Đề tài Kinh nghiệm rèn viết chữ đúng và đẹp cho học sinh lớp 5

Ông cha ta có câu: " Nét chữ nết người ", Nét chữ thể hiện tính cách của con người. Chữ đều đặn, rõ ràng, đúng và sạch đẹp thể hiện đức tính cẩn thận của con người, và còn thể hiện tính kiên trì, bền bỉ của con người. Đặc biệt là một giáo viên tiểu học, qua một số năm giảng dạy tôi thấy chữ viết của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn tới chữ viết của học sinh vì học sinh tiểu học rất hay bắt chước và chúng thường xuyên xem thầy cô giáo là tấm gương để noi theo. Chữ viết của học sinh có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác. Nếu viết đúng mẫu, rõ ràng tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Vì vậy, viết rèn chữ đẹp là việc cần thiết đối với giáo viên.

 Chữ viết đúng, đẹp là một trong những yếu tố quan trọng nhất để góp phần hình thành nhân cách của học sinh đó cũng là mong muốn nguyện vọng của toàn ngành và xã hội đặt ra.

 Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy rằng chữ viết của học sinh còn xấu, trình bày tuỳ tiện cẩu thả.

 Hưởng ứng cuộc thi "viết chữ đúng đẹp" của giáo viên tôi mạo dạn đưa ra một số kinh nghiệm rèn viết chữ đúng đẹp cho học sinh lớp 5.

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm rèn viết chữ đúng và đẹp cho học sinh lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Trực Ninh Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường tiểu học trực đạo Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn viết chữ đúng và đẹp cho học sinh lớp 5 Họ & tên: Nguyễn Thị Thơm Đơn vị: trường tiểu học trực đạo Trực đạo, ngày 05 tháng 11 năm 2007 I. Đặt Vấn Đề Ông cha ta có câu: " Nét chữ nết người ", Nét chữ thể hiện tính cách của con người. Chữ đều đặn, rõ ràng, đúng và sạch đẹp thể hiện đức tính cẩn thận của con người, và còn thể hiện tính kiên trì, bền bỉ của con người. Đặc biệt là một giáo viên tiểu học, qua một số năm giảng dạy tôi thấy chữ viết của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn tới chữ viết của học sinh vì học sinh tiểu học rất hay bắt chước và chúng thường xuyên xem thầy cô giáo là tấm gương để noi theo. Chữ viết của học sinh có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác. Nếu viết đúng mẫu, rõ ràng tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Vì vậy, viết rèn chữ đẹp là việc cần thiết đối với giáo viên. Chữ viết đúng, đẹp là một trong những yếu tố quan trọng nhất để góp phần hình thành nhân cách của học sinh đó cũng là mong muốn nguyện vọng của toàn ngành và xã hội đặt ra. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy rằng chữ viết của học sinh còn xấu, trình bày tuỳ tiện cẩu thả. Hưởng ứng cuộc thi "viết chữ đúng đẹp" của giáo viên tôi mạo dạn đưa ra một số kinh nghiệm rèn viết chữ đúng đẹp cho học sinh lớp 5. II. Gải quyết vấn đề 1. Những yêu cầu cơ bản của việc tập viết: Trước hết, muốn viết chữ đúng mẫu, đẹp cho giáo viên phải nắm được những yêu cầu cơ bản của môn tập viết cụ thể là: - Về kiến thức: giáo viên phải có hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng và tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa các nét chữ chữ và các chữ cái, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ viết thường, dấu thanh và chữ số, các chữ viết hoa. - Về kỹ năng: Viết đúng quy trình viết nét, viết chữ cái và liên kết chữ cái tạo ra chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ. Ngoài ra giáo viên cần rèn các kỹ năng như: Tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở... 2. Kết qủa khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh đầu