Đề tài Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn Vật lí tại Trường trung học cơ sở Lê Lợi

Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi là một ngôi trường nằm trên con đường Hồ Xuân Hương - quận Ngũ Hành Sơn – thành phố Đà Nẵng. Năm 2001 được công nhận là trường chuẩn Quốc Gia bậc THCS đầu tiên của thành phố. Trường có một diện tích bề thế (1985 m2) với 120 cán bộ - giáo viên - công nhân viên và gần 2000 học sinh và 3 phòng bộ môn được công nhận chuẩn quốc gia năm 2003. Một trong 3 phòng bộ môn đạt chuẩn đó là phòng bộ môn vật lí.

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2082 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm trong công tác của giáo viên phòng bộ môn Vật lí tại Trường trung học cơ sở Lê Lợi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN NGŨ HÀNH SƠN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ LỢI = =š& ›= = ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CỦA GIÁO VIÊN PHÒNG BỘ MÔN VẬT LÍ TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ LỢI Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hà Sơn TỔ VẬT LÍ – CÔNG NGHỆ Đà Nẵng, tháng 11 năm 2009 A. PHẦN MỞ ĐẦU Môn Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm có ứng dụng rất lớn trong đời sống và kỹ thuật. Vì thế dạy học vật lí ở cấp độ phổ thông là bước đầu hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản, thói quen làm việc khoa học trên những thiết bị dạy học và các phẩm chất, nhân cách mà mục tiêu giáo dục trung học cơ sở đã đề ra. Với phương pháp dạy học mới, học sinh tự tay làm thí nghiệm. Từ đó, học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, hình thành các kiến thức, khái niệm một cách chủ động, kích thích hứng thú của học sinh. Vì vậy, công tác chuẩn bị đồ dùng dạy học rất quan trọng. Nó không những kích thích hứng thú của học sinh mà còn rèn luyện cho học sinh nhận thức, phân tích những dấu hiệu, hiện tượng cụ thể bằng kinh nghiệm riêng của chính mình; kỹ năng thực hành thí nghiệm vật lí; kỹ năng làm việc theo nhóm, thu hút mọi khả năng của học sinh vào nhận thức đối tượng. Đồng thời vận dụng các kiến thức thu được vào trong đời sống thực tiễn. Bởi thế, giáo viên làm công tác phòng bộ môn phải xác định: nhiệm vụ chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học để đem lại hiệu quả cao trong từng tiết dạy. Thực tế hiện nay, việc đào tạo ra các cán bộ chuyên trách để làm công tác phòng bộ môn trong nhà trường phổ thông phục vụ cho các tiết học không có. Đôi khi, là các thầy cô giáo trẻ, ít kinh nghiệm, kiêm nhiệm nhiều công tác nên không có thời gian làm tốt các công tác của một người quản lí phòng bộ môn. Có khi, giáo viên giảng dạy quên nhắc nhở học sinh trả thiết bị đúng thời gian quy định nên đồ dùng hư hỏng chưa được phát hiện kịp thời là điều khó tránh khỏi. Một số học sinh chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ tốt các thiết bị. Chính điều đó làm cho công tác phòng bộ môn gặp nhiều khó khăn. Qua bốn năm công tác tại phòng bộ môn Vật lí tại Trường Trung học Cơ sở (THCS) Lê Lợi, tôi tự học, tự tìm hiểu để làm hoàn thành công tác này. Hoạt động này đã được lãnh đạo đánh giá cao, đem lại