ch và Tr. - Khi phát âm đa số học sinh không nhận rõ Ch và Tr. Cách khắc phục: a/ Dựa vào thanh điệu. ở từ Hán Việt những âm tiết mang dấu nặng (.) và dấu huyền (-) đều đi với Tr chứ không với Ch: Ví dụ: trịnh trọng, giá trị, trụ sở, trạm xá, trần thế, truyền thống, trừng trị... b/ Dựa vào láy âm. Khi một tiếng không rõ nói (viết) Ch hay Tr nhưng có thể láy âm đầu với các âm khác thì có thể viết Ch: Ví dụ: chơi bời, cheo leo, chói lọi, chi li, chơi vơi... c) Dựa vào từ vựng. - Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì viết Ch. Ví dụ: cha, chú, chị, chồng... - Những từ chỉ đồ dùng trong gia đình cũng được viết Ch. Ví dụ: cái chạn, cái chum, cái chiếu, cái chăn... (trừ trường hợp: cái tráp). - Cây thực vật thân tre gỗ viết bằng Tr: trám; tre, trúc... - Cây thực vật không phải thân tre gỗ viết bằng Ch: chuối ... - Cây thực vật thân tre gỗ ra hoa kết quả viết bằng Ch: chanh, chôm chôm... */ Cặp Chuyện - Truyện: + Khi là danh từ chỉ các tác phẩm, viết truyện: Truyện dài, truyện ngắn, phim truyện, truyện cổ tích, viết tự truyện... + Khi chỉ hành động hoặc trạng thái của hành động, sự diễn ra của hành động viết chuyện: Chuyện làm ăn, chuyện ngày xưa, sinh chuyện, làm nên (công) chuyện, có chuyện rắc rối, chuyện đùa, nói chuyện... */ Cặp Chuyền - Truyền: + Khi hành động, trạng thái hành động diễn ra có thể nhìn thấy vật thể chuyển động, hoặc là danh từ thì viết Ch: bóng chuyền, bay chuyền cành, chơi đánh chuyền, dây chuyền vàng, dây chuyền sản xuất... + Khi hành động, trạng thái hành động diễn ra không nhìn thấy vật thể chuyển động hoặc là sự thay đổi, chuyển động trừu tượng thì viết Tr: Truyền máu, truyền huyết thanh, truyền nhiệt, truyền sức mạnh, truyền nghề, truyền thống, nợ truyền kiếp... 3) Nhầm lẫn giữa S với X. - Khi phát âm và viết học sinh thường không phân biệt được S và X. Để hạn chế lỗi này có thể khắc phục như sau: a/ Dựa vào láy âm. - Thực tế chỉ X mới láy âm với các âm đầu khác, còn S không có khả năng này. Như vậy muốn xác định được là viết X hay S cho kết hợp láy phụ âm đầu. Nếu láy được thì viết X. Ví dụ: X láy với B: bờm xờm, bái xái, bàu xàu, bép xép... X láy với M: xói mói, xích mích... b/ Kết hợp với âm đệm. - S không kết hợp với 4 vần: oa, oă, oe, uê mà chỉ X mới kết hợp được với 4 vần này: cây xoan, xoè tay, rơi xoảng, xoay chiều, xoái đầu, tóc xoăn, xoắn xuýt,... c) Mẹo viết S - X: - Chỉ trạng thái tốt thường dùng S: sáng suốt, sung sướng, sảng khoái,... - Chỉ trạng thái xấu thường dùng X: xộc xệch, xiên xẹo, xoàng xĩnh,... */ Cặp Sa - Xa: + Động từ hoặc danh từ là kết quả của quá trình hành động, chuyển động thì viết Sa: sa cơ lỡ vận, sa thải, sa lầy, sa ngã, sa sầm, sa lưới, sa đoạ, sa mạc,... + Danh từ, trạng từ, tính từ thường viết X: xa cảng, xa bộ, xa giá, xa lông, xa tanh, chiến xa, đi xa, xa xôi, kiêu xa, xót xa, chạy xa,... */ Cặp Sao - Xao: + Các danh từ, đại từ, động từ và từ đi kèm với danh từ để bổ nghĩa cho danh từ viết Sao: Gỗ sao, hươu sao, ngôi sao, sao vàng, bản sao, vui sao,... + Các động từ, tính từ ghép và láy thường viết Xao: xao động, lao xao, xao xuyến, xao xác, xanh xao, xôn xao,... 