Đề tài Hứng thú học tập môn vật lý THCS

Nghiên cứu khoa học là một việc làm có ý nghĩa thiết thực, bổ ích và đầy hấp dẫn, nó giúp mỗi người chúng ta phát huy khả năng sáng tạo và nâng cao tầm hiểu biết, mở mang trí tuệ cho bản thân mình, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 Việc tập dượt nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng cần thiết của mỗi sinh viên học trong các trường Đại học – Cao đẳng. Tuy nhiên là lần đầu tiên, mới mẻ với các sinh viên nói chung và bản thân tôi nói riêng, nên việc tìm tài liệu và xác định vấn đề cơ bản trong nghiên cứu khoa học còn nhiều bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn.

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3589 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hứng thú học tập môn vật lý THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo Trường CĐSP Hải Dương. & Đề tài nghiên cứu khoa học "Hứng Thú Học Tập Môn Vật Lý THCS" Giảng viên hướng dẫn: Thầy Vũ Văn Minh Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Nhật Lớp: Lý - KTCN Khoa: Tự nhiên. Niên khoá: 2005 - 2008. Hải dương tháng 4/2008. Lời mở đầu Nghiên cứu khoa học là một việc làm có ý nghĩa thiết thực, bổ ích và đầy hấp dẫn, nó giúp mỗi người chúng ta phát huy khả năng sáng tạo và nâng cao tầm hiểu biết, mở mang trí tuệ cho bản thân mình, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc tập dượt nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng cần thiết của mỗi sinh viên học trong các trường Đại học – Cao đẳng. Tuy nhiên là lần đầu tiên, mới mẻ với các sinh viên nói chung và bản thân tôi nói riêng, nên việc tìm tài liệu và xác định vấn đề cơ bản trong nghiên cứu khoa học còn nhiều bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn. Được sự hướng dẫn giúp đỡ của thầy Vũ Văn Minh, các thầy cô và các bạn, cùng với sự đam mê khoa học, mong muốn học hỏi và tìm hiểu của bản thân nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu học tập: “Hứng thú học tập môn vật lý” của học sinh trường THCS Tứ Minh – TP Hải Dương Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót nên tôi rất mong được sự góp ý của các thầy cô, các bạn độc giả đề đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Cấu trúc của đề tài Phần A: Khái quát chung I. Lý do chọn đề tài. II. Mục đích nghiên cứu. III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu. V. Lịch sử nghiên cứu. VI. Giả thuyết khoa học. VII. Phương pháp nghiên cứu. Phần B: Nội dung Chương I. Cơ sở lý luận I. Khái niệm Hứng thú - Hứng thú học tập. II. Vai trò của giáo dục vật lý trong nhà trường. III. Học sinh đối với việc tiếp thu môn vật lý. IV. Những phương pháp chung gây hứng thú trong dạy - học môn vật lý. Chương II. Thực trạng I. Vài nét về trường và học sinh trường THCS Tứ Minh II. Thực trạng hứng thú học tập môn Vật lý trường THCS Tứ Minh Phần C: Kết luận I. Kết luận chung II. Nguyên nhân III. Biện pháp. IV. ý kiến đề xuất: Phần A: Khái quát I. Lý do chọn đề tài. - Tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu hứng thú học tập môn vật lý của học sinh THCS ” vì: - Vật lý là môn khoa học có rất nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống hàng ngày. Học môn vật lý sẽ giúp cho học sinh giải thích được các hiện tượng xảy ra xung quanh cuộc sống của các em. Giúp các em hiểu được bản chất của sự vật hiện tượng một cách khoa học, linh hoạt. - Vật lý là môn khoa học mà khi học tốt môn này sẽ giúp các em có tư duy tốt hơn để học tập các môn khác, là cơ sở để các em có hứng thú trong học tập. - Đối với học sinh THCS các em bắt đầu làm quen với bộ môn vật lý vì vậy còn lạ lẫm, bỡ ngỡ. - Thực tế trong các trương THCS hiện nay, nhiều người chưa quan tâm đích đáng tới môn vật lý ,còn coi đó là môn phụ vì vậy các em chưa có ý thức nhiều về môn học này. *Do đó: Tìm hiểu hứng thú học tập môn vật lý có vai trò vô cùng quan trọng vì nó giúp cho giáo viên thấy được quan niệm của học sinh về vật lý,từ đó điều chỉnh cách dạy phù hợp , đồng thời có phương pháp tác động vào ý thức của học sinh.Qua đó giúp học sinh yêu môn học ,thêm hiểu biết về tầm quan trọng của môn học để say mê tim tòi,hình thành cơ sở niềm tin vững chắc để các em học tôt thêm các môn học khác. II-Mục đích yêu cầu: Dựa trên cơ sở tìm hiểu hưng thú học tập môn vật lý của học sinh trường THCS Tứ Minh . Đề tài nhằm đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập môn vật lý cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. III. Đối tượng nghiên cứu: 1. Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm hứng thú học tập môn vật lý của học sinh trường THCS Tứ Minh. 2. Khách thể nghiên cứu: - Các em học sinh trường THCS Tứ Minh IV. Nhiệm vụ nghiên cứu: 1. Tổng hợp cơ sở lý luận của vấn đề hướng thú và hứng thú học tập 2. Khảo sát thực trạng hứng thú của học sinh trường Tứ Minh 3. đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập môn vật lý để dạy học đạt kết quả. V. Lịch sử nghiên cứu: Trong thực tế đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề "hứng thú học tập môn Vật Lý của học sinh THCS". Và cũng đã thu được những kết quả nhất định. Bên cạnh đó còn có một số hạn chế trong việc nâng cao hứng thú học tập môn Vật Lý cho HS. VI. Giả thuyết khoa học. Nếu tìm ra được những biện pháp nâng cao hứng thú học tập môn vật lý cho học sinh, linh hoạt trong mọi tình huống cụ thể thì kết quả học tập cũng như giảng dạy của học sinh và giáo viên có chất lượng hơn. VII. Các phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp phân tích tổng hợp: Khi đưa ra một vấn đề hay giảng dạy cho các em một bài nào đó thì: Giáo viên phải nêu ra vấn đề, đó là vấn đề gì? thật rõ ràng để các em biết, sau đó đi vào từng khía cạnh từ cái nhỏ đến cái lớn thật kỹ càng của vấn đề nhưng tránh lan man, dài dòng. Bởi nếu như vậy các em sẽ mệt mỏicuối cùng cũng không hiểu mấu chốt của vấn đề - Khi phân tích xong, giáo viên phải đúc kết lại dưa ra kết luận tổng hợp nhất.Thâu tóm lại từng vấn đề, làm sao cho bản chất của vấn đề được bộc lộ rõ ràng nhất, dễ hiểu nhất thì mới thu được kết quả cao trong giảng dạy 2. Phương pháp quan sát: - Quan sát là việc con người sử dụng các giác quan để thu thập các giữu liệu, số liệu. * Các dạng quan sát: + Quan sát toàn diện hay từng hoạt động. + Sử dụng quan sát lâu dài hoặc trong một thời gian ngắn. + Quan sát thăm dò hoăc đi sâu. + Quan sát phát hiện và kiểm nghiệm. 