Đề tài Một số kinh nghiệm sử dụng có hiệu quả thực hành thí nghiệm hóa học 9

Trong việc thay đổi sách giáo khoa mới đã tăng cường thời lượng cho các tiết thực hành và tiết luyện tập đồng nghĩa với việc tăng khả năng hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em có khả năng hoạt động nhiều hơn để rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm và có sự linh hoạt sáng tạo trong việc giải bài tập.Trong việc thực hành hóa học ở trường trung học cơ sở là lần thực hành đầu tiên của học sinh nên học sinh còn bỡ ngỡ với những dụng cụ hóa chất , các thao tác thực hiện thí nghiệm

doc10 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm sử dụng có hiệu quả thực hành thí nghiệm hóa học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM HÓA HỌC 9 I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: -Trong việc thay đổi sách giáo khoa mới đã tăng cường thời lượng cho các tiết thực hành và tiết luyện tập đồng nghĩa với việc tăng khả năng hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em có khả năng hoạt động nhiều hơn để rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm và có sự linh hoạt sáng tạo trong việc giải bài tập.Trong việc thực hành hóa học ở trường trung học cơ sở là lần thực hành đầu tiên của học sinh nên học sinh còn bỡ ngỡ với những dụng cụ hóa chất , các thao tác thực hiện thí nghiệm. Thí nghiệm đóng vai trò rất quan trọng nó không chỉ là hình thức để củng cố những kiến thức mà các em đã học mà còn giúp cho các em rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm, với yêu cầu đặc ra đòi hỏi người giáo viên cần phải nắm vững kĩ thuật thực hành trong từng bài cụ thể để thực hiện một số thí nghiệm như : thí nghiệm chứng minh , thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành , thí nghiệm khi ôn tập .. ngoài ra còn hướng dẫn học sinh thực hiện tốt có hiệu quả và an toàn…thì người giáo viên cần phải nắm vững kĩ thuật thí nghiệm , thành thạo, dự kiến được những khó khăn ,sai lầm học sinh khi hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. Để thực hiện tốt được công việc đó thì những thông tin hoặc hướng dẫn trong sách giáo khoa và sách giáo viên là chưa đủ mà người giáo viên cần học hỏi, tham khảo nhiều tài liệu ,tiến hành làm thực hành thí nghiệm nhiều lần để tích lủy kinh nghiệm và hạn chế thấp nhất những thí nghiệm không thành công và có sự sáng tạo hơn trong quá trình chuẩn bị . - Việc sử dụng thí nghiệm thành công và có hiệu quả, an toàn cho thầy và trò có tác dụng rất lớn trong việc giảng dạy hóa học giúp học sinh hiểu bài sâu sắc , nhớ bài lâu hơn, giúp nâng cao được hứng thú học tập môn hóa học , nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học phát triển tư duy của học sinh … ngoài ra còn có tác dụng giáo dục các em tính cẩn thận tiết kiệm , giải thích được các vấn đề hiện tượng trong tự nhiên, trong thực tế cuộc sống mà các môn khoa học khác không có qua đó giúp các em am hiểu hơn về đời sống thực tế. -Từ thực tế qua việc giảng dạy môn hóa học do nhiều điểu kiện khách quan như trường chưa có phòng bộ môn , thiếu dụng cụ và hóa chất..và một phần là do giáo viên chưa quan tâm đến việc thực hành thí nghiệm trong giảng dạy hóa học và thiếu sự chuẩn bị cẩn thận như lượng hóa chất cần thiết, nồng độ dung dịch, số lượng và