hiệu quả cao trong công tác dạy và học của giáo viên và học sinh. Bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác quản lý phòng bộ môn. Tôi mạnh dạn đề xuất: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CỦA GIÁO VIÊN PHÒNG BỘ MÔN VẬT LÍ TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ LỢI B. NỘI DUNG I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN GẶP PHẢI TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC PHÒNG BỘ MÔN 1. Những thuận lợi của Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên tổ Vật lí và học sinh Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi là một ngôi trường nằm trên con đường Hồ Xuân Hương - quận Ngũ Hành Sơn – thành phố Đà Nẵng. Năm 2001 được công nhận là trường chuẩn Quốc Gia bậc THCS đầu tiên của thành phố. Trường có một diện tích bề thế (1985 m2) với 120 cán bộ - giáo viên - công nhân viên và gần 2000 học sinh và 3 phòng bộ môn được công nhận chuẩn quốc gia năm 2003. Một trong 3 phòng bộ môn đạt chuẩn đó là phòng bộ môn vật lí. Đội ngũ giáo viên tổ Vật lí với 11 thành viên có trình độ trên chuẩn 8/11 và đạt chuẩn 100 % trong đó có 3 đảng viên. Đa phần là các thầy cô giáo trẻ có ý thức trách nhiệm cao trong công tác chuyên môn của mình, nhiệt tình và đam mê bộ môn. Thường xuyên phát huy sự chủ động, sáng tạo của mình để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế, ứng dụng và áp dụng thiết bị một cách mềm dẻo vào trong dạy học. Đồng thời, các thầy cô tích cực khai thác và làm thêm các thiết bị đưa vào sử dụng trong chương trình giảng dạy. Dần dần đưa phong trào sử dụng đồ dùng dạy học là một nhu cầu không thể thiếu được. Với số lượng học sinh đông (gần 2000 học sinh) kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh luôn có sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên trong học tập. Học sinh dần tăng khả năng tự học, tự rèn luyện bản thân làm cho các em yêu trường, yêu lớp, nhiệt tình trong công tác giúp đỡ giáo viên hoàn thành tốt công tác phòng bộ môn. Dạy học theo phương pháp đổi mới hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, giáo viên giảng dạy, học sinh và giáo viên làm công tác kiêm nhiệm phòng bộ môn gặp những khó khăn sau: 2. Những khó khăn tồn tại trong hoạt động dạy và học vật lí theo phương pháp đổi mới Hầu hết, các trường trung học cơ sở chỉ có một phòng thực hành vật lí. Trong khi số lớp học ngày càng nhiều, thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu phòng thực hành và các thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học. Để tạm thời khắc phục tình trạng trên, một số lớp phải vận chuyển thiết bị lên phòng học. Thiết bị đưa lên lớp nhiều, dễ hỏng, dễ vỡ và không đảm bảo an toàn. Nhất là các tiết sử dụng điện với điện áp lớn. Khi có sự cố xảy ra, giáo viên khó tìm ra nguyên nhân, không giải quyết kịp thời. Một số giáo viên mới dạy lần đầu, kỹ năng hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm còn hạn chế. Các em hiếu động, chưa hiểu rõ tính năng của các thiết bị nên hay làm hỏng thiết bị. Một số học sinh, lợi dụng thời gian đi mượn đồ dùng để ra ngoài làm việc riêng. Điều này làm mất thời gian ổn định lớp học của giáo viên và tạo tâm lý giáo viên đứng lớp không thấy thoải mái. Một số thí nghiệm khó thành công, giáo viên tự đăng kí và chuẩn bị thiết bị theo đúng quy trình dạy của mình. Nhưng học sinh lấy thiết bị không đúng yêu cầu làm giáo viên không thể tiếp tục thực hiện thí nghiệm. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến tiết dạy của giáo viên. 3. Những khó khăn đối với giáo viên kiêm nhiệm phòng bộ môn: Giáo viên làm công tác phòng bộ môn chưa được đào tạo qua trường lớp. Đa phần là các thầy cô giáo trẻ chưa có kinh nghiệm, kiêm nhiệm nhiều việc. Khi mới tiếp nhận công việc này không biết làm việc như thế nào cho khoa học. Mỗi người lại có nhận thức về thẩm mỹ khác nhau nên cách trưng bày, bố trí thiết bị thí nghiệm trên kệ, đồ dùng trong kho chưa hợp lí. Chuẩn bị đồ dùng chưa đầy đủ vì một lí do khách quan hay chủ quan nào đó. Vì vậy, để việc soạn thiết bị đồ dùng vật lí đạt hiệu quả, theo tôi cần thực hiện các công việc sau: + Chuẩn bị thiết bị trong các tiết học của từng ngày, từng tuần, từng tháng + Kiểm tra việc cho mượn, bảo quản thiết bị + Sửa chữa các thiết bị hỏng + Dọn dẹp, lao động phòng bộ môn + Thực hiện công tác kiểm kê + Chuẩn bị các loại hồ sơ sổ sách II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG BỘ MÔN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÍ . 1. Công tác chỉ đạo về hoạt động phòng bộ môn: 1.1. Về phía nhà trường: Hiệu trưởng nhà trường phân quyền quản lí phòng bộ môn Vật lí cho 2 Phó hiệu trưởng. Hằng tháng, kế hoạch hoạt động của phòng bộ môn được viết lên bảng công tác. Giáo viên làm công tác phòng bộ môn theo dõi, lên kế hoạch tháng và trình cho lãnh đạo duyệt. Cuối tháng, cuối học kì, giáo viên phòng bộ môn nộp các hồ sơ sổ sách để lãnh đạo nhà trường kiểm tra. 1.2. Về phía tổ vật lí: Tổ Vật lí trực tiếp quản lí mọi hoạt động của phòng bộ môn. Mỗi tháng, giáo viên phòng bộ môn lên kế hoạch trình lên tổ trưởng trước khi trình lên lãnh đạo. Tổ trưởng tổ Vật lí thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc giáo viên thực hiện kế hoạch của nhà trường và mọi hoạt động của phòng bộ môn. 2. Hoạt động của giáo viên làm công tác phòng bộ môn Vật lí 2.1. Chuẩn bị thiết bị trong các tiết học theo ngày, theo tuần 2.1.1. Chuẩn bị trước khi soạn dụng cụ: Để chuẩn bị cho tiết dạy của giáo viên đủ đồ dùng thuận tiện, ngoài sổ kế hoạch hằng tháng, tuần, tôi còn lập một quyển sổ công tác riêng (tôi đặt tên là Sổ nhật kí). Hằng ngày, tôi theo dõi việc mượn thiết bị của giáo viên, chủ động trong việc soạn thiết bị, chuẩn bị cho tiết dạy của giáo viên trên lớp. 2.1.2. Làm thử thí nghiệm Để tránh tình trạng đồ dùng đã được chuẩn bị nhưng không thực hiện được thí nghiệm vì một lí do nào đó hoặc làm mất thời gian đổi lại thiết bị của giáo viên giảng dạy, người làm công tác phòng bộ môn cần phải làm thử thí nghiệm trước khi đưa ra sử dụng. Tôi phải kiểm tra hoạt động của từng thiết bị và hướng dẫn hai em trực trường cùng thử các thiết bị. Từ khi tôi làm việc này, công tác soạn thiết bị của phòng bộ môn chủ động hơn và giáo viên tổ vật lí không phải kết hợp với giáo viên phòng bộ môn để kiểm tra thiết bị (Vì các thầy cô thường xuyên có giờ trên lớp). Sau