3. Phương pháp điều tra bằng an két: Là phương pháp mà nhà nghiên cứu dùng hệ thống các câu hỏi để thu thập các ý kiến chủ quan của các thành viên trong cộng đồng về vấn đề nào đó. - Câu hỏi mở: Để thăm dò và phát hiện vấn đề - Câu hỏi đóng: Để nhằm giải đáp một vấn đề nào đó có mục đích rõ ràng. - Câu hỏi bổ sung. 4. Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho học sinh những vấn đề mới, tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ kinh nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống nhằm giúp học sinh củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá tri thức đã tiếp thu nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp cho học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức. Phần B: Nội dung. Chương I: Cơ sở lý luận I. Khái niệm hứng thú - Hứng thú học tập môn vật lý. 1. Khái niệm. - Hứng thú là thái độ đặc biệt của các nhận đối với đối tượng nào đó vứa có ý nghĩa đối với cuộc sống vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Hứng thú Học tập môn vật lý: Là sự yêu thích, ham học, có cmả giác phấn chấn khi tiếp xúc môn học, phát triển tối đa trí tuệ, sức sáng tạo, tích cực tự nghiên cứu, tìm tòi dưới sự hướng dẫn của giáo viên giảng dạy. Là những thái độ có tính chất tích cực của học sinh, làm cho kết quả dạy học có chất lượng, không gây căng thẳng. 2. Đặc điểm của hứng thú. *Hứng thú và nhu cầu có quan hệ mật thiết nhưng có sự khác nhau: - Nhu cầu hướng vào đối tượng nhằm đáp ứng sự thoả mãn do đó có sự bão hoà và có tính chu kỳ. - Hứng thú chủ yếu hướng vào nhận thức, tìm tòi, sáng tạo, thưởng thức nên tính thích thú say mê của nó dường như là vô tận. - Nhiều nhà hoạt động khoa học, văn hoá, văn nghệ, sáng chế đã cặm cụi làm việc suốt đời nên đã quên cả bản thân, quên cả thời gian. Nhiều người tuyên bố “Nếu tôi có hai cuộc đời tôi vẫn tiếp tục công việc này”. - Mỗi khi người ta có hứng thú say mê với hoạt động nào đó thì bản thân hoạt động ấy đã trở thành nhu cầu quan trọng của chủ thể. Cũng nhiều khi hoạt động để đáp ứng một phần nhu cầu trước mắt rồi sau chính hoạt động đó trở nên hấp dẫn thành hứng thú của chủ thể. * Người ta chia hứng thú ra thành: Hứng thú trực tiếp và hứng thú gián tiếp. Hứng thú trực tiếp có ý nghĩa là chủ thể tích cực tham gia trực tiếp vào hoạt động sáng tạo. VD: Nhà văn say mê viết truyện, ca sĩ say mê biểu diễn, cầu thủ say mê đá bóng, nghệ sĩ biểu diễn không biết chán. Hứng thú gián tiếp: Là chủ thể hướng vào thưởng thức kết quả hoạt động. VD: Có người say mê tiểu thuyết đọc suốt thâu đêm, có người yêu thích bóng đá đến nỗi cảm thấy đau khổ, thất vọng khi đội tuyển mình yêu thích thua cuộc. => Khó có thể nói rằng loại hứng thú nào mãnh liệt hơn, có điều hứng thú trực tiếp hoạt động sáng tạo đòi hỏi phải có sự kiên trì, sáng tạo. 3. Biểu hiện của hứng thú học tập. - Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê; hấp dẫn bởi nội dung hoạt động ở bề rộng và bề sâu của hứng thú. - Hứng thú học tập môn vật lý biểu hiện cả ở trong và ngoài giờ học: + ở trong giờ học: Biểu hiện của hứng thú là chăm chỉ nghe giảng, xây dựng bài, hăng hái phát biểu ý kiến. + Ngoài giờ học: Các em tìm đọc thêm các sách tham khảo môn vật lý, tìm hiểu các hiện tượng vật lý ngoài đời sống, tìm cách giải thích theo kiến thức đã học. - Tổ chức những buổi tham quan du lịch, các ảnh vật hiẹn tượng tự nhiên cũng tạohứng thú học tập cho học sinh. Những biểu hiện của hứng thú học tập của mỗi học sinh về môn vật lý, ở mỗi lớp, mỗi lứa tuổi là khác nhau. Tuy nhiên nếu chịu khó quan sát ta có thể nhận biết được, bởi các em thường bộc lộ cảm xúc, tình cảm ra bên ngoài nên rất dễ nhận biết. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc, sự sáng tạo vì thế: Cùng với nhu cầu hứng thú là một trong nhân tố của hệ thống động lực nhân cách cụ thể. Hứng thú là một trong những nhân tố quan trọng: có thể khẳng định rằng tạo một hứng thú trong một tiết học, giờ học vật lý là đã tạo được 80% sự thành cộng của giờ học. Có hứng thú học thì khả năng tiếp thu bài của học sinh được tăng lên; chất lượng học tập được nâng lên rõ rệt; hứng thú học tập chi phối sự thành công hay thất bại của bài giảng. => Người giáo viên gây được hứng thú với học sinh thì đó là một thuận lợi cho môn dạy của mình. Chất lượng dạy học tăng lên rõ rệt. Nó tích cực đối với tất cả các môn học. 4. Vai trò của hứng thú và hứng thú học tập. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc. Vì thế cùng với nhu cầu hứng thú là một trong những hệ thống động lực của nhân cách. Trong bất kỳ hoạt động nào, tạo được hứng thú là điều cực kỳ quan trọng, làm cho các em hăng say với công việc của mình, đặc biệt là học tập. Đối với môn vật lý, có hứng thú các em sẽ có tinh thần học bài, tìm thấy cái lý thú, cài hay trong môn học, không cảm thấy khô cứng, khó hiểu nữa. Từ đó tạo niềm tin say mê học tập, đồng thời nó làm cho các em nhận thức đúng đắn hơn. Học sinh sẽ biết coi trọng tất cả các môn học, có sự đầu tư, phân chia thời gian hợp lý để kết quả học tập của mình có sự đồng đều, không coi nhẹ môn phụ hay môn chính nào cả. Khi các em có sự phát triển đồng đều, như vậy sẽ tạo điều kiện để phát triển nhân cách của các em. 5. Phát triển hứng thú của học sinh: * Muốn học sinh hứng thú say mê hoạt động nào thì đối tượng của nó chứa đựng những nội dung phong phú, hấp dẫn mới mẻ, càng tìm tòi học hỏi sáng tạo, càng phát hiện trong hoạt động nhiều cái mới mẻ, cái hay có giá trị. Những nội dung sinh hoạt nghèo nàn đơn điệu không thể gây hứng thú cho học sinh được. Lúc đó người ta phải dùng những kích thích bên ngoài tác động để tích cực hoá hoạt động của học sinh. Cần tạo điều kiện cho hoạt động sáng tạo của học sinh: Có điều kiện vật chất kỹ thuật tương ứng với hạot động sáng tạo. Tạo không khí, môi trường hoạt động sôi nổi, lôi cuốn học sinh tham gia. II. Vai trò của giáo dục vật lý trong nhà trường PT: Giáo dục là quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Với một học sinh THCS , một lứa tuổi của sự tiếp thu, một lứa tuổi mà quá trình hình thành nhân cách đưcợ phát triển mạnh mẽ mà nhân cách của học sinh được thể hiện ở hai mặt là: Tri thức và đạo đức. + Tri thức: Là mặt không thể thiếu ở con người hiện đại. Ngày nay trong quá trình phát triển của xã hội mà nhân loại đòi hỏi con người phải có trí thức khoa học uyên bác, phải có kiến thức sâu rộng trong tất cả các ngành khoa học mà vật lý là môn khoa học trong thực tế không thể thiếu. Vật lý là môn khoa học tự nhiên, rất