chất lượng các dụng cụ và hóa chất, thí nghiệm đơn giản đã làm quen không cần làm thử trước … dẫn đến thí nghiệm không thành công . Để sử dụng thí nghiệm đơn giản , gọn gàng và dễ hiểu phù hợp với điều kiện thiết bị còn thiếu thốn hiện nay thì người giáo viên sáng tạo tìm tòi vận dụng những hóa chất và thiết bị sẵn có để tận dụng tối đa vào việc khai thác các phương tiện dạy học là một việc làm rất tốt. dưới đây là một vài kinh nghiệm để sử dụng có hiệu quả hơn thí nghiệm thực hành trong hóa học 9. II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1/ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: Trong việc giảng dạy hóa học ở trung học cơ sở tình trạng giáo viên truyền thụ kiến thức ,học sinh tiềp thu một cách thụ động vẩn còn phổ biến, các hoạt động trên lớp chủ yếu do giáo viên thực hiện: Giáo viên làm thí nghiệm , giải thích tranh và giới thiệu mô hình …cho học sinh quan sát và thông báo kết quả giáo viên chưa khai thác được các hiện tượng chưa tổ chức cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm để học sinh nhận xét hiện tượng, giải thích viết phương trình và viết phương trình và rút ra tính chất của chất . Mục đích thí nghiệm hóa học chủ yếu theo hướng chứng minh cho lời giảng còn thí nhiệm do học sinh làm rất hạn chế do học sinh chưa quan với với các dụng cụ thí nghiệm, lấp thí nghiệm thao tác chưa chính xác… dẵn đế không thành công , không an toàn, không đảm bảo được nội dung tiết học theo phân phối chương trình. Trong việc kiểm tra đánh giá đưa ra câu hỏi và bài tập còn nặng về tính toán và chủ yếu là tái hiện lại những kiến thức hoặc những bài tập có sẵn trong sách giáo khoa. Rất ít những bài tập đòi hỏi hiểu các sơ đồ hình vẽ, các hiện tượng và các kĩ năng thực hành. Do đó khi thực hành học sinh chưa quan tâm nhiều đến quan sát và ghi chép các hiện tượng dẫn đến chưa có hiệu quả cao khi thực hành . + Ngoài ra còn có những lí do khách quan : điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn , không có cán bộ chuyên trách phòng thí nghiệm. +Trình độ nhận thức của học sinh có sự khác biệt lớn do khác nhau về mức sống, động cơ học tập của nhiểu học sinh học theo nguyện vọng của cha mẹ hơn là ham hiểu biết dẫn đến tình trạng học sinh học tập một cách thụ động,kĩ năng tính toán một số học sinh còn rất yếu. +Trong các giờ hóa học việc tổ chức và hoạt động của học sinh cho học sinh làm việc theo nhóm, nhiều giáo viên còn gặp phải hạn chế đa phần giáo viên làm việc với một số học sinh tích phát biểu ý kiến. + Đa số học sinh trung bình trở lên tích cực học tập và làm quen dần với cách học theo phương pháp mới. + Được tham gia học các lớp trên chuẩn, dự đầy đủ các lớp tập huấn hè và bồi dưỡng thường xuyên, giáo viên có nhiều kinh nghiệm chỉ dẫn nhiệt tình. + Được tham gia dự giờ, thao giảng, hội giảng, hội thảo chuyên đề để trao đổi về phương pháp dạy, đổi mới cách đánh giá cho học sinh. Mặc dù thực hiện nhiều phương pháp dạy học nhưng một bộ phận học sinh chưa có hứng thú học tập chỉ đối phó với điểm số chưa tạo được phương pháp học tập thích hợp, chủ yếu là học thuộc lòng nội dung mà giáo viên cung cấp, thiếu sự vận dụng làm cho một số học sinh này cảm nhận tiết học rất nặng nề, không hứng thú với môn học nên không hiểu và vận dụng kiến thức dẫn đến kết quả rất