Đề tài Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ học hóa bằng phương pháp thực hành thí nghiệm

I/ Tên sáng kiến kinh nghiệm

 “ Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ học hóa bằng phương pháp thực hành thí nghiệm – thực hành tại trường THCS Ẳng Tở”

II/ Nội dung báo cáo sáng kiến kinh nghiệm

1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm

a) Cơ sở lý luận: Căn cứ vào mục tiêu giảng dạy bộ môn hóa học ở trường THCS theo chương trình SGK mới đó là:

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1818 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ học hóa bằng phương pháp thực hành thí nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN MƯỜNG ẢNG TRƯỜNG THCS ẲNG TỞ ----- – & — ----- BÁO CÁO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỀ TÀI “Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ học hóa bằng phương pháp thực hành thí nghiệm” [ Người thực hiện: ĐOÀN ĐỨC MINH Đơn vị: TRƯỜNG THCS ẲNG TỞ BÁO CÁO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Họ và Tên: ĐOÀN ĐỨC MINH Trường: THCS Ẳng Tở Nhiệm vụ phân công năm học 2012 – 2013: giảng dạy Hóa 9, Sinh 6. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 tôi xin báo cáo kết quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm như sau: I/ Tên sáng kiến kinh nghiệm “ Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ học hóa bằng phương pháp thực hành thí nghiệm – thực hành tại trường THCS Ẳng Tở” II/ Nội dung báo cáo sáng kiến kinh nghiệm 1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm a) Cơ sở lý luận: Căn cứ vào mục tiêu giảng dạy bộ môn hóa học ở trường THCS theo chương trình SGK mới đó là: * Về kiến thức. - Học sinh có một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản, ban đầu về hóa học bao gồm: + Hệ thống khái niệm hóa học cơ bản. + Các kiến thức cơ bản về một số hợp chất vô cơ, hữu cơ quan trọng. - Học sinh có được một số kiến thức cơ bản, kỹ thuật tổng hợp về nguyên liệu, sản phẩm, quá trình hóa học, thiết bị sản xuất hóa học và bảo vệ môi trường. * Về kỹ năng. - Học sinh có được một số kỹ năng phổ thông, cơ bản, thói quen làm việc khoa học đó là: +Kỹ năng cơ bản, tối thiểu làm việc với hóa chất, với dụng cụ thí nghiệm. +Biết cách làm việc khoa học, biết tổ chức hoạt động để chiếm lĩnh khoa học, kỹ thuật. +Có kỹ năng giải các bài tập định tính, định lượng. +Biết vận dụng kiến thức. * Về thái độ, tình cảm. - Giáo dục học sinh lòng say mê bộ môn hóa học. - Học sinh có niềm tin về sự tồn tại và sự biến đổi vật chất, đả phá sự mê tín dị đoan, thấy được sức mạnh của tri thức con người, đó chính là sức mạnh tiềm tàng của con người. - Học sinh có ý thức tuyên truyền, vận dụng những tiến bộ khoa học trong đời sống hàng ngày. - Học sinh có những phẩm chất, thái độ cần thiết trong cuộc sống. b) Cơ sở thực tế. - Hóa học là một bộ môn khoa học có từ lâu đời, các nhà hóa học đã nghiên cứu và tìm tòi ra các chất, nghiên cứu các tính chất vật lý, các tính chất hóa học, các hiện tượng vật lý, hóa học, các hiện tượng thường sảy ra trong tự nhiên và giải thích tại sao lại như vậy! - Môn hóa học là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đi cùng đời sống của con người. Việc học tốt bộ môn hóa học trong nhà trường sẽ giúp học sinh hiểu được rõ về cuộc sống, những biến đổi vật chất trong cuộc sống hàng ngày. Từ những hiểu biết này giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên rất hạn chế của Tổ quốc, đồng thời biết làm những việc bảo vệ môi trường sống trước những hiểm họa về môi trường do con người gây ra trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo dựng