năm học: Tổng số học sinh lớp 36 em 1.Học sinh viết sai độ cao các chữ cái : 10 em ~ 27.7% 2. Học sinh viết sai giấy các nét chữ : 12 em ~33.3% 3. Học sinh viết sai vị trí dấu thanh : 8 em ~22.2% 4. Học sinh sai khoảng cách các con chữ :7 em ~19.4% 5 Học sinh ngửa chữ trình bày : 5 em ~13.8% bài không cân đối 3. Các biện pháp rèn: a. Đối với những học sinh viết sai độ cao và các chữ cái : Mỗi nhóm chữ cái có đặc điểm riêng nên khi học sinh viết sai độ cao của các chữ cái giáo viên phải cho học sinh năm vững hình dáng, cấu tạo, quy trình viết chữ cái: cụ thể: giáo viên pahỉ cho học sinh nắm vững vị trí của các đường kẻ trong vở tập viết, toạ độ của các nét chữ, chữ cái trong khung chữ mẫu: - Xác định đường kẻ _________________ 1 _________________ 2 _________________ 3 _________________ 4 _________________ 5 Trên vở tập viết Trên vở ô ly Trong đó : 1- Đường kẻ ngang trên 2- Đường kẻ ngang dưới 3- Đường kẻ ngang dưới 4- Đường kẻ ngang phía dưới +Đường kẻ ngang, kẻ dọc: Vở luyện viết của các em đã có săn các đường kẻ, giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách gọi các đường kẻ. Các chữ cái có độ cao 1 đơn vị được xác định bằng đường kẻ ngang trên và đường kẻ ngang dưới Các chữ cái có độ cao 2 đơn vị được xác định bằng đường kẻ ngang trên, giữa và dưới Ví dụ: a n p d đ + Ô vuông trên khung chữ mầu: các ô vuông này do các đường kẻ ngang dọc cắt nhau tạo thành, khoảng cách giữa 2 ô vuông nhỏ theo chiều dọc là một đơn vị chữ chiều cao ( ví dụ l, h, b....) có chiều cao là 5 ô vuông (2.5) đơn vị, chữ thường có chiều cao nhỏ nhất là 2 ô ( 1 đơn vị chữ ) chiều rộng tối đa là chữ thường có chiều rộng nhỏ nhất là 1.5 ô Từ đó giáo viên có thể phân loại hệ thống chữ cái tiếng việt thành các nhóm để luyện viết cụ thể là: Chữ cái viết thường + Các chữ cái b,g,h,k,l, y được viết với chiều cao là 2.5 đơn vị tức là bằng 2 lần rưỡi chiều cao ghi nguyên âm. + Chữ cái t được viết với chiều cao là 1.5 đơn vị + Chữ cái r , s được viết với chiều cao 1.25 đơn vị + Các chữ cái d, đ, q, p được viết theo chiều cao 2 đơn vị + Các chữ cái còn lại : a,ă,â,e,ê,c,n,m,o,ô,ơ,i,u,ư,v,x được viết với chiều cao 1 đơn vị * Viết số : giáo viên cũng chia các chữ số theo nhóm để cho học sinh luyện viết Chiều cao của các chữ cái hoa là 2.5 đơn vị bao gồm các chữ cái : A, Ă, Â, B, C, D,Đ .E ,Ê ,H, J, K, ,L M, N, O ,Ô,P,Ơ,Q,R.S.T,X,U,Ư,V Riêng 2 chữ cái hoa Y, G được viết với chiều cao 4 đơn vị b. Đối với những học sinh viết sai gẫy các nét chữ cụ thể là : - Sai gẫy nét khuyết xuôi, khuyết ngược - Sai các nét móc xuôi, móc ngược - Sai nét thẳng và nét xuyên - Sai nét móc 2 đầu - Sai nét vòng , nét thắt - Sai nét móc 2 đầu có vòng ở giữa Trước hết giáo viên phải cho học sinh nắm chắc tên gọi của từng nét chữ rồi hướng dẫn kỹ năng viết các nét chữ cấu tạo hệ thống chữ cái tiếng việt * Nét thẳng : Điểm đặt bút trên đường kẻ ngang trên hoặc dưới, đưa thẳng sang ngang hoặc đưa từ trên xuống, chếch sang phải hoặc sang trái. *Nét cong: điểm đặt bút ơ phía trên hoặc phía dưới vòng sang trái hoặc sang phải tạo nét cong kín hoặc cong nhỏ Lưu ý: viết nét cong kín không nhấc bút, không đưa bút ngược chiều Không viết thành 2 nét, không xoay vở nét bút không nhọn quá. *Nét móc: +Nét móc ngược : điểm đặt bút xuất phát từ đường kẻ ngang trên, kéo thẳng xuống gần đường kẻ ngang dưới thì lượn cong nét bút chạm đường kẻ ngang dưới rồi đưa cong lên. Độ rộng của nét cong bằng 1/3 đơn vị Điểm dừng bút cao hơn đường kẻ ngang một chút (1/3đơn vị ) (1): Điểm đặt bút (2): Điẻm uốn lượn 1 2 (3):Điểm kết thúc + Nét móc xuôi : Điểm đặt bút thấp hơn