thấp. + Cơ sở vật chất còn thiếu thốn rất nhiều. + Hóa chất cấp lâu ngày không bảo đảm chất lượng dẫn đến một số kết quả thí nghiệm không thành công. Từ thực trạng học sinh học yếu môn hóa ở trường tôi qua các hình thức đánh giá : kiểm tra miệng, 15 phút, 1 thiết , thi học kì tôi đã thống kê kết quả chung năm học 2007-2008 ở khối 9 với kết quả như sau: Naêm hoïc TS HS Gioûi Khaù Trung bình Yeáu Keùm TS TL TS TL TS TL TS TL TS TL 2007-2008 2/Giải quyết vấn đề: Trong việc giảng dạy hóa học hiện nay với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh thì các phương tiện dạy học không chỉ là phấn , bút,hay sách vỡ mà còn phải có các dụng cụ hóa chất nửa , các mẩu vật thật …. Do hóa học là môn khoa học thực nghiệm : “ học đi đôi với hành’’ do đó việc tiến hành thí nghiệm không thể xem nhẹ . Trong việc giảng dạy hóa học có rất nhiều loại thí nghiệm như thí nghiệm biểu diển khi học bài mới , thí nghiệm của học sinh khi thực hành khi ôn tập… phần lớn nhằm mục đích cụ thể hóa kiến thức , rèn luyện kĩ năng kĩ xảo khi làm thí nghiệm cho học sinh ..nhưng tất cả các loại thí nghiệm phải đảm bảo một số yêu cầu nhất định như thí nghiệm phải đảm bảo tính khoa học, mĩ quan, hiện tượng rỏ ràng, thí nghiệm phải thành công, phải đảm bảo an toàn cho thầy và trò .Mặc dù giáo viên nào khi đứng trên lớp giảng dạy đều phải được đào tạo qua sư phạm trong đó có kĩ năng thực hành thí nghiệm nhưng khi dạy trên lớp không phải thí nghiệm nào giáo viên củng thực hiện thành công và hướng dẫn học sinh thực hành có hiêu quả, hiện tượng rỏ ràng như trong lí thuyết giảng dạy , vậy để việc thực hiện thí nghiệm thành công và đảm bảo hiệu quả nó phụ thuộc nhiều vào kĩ năng và kinh nghiệm của giáo viên rất nhiều. dưới đây là một số kinh nghiệm trong thực hành hóa học 9: Thí dụ Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ Để cho học sinh thực hiện phản ừng bazo không tan bị nhiệt phân hủy giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cho Cu(OH)2 vào chén sứ , để trên chân kiền có lưới sắt, không nên để trên ống nghiệm và phản ứng này cần có nhiệt độ cao do đó thực hiện trong ống nghiệm rất dễ vỡ gây mất an toàn. à khi nung hóa chất ở nhiệt độ cao không nên thực hiện trong ống nghiệm và không được dung bất kì chất gì trong một hệ kín gây mất an toàn cho cả giáo viên và học sinh. Thí dụ: Bài15:Ttính chất vật lí của kim loại khi dạy phần III tính dẫn nhiệt của kim loại :trong sách giáo khoa dùng một dây thép một đầu đưa vào trên ngọn lửa đèn cồn – phần còn lại không tiếp xúc với kim loại củng bị nóng lên ( đây là thí nghiệm rất đơn giản hầu hết học sinh nào củng biết được đều này rất bình thường ) giáo viên có thể đưa vào thí nghiệm để chứng minh kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt khác nhau giáo viên có thể làm thí nghiệm này : nấu nóng chảy parapin , để nguội cho đông đặc nặn thành ba quả cầu , sau đó giáo viên bó 3 thanh kim loại cùng kích cở : AI , Cu, Fe kẹp trên giá ống nghiệm gắn vào mổi đầu một thanh kim loại một quả cầu bằng parapin dùng đèn cồn đun nóng một đầu bó 3 thanh kim loại . ?Cho học sinh quan sát hiện tượng ? à quả cầu gắn vào thanh kim loại Cu nóng chảy trước sau đó đến quả gắn vào thanh nhôm và sau cùng là quả gắn vào thanh sắt . ? gọi học sinh nhận xét tính dẫn nhiệt của thanh kim loại ? àdẫn nhiệt của thanh đồng là tốt nhất sau đó đến nhôm và cuối cùng là sắt . Thí dụ: Trong bài16 :Ttính chất hóa học của kim loại: phần phản ứng của kim loại với dung dịch muối . Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy khoảng 2 ml dung dịch CuSO4 cho vào tiếp ống nghiệm tiếp một đoạn dây kẽm và quan sát hiện tượng xảy ra. à màu xanh của dung dịch nhạc dần , kim loại kẽm tan dần ra dung dịch, kim loại đồng được giải phóng bám lên bề mặt thanh kẽm Trong thực tế hóa chất nói chung và kẽm hay các kim loại khác nói riêng khi để lâu ngày bị oxi hóa không còn nguyên chất nửa giáo viên có thể dùng giấy nhám để đánh cho sạch lớp oxit ( nhất là ở các thanh sắt ) ngoài ra một số kim loại như kẽm giáo viên có thể tự tìm một sồ đồ dùng củ hỏng bằng kẽm, hoặc lấy từ các vỏ pin củ dùng dũa để làm sạch các vết rỉ nếu có , rửa sạch nhiều lần bằng nước rồi cắt thành mảnh nhỏ . kẽm này không chỉ dùng cho các thí nghiệm kẽm và dung dịch muối mà còn có thể điều chế hiđro khi cho kim loại tác dụng với dung dịch HCI hay H2SO4 loãng mà còn có thể dùng nhận biết tính chất hóa học của axitaxetic . Thí dụ bài 18 : Nhôm Thí nghiệm nhôm tác dụng với oxi : khi làm thí nghiệm rắc bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn rất nhiều học sinh có thể mắc phải là rắc vào bất đèn cồn để tránh hiện tượng này giáo viên cò thể lấy kiền có lưới úp trên đèn cồn , rắc điểu bột nhôm trên lưới sắt, bột nhôm dể cháy không bị rơi vào bất đèn cồn . đối với những thí nghiệm đơn giản dễ làm nhưng do hết bột nhôm không thực hiện được thì rất tiết là đả bỏ qua cơ hội tạo hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh giáo viên có thể dùng dũa hay cưa cắt kim loại để tạo mạc nhôm hay đến cơ sở làm đồ nhôm gia dụng để xin các mạc nhôm do cưa cắt các thanh nhôm tạo ra . nếu giáo viên không tự tìm kiếm mà chỉ đề nghị cấp trên cấp thiết bị bổ sung thì phải đợi rất lâu. Bài 28 : phần III Tính chất vật lí của CO2 Giáo viên cần chuẩn bị các dụng cụ : + cốc thủy tinh dung tích 500 ml + phiễu thủy tinh + ống hình trụ 16 mm + 3 móc sắt nhỏ + đèn cồn. Hóa chất : khí CO2 ( điều chế sẵn trong lọ thủy tinh có nút kín ) Thực hiện thí nghiệm: giáo viên lấy 3 móc sắt nhỏ có độ dài ngắn khác nhau ( theo chiều cao của cốc thủy tinh ) hoặc lấy một miếng bìa giấy xấp thành 3 cấp gắn trên mổi móc sắt ( hoặc bậc giấy ) một đoạn nến nhỏ đốt cho nến cháy. Rót khí CO2 vào lọ thủy tinh qua phiễu vào ống thủy tinh hình trụ xuống cốc thủy tinh : ? Quan sát hiện tượng xảy ra , nhận xét về tính chất vật lí của CO2 ? à Nặng hơn không khí và không duy trùy sự cháy. Bài 17 Cacbon ( phần phản ứng của cacbon với oxit kim loại) + Dụng cụ: Ống nghiệm, nút cao su kèm ống dẫn thủy tinh, giá thí nghiệm, cốc thủy tinh, đèn cồn. + Hóa chất : CuO, C, dung dịch CaOH)2 + Tiến hành thí nghiệm: lấy một muỗng bột CuO với hai muỗng C . cho hỗn hợp vào ống nghiệm với lượng hóa chất có độ cao khoảng 1 Cm. Kẹp ống nghiệm nằm ngang trên giá thí nghiệm đậy chặt ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn thủy tinhchữ L phần ống thủy tinh dài cắm xuống đáy cốc đựng 10- 15 ml dung dịch Ca(OH)2 Dùng đèn cồn hơ nóng điều ống nghiệm sau đó tập trung vào phần ống nghiệm chứa hóa chất. ?Học sinh quan sát hiện tượng ? àKhí tạo thành làm đục nước vôi trong