4) Nhầm lẫn giữa D với R và Gi. - Để giúp học sinh khắc phục và xác định rõ khi nào dùng D, khi nào dùng R và khi nào dùng Gi. Tôi chỉ ra cách xác định như sau: a/ Dựa vào âm đệm. - R và Gi không kết hợp với âm đệm - nghĩa là không đứng trước các vần bắt đầu bằng oa, oă, uê, oe, vì vậy khi gặp các vần này ta sẽ viết những từ bắt đầu bằng D: doạ nạt, duy trì, vô duyên, dẻo chân, dẻo dai, doạ đánh, hăm doạ,... b/ Dựa vào láy âm. R có thể láy âm với B và C là những hình thức mà D và Gi không có: - R láy với B: Bịn rịn, bủn rủn, bứt rứt,... - R láy với C: co ro, cúm rúm, củ rủ cù rù,... - Cũng dựa trên cơ sở láy điệp âm đầu của R khác với láy điệp âm đầu của D và Gi ta thấy: - Khi cần mô tả tiếng động (tượng thanh) ta dùng R: rì rào, rả rích, rung rinh, róc rách, reng reng,... - Những từ láy điệp âm đầu chỉ sự rung động cũng sử dụng R chứ không dùng D hay Gi: run rẩy, rung rinh, rập rình, răm rắp, rạt ra, rạt rào, sự thật rành rành, rấp ranh,... c) Mẹo R - D: - Viết R khi động từ, tính từ hoặc từ đi kèm bổ nghĩa cho động từ, tính từ: buồn rầu, rụng rời, rạng danh, rạng lên, đào rãnh, rạch nát, rạch ròi,... - Viết D khi các danh từ hoặc từ đi kèm, bổ nghĩa cho danh từ: dọc sông, hàng dọc, dâu con, dầu hoả, xăng dầu, dây bầu bí,... d) Mẹo D - Gi: - Viết Gi khi hành động mạnh mẽ hay muốn đoạt lấy về mình: tranh giành, giành độc lập, giã cho một trận, giành giật, giành nhau,... - Viết D khi hành động nhẹ nhàng hoặc trao cho người khác: dành cho, để dành, dành riêng, dắt con, dắt xe, chăn dắt,... Trên đây là một số giải pháp về cách chữa lỗi chính tả cho học sinh phổ thông. Qua đó giúp các em một phần nào có thể sử dụng để khắc phục những lỗi chính tả mà mình hay mắc phải đồng thời các em cũng biết cách viết một văn bản hay giao tiếp một cách chính xác và chuẩn với yêu cầu của tiếng Việt. Phần III: Kết luận. Lỗi về chính tả trong sử dụng ngôn ngữ rất đa dạng, để có thể khắc phục một cách triệt để, để mọi học sinh có thể nói - viết theo chuẩn chính tả là một việc làm rất khó khăn nhưng rất cần thiết. Từ đề tài này chúng ta có thể tiếp tục phát triển để khắc phục các lỗi về thanh điệu, về vần... trong khi nói và viết. Với đề tài này tôi đã ứng dụng để sửa lỗi về chính tả cho các em học sinh lớp 10. Trước khi áp dụng đề tài, qua các bài kiểm tra, vở ghi, vở bài tập và đọc bài của học sinh thì số bài mắc lỗi chính tả - lỗi phụ âm đầu - là khá phổ biến. Nhưng khi áp dụng một số giải pháp chữa lỗi chính tả thì số lượng bài kiểm tra, vở ghi, vở bài tập của học sinh đã giảm đi rõ rệt. Kết quả cụ thể thu được như sau: Lớp Tổng số học sinh Số học sinh mắc lỗi trước khi ứng dụng đề tài. Số học sinh còn mắc lỗi sau khi ứng dụng đề tài. Số học sinh giảm không mắc lỗi. Ghi chú 10A2 43 19 7 12 10A5 39 15 6 9 10A6 39 17 6 11 Tổng 121 51 19 32 Qua bảng tổng hợp này tôi thấy những học sinh chưa khắc phục được lỗi đa số là những học sinh ý thức học tập chưa cao, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc dùng đúng chính tả và việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Với đề tài này tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: - Cần tăng cường giáo dục cho học sinh để các em luôn ý thức được ngôn ngữ là tài sản vô giá mà cha ông truyền lại cho chúng ta. Mỗi người khi sử dụng đều phải tự có ý thức giữ gìn và phát huy. - Tạo cho các em thói quen nói - viết đúng, chuẩn với yêu cầu của tiếng Việt. - Các thầy cô giáo cần luôn quan tâm đến học sinh, uốn nắn và sửa lỗi kịp thời cho các em. Đồng thời cần chỉ ra cho các em hướng sửa lỗi một cách có bài bản, dễ nhớ. - Với sáng kiến kinh nghiệm này tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài của tôi hoàn chỉnh và có khả năng ứng dụng cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Ngày 25 tháng 5 năm 200 Người viết Phần IV: Tài liệu tham khảo. 1) Tiếng Việt thực hành - Nhà xuất bản Giáo dục - 1995. 