một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. - Môn hóa học trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, tối thiểu để học sinh khỏi bỡ ngỡ trong các tình huống gặp phải trong tự nhiên, trong cuộc sống. Từ đó lý giải được các hiện tượng kỳ bí, bài trừ mê tín dị đoan. - Môn hóa học là bộ môn khoa học nghiên cứu về chất, sự biến đổi về chất- những biến đổi vật chất trong tự nhiên. Ngày nay các nước trên thế giới, việc giảng dạy bộ môn hóa học rất được coi trọng. Môn hóa học được đầu tư trang bị các thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại, con người được bố trí phụ trách phòng thiết bị (đủ biên chế), phù hợp với mục tiêu, yêu cầu giảng dạy bộ môn, phù hợp cấp học, bậc học, đồng thời đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa, được cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời. Trong thực tế giảng dạy, với năng lực cụ thể của từng giáo viên, kỹ năng sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học, đặc biệt là các thao tác thực hiện kỹ thuật thực hành trong từng bài cụ thể: thí nghiệm chứng minh, thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành,...chính nhờ những thao tác kỹ năng thực hiện đó đã giúp cho học sinh nắm chắc kiến thức lý thuyết một cách chủ động, sáng tạo và hứng thú. Đó chính là bản sắc riêng của từng thầy cô giáo, tựu chung lại là giúp cho học sinh nắm kiến thức nhanh nhất, sâu sắc nhất, chủ động nhất. Bộ môn hóa học là bộ môn được coi là bộ môn khó đối với học sinh, nhưng nếu tạo cho học sinh hứng thú khi học bài trên lớp ...thì việc học môn hóa học lại trở nên nhẹ nhàng bằng cách cho học sinh nắm chắc các kiến thức cơ bản, sát với thực tế đời sống, sản xuất, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của nhu cầu lao động sản xuất và tiếp tục học lên cao của học sinh. Vì vậy người giáo viên đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong chất lượng giảng dạy nói chung, trong giảng dạy bộ môn hóa học nói riêng. Từ thực tế giảng dạy bộ môn hóa học trong những năm thay sách hóa học ở bậc học THCS tôi mạnh dạn trao đổi với đồng chí, đồng nghiệp một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn hóa học trong trường THCS . Sáng kiến kinh nghiệm có tên: “ Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ học hóa bằng phương pháp thực hành thí nghiệm – thực hành tại trường THCS Ẳng Tở”. Kính mong có sự trao đổi, đóng góp ý kiến của đồng chí, đồng nghiệp để nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và chất lượng giảng dạy bộ môn hóa học nói riêng, tôi xin trân trọng cảm ơn! 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi: Trường THCS Ẳng Tở - Đối tượng: Học sinh khối lớp 9 và bộ môn Hóa học 9. 3. Phương pháp thực hiện. Khảo sát thực trạng, thực hành thí nghiệm, thuyết trình, ... 4. Nội dung cơ bản của sáng kiến kinh nghiệm. Giúp học sinh tiếp cận bộ môn hóa học bằng thực hành thí nghiệm, trải nghiệm rút ra kết luận thực tế để nắm bắt kiến thức môn học một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. III/ Quá trình tổ chức thực hiện Để giờ học hóa học thực sự có hiệu quả ta cần triệt để tận dụng các dụng cụ, hóa chất hiện có trong phòng thí nghiệm để tiến hành thí nghiệm. Có thể thể hiện qua các cách sau: * Thí nghiệm để làm xuất hiện vấn đề. * Thí nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra: Thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm kiểm tra giả thuyết hay dự đoán,... * Thí nghiệm chứng minh một vấn đề đã được khẳng định. * Thí nghiệm thực hành: Củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ năng thực hành. * Thí nghiệm trong bài tập thực