trong cốc, hỗn hợp CuO , C chuyển dần từ màu đen sang màu đỏ do đó ,khí CO2 và kim loại đồng được tạo thành: 2 CuO + C à 2Cu + CO2 Cần chú ý khi thực hiện thí nghiệm này: + Bột CuO , C phải được xấy khô . + C vừa điều chế giã thành bột mịn cho vào túi nilong khô dán kín. + ống nghiệm phải khô, thật sạch. +khi thí nghiệm xong phải đưa cốc dựng dung dịch CaOH)2 ra trước khi tắt cồn , nếu không dung dịch sẽ trào qua ống nghiệm làm vỡ ống nghiệm. + các ống thủy tinh không có chữ L như thí nghiệm ta dùng đèn cồn đốt nóng thủy tinh cho dẽo ở vị trí cần uốn ta uốn từ từ vào tạo được ống thủy tinh như trong thí nghiệm. Các thí nhiệm có thể đơn giản đến mức tối đa nhưng đồng thời phải rỏ ràng các dụng cụ thí nghiệm củng phải đơn giản tuy nhiên cần phải đảm bảo tính chính xác, mĩ thuật, phù hợp với yêu cầu . Giáo viên cần cố gắng dùng một lượng nhỏ hóa chất sẽ giáo dục học sinh tính cần thận, tiết kiệm và ngoài ra một số thí nghiệm dùng ít hóa chất phải đảm bảo an toàn hơn như một số thí nghiệm như điều chế CI2 , H2S … để làm được nhanh và tiết kiệm được lượng hóa chất và giảm được lượng khí bay ra.có nhũng thí nghiệm không nên để cho học sinh làm mà giáo viên cần trực tiếp biểu diễn đó là những thí nghiệm phức tạp hoặc có thể dùng các chất độc, các chất nổvà những thí nghiệm cần đỏi hỏi một lượng lớn hóa chất mới có kết quả đáng tin cậy. Phần 2 : tính hấp phụ ( Thí nghiệm về sự hấp phụ màu của than gỗ) + Dụng cụ: ống thủy tinh hình trụ , cốc thủy tinh, giá ống nghiệm, nút cao su có kèm ống dẫn. + Hóa chất: chất màu pha loãng( mực), bông,than gỗ tán nhỏ. + Tiến hành thí nghiệm:lấy một ống thủy tinh hình trụ một đầu đậy nút cao sucó ống dẫn thủy tinh xuyên qua lần lượccho vào trong ố ng thủy tinhmột ít bông ( không nén chặt) lớp than gỗ đã tán nhỏ 9 dầy khoảng 3-4 cm trên lại phủ một lớp bông. Kẹp chặt ống nghiệm trên giá ống nghiệm, dùng cốc thủy tinh hứng dưới ống dẫn. Đỗ dung dịch màu vào ống thủy tinh hình trụ quan sát màu của dung dịch trụ được ở dưới cốc thủy tinh. Thí dụ: bài 36: METAN Qua nhiều năm giảng dạy theo tôi đây là một bài đầu tiên của hóa hữu cơ đại diện cho hiđrocacbon thông thường giáo viên thường dùng tranh để minh họa cho tính chất tác dụng với oxi hoặc phản ứng với clo vì trong nội dung trong sách giáo khoa chưa nói đến quá trình điều chế cho học sinh nắm nhưng hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm không dừng lại ở việc quan sát và lĩnh hội kiến thức mà việc tiến hành thí nghiệm để tăng tính thực tiển tạo hứng thú kích thích được lòng ham mê bộ môn do đó ở thí nghiệm ở phần tính chất hóa học của metan giáo viên có thể làm thí nghiệm biểu diễn đễ minh họa cho lí thuyết vừa học ( cần hạn chế cho học sinh làm thí nghiệm vì metan là chất dễ cháy thao tác học sinh làm chưa chính xác có thể gây mất an toàn) trước khi giảng dạy giáo viên có thể điều chế trước khí CH4 trong phòng thí nghiệm để thực hiện các phản ứng về tính chất của metan.khí CH4 có thể thu được vào túi nilong ( polietilen) để thực hiện phản ứng cháy, cho vào bình hình nón để thực hiện phản ứng với Cl2 . Để thực hiện điều chế metan trước khi lên lớp: + Dụng cụ: bình cầu đáy tròn, giá thí nghiệm, nút cao su, đèn cồn, lưới sắt, bình, túi chứa khí metan. + Hóa chất: Vôi tôi xút ( trong thiết bị của hóa học lớp 