đó, các thiết bị được lắp thử từng thí nghiệm theo sách hướng dẫn sử dụng thiết bị. Trường hợp các giáo viên không thực hiện được thí nghiệm, tôi có thể hỗ trợ, hướng dẫn để thí nghiệm đạt kết quả mong muốn (vì tôi đã làm thử thí nghiệm trước). Trong các tiết thao giảng, thanh tra, dự giờ, hay các tiết học khó, cần phải phối hợp với giáo viên làm hoàn tất các thí nghiệm. Thiết bị sau khi sử dụng được gởi lại phòng bộ môn, tôi kiểm tra về số lượng và tình trạng của từng thiết bị. Làm thử thí nghiệm là một công đoạn quan trọng của giáo viên phòng bộ môn vật lí. Giáo viên cần có chuyên môn giảng dạy môn Vật lí mới nắm hết được quy trình lắp thiết bị vật lí. Điều đó giảm thiểu tối đa những khó khăn của giáo viên giảng dạy, góp phần quản lí tốt các thiết bị. 2.1.3. Chuẩn bị và sắp xếp thiết bị dạy học: Việc soạn thiết bị tốn rất nhiều thời gian, vì vậy cần phải sắp xếp thiết bị trong phòng sao cho khoa học, dễ tìm, dễ nhìn, an toàn. Ở trường, tôi chuẩn bị và sắp thiết bị như sau: Thiết bị được phân chia theo từng bài, từng chương, từng học kì. Sau đó, các thiết bị sắp xếp gọn vào trong các hộp thiết bị hiện có tại phòng. Trên các hộp, tôi có ghi tên từng loại thiết bị chứa trong hộp. Tôi quy định màu hộp cho từng chương, từng môn (ví dụ: màu trắng cho phần quang lớp 7, màu xanh cho phần điện lớp 7, màu đỏ đậm cho phần vật lí lớp 8, ...) Tất cả các hộp đó được xếp vào các hộc tủ. Tôi cố gắng tận dụng tối đa mọi không gian trong các hộc tủ ở phòng thực hành và phòng thiết bị để bỏ hết các thiết bị. Đồng thời, tôi ghi nhãn các học tủ để thiết bị vật lí lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9. Trưng bày các thiết bị thí nghiệm cần phải có tính khoa học. Thiết bị sau khi làm thử thí nghiệm xong và kiểm tra thật kỹ độ an toàn của các thiết bị (nhất là các thiết bị dây dẫn từ vào các máy biến thế, hay thắp sáng các bóng đèn trong khi lắp các mạch điện ...), tôi xếp gọn thiết bị vào các khay hoặc bỏ vào các hộp trống, bên ngoài có ghi tên các thầy cô giáo giảng dạy. Việc chuẩn bị thiết bị, sắp xếp trên kệ khoa học giúp giáo viên dễ tìm thấy thiết bị, học sinh mượn thiết bị không lấy nhầm với thiết bị của các giáo viên khác. Phòng thực hành luôn chuẩn bị sẵn sàng, thiết bị thực hành được phân rõ từng khay theo từng nhóm để trong phòng thực hành. Cuối tiết, học sinh sẽ được tôi hướng dẫn xếp thiết bị đúng vị trí. Đôi khi, các giáo viên giảng dạy không đúng theo phân phối chương trình giảng dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo vì nhiều lí do: bão, lễ, đau ốm, đi học không có người dạy thay. Lúc đó, các thiết bị này phải để lại cho các giáo viên giảng dạy. Do đó, tôi sắp xếp một cách cụ thể để riêng. Phòng thiết bị có kích thước hạn chế, thiết bị lại để nhiều vì còn nhiều thầy cô trễ tiết. Đòi hỏi, tôi phải phân kệ thiết bị thành các ngăn có ghi nhãn vật lí lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9, công nghệ lớp 8, lớp 9. Tùy theo số tiết dạy trong tuần, và số lượng thiết bị thực hiện từng tiết, tôi phân chia ngăn trưng bày cho phù hợp (chẳng hạn: vật lí lớp 9: 2 ngăn; vật lí lớp 6, lớp 7, lớp 8 mỗi khối một ngăn). Cuối tuần, cuối chương những