nghiệm: Giải các bài tập bằng phương pháp thực nghiệm hóa học. Sử dụng thí nghiệm để dạy học tích cực có các mức độ khác nhau, song cần chú ý cho phù hợp thể hiện ở bốn mức độ khác nhau: * Mức độ 1. Rất tích cực. Các nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích, nhận biét sản phẩm, và viết PTHH. Từ đó học sinh rút ra nhận xét về tính chất hóa học, quy tắc, định luật... * Mức độ 2. Tích cực. Các nhóm học sinh quan sát thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và học sinh mô tả hiện tượng, giải thích nhận biết sản phẩm, và viết PTPƯ. Từ đó học sinh rút ra nhận về tính chất hóa học, quy tắc, định luật... * Mức độ 3. Tương đối tích cực. Các nhóm học sinh làm thí nghiệm để chứng minh cho một tính chất, quy tắc, định luật hoặc kiến thức đã biêt. * Mức độ 4. Ít tích cực. Học sinh quan sát thí nghiệm do giáo viên biểu diễn, chứng minh cho một tính chât, một quy tắc, định luật hoặc điều đã biết. IV/ Kết quả thực hiện : - Khi thực hiện đề tài giáo viên và học sinh đã tích cực thực hành thí nghiệm, việc nắm bắt kiến thức qua trải nghiệm làm học sinh hiểu bài, tiếp thu bài và ghi nhớ kiến thức lâu hơn. - Sau một học kỳ trực tiếp giảng dạy áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi nhận thấy đã có sự chuyển biến tích cực trong chất lượng dạy học, chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt : Cả về đại trà, cả về mũi nhọn, cụ thể : *Kết quả đổi mới: Kết quả bộ môn TS HS Giỏi Khá Tb Yếu Kém Khảo sát đầu năm 117 1=0,8% 20=17,1% 51=43,6% 20=17,1% 25=21,4% Bài Kiểm tra HK I 117 6=5,1% 30=25,6% 49=42% 19=16,2% 13=11,1% Điểm Tbm HK I 117 6=5,1% 30=25,6% 73=62,4% 8 = 6,9% 0 V/ Bài học kinh nghiệm - Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học trung học cơ sở nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn, đòi hỏi người giáo viên trước hết phải nắm vững các kiến thức cơ bản, phổ thông, các kiến thức về đổi mới về chương trình, về phương pháp dạy học đồng thời cấp bách cần có kỹ năng sử dụng dụng cụ đồ dùng dạy học một cách hiệu quả nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo, tích cực tìm tòi chiếm lĩnh lĩnh hội các kiến thức phổ thông thực nghiệm nhằm phát huy khả năng tư duy khả năng độc lập sáng tạo trong mọi hành động. Bên cạnh đó giáo viên cần khai thác triệt để nội dung sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các phương tiện giảng dạy hiện có, thường xuyên tiến hành đổi mới phương pháp dạy học bộ môn hóa học thông qua việc khai thác triệt để bộ dụng cụ thiết bị dạy học để học sinh thông qua thực hiện các thí nghiệm trong từng bài học để tạo hứng thú học tập, chủ động tiếp thu kiến thức, tìm hiểu kiến thức từ đó nắm chắc kiến thức cơ bản phổ thông, các kiến thức trong thực tế - Để dạy tốt môn hóa học cần có dầy đủ dụng cụ hóa chất đạt yêu cầu. - Giáo viên có tâm huyết với nghề, với bộ môn, không ngại khó ngại khổ, khắc phục khó khăn để thực hiện đầy đủ các thí nghiệm theo yêu cầu tối thiểu, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo, các thao tác thành thạo, chuẩn xác, sư phạm, mẫu mực đảm bảo an toàn và hiệu quả. -Giáo viên cần xây dựng các nhóm học sinh hoạt động có nền nếp, hiệu quả làm sao phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của từng học sinh khi tham gia xây dựng bài. Nhận xét đánh giá của nhà trường …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… Tổng điểm: ……………….. Xếp loại: ………………… HIỆU TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) Ảng Tở, ngày 9 tháng 01 năm 2013 NGƯỜI BÁO CÁO Đoàn Đức Minh

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghim Mon hoa Sinh.doc
Giáo án liên quan