đường kẻ ngang trên một chút, lựơn cong tròn nét bút sang bên phải(Phần nét cong này có độ rộng bằng 1/3 đơn vị) sau đó viết tiếp nét thẳng đến khi chạm vào đường kẻ ngang dưới thì dừng lại (1): điểm đặt bút (2): Điểm uốn lượn 2 1 3 (3): Điểm kết thúc +Nét móc 2 đầu : Nét này có phần nét móc xuôi phía trên rộng gấp đôi nét móc bình thường phần nét móc phía dưới bằng độ rộng của nét móc ngược. Cách viết phối hợp giữa nét móc xuôi và nét móc ngược . (1): Điểm đặt bút (2): Điểm tiếp giáp giữa 2 nét mọc (3): Điểm kết thúc *Nét khuyết : Cách viết nét khuyết dựa vào đường kẻ ngang làm chuẩn +Nét khuyết xuôi : điểm đặt bút thấp hơn đường kẻ ngang giữa một chút (1/3ô)đưa nét bút sang phải và lươn cong lên trên chạm vào đường kẻ ngang trên thì kéo thẳng xuống đường kẻ ngang dưới, điểm dừng bút trên đường kẻ ngang dưới. (1): Điểm đặt bút (2): Điểm uốn lượn (3): Điểm Kết thúc + Nét khuyết ngược (dưới): Điểm đặt bút ở đường kẻ ngang trên kéo thẳng xuống chạm đường kẻ ngang dưới thì lươn cong sang tráI, đưa tiếp nét bút sang phải, điểm dừng bút cao hơn đường kẻ ngang giữa một chút (1/3ô) (1):Điểm Đặt bút (2): Điểm uốn lượn (3): Điểm kết thúc * Nét móc 2 đầu có vòng ở giữa Nét này có cấu tạo là một nét cong hở trái và một nét móc 2 đầu biến dạng . Viết nét cong hở trái trước sau đó viết tiếp nét móc 2 đầu. Lưu ý sự chuyển tiếp giữa 2 nét này phải đảm bảo 2 yêu cầu : Độ cong của nét móc hai đầu không lớn quá để kết hợp với nét cong hở tạo thành một vòng khép kín. Điểm kết thúc của nét năm trên đường kẻ ngang dưới (1/3ô) và rộng gấp đôi độ rộng của nét móc bình thường. (1): Điểm bắt đầu nét cong (2): Điểm chuyển tiếp giữa nét cong và móc 2 đầu (3): Điểm dừng bút * Nét vòng (nét thắt) Cấu tạo nét vòng gồm 2 nét cong biến thể tạo thành (ột nét cong hở trái và một nét cong hở phải ). Điểm đặt bút thấp hơn đường kẻ ngang ở giữa 1chút đưa nét bút sang phải uốn lượn nhẹ để tạo một nét cong khép kín nhỏ. Điểm dừng bút thấp hơn đờng kẻ ngang trên một chút (1):Điểm đặt bút (2): Điểm chuyển tiếp giữa 2 nét cong (3): Điểm dừng bút c. Đối với học sinh viết sai vị trí dấu thanh: Giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách đánh dấu thanh ngay bên trên hoặc bên dưới âm chính của tiếng Ví dụ : Phú Quốc Sau khi viết xong chữ cái P rối viết tiếp đến chữ cái , rồi cuối cùng là chữ u, sau đó từ điểm dừng bút của u lia bút lên trên đầu u viết dấu sắc từ trên xuống chéo sang trái không chạm vào đầu chữ cái u d.Đối với những học sinh viết sai khoảng cách các con chữ: Giáo viên phải cho học sinh nắm vững khoảng cách giữa các con chữ trong từng tiếng, khoảng cách giữa các tiếng trong từ Muốn để học sinh viết đúng khoảng cách giữa các con chữ giáo viên phải cho học sinh nắm vững được cấu tạo của các con chữ cái dựa vào các ô vuông và các chữ cái được chia thành các nhóm chữ. Dựa vào đặc điểm cơ bản của một số tiếng mà học sinh cần phải co khoảng cách các con chữ hay dãn khoảng cách các con chữ sao cho đẹp Ví dụ1: mong muốn Chữ m,n cần phải phải viết nét móc VD 2 : nhà Con chữ n phải dãn khoảng cách con chữ n thì chữ mới đẹp e. Ngoài ra Còn một số học sinh còn viết chữ ngửa, trình bày bài viết không cân đối Giáo viên phải hướng dẫn 1 số kỹ thuật như: Điểm đặt bút : là điểm bất đầu khi viết một nét trong một chữ cái. Điểm đặt bút có thể nằm ở đường kẻ ngang hoặc nằm trên đường kẻ ngang - Điểm dừng bút : Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. điểm dừng có thể trùng với điểm dặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ ngang - Toạ độ của điểm đặt bút hoặc dừng bút . Về cơ bản toạ độ này thống nhất ở vị trí 1/3 đơn vị chiều cao chữ cái có thể ở vị trí trên hoặc dưới đường kẻ ngang - Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét tiếp sau - Kỹ thuật lia bút: Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết một chữ cái hay viết nối các chữ cái với nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết ( đầu ngòi bút, phấn) không chạm vào mặt phẳng viết (giấy, bảng) thao tác đưa bút trên không ấy gọi là " lia bút" - Kỹ thuật ria bút : đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ viết thừa. ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết ( đầu ngòi bút, phấn) chạy nhẹ từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau. - Đoạn viết từ 1 đến 2 là đoạn rê bút g. Ngoài việc rèn cho học sinh sai ở từng trường hợp cụ thể để học sinh viết chữ đẹp giáo viên còn phải luyện để biết viết nét thanh nét đậm. Muốn vậy đầu tiên giáo viên cho học sinh viết chữ theo kiểu chữ đứng nét đều rồi tăng dần đến luyện cách viết chữ theo kiểu nghiêng nét thanh, nét đậm. Đồng thời giáo viên phải hướng dẫn học sinh mua bút mài (nét thanh, nét đậm) của các cơ sở tin cậy. Giáo viên hướng dẫn cách cầm bút h. Để học sinh có chữ đẹp giáo viên phải quan tâm hướng dẫn cho học sinh về tư thê ngồi viết cách cầm bút cụ thể - Tư thế ngồi viết : Khi viết phải ngồi nagy ngắn +Lưng thẳng, đầu hơi cúi mắt cách vở khoảng 20cm-30cm +Ngồi không tỳ vào cạnh bàn, hai chân để thoải mái + Tay trái tì giữa vở tay phải cầm bút viết, ngón cái., ngón trỏ, và ngón giữa giữ bút - Cách cầm bút + Khi viết các ngón tay cầm bút và khuỷu tay di chuyển bút mềm mại thoải mái từ trái sang phải +không cầm bút bằng tay trái +Các chữ viết liền mạch, không nhấc bút từng nét từng chữ cái i. Những điều kiện về cơ sở vật chất đáp ứng việc luyện viết chữ đẹp: - Phòng học đủ ánh sáng -Bảng lớp đẹp, chất lượng -Bàn ghế học sinh: rộng rãi, đủ khoảng cách 2 học sinh 1 bàn - Phấn viết và bút viết Phấn không bụi, mềm , bút viết mực nét thanh nét đậm -Vở luyện viết chữ đẹp : do nhà xuất bản ấn hành k.Sử dụng đồ dụng trực quan: -Mẫu chữ cái trong khung chữ phóng to theo bảng mậ chữ hiện hành -Bộ chữ rời viết thường và bộ chữ viết hoa 4/ Kết quả thu được : qua quá trình áp dụng thực tế +Không còn học sinh viết sai, gẫy các nét chữ cái +Không còn học sinh viết sai độ cao các chữ +Học sinh sai vị trí dấu thanh 1em +Học sinh viết sai khoảng cách giữa các con chữ 1em +Không còn học sinh viết ngửa chữ, trình bày cẩu thả không cân đối bài viết +Số học sinh viết nét chữ thanh, nét đậm :30em=83.3% 5/ Bài học kinh nghiệm 1, Về phía giáo viên -Bản thân tự rèn -Viết chữ mẫu mực ở mọi lúc mọi nơi ,ở vở học sinh khi chấm điểm, lời phê trên bảng lớp Lập kế hoạch khảo sát trên thực tê đưa ra danh sách luyện viết chữ cho từng giờ luyện viết chấm vở chữ theo tháng cho học sinh 2, Về phía học sinh -Rèn viết ở lớp - Rèn viết ở nhà - Kiên trì bền bỉ khắc phục khó khăn III- Kết thúc vấn đề : Trên đây là một số kinh nghiệm củ bản thân tôi khi rèn học sinh lớp 5 viết chữ đúng đẹp. Đề tài đã được áp dụng vào việc giảng dạy lớp 5B ngay từ đầu năm học đạt kết quả và được hội đồng nhà trường đánh giá cao. Tôi rất mong được sự giúp đỡ của các cấp quản lý và sự trao đổi góp ý của bè bạn đồng nghiệp để bổ sung cho đề tài của tôi được tốt hơn Trực Đạo, Ngày 03 tháng 11 năm 2007 Xác nhận của hiệu trưởng Người trình bày Trường tiểu học Trực Đạo xác nhận Bà Nguyễn Thị Thơm là giáo viên đang công tác tại trường. T/M nhà trường Nguyễn Thị Thơm Hiệu trưởng Phạm Ngọc Thiêm

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem ren viet chu dep cho HS loips 5.doc