thiết bị không sử dụng nữa được kiểm tra chất lượng một lần nữa. Thiết bị hỏng, tôi để riêng một khay để sửa chữa. Thiết bị sử dụng được xếp gọn vào hộp và viết vào đó một mảnh giấy có ghi rõ số lượng để cuối đợt kiểm kê thực hiện một cách nhanh chóng hơn. Ngoài các thiết bị, tranh ảnh cũng góp phần làm cho tiết dạy thêm phong phú. Theo quy định của thư viện tiên tiến, tranh ảnh được đưa về phòng thư viện. Nếu để thế, các giáo viên giảng dạy sẽ không có điều kiện tiếp xúc với tranh ảnh nhiều bằng để ở phòng thiết bị vật lí. Tôi đã cố gắng sắp xếp một vị trí thích hợp trong kho thiết bị để treo các tranh ảnh vật lí được cấp hoặc các giáo viên đã tốn công và tiền của để làm ra phục vụ cho dạy học. Vào cuối tuần, tôi soạn đầy đủ các thiết bị và tranh ảnh để giáo viên chuẩn bị dạy tuần sau. Thiết bị và tranh vật lí được sắp xếp gọn gàng và khoa học, giúp học sinh thay giáo viên lấy các thiết bị lên sử dụng không nhầm lẫn, thuận tiện cho công tác kiểm tra sau khi sử dụng nhanh chóng, góp phần làm quản lí tốt các thiết bị. Đồng thời, tôi đã giúp giáo viên giảng dạy trên lớp đảm bảo thời lượng tiết học. 2.1.4. Cất giữ đồ dùng dạy học: Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, Trường THCS Lê Lợi đã có một kho thiết bị vật lí được xây dựng bên cạnh phòng thực hành vật lí để cho các giáo viên làm công tác phòng bộ môn có thể cất, giữ, trưng bày các thiết bị một cách thuận tiện nhất. Thiết bị được cất giữ trong kho và các hộc tủ của phòng thực hành vật lí cần phải có cánh cửa, có khoá. Các em học sinh thường hay hiếu động và tò mò. Nếu thiết bị không có các cánh cửa bảo vệ thì công tác quản lí thiết bị càng khó khăn. Giáo viên không thể đứng đó trông các em hết tiết này đến tiết khác vì còn làm các công tác khác. Tốt nhất, các hộc tủ phải có cửa tủ, khoá cẩn thận để hạn chế sự tò mò của các em khi các em xuống học phòng thực hành. Thiết bị được cất giữ tốt, giáo viên làm công tác phòng bộ môn bớt những khó khăn trong công tác quản lí. Tài sản của nhà nước được bảo vệ tốt. 2.2. Kiểm tra việc cho mượn, bảo quản thiết bị Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản quy định về việc giáo viên sử dụng thiết bị giáo dục tối thiểu trong các giờ lên lớp. Thiết bị đưa ra sử dụng trên lớp phải có sự kiểm tra của giáo viên làm công tác phòng bộ môn. Có như vậy, công tác bảo quản thiết bị mới được thuận lợi. Muốn quản lí tốt được thiết bị dạy học, tôi lập kế hoạch quy định thời gian mượn và trả thiết bị. Tôi gởi kế hoạch đó lên tổ trưởng. Trong buổi họp đầu năm, tổ trưởng thông báo cho toàn giáo viên trong tổ biết để thực hiện. Cụ thể, các thầy cô giáo mượn thiết bị trả trước thiết bị trong năm phút cuối của tiết hoặc trễ nhất trong năm phút giải lao giữa hai tiết liên tiếp. Có như vậy giáo viên trực phòng bộ môn mới có thời gian kiểm tra thiết bị và hạn chế trường hợp: hết giờ thiết bị chưa trả về phòng bộ môn, với tính cách hiếu động của các em dễ làm hỏng thiết bị. Giáo viên giảng dạy lựa chọn học sinh thay mình đi mượn thiết bị. Thiết bị cho một tiết dạy nhiều, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ phía học sinh. Tôi tư vấn cho giáo viên chọn 2 đến 3 học sinh có