9 không có vôi tôi xút) giáo viên cần lấy vôi sống tán nhỏ trộn đều với dung dịch NaOH bảo hoà theo tỉ lệ 2:1về khối lượng trong chén sứ và đun cho hơi nước bay hơi hết , sau đó tán nhỏ CH3COONa khan ( trước khi làm thí nghiệm cần đun cho hơi nước bốc hơi hếtđể nguội tán nhỏ . + Tiến hành thí nghiệm: lấy 2 muỗng CH3COONa và 3 muỗng vôi tôi xút trộn kĩ với nhau sau đó cho vào bình đậy bằng nút cao su kèm ống dẩn thủy tinh, kẹp chặt bình cầu lên giá ống nghiệm. chuẩn bị sẳn túi polietilen đều buột chặt có kèm ống dẫn cao su và bình thuiỷ tinh hình nón để thu khí metan. Dùng đèn cồn đun nóng bình cầu , khi có khí thoát ra để 1 đến 2 phút mới thu CH4 vào các dụng cụ chứa khí ( để thu được metan tinh khiết). Giáo viên mang bình và túi đựng khí metan lên lớp: khi tiến hành thí nghiệm metan cháy trong oxi , giáo viên cần chứa trong túi nilong miệng có ống dẫn cao su kèm theo van khóa và ống dẫn thủy tinh vuốt nhọn ( ống dẫn thủy tinh có khóa có trong danh mục hóa học 9). Thực hiện đốt cháy CH4 trong không khí lấy ống nghiệm úp ngược lên ngọn lửa metan cháy , Sau 2-3 phút để ngữa ống nghiệm lên, rót dung dịch canxihđroxit vào ống nghiệm lắc nhẹ và cho học sinh quan sát hiện tượng ? à Nước vôi trong bị đục. Khi tiến hành thí nghiệm cho metan tác dụng với Cl2 : sau khi thu metan trong bình tam giác giáo viên dẫn nguồn khí clo vào bình chứa khí metan đậy chặt nút bình để ra ngoài ánh sáng sau một thời gian quan sát màu của hỗn hợp khí ( khộng còn màu vàng lục) sau đó cho khoảng 5- 10 ml nước vào bình và cho thêm một mẩu giấy quỳ tím vào. ? Học sinh nhận xét hiện tượng? à Khí HCl tan trong nước tạo thành dung dịch axitclohiđrit làm chuyển màu của giấy quỳ tím thành màu đỏ. Thí dụ : bài 37: ETILEN Khi dạy bài etilen giáo viên cần nắm cách điều chế khí etilen để thực hiện thí nghiệm khám phá hay giáo viên làm thí nghiệm minh họa sẽ thu hút học sinh hơn và kích thích được tính tò mòcủa học sinh đồng thời là phương tiện để học sinh cụ thể hóa tạo hứng thú học tập môn hóa cho học sinh đồng thời còn rèn luyện tác phong lao động nhanh chóng , thực hiện tiết kiệm. Để thực hiện thí nghiệm giáo viên cần chuẩn bị : +Các dụng cụ : bình cầu đái tròn, đèn cồn. lưới sắt , bình cầu có nút nhám, túi nilong, nút caosu kèm ống dẫn thủy tinh, ống nghiệm có nhánh, giá thí nghiệm. + Hóa chất: axitsunfuric đặc , rượu etylic 96 , dung dịch Br2 Điều chế etilen ; cho vào bình đáy tròn 10—15 ml rượuetylic 96 tiếp tục cho từ từ khoảng 5-10 ml axitsunfuric đặc lắc nhẹ đều, kẹp chặt bình cầu trên giá thí nghiệm. đậy bình cầu bằng nút caosu có kèm ống dẫn thủy tinh nối với bình nón( thu khí hoạt túi nilong) dùng đèn cồn đun bình cầu, các chất trong bình chuyển dần thành màu đen là phản ứng đa xảy ra , khí C2H4 được tạo thành, thu vào bình hoạc túi nilong để làm thí nghiệm. Đối với thí nghiệm Etilen tác dụng với dung dịch Br2 giáo viên có thể cho ống nghiệm có nhánh chứa 2 ml rượuetylic 96 đậy ống nghiệm bằng nút cao su kèm ống nhỏ giọt đã chứa axitsunfuric đặc . kẹp trên giá thí nghiệm nối nhánh ống nghiêm với ống dẫn bằng thuỷ tinh hình L có nhánh cấm sâu vào ống nghiệm có chứa dung dịch brom. Sau đó đun nóng ống nghiệm chứa hỗn hợp axitsunfuric đặc và rượu quan sát hiện tượng chuyển màu của dung dịch brom. àGiáo viên cần lưu ý học sinh