Đề tài Giáo viên phải làm gì để chuyển động cơ học tập của học sinh trong quá trình học tập

 Xã hội ngày càng phát triển, sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và nền văn minh càng cao thì nhu cầu của xã hội và con người về giáo dục không hề giảm sút, mà ngày càng tăng lên theo xu thế giáo dục là cho tất cả mọi người, và xã hội đang dần tới xã hội học tập. Chức năng trọng yếu của giáo dục đối với xã hội là hình thành và phát triển nhân cách con người, giáo dục chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống, nhằm bồi dưỡng những tri thức, kỹ năng cần thiết cho xã hội, giáo dục thực sự trở thành nhân tố then chốt cho sự phát triển kinh tế xã hội.

docx9 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 880 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giáo viên phải làm gì để chuyển động cơ học tập của học sinh trong quá trình học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC -----—²–------ BÀI TẬP CÁ NHÂN ĐỀ BÀI: GIÁO VIÊN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP Giảng viên :THS. TRẦN VĂN TÍNH Sinh viên : NGUYỄN THUỲ TRANG Lớp : QH2008 - SƯ PHẠM VẬT LÝ HÀ NỘI Tháng 10- 2011 ĐỀ BÀI: GIÁO VIÊN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP Sinh viên : Nguyễn Thùy Trang I . Đặt vấn đề. Xã hội ngày càng phát triển, sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và nền văn minh càng cao thì nhu cầu của xã hội và con người về giáo dục không hề giảm sút, mà ngày càng tăng lên theo xu thế giáo dục là cho tất cả mọi người, và xã hội đang dần tới xã hội học tập. Chức năng trọng yếu của giáo dục đối với xã hội là hình thành và phát triển nhân cách con người, giáo dục chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống, nhằm bồi dưỡng những tri thức, kỹ năng cần thiết cho xã hội, giáo dục thực sự trở thành nhân tố then chốt cho sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì thế nhà nước và gia đình luôn tạo mọi điều kiện cho các em tới trường. Dù có làm việc vất vả nhưng cha mẹ vẫn cố gắng cho con mình tới trường, họ vẫn mong tri thức sẽ đem lại cuộc sống tốt hơn cho con cái mình. Họ hi vọng con mình sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Nhưng có rất nhiều học sinh lại không biết mình “ học vì ai, học cái gì và học nhằm mục đích gì’. Khi được hỏi, nhiều em trả lời là : “ học vì bố mẹ”. “học vì tiền, có đi học bố mẹ mới cho tiền đi chơi”, “ học vì điểm”Làm thế nào để các em hiểu được “ học là vì chính bản thân các em, vì tương lai của các em”. Làm thế nào để các em tự nỗ lực, phấn đấu? Làm thế nào để sự nỗ lực đó xuất phát từ động cơ bên trong của chính bản thân người học, để việc học trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với những ai đang ngồi trên ghế nhà trường? Có thể nói việc tìm hiểu động cơ học tập của các em là rất cần thiết. Để giúp các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ có hướng điều chỉnh, tác động tới việc học tập của các em một cách hiệu quả hơn, góp phần cho xã hội ngày càng phát triển. Chính vì thế tôi làm bài tập này: “giáo viên phải làm gì để chuyển động cơ học tập của học sinh trong quá trình học”. II . Mục tiêu của chuyên đề. Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới động cơ học tập của học sinh Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hình thành động cơ học tập của học sinh. III . Phương pháp hoàn thiện. Nghiên cứu tài liệu: đọc sách, phân tích tổng hợp tài liệu IV. Nội dung của chuyên đề. Chuyện xưa kể rằng, có đôi bạn rất thân, từ nhỏ đã sống và học hành bên nhau. Tuy nhiên hai người có chút khác biệt là một người thì siêng năng học hành, còn một người thì không chú tâm đủ cho việc học. Nên trong kỳ thi kén chọn nhân tài của nhà vua, người học trò siêng năng đã đậu trạng nguyên. Còn người bạn kia không được gì đành ôm nỗi buồn mà về quê nhà. Tân trạng nguyên rất vui vì thành quả sau bao năm đèn sách đã thu hoạch được. Tuy nhiên, anh cũng rất buồn vì người bạn chí cốt không đỗ đạt cùng mình. Với niềm hy vọng và lòng yêu mến bạn, anh đã dùng