hạnh kiểm tốt, học lực khá trở lên đi mượn - trả thiết bị. Vì những học sinh này có trách nhiệm và ý thức cao trong việc bảo quản, giữ gìn tài sản chung. Sau khi dùng xong, thiết bị phải được trả đủ về phòng bộ môn. Số lượng thiết bị hư hỏng tôi ghi vào sổ thiết bị hư hỏng để có kế hoạch sửa chữa. Tôi phối hợp cùng giáo viên giảng dạy tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thiết bị hư hỏng. Nếu do sự thiếu ý thức của các em học sinh gây ra, tôi hoặc giáo viên giảng dạy lập biên bản yêu cầu học sinh có trách nhiệm. Đồng thời, tôi báo cho giáo viên giảng dạy được biết để giáo viên nhắc nhở học sinh giải quyết việc thực hiện trách nhiệm trong vòng hai tuần. Điều đó giúp học sinh biết được giá trị của từng thiết bị mà các em làm hỏng, đồng thời giáo dục các học sinh khác phải có ý thức bảo vệ thiết bị học tập. Những thiết bị sử dụng phải được lưu tại sổ của nhà trường. Cuối tuần, các thành viên trong tổ đăng kí việc mượn thiết bị bằng cách ghi vào sổ mượn thiết bị. Sau khi sử dụng xong, các thầy, cô giáo kí trả thiết bị vào cuối tiết hoặc cuối buổi học. Tôi quản lí tranh ảnh bằng cách: Khi tranh mới về, tôi làm nẹp, đóng khuy, bấm tranh theo bài, dây màu để dễ phân biệt. Những thiết bị lâu dài, công tác quản lí như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, tôi phân ra làm hai loại. Thiết bị mượn có thời hạn trả xác định, tôi yêu cầu giáo viên mượn viết vào giấy mượn thiết bị (có mẫu kèm theo). Ví dụ: những thiết bị giáo viên mượn về nhà quay phim hay trường khác mượn để học chuyên môn. Thiết bị mượn không có thời hạn trả xác định, tôi và người mượn viết vào biên bản bàn giao thiết bị (có mẫu kèm theo). Ví dụ: những thiết bị không sử dụng với chương trình mới hiện nay, bảo vệ mượn để phục vụ việc trang trí. Bảo quản một số thiết bị dễ bị gỉ (ví dụ: các loại ốc vít, thước kẹp, kìm điện, ...) tôi tra dầu mỡ vào, lau sạch nước các thiết bị bằng sắt, kẽm, chỗ tiếp xúc giữa pin và thiết bị dễ hỏng, tôi tháo pin sau mỗi lần sử dụng và lau sạch chỗ lắp pin, ... Thiết bị sau khi được cấp mới hoặc mua mới, giáo viên thiết bị cần phải kiểm tra số lượng và chất lượng của từng loại thiết bị. Nếu sau khi kiểm tra tình trạng hoạt động, thiết bị nào không bảo đảm, tôi báo ngay cho bộ phận cung cấp, lãnh đạo nhà trường biết để có hướng giải quyết. Việc kiểm tra bảo quản thiết bị tốt tức là góp một phần “thực hành tiết kiệm”. 2.3. Sửa chữa thiết bị hư hỏng. Sửa chữa thiết bị là một việc làm tiết kiệm công quỹ của nhà nước. Vì vậy, tôi lên kế hoạch phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao. Trước hết, tôi thu thập tất cả các thiết bị hư hỏng từ sổ lưu lại các thiết bị hư hỏng. Sau đó, tôi phân loại mức độ hư hỏng của từng thiết bị. Nếu thiết bị hư hỏng trong khả năng thì tôi tự sắp xếp thời gian sửa. Những thiết bị còn lại, tôi lên kế hoạch sửa chữa căn cứ vào kinh nghiệm cũng như hiểu biết về thiết bị của các giáo viên. Kế hoạch được lên xong, tôi đề xuất lên tổ trưởng, tôi cố gắng kết hợp thời gian rãnh của mình với các giáo viên khác có trình độ. Tiếp đến, tôi phụ giúp trong quá trình sửa chữa và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm. Đối với