về tính an toàn: Khi các chất lỏng đang sôi hoặc khi đổ các chất lỏng vào lọ( nhất là axit và kiềm ) không được cúi gần bình để tránh các chất lỏng bắn vào mặt, mắt . Khi đun các chất lỏng không có nút đậy phải lắc theo một vòng tròn nhỏ và chú ý hướng miệng về phía không có người.khi luồn ống thủy tinh vào nút cao su một số nút trong bộ thiết bị mới về thường có đường kính nhỏ hơn đường kính ống thủy tinh khi luồn ống thủy tinh vào nút ta có thể sử dụng nước xà phòng cho trơn để dễ luồng vào và sau đó rửa sạch ,một số nút luồng vào lâu ngày bị dính chặt khi tháo ra ta dùng vải bọc ống thủy tinh để phòng bóp mạnh ống dễ vỡ đức tay . nếu nút cao su ở gần đầu ống dẫn thủy tinh ta dựng ống lên bàn tay và dùng ngón tay cái ấn mạnh xuống. Thí dụ : bài 38 AXETILEN Để thực hiện thí nghiệm minh họa axetilen có cháy không ? Giáo viên có thể lấp thí nghiệm: +Dụng cụ: ống nghiêm có nhánh , nút cao su kèm, ống dẫn cao su kèm, ống dẫn thủy tinh đầu có vuốt nhọn, giá thí nghiệm. +Hóa chất : CaC2 ( giáo viên cần mua mỗi năm học vì để lâu do ảnh hưởng của hơi nước có trong không khí nên thí nghiêm khó thành công) + Thực hiện thí nghiệm : cho axetilen bằng hạt đậu xanh cho vào ống nghiệm có nhánh đậy ống nghiêm bằng nút cao su có kèm ống nhỏ giọt đã có nươ81cnối nhánh ống nghiệm với ống dẫn cao su có kèm ống dẫn thủy tinhmột đầu vuốt nhọn bóp quả cao su cho nước chảy xuống tiếp xúc với CaC2 sau khoảng 30 giây dòng khí axetilen tạo thành ổn định và châm lửa đốt. ? Cho học sinh quan sát sự cháy của C2H2 trong không khí ? à axetilen cháy trong không khí với ngọn lửa sáng. Lưu ý học sinh dùng kẹp để lấy CaC2 ( không được dùng tay nhất là tay ước gây phỏng do phản ứng sinh ra nhiệt) Giáo dục học sinh lấy một lượng nhỏ vừa tiết kiệm vừa an toàn. Thí dụ bài 49: Thực hành tính chất hóa học của rượu và axit. Phần thí nghiêm 2 trong sách giáo khoa hướng dẫn rất chi tiết : Cho vào ống nghiêm A 2 ml rượu khan ( hoặc rượu 96 ) , 2 ml CH3COOH nhỏ thêm từ từ vào khỏng 1 ml axitsufuric đặc , lắc đều. Đun nhẹ hỗn hợp cho chất lỏng cho chất lỏng bay hơi từ từ sang ống B cho đến khi chất lỏng trong ống A chỉ còn khoảng 1/3 thể tích ban đầu thì ngừng đun Nhưng khi giáo viên tiến hành thí nghiệm kĩ năng của học sinh còn hạn chế khi đun nhẹ, học sinh đun sôi nhưng không đúng yêu cầu : nhiệt độ quá thấp phản ứng không xảy ra hoặc xảy ra rất chậm ,nếu đèn cháy mạnh chất lỏng trong ống nghiệm sôi mạnhvà bắn lên qua ố ng dẫn thủy tinh và qua ống nghiệm B để hạn chế hiện tượng này giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị thêm vài viên đá nhỏ bằng hạt tiêu ( rửa sạch) cho vào chất lỏng trước khi đun để chất lỏng trong ống nghiệm không bị bùng lên khi đun sôi .Ngoài ra khi thực hiện phản ứng này giáo viên nên dùng rượu khan thì phản ứng thành công rất cao. Để có được rượu etylic khan giáo viên cần lấy CuSO45H2O hoặc CuSO4 ( nhưng để lâu ngày do hấp thụ hơi nước củng chuyển dần thành màu xanh ) do đó ta cần làm khan: Cho vào chén sứ đun nóng cho đến khi được chất rắn màu trắng hoặc chỉ còn màu xanh rất nhạt để cho sản phẩm nguội bớt rồi cho vào chai rượu etylic , lắc kĩ. Khi đồng sunfat lại có màu xanh ta được rượu khan( có thể kiểm tra rượu đã khan chưa ta lấy vài ml rượu vào ống nghiệm chứa CuSO4 vẫn màu trắng hoạc màu xanh