một cách rất độc đáo để khích lệ và tạo động lực cho bạn là không nhận người kia là bạn nữa, xa lánh, coi thường và kể cả việc dùng những lời lẽ thậm tệ để mạt sát anh bạn kia nữa. Cách cư xử đó đã làm người bạn kia rất tức giận và tự nhủ : “ Anh nghĩ anh được làm quan là ghê ghớm hả? Tôi cũng sẽ làm quan cho anh thấy.” Và quả như vậy, ba năm sau anh đã trong đợt thi trạng nguyên kế tiếp, anh đã ghi danh bảng vàng với danh hiệu Trạng nguyên cùng số điểm rất cao. Sau đó anh tìm cách gặp lại người bạn cũ năm nào đã phụ bạc mình để “trả đũa”. Nhưng rồi qua tiếp xúc, anh mới nhận ra tấm chân tình của người bạn giành cho anh. Thế là từ đó mối thâm tình của hai người lại càng sâu đậm hơn. Đây quả là một tình bạn đẹp mà ai trong chúng ta cũng muốn có. Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây không phải là tình bạn mà là nguyên nhân tại sao sau ba năm, một thời gian không dài lắm đã biến một con người lười biếng, không có chí tiến thủ trở thành một trạng nguyên xuất chúng như vậy? Có lẽ ai đọc xong câu chuyện cũng như tôi có thể trả lời dễ dàng là do phương cách của người bạn kia. Hay nói khác đi và dựa trên cơ sở của tâm lý học sư phạm thì người bạn kia đã tạo nên một động lực lớn giúp người bạn của mình đi đến thành công. Vậy ta phải làm thế nào để kích thích động cơ học tập của học sinh? Hay người giáo viên cần phải làm gì để chuyển hóa động cơ của học sinh trong quá trình học tập? Trước khi trả lời các câu hỏi trên, tôi thiết nghĩ ta nên nhắc lại một vài khái niệm. Khái niệm hoạt động học Hoạt động học : Là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những giá trị, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định. Hình thành động cơ học tập Hình thành mục đích học tập Hình thành các hành động học tập Trong phạm vi bài tập này tôi chỉ bàn đến phương pháp để kích thích động cơ học tập ở học sinh trung học. Khái niệm động cơ học. Theo thuyết phân tâm học: Động lực thúc đẩy hoạt động của con người là vô thức. Nguồn gốc vô thức là những bản năng nguyên thủy mang tính sinh vật và nhấn mạnh vai trò của các xung năng tính dục. Theo thuyết hành vi: Với mô hình "kính thích - phản ứng", coi kích thích là nguồn gốc tạo ra phản ứng hay gọi là động cơ. Theo J. Piaget: Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó. Theo thuyết tâm lý hoạt động: Những đối tượng nào được phản ánh vào óc ta mà có tác dụng thúc đẩy hoạt động, xác định phương hướng hoạt động để thỏa mãn nhu cầu nhất định thì được gọi là động cơ hoạt động. Bài tập này chủ yếu đi theo hướng của tâm lý hoạt động nên việc đi tìm động cơ sẽ liên quan đến nhu cầu, hứng thú, Vì vậy cần tìm hiểu thêm các khái niệm này. Nhu cầu: Là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần phải thỏa mãn trong những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển. Hứng thú: Là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa trong cuộc sống, vừa đem lại cho cá nhân sự hấp dẫn về mặt tình cảm. Vậy thì khi con người có nhu cầu học tập, xác định được đối tượng cần đạt thì xuất hiện động cơ học tập. Động cơ học tập được thể hiện ở đối tượng của hoạt động học, tức là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà giáo dục đem lại. Nhiều nhà tâm lý học đều khẳng định: Hoạt động học tập của học sinh được thúc đẩy bởi nhiều động cơ. Các động cơ này tạo thành cấu trúc xác định có thứ bậc của các kích thích, trong đó có một số động cơ là chủ đạo, cơ bản, một số động cơ khác là phụ, là thứ yếu. Động cơ học tập là một bộ phận không thể thiếu và hơn nó gần như là nguồn gốc của cấu trúc hoạt động. Động cơ học tập giúp chủ thể xác định những mục đích và phương tiện để rồi có những thao tác, hành động cho đúng.  