quan trọng trong thực tế, nó có ứng dụng vô cùng quan trọng trong các ngành kinh tế chủ chốt của các quốc gia, là cơ sở của các ngành công nghiệp như: Chế tạo máy, điện, hạt nhân. Thông qua giáo dục vật lý trong nhà trường giúp các em làm quen dần với các ngành kinh tế, công nghiệp quan trọng đối với quốc gia cũng như trên thế giới. Để các em có sự hiểu biết ban đầu về khoa học, vai trò của môn vật lý. Từ đó thấy được yêu cầu đòi hỏi của xã hội đối với cá em sau này để có hướng cho chính bản thân mình trong tương lai. Học tập vật lý trong trường THCS giúp các em làm quen với cá kiến thức mới, mở rộng sự hiểu biết của mình. Thông qua học vật lý, các em tự giải thích được những thắc mắc về sự vật hiện tượng xảy ra trong thức tế có liên quan đến môn học để từ đó hình thành nên niềm tin về môn học. III. Đặc điểm cơ bản của lứa tuổi học sinh THCS với việc tiếp thu môn vật lý: Mọi ý tưởng và hành động của nhà sư phạm đều phải cúa ý đến cá tính và trí tuệ của lứa tuổi, nói cách khác, đó là sự quan tâm tới các đặc điểm tâm lý lứa tuổi. ý tưởng đó bao trùm lên toàn bộ công việc tổ chức và phương pháp chính của giáo dục hiện đại nói chung và giáo dục vật lý nói riêng. Mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng biệt, với lứa tuổi học sinh THCS từ 11 – 12 tuổi tới 14 – 15 tuổi (lớp 6 – lớp 9) đây là thời kỳ diễn biếnkhá phức tạp và quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân về mặt tâm lý giáo dục và dạy học vật lý, góp phần vào quá trình hình thành và phát triển trí tuệ, đáp ứng yêu cầu của xã hội đặt ra. Học tập và tiếp thu môn học vật lý ngày nay có nhiều cơ hội thiếp thu rễ dàng hơn. Do các em được tự mình làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, được học tập qua các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại. ở giai đoạn này các em đang có sự phát triển rất mạnh mẽ về thể chất, tính tình thường hiếu động và rất thích tìm tòi cái mới. * Khái niệm hứng thú nhận thức - học tập. Hứng thú là một trạng thái của tâm lý về một hoạt động nào đó, là sự hăng hái, chủ động (Tự mình làm chủ được hành động của mình), nhiệt tình trong học tập. Hứng thú nhận thức – Học tập thực chất là hành động ý chí, trạng thái hoạt động nhận thức hứng thú là trạng thái được đặc trưng bởi sự nỗ lực, cố gắng của cá nhân. Đặng Vũ Hoạt cho rằng: Hứng thú, tính tích cực nhận thức biểu hiện ở chỗ huy động mức độ cao của các chức năng tâm lý, đặc biệt là chức năng tư duy. I. F Khalamốp định nghĩa: Hứng thú, tính tích cực trong nhận thức, trong học tập là trạng thái học tập của học sinh, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng để trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Một số tác giả khác cho rằng: Hứng thú, tính tích cực nhận thức và tính tích cực học tập có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng không phải là đồng nhất. Hứng thú học tập, tích cực học tập có nghĩa là hoàn thành một cách chủ động, tự giác, có nghị lực đầy hào hứng có sáng kiến bằng những hoạt động trí óc và chân tay nhằm nắm vững kiến thức, kỹ năng kỹ xảo, vận dụng linh hoạt trong hoạt động học tập và thực tiễn. * Những biểu hiện của tính hứng thú nhận thức học tập. Như vậy có thể nói, trong quá