tranh vật lí bằng giấy (rất dễ bị rách do quá trình sử dụng gặp nước mưa hoặc do các em học sinh bất cẩn), tôi dùng băng keo trong dán ngay chỗ hỏng. Đồng thời nhắc nhở học sinh có ý thức bảo quản tranh. Để phục vụ tốt cho dạy và học, bản thân tôi luôn có ý thức sửa chữa thiết bị kịp thời. 2.4. Chuẩn bị các loại hồ sơ sổ sách Các loại hồ sơ sổ sách làm khoa học sẽ biết được mọi công việc làm của giáo viên làm công tác phòng bộ môn. Có sổ sách đầy đủ, công tác chuẩn bị thiết bị được chủ động, quản lí tốt thiết bị, bố trí lớp học tại phòng bộ môn một cách nhanh nhất. Các loại sổ sách được quy làm 3 loại: loại bắt buộc theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo, loại theo quy định của nhà trường, và loại làm thêm để quản lí tốt. 2.4.1. Đối với loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo: Sổ tài sản là sổ giúp biết được giá trị của từng loại thiết bị hiện có tại phòng bộ môn. Tất cả các thiết bị mới mua, được cấp, hoặc được tặng phải nhập vào sổ tài sản có. Ban đầu, người mới làm thường không biết ghi sổ thiết bị thế nào? Để giải đáp khó khăn này, tôi đã đọc hướng dẫn cách ghi sổ tài sản (thường có ở các quyển sổ tài sản cũ) và thực hiện theo đúng hướng dẫn đó. Vì đây là quy định chung cho toàn ngành. Khi làm, tôi gặp khó khăn sau: sổ tài sản yêu cầu ghi thiết bị theo năm học; trong khi đó, biên bản thanh lí lại được làm vào cuối năm tài chính. Người quản lí sổ không biết phải ghi những số liệu theo năm tài chính hay theo năm học. Tôi đã làm theo quy định của sổ: số liệu được ghi một lần theo năm tài chính sẽ giúp kế toán dễ quản lí hơn. Còn các thiết bị hư hỏng của học kì II được cộng dồn vào học kì I năm sau để làm thanh lí. Số liệu kiểm kê, tôi thực hiện theo kế hoạch của nhà trường. Qua sổ, phản ánh được giá trị và số liệu lúc mua và hiện còn trong kho. Căn cứ vào nhu cầu dạy học để có kế hoạch mua sắp thiết bị kịp thời. Sổ bắt buộc thứ 2 là Sổ theo dõi mượn thiết bị từng môn học. Mỗi môn, tôi lập một quyển riêng để không phải quản lí nhiều sổ trong một học kì và dễ tìm theo môn học khác nhau. Vì thời gian giáo viên làm công tác phòng bộ môn được ít, lại kiêm nhiệm nhiều việc nên sổ này dành cho giáo viên giảng dạy đăng kí và kí mượn, cuối buổi hoặc cuối tiết dạy các thầy cô giảng dạy liên hệ để kí trả. Phía sau các sổ mượn đồ dùng có các trang để đăng kí tiết thực hành. Trang này, tôi thường ghi tên thiết bị và viết theo lớp dạy. Làm thế, tôi nhìn vào sổ biết được lớp chưa thực hành. Đồng thời, qua sổ thể hiện mức độ sử dụng thiết bị của từng giáo viên và có thể góp ý giáo viên bảo quản tốt thiết bị nếu thường xuyên xảy ra hư hỏng. 2.4.2. Đối với sổ sách theo quy định của nhà trường: Hằng tháng mọi kế hoạch chỉ đạo của nhà trường đều được tôi viết vào sổ kế hoạch tháng. Từ đó phân rõ kế hoạch theo tuần cho phù hợp với thời gian làm công tác phòng bộ môn, tránh có sự chồng chéo không thực hiện hết việc. Mọi đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên, tôi viết vào Sổ đồ dùng dạy học tự làm nhằm khuyến khích các thầy cô làm thêm đồ dùng dạy học để tăng hiệu quả cho tiết dạy. Bởi đồ dùng này là sự tổng hợp của những cái hay, sự nhiệt tình