Trong bài tập này chúng ta tìm hiểu động cơ học tập của học sinh dưới góc độ của tâm lý học họat động vì thế mà động cơ học tập được phân thành hai loại theo L.I. Bozovik, A.K.Dusaviskilà động cơ học tập mang tính xã hội và động cơ mang tính nhận thức. Động cơ hoàn thiện tri thức (động lực mang tính nhận thức): là mong muốn khao khát chiếm lĩnh, mở rông tri thức, say mê với việc học tập, bản thân tri thức và phương pháp dành tri thức có sức hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Loại động cơ này giúp người học luôn nỗ lực ý chí, khắc phục trở ngại từ bên ngoài để đạt nguyện vọng bên trong. Nó giúp học sinh duy trì hứng thú và ham muốn học hỏi, tìm tòi, vượt qua những trở ngại khó khăn để đạt được những mục tiêu trong học tập. Động cơ quan hệ xã hội: học sinh học bởi sự lôi cuốn hấp dẫn của các yếu tố khác như: đáp ứng mong đợi của cha mẹ, cần có bằng cấp vì lợi ích tương lai, lòng hiếu danh hay sự khâm phục của bạn bè, đây là những mối quan hệ xã hội cá nhân được hiện thân ở đối tượng học. Tuy loại động cơ này có mang tính tiêu cực nhưng nó cũng góp phần vào việc kích thích, tạo hứng thú và nhu cầu cho người học chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Ví dụ cụ thể cho loại động cơ này chính là câu chuyện mở đầu ở trên. Người sĩ tử không hiếu học kia trở thành trạng nguyên có thể không phải vì lòng ham muốn hoàn thiện tri thức mà là lòng tức giận cùng với mong muốn được trả đũa vì sự cư xử thiếu lễ - nghĩa - tín của người bạn chí cốt. Một số cách thức cụ thể làm chuyển hóa động cơ học tập của học sinh trong quá trình học Như đã phân tích ở trên, động cơ học được chia thành hai loại là động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức). Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ hoàn thiện tri thức thường không chứa đựng xung đột bên trong. Có thể có những khó khăn trong quá trình học hỏi đòi hỏi phải có nỗ lực ý chí để khắc phục, nhưng là khắc phục các trở ngại bên ngoài chứ không hướng vào đấu tranh với chính bản thân. Do đó, chủ thể của hoạt động học không có những căng thẳng tâm lý. Hơn nữa, động lực nội tâm còn chứng tỏ được khả năng “tự quyết định”, làm phát sinh tinh thần độc lập, tự giải quyết các trở ngại, đem lại cho người học nhiều sáng kiến. Nên hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ này được cho là tối ưu trong lĩnh vực sư phạm. Còn Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ quan hệ xã hội ở mức độ nào đó mang tính cưỡng bức, có những lực chống đối nhau (như kết quả học tập không đáp ứng mong muốn của cha mẹ). Vì thế nó gắn liền với sự căng thẳng tâm lý, không đóng góp nhiều cho óc sáng tạo và khả năng giải quyết các trở ngại. Không những thế, nó đòi hỏi phải đấu tranh với chính bản thân nên học sinh dễ vi phạm nội quy, lơ là việc học Tuy nhiên, xét về mặt lý luận, mỗi hoạt động được thúc đẩy bởi một động cơ nhất định. Hoạt động học hướng đến là những tri thức khoa học, thì chính nó (tức là đối tượng của hoạt động học) trở thành động cơ của hoạt động ấy. Động cơ hoàn thiện tri thức là động cơ chính của hoạt động học tập. Nhưng trên thực tế còn có động cơ quan hệ xã hội. Nó “bám vào”, “hiện thân” trên động cơ hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ phận của động cơ hoàn thiện tri thức. Khi động cơ hoàn thiện tri thức được đáp ứng thì đồng nghĩa với nó là động cơ quan hệ xã hội cũng được thoả mãn. Cả hai loại động cơ này đều xuất hiện trong quá trình học tập và trong từng hoàn cảnh cụ thể, điều kiện nào đó mà động cơ này hay động cơ kia chiếm vị trí quan trọng hơn, nổi lên và chiếm ưu thế trong thứ bậc động cơ. Vậy dựa trên nền tảng đó, ta có thể đưa ra một số phương cách cụ thể để hình thành động cơ học tập cho học sinh trung học. Rõ ràng, động cơ nội tâm có ưu điểm hơn nhiều so với động cơ xã hội. Nên người giáo viên cần phải chú trọng xây dựng cho học sinh loại động cơ quý báu này. Piagie đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự nhận thức và tự hoạt động của học sinh khi nói: “Trẻ em được phú cho tính hoạt động thực sự và giáo dục không thể thành công nếu không sử dụng và không thực sự kéo dài tính hoạt động đó”. Hơn nữa, ở lứa tuổi trung học, “tất cả các em điều ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập” nên đây là một thuận lợi rất lớn cho giáo viên khi xây dựng loại động lực học tập này cho học sinh. Và