trình học tập, hứng thú, tính tích cực nhận thức của học sinh thể hiện ở khả năng định hướng với mục tiêu đề ra, hứng thú với nhiệm vụ được giao, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ và khả năng linh hoạt trong giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập. Người ta chia hứng thú – Tính tích cực học tập làm 3 mức độ: 1. Hứng thú bắt chước, tái hiện: Xuất hiện do tác động kích thích bên ngoài ( yêu cầu của giáo viên ); người học thao tác trên đối tượng, bắtchước theo mẫu hoặc mô hình của giáo viên. 2. Hứng thú tìm tòi: Đi liền với quá trình hình thành khái niệm, quá trình giải quyết vấn đề các tình huóng nhận thức, tìm tòi các phương thức hành động trên cơ sở tự giác có sự tham gia của động cơ nhu cầu, sở thích và ý chí của học sinh. ở mức độ này tính độc lập cao hơn mức 1 học sinh tiếp nhận và tự tìm cho mình phương tiện thực hiện. 3. Hứng thú sáng tạo: Thể hiện khi chủ thể có năng lực tự tìm ra phương thức hành động riêng độc đáo, sáng tạo và nó trở thành phẩm chất bền vững của các nhân. đây là mức độ biểu hiện của hứng thú, tích cực cao nhất. IV. Những phương pháp chung gây hứng thú trong dạy-học Vật lý. A. Đối với giáo viên. 1. Giáo viên khuyến khích và chấp nhận tính độc lập, sáng tạo của học sinh. 2. Giáo viên sử dụng nguyên gốc những cơ sở ban đầu với những thao tác, sự cộng tác và những hoạt động vật chất của học sinh. 3. Giáo viên sử dụng những thuật ngữ chuyên môn liên quan đến nhận thức như: phân loại, phân tích, dự đoán, xây dựng (tạo nên) khi xây dựng khung nhiệm vụ. 4. Giáo viên cho phép học sinh phản ứng lại với sự điều khiển bài học, xoay xở với những hoạch định bài học và bằng lòng thay đổi. 5. Giáo viên điều tra những hiểu biết, những quan niệm của học sinh và phân loại chúng. 6. Gáo viên khuyến khích học sinh đi tới những thoả thuận trong trao đổi giữa giáo viên và người học. 7.Giáo viên khuyến khích học sinh phát vấn, suy nghĩ nhiều để hỏi, sử dụng những câu hỏi mở, khuyến khích học sinh hỏi lẫn nhau. 8.Giáo viên tìm hiểu kĩ những tiềm ẩn trong những câu trả lời của học sinh. 9. Giáo viên chú ý tới những kinh nghiệm của học sinh trong đó có thể tiềm ẩn những mâu thuẫn với giả thiết và khuyến khích họ thể hiện. 10. Đứng trước những câu hỏi, giáo viên cho học sinh một thời gian để trả lời. 11. Giáo viên cung cấp thời gian cho học sinh xây dựng những mối quan hệ và phát biểu chúng bằng lời. 12. Giáo viên nuôi dưỡng những suy nghĩ có tính tò mò tự nhiên của học sinh trong quá trình học tập. B. Đối với học sinh: 1. Người học cần có nhiều ý tưởng. 2. ý tưởng của người học có thể trái ngược với ý tưởng của người dạy. Ví dụ: Trẻ 14 tuổi nghĩ rằng: - ánh sáng ban đêm đi xa hơn ban ngày. - ta nhìn thấy một vật có màu vì bản thân nó có hoặc được nhuộm màu đó. - vật chỉ có thể chuyển động nếu có lực tác dụng vào nó. - vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ ... 3. Người học thích những ý tưởng của họ và muốn bộc lộ chúng. 4. Người học thấy những gì họ muốn thấy. 5. Người học thấy những gì họ biết. 6. Người học khi gặp vấn đề khó cảm thấy cần sự trợ giúp của người khác . 