rất nhạt là rượu đã khan . Thí dụ : bài 6 THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT VÀ AXIT Trong phần nhận diện các dung dịch: có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong 3 dung dịch là: H2SO4 loãng, HCl , Na2SO4 .Hãy tiến hành những thí nghiệm nhận biết dung dịch chất đựng trong mỗi lọ. Trong sách giáo khoa đã hướng dẫn thực hành và nêu rất chi tiết một cách phân biệt 3 chất trên. Nếu giáo viên chỉ dừng lại ở đó thì một số học sinh rất dễ ngộ nhận là chỉ có một cách duy nhất đễ phân biệt 3 chất trên . Sau khi học sinh thực hành xong, giáo viên có thể nêu vấn đề: Hãy chọn một cách khác để có thể phân biệt được 3 chất trên ? Một vài học sinh khá giỏi có thể suy luận chặt chẽ : Lấy ở mỗi lọ một ít cho dung dịch BaCl2 vào 3 lọ , lọ nào xuất hiện kết hiện kết tủa lọ đó là Na2SO4 và H2SO4. Phương trình phản ứng: BaCl2 + Na2SO4 à BaSO4 + 2NaCl BaCl2 + H2SO4 à BaSO4 + 2HCl Lọ còn lại không phản ứng là HCl Hai lọ có xuất hiện kết tủa trắng : dùng quỳ tím cho vào hai lọ , lọ làm quỳ tím hóa đỏ là dung dịch H2SO4 Nếu có thời gian giáo viên có thể gọi học sinh thực hiện thêm để minh họa cho cách 2 mà học sinh vừa nói ở trên hay giáo viên có thể làm nhanh để minh họa cho cách 2 khác với sách giáo khoa. Qua đó khi gặp một bài tập nhận diện hoặc các bài tập khác học sinh có một cách nhìn tổng quát hơn suy nghĩ linh hoạt hơn để tìm một cách giải hợp lí và ngắn gọn. Một số học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của hóa chất tinh khiết khi lấy các hóa chất phải rửa và lau sạch , khô các muổng khi đưa vào lấy hóa chất và không được đưa qua các lọ khác để lấy hóa chất. khi mở nắp các lọ đựng các hóa chất phải ngữa nút trên mặt bàn sạch. à Để phát huy tính tích cực của học sinh khi luyện tập hoặc phần về nhà cuối buổi thực hành giáo viên cần đưa thêm một vài bài tập thực nghiệm trong buổi thực hành để về nhà học sinh củng cố thêm các kiến thức đã học. Để có hiệu quả khi làm thí nghiệm giáo viên cần hướng dẫn học sinh phải tìm hiểu và nắm kĩ lí thuyết trước sau đó mới làm thực hành qua đó học sinh phải tích cực suy nghỉ , vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề một cách cụ thể. Ngoài ra các tiết ôn tập giáo viên có thể cho học sinh giải bài tập thực nghiệm phần lí thuyết còn phần thực hành giáo viên có thể biểu diễn theo phương án học sinh vạch ra đúng. Thí dụ: có 3 ống nghiệm đựng 3 chất không nhãn riêng biệt: dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 , H2O.Bằng phương pháp hóa học hãy nhận diện 3 chất trên. ( Dụng cụ và hóa chất coi như có đủ) ? xác định thuốc thử dùng để nhận biết ? à Dùng kim loại đứng trước H như Fe, Zn, Mg.. phản ứngđược với dung dịch HCl , dung dịch H2SO4 có khí hiđro bay lên còn nước không phản ứng ( nhận diện được nước) hoặc có thể dùng quỳ tím. ? Dùng thuốc thử nào để nhận diện dung dịch H2SO4 ? à Dùng hợp chất của bari như : BaCl2 , Ba(OH)2 tạo kết tủa trắng. Lọ còn lại là dung dịch HCl . ? Ngoài ra có thể dùng thuốc thử nào để nhận diện dung dịch HCl ? à dùng dung dịch AgNO3 Giáo viên làm thí nghiệm theo những phương án học sinh vạch ra để minh họa khẳng định lại lí thuyết đồng thời khắc sâu kiến thức cho học sinh nắm rỏ hơn. Để mang lại hiệu quả trong th

File đính kèm:

  • docSKKN hoa 9.doc
Giáo án liên quan