để hình thành được loại động cơ này, người giáo viên cần phải: Giúp học sinh xác định được mục đích học tập. Học sinh phải xác định được, sau quá trình miệt mài đèn sách, chúng sẽ được những cái gì. Cụ thể như học xong một môn học chúng sẽ lĩnh hội được những cái gì và nếu không học thì chúng sẽ không có những cái gì. Có như thế, học sinh mới cố gắng để nổ lực mà học được. Và cách thức cụ thể cho việc này là trong buỗi gặp mặt đầu tiên với học sinh, giáo viên hay cho học sinh biết mục tiêu học tập và phát họa cho chúng thấy nội dung chúng cần học để đạt được mục tiêu ấy. Bên cạnh việc xác định mục tiêu học tập, giáo viên cần phải tăng hứng thú học tập cho học viên bằng cách chuẩn bị giáo án thật tốt, các phương tiện dạy học phải hấp dẫn như lời nói uyển chuyển, lối cuốn, hình ảnh trực quan sinh động...Ví dụ như môn lịch sử chẳng hạn. Người học sinh nào mà chẳng ý thức được tầm quan trọng của lịch sử, nhưng rồi hàng năm con số thí sinh rớt môn sử ở nước ta không phải là nhỏ. Tại sao vây ? Vâng dễ hiểu thôi, mặt dù học sinh ta không phải không thích môn lịch sử vì minh chứng rõ ràng là lịch sử của Trung Hoa chúng ta biết rất rành mạch nhưng phương pháp dạy môn lịch sử ở nhà trường của chúng ta chưa thu hút học sinh. Giáo viên vào lớp thì chỉ như một người đọc sớ cung cấp cho học sinh những con số khô khan và lạt nhách thì dù có yêu sử đến đâu cũng bị “gây mê không hồi sức”. Nên để làm kích thích động lực học tập của học sinh đối với môn sử thì người giáo viên bên việc cho học sinh những con số thì giáo viên cần cung cấp cho học sinh những câu chuyện hay, những sự kiện cụ thể gắn với những con số đó. Đồng thời kết hợp với với hình ảnh minh họa sống động như các đoạn clip về các sự kiện lịch sử mà trên mạng bây giờ rất nhiều. Những phương tiện và phương pháp này giúp cho học sinh có hứng thú để khám phá tri thức. Ngoài ra còn có một phương pháp dùng để kích thích hứng thú học tập của học sinh rất hiệu quả nữa là đánh vào mâu thuẩn giữa “cái chưa biết” và “cái phải biết” của học sinh. Nghĩa là đặt ra các tình huống có vấn đề để học sinh bị kích thích mà mày mò, khám phá tìm câu trả lời. Những bài toán nhận thức thường được đưa ra cho học sinh khi chuyển sang nghiên cứu vấn đề mới, làm cho học sinh ít suy nghĩ căng thẳng, nhờ đó rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo của học sinh. Học tập như vậy sẽ hào hứng vì học sinh cảm thấy niềm vui của nhận thức và của hoạt động sáng tạo. Tuy nhiên, giáo viên cần chú ý khi đặt vấn đề cho học sinh. “Vấn đề đưa ra phải có nội dung chứa đựng những khó khăn, đòi hỏi một sự tìm tòi căng thẳng nhưng phải vừa sức với tiềm năng nhận thức của học sinh.” Hơn nữa, giáo viên cần “tạo ra một hệ thống những nhiệm vụ tăng dần, phức tạp hóa những nhiệm vụ nhận thức và tổ chức cho học sinh giải quyết tự lực các bài toán ấy.” Hay nói tóm lại, để tăng hứng thú cho học sinh, người giáo viên nên áp dụng phương pháp dạy học phát triển với khái niệm “vùng phát triển gần nhất” của Vưgotsky.     Không những thế, để tăng cường động lực và hứng thú học tập cho học sinh người giáo viên cần phải tăng cường tích cực hoá trong hoạt động học tập. Đây là một hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. Để có thể tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình học tập chúng ta cần phải chú ý đến một số biện pháp chẳng hạn như: Tạo ra và duy trì không khí dạy học thoải mái trong lớp; xây dựng động cơ hứng thú học tập cho học sinh; giải phóng sự lo sợ học sinh Bởi chúng ta không thể tích cực hoá trong khi học sinh vẫn mang tâm lý lo sợ, khi các em không có động cơ và hứng thú học tập và đặt biệt là thiếu không khí thỏa mái. Do đó với vai trò của mình, thầy giáo phải là người góp phần quan trọng trong việc tạo ra những điều kiện tốt nhất để cho học sinh học tập, rèn luyện và phát triển. Cụ thể như khởi động tư duy bằng một vài trò chơi hay câu đó đầu giờ, khai thác và phối hợp các phương pháp dạy học một cách có hiệu quả, đặc biệt chú trọng tới các phương pháp dạy học tích