7. Người học cần biết được họ học gì? 8. Người học tự quyết định niềm tin của họ. * Cùng với các nguyên tắc trên Books & Books còn đưa ra 5 nguyên lý tổng quát : 1. Giáo viên tìm kiếm đánh giá những ý kiến chủ yếu của học sinh. - Giáo viên kiên trì giới thiệu những taì liệu tới tất cả học sinh một cách đồng loạt, học sinh có thể không coi những ý kiến riêng lẻ là quan trọng và có thể ý tưởng của họ sinh là đồng nhất, điều này cản trở nhịp độ và phương pháp hoạt động của lớp học.Nhưng dù thế nào thì những ý tưởng của học sinh cũng là dấu hiệu giúp giáo viên trong bài học tiếp theo. 2. Những hoạt động của lớp học thách thức sự dự đoán của học sinh .- Tất cả học sinh trong lớp đều có những kinh nghiệm được hình thành trong cuộc sống, nó dẫn họ đến với những dự đoán. Thông qua hoạt động của lớp học ( Sự tích cực chủ động của chủ thể và hợp tác với bạn đọc). Những dự đoán của học sinh được kiểm tra, thách thức. Nó sẽ được chấp nhận nếu đúng, phải dự đoán lại nếu sai. 3. Giáo viên làm nảy sinh những vấn đề thích hợp. - Sự thích hợp, ý nghĩa và sự hứng thú không phải tự động gắn ở bên trong đối tượng hoặc những vấn đề nghiên cứu. Sự thích hợp xuất hiện từ người học, giáo viên thừa nhận vai trò trung tâm của học sinh và tìnm cách tổ chức hoạt động của học sinh làm bộc lộ chúng. Lớp học kiến tạo cấu trúc từ những kinh nghiệm sẽ nuôi dưỡng va tạo ra gía trị của những cá nhân. 4. Giáo viên xây dựng những bài học xung quanh những khái niệm ban đầu và những ý tưởng lớn. 5. Giáo viên đánh giá học sinh trong phạm vi mỗi ngày học. Trong lớp học kiến tạo, giáo viên gắn việc đánh giá việc học của học sinh vơí mọi hoạt động bình thường của lớp học trong mỗi buổi học. ChươngII:Thực trạng A. Đặc điểm chung về trường và HS I. Vài nét về trường và đặc điểm học sinh trường THCS Tứ Minh . 1. Tình hình xã Tứ Minh: Trước đây xã Tứ Minh thuộc huyện Cẩm Giàng. Thời gian gần đây Tứ Minh được sát nhập vào thành phố Hải Dương. Xã Tứ Minh có 7 thôn : Nhật Tân Tứ thông Cẩm Khê Thượng Đạt Lộc Cương Đồng Tranh Đỗ Xá *Những khó khăn của địa phương: Sau khi sát nhập vào thành phố , Xã Tứ Minh đã có nhiều thay đổi nhưng vẫn còn lạc hậu. Điện nước , đường xã còn thiếu thốn rất nhiều . Các thôn phân bố rải rác. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, dân cư không có nghề phụ. Hiện nay đời sống nhân dân được nâng cao, đất của xã được quy hoạch. Tệ nạn của xã đang phát triển . Tình hình dân trí thấp. Có rất nhiều người dân không học hết lớp 5. phụ huynh học sinh trong trường có nhiều người không biết chữ. Điều này cũng gây nên nhiều khó khăn trong việc trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của con em mình. Họ không thể tự kiểm tra việc học tập của con em họ. *Điều kiện thuận lợi : + trình độ dân trí thấp nhưng đã được nâng cao so với trước kia + Người dân đã có ý thức về tầm quan trọng của việc học đối với con em mình. + Đời sống của nhân dân được nâng lên, nên người dân có điều kiện để quan tâm, đầu tư cho con em mình học tập. 2. Tình hình thực tế của trường THCS Tứ Minh. Trước đây là trường cấp 1-2. Sau này được tách riêng ra thành trường cấp 1,2 riêng biệt. Trường có 18 lớp học với 11 phòng học.Do điều kiện của nhà trường nên lịch học của các lớp được phân bố thành 2 buổi: - Khối sáng: + Lớp 9: 4 lớp + Lớp 8: 5 lớp - Khối chiều: + Lớp 8: 5 