2) Chữa lỗi chính tả cho học sinh - Nhà xuất bản Hà Nội - 1982. 3) Từ điển chính tả tiếng Việt-Nhà xuất bản Văn hoá-Thông tin-2000. 4) Từ điển tiếng Việt - Nhà xuất bản Thanh Hoá - 1998. phần V: Mục lục. Phần I: Đặt vấn đề Trang 02. Phần II: Nội dung Trang 03. Phần III: Kết luận Trang 09. sở gd & đt tuyên quang cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam trường thpt ỷ la. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. báo cáo thành tích cá nhân. Năm học 2005 - 2006 Họ và tên: Nguyễn Hà Trung Đơn vị công tác: Tổ Văn - Giáo dục công dân. Tháng 5 năm 2006 cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Báo cáo thành tích cá nhân. I/ Sơ yếu lý lịch. Họ và tên: Nguyễn Hà Trung Sinh ngày: 04 tháng 4 năm 1976 Nơi sinh: Khu Yên Biên thị xã Hà Giang tỉnh Hà Giang Quê quán: Phú Minh - Sóc Sơn - Hà Nội Nơi ở hiện nay: xóm 21 xã ỷ La thị xã Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Nghề nghiệp: Giáo viên Trình độ học vấn: Đại học sư phạm Văn Đơn vị công tác: Tổ Văn - Giáo dục công dân trường THPT ỷ La Nhiệm vụ được giao: - Giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 10A2, 10A5, 10A6 - Phó bí thư Đoàn trường. II/ Những thành tích đạt được. 1) Tư tưởng chính trị. Bản thân luôn chấp hành, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước quy định. Có lập trường tư tưởng vững vàng, có lối sống trung thực, giản dị, lành mạnh, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm, luôn giữ vững được phẩm chất, tư cách của người giáo viên cho học sinh noi theo. Trong mọi lĩnh vực công tác, tôi luôn có tinh thần xây dựng tập thể đoàn kết thân ái, tôn trọng và tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Bản thân không vi phạm các tệ nạn xã hội. yên tâm trong công tác. 2) Các hoạt động trong nhà trường. Tham gia đầy đủ, tích cực mọi hoạt động của trường và các phong trào do đoàn thể phát động. Đối với tập thể học sinh, bản thân luôn luôn gương mẫu để học sinh noi theo, quan tâm và giúp đỡ từng đối tượng học sinh để các em vươn lên trong học tập. 3) Công tác chuyên môn. Năm học 2005 - 2006, tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10A2, 10A5 và 10A6. - Đảm bảo, chấp hành thời gian giờ dạy, soạn giáo án đúng nội quy, quy định của ngành đề ra. - Thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra cho điểm. Tham gia thăm lớp, dự giờ và các buổi học tập chuyên môn nghiệp vụ đầy đủ. - Luôn thực hiện đúng quy chế chuyên môn, hoàn thành tốt các công việc được giao. Kết quả môn dạy: + Giỏi: + Khá: + Trung bình: + Yếu: 4) Công tác Đoàn trường. Với vai trò là Phó bí thư Đoàn trường, tôi luôn kết hợp chặt chẽ với các đồng chí trong Ban chấp hành Đoàn trường cũng như trong chi đoàn Giáo viên xây dựng các kế hoạch hoạt động theo nghị quyết của Chi bộ, Nhà trường và của Đoàn cấp trên. Nhiệt tình tham gia các hoạt động, phong trào của Đoàn trường, cùng với Ban chấp hành phối hợp với các ban ngành trong nhà trường tổ chức tốt các buổi hoạt động ngoài giờ, các chương trình cũng như các hoạt động của Đoàn. Thường xuyên nhắc nhở các đồng chí giáo viên trong chi đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phát huy tuổi trẻ sáng tạo, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương tiện hiện đại vào trong bài giảng, nhiệt tình trong các phong trào, hoạt động của Nhà trường, Đoàn trường. Ngày 25 tháng 5 năm 2006. Người viết Nguyễn Hà Trung

File đính kèm:

  • docCach khac phuc loi chinh ta.doc
Giáo án liên quan