cực sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiên, sẽ hiệu quả hơn khi người giáo viên biết kết hợp những cách thức để hình thành động cơ học tập mang tính xã hội để hình thành động cơ học tập cho học sinh. Bằng thái độ ân cần, niềm nở và thái độ vui mừng khi học sinh hoàn thành nhiệm vụ, những lời khen, những điểm thưởng khi học sinh giải quyết xuất sắc vấn đề cũng là một niềm động lực to lớn để học sinh cố gắng nổ lực hơn trong những lần sau. Cũng chính vì thế mà người giáo viên cần theo dõi và thông báo lên nhà trường để khen thưởng những em có thành tích xuất sắc nhất để nhà trường khen thưởng mà nhờ thế mà hình thành ở các em một nguồn động lực học tập rất lớn.  Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Tính tò mò được biểu  hiện ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ. Cùng với việc chơi với đồ vật là cả một thế giới mà trẻ muốn khám phá. Khi bắt đầu đến trường trẻ được tiếp xúc với nhiều tri thức mới mẻ khiến trẻ không khỏi bỡ ngỡ. Cha mẹ và thầy cô giáo là người giúp trẻ tháo gỡ những vướng mắc và chiếm lĩnh dần những tri thức mới. Đó chính là sự kích thích trẻ trong học tập. Phát triển tính tò mò ham hiểu biết ở trẻ là một trong những động lực tốt nhất để phát triển trí thông minh và phát huy khả năng sáng tạo ở trẻ. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, ở các phụ huynh thường xuyên quan tâm đến việc kích thích tính tò mò ham hiểu biết của con cái thì kết quả học tập của những trẻ này cao hơn so với những trẻ không được cha mẹ quan tâm đến vấn đề này. Không những thế, niềm tin, sự tôn trọng, sự động viên khích lệ và sự hiểu biết... của cha mẹ đối với con cái trong học tập cũng như trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày là những công cụ hữu ích giúp trẻ nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển trí thông minh. Nên người giáo viên phải biết thường xuyên liên lạc, kết hợp với gia đình để cùng làm nảy sinh và duy trì nhu cầu và hứng thú học cho học sinh.  Mặt khác, giai đoạn tuổi trung học, tình bạn đối với trẻ là một điều rất thiêng liêng và có ảnh hưởng rất lớn. Nên người giáo viên cũng cần phải chú ý để điều phối, dẫn dắt các mối quan hệ trong lớp, để học sinh có thể có hứng thú học khi cùng bạn bè đi khám phá trí thức. Chẳng hạn như thành lập các nhóm học cùng tiến, phân công công việc theo nhóm...  Ngoài ra yếu tố cơ sở vật chất nhà trường cũng có ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh. Vì vậy, mà người giáo viên cũng cần xem xét và kiến nghị với nhà trường để trang bị những cơ sở, phương tiện dạy học tốt nhất cho học sinh trong điều kiện có thể.  Trên đây là một số phương cách cụ thể để giúp tăng cường động lực học tập (bên trong) cho học sinh trung học. Tuy nhiên, để duy trì được hứng thú và động cơ học tập của học sinh trong suốt quá trình giảng dạy không phải là một điều đơn giản. Nên người giáo viên cần phải cố gắng rất nhiều trong việc trau dồi cho mình các năng lực, phẩm chất nghề nghiệp, cùng với tấm lòng kiên nhẫn và tình yêu tha thiết học sinh cũng như biết kết hợp nhuần nhuyễn, khéo lẽo giữa hai loại động lực bên trong và bên ngoài thì mới có thể khiến học sinh có hứng thú để đi khám phá vốn tri thức to lớn của nhân loại được. Tài liệu tham khảo Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Định Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính. Tâm lý học giáo dục. NXB ĐHQGHN. Từ trang 117- 172 Lê Văn Hồng (chủ biên). Tâm lí học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. NXB. ĐH Quốc gia. Ts. Trần Thị Hương (chủ biên). Giáo trình Giáo dục học đại cương. NXB. ĐH Sư phạm Tp. HCM. Nguyễn Thị Bích Hạnh – Trần Thị Hương. Lý luận dạy học. Khoa tâm lý giáo dục ĐH Sư phạm Tp. HCM. Đoàn Huy Oánh. Tâm lý học sư phạm. NXB. ĐH Quốc gia Tp. HCM. Phạm Minh Hạc. Tuyển tập tâm lý học. Phan Trọng Ngọ. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. NXB. ĐH Sư phạm. Đặng Thành Hưng. Dạy học hiện đại. NXB. ĐH Quốc gia Hà Nội.

File đính kèm:

  • docxtam ly.docx
Giáo án liên quan