lớp + Lớp7: 5 lớp - Trường có khoảng 636 học sinh , 1 lớp trung bình co khoảng 40 em học sinh .Học sinh nam và nữ có số lượng tương đối đồng đều. Nhà trường có 44 giáo viên với đây đủ bộ môn.Tập thể gioá vien của nhà trường nghị lực ,bản lĩnh ,đầy nhiệt huyết.Trước đây chất lượng học sinh thấp Nhưng với sự lỗ lực của tập thể giáo viên nhà trường cùng với các em học sinh đã đưa lớp 8,9 tiến bộ. Đối với lớp 6,7 do các em vừa từ tiểu học chuyển lên còn nhiều khó khăn trong việc nắm bắt cặn kẽ tình hình học tập của các em và năng lực học tập của từng em vẫn chưa thể hiện rõ . - Tỉ lệ đỗ cấp 3 cao gần bằng so với các trường trong nội thị .Có những học sinh thi đỗ vào Nguyễn Trãi, Hồng Quang với số điểm rất cao. Có những em có số điểm cao trong tốp đứng đầu Trường có khoảng 4% học sinh giỏi ,còn kém rất nhiều so với các trường khác. Năm học 2006-2007 do nhà trường còn thiếu phòng bộ môn nên không đạt được danh hiệu trường tiên tiến. 3. Công tác chuyên môn: - Trường THCS Tứ Minh năm học 2006-2007 có 44 giáo viên, trong đó có: + Ban giám hiệu 3 người. + Văn thư 1 người. + Số giáo viên hợp đồng 2 người. - Trình độ cao đẳng 21 giáo viên. - Trình độ đại học 19 giáo viên. -Chia lam 3 tổ chuyên môn: + Tổ xã hội: 14 giáo viên. + Tổ tự nhiên: 18 giáo viên. + Tổ tổng hợp: Gồm Nhạc, hoạ, ngoại ngữ, công dân, thể dục. * Những năm trước số học sinh bỏ học rất nhiều. Mặc dù đây là một địa phương trực thuộc TP Hải Dương. - Nhà trường thực hiện chống bệnh thành tích trong dạy-học, cho lưu ban những em hs không đủ điều kiên lên lớp. Gân đây số học sinh bỏ học đã giảm đáng kể. - Địa phương không quan tâm nhiều đến giáo dục, phụ huynh it quan tâm đến học tập của con cái, dẫn đến trình độ văn hoá thấp, lực học của đa số học sinh yếu. - Có một lớp chất lượng học sinh kém rõ rệt 6D. 4. Mục đích của nhà trường. - Nâng cao chất lượng đại trà. Trường sắp xếp đúng người đúng việc, đặc bjệt chú ý đến chương trình đổi mới SGK, đổi mới phương pháp dạy học. * Kết quả đạt được sau kiểm tra học kỳ I. + Học lực giỏi 30: em; khá: 382 em; yếu: 75 em. + Hạnh kiểm: Tốt: 353 em; khá: 228 em; yếu: 7 em. - nhà trường thường xuyên kiểm tra đánh giá hồ sơ, sổ sách của giáo viên, hàng tuần rút kinh nghiệm cho từng cá nhân. - Thanh tra toàn diện 3 người/tháng. - Thanh tra thành phố: 8 người đạt khá, giỏi; không có giờ dạy trung bình. - Hàng tuần giáo viên thường xuyên trao đổi rút kinh nghiệm, dự giờ thăm lớp. Giáo viên dự 2 tuần/ tiết. Tổ trưởng thì 1 tuần/ tiêt. BGH 2 tiết/ tuần. - Các tổ chuyên môn thường tổ chức các chuyên đề hàng tháng. - Thi học sinh giỏi thành phố, tỉnh; các môn có vị trí cao: Vật Lý, Lịch Sử, Địa Lý, Văn, Toán. II. Liên đội Trường THCS Tứ Minh: 1. Đặc điểm: - năm học 2007-2008 liên đội trường THCS Tứ Minh có 636 đội viên, thanh niên, sinh hoạt ở 14 chi đội và 4 lớp. Ban phụ trách gồm 21 đồng chí. a. Thuận lợi. - Liên đội có bề dày truyền thống , được sự quan tâm của trường va địa phương. - Ban phụ trach gồm những người có kinh nghiệm. - Hoạt động đội thu hút được các em học sinh. b. Khó khăn. - Do điều kiện kinh tế, dân trí nên sự đầu tư cho các hoat động còn hạn chế. -

File đính kèm:

  • docDe tai Giup hoc sinh hung thu hoc tap mon vat ly THCS.doc