nghiên cứu tìm tòi của mỗi giáo viên học sinh dễ nắm bắt kiến thức (Chẳng hạn: giáo viên làm một trang giấy A4 ½ được kẻ ô vuông dùng trong thí nghiệm xác định tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới. Nếu không có thì học sinh khó hiểu được mặt phẳng tới là mặt phẳng nào, …). Đồng thời năm sau, tôi thông báo cho các giáo viên khác biết những đồ dùng đó, để giáo viên sử dụng mà không phải tốn thời gian và tiền của làm lại. Sổ mua sắm thiết bị có tác dụng lưu kinh phí đầu tư thiết bị phòng bộ môn Vật lí. Qua sổ này, công tác báo cáo kính phí thiết bị của phòng bộ môn cho lãnh đạo nhà trường được thuận tiện. Khi nhập thiết bị, các hoá đơn thiết bị thể hiện rõ giá thành của một thiết bị. Các hoá đơn này nhiều và được làm theo đợt, tôi xếp riêng vào một kẹp hoá đơn theo đợt và theo năm học. Mỗi năm, nhà trường đều tiến hành hai đợt kiểm kê lớn, một đợt kiểm tra nhỏ. Việc làm này nhằm đánh giá công tác cho mượn, sửa chữa, bảo quản thiết bị của phòng bộ môn. Tôi đã lưu các biên bản kiểm kê vào một kẹp. Để quản lí tốt các biên bản kiểm kê, tôi đã đóng thành tập theo từng đợt, từng năm để khi cần dễ tìm. Mọi văn bản chỉ đạo của cấp trên về phòng bộ môn, nhà trường đều photo cho giáo viên làm công tác phòng bộ môn biết và thực hiện. Tôi chuẩn bị một kẹp nhựa để đựng các công văn chỉ đạo để bảo quản công văn được lâu dài. 2.4.3. Đối với sổ tự làm thêm phục vụ tốt cho công tác quản lí: Năm tôi mới làm công tác phòng bộ môn, tôi không có cách nào kiểm soát được các thầy cô dạy ở phòng thực hành vật lí, khi có hai lớp cùng xuống phòng bộ môn để thực hành, tôi không biết phải nhường cho lớp nào. Tôi đã làm thêm sổ đăng kí tiết dạy thực hành tại phòng bộ môn vật lí. Sổ này thường để ở phòng vật lí cho các thầy cô giáo dạy phòng vật lí đăng kí. Sổ này có nhiều tác dụng: nếu có tiết thực hành trùng nhau có thể liên hệ với phòng hoá – sinh để thực hành hoặc giáo viên xem sổ để sắp xếp các tiết dạy phù hợp. Các thầy cô dạy thao giảng, dự giờ hay các tiết dạy có sử dụng nhiều nguồn điện sẽ được ưu tiên dạy tại phòng thực hành vật lí, tránh làm mất thời gian của lớp không vào được phòng học. Để các tiết thực hành được đầy đủ ngay từ đầu năm học, tôi đã lập một bảng ghi tất cả các tiết thực hành thiết bị của các khối lớp và dán trong phòng thiết bị. Qua bảng này, giáo viên có thể theo dõi và thực hiện đúng theo phân phối chương trình. Khi mới vào soạn thiết bị, tôi không biết những thiết bị nào cần cho các thí nghiệm. Giáo viên đăng kí mượn thiết bị chậm, tôi không kịp thời tổng hợp kéo theo việc soạn thiết bị trở nên bị động. Đến năm sau, tôi không nhớ hết các thiết bị đó. Để tránh tình trạng này, tôi lập sổ nhật kí phòng bộ môn. Sổ này có nhiều tác dụng hơn sổ báo đồ dùng dạy học: có thể chủ động được thời gian soạn thiết bị, tránh thụ động khi phải chờ sự đăng kí từ giáo viên; lên được các thiết bị hiện có tại phòng bộ môn. Qua sổ, nhóm trưởng kiểm tra được thiết bị đầu tuần về số lượng. Tôi theo dõi việc sử dụng đồ dùng của các giáo viên. Các thầy cô trực thay biết được các đồ dùng soạn trong từng tiết học để cho học sinh mượn chính xác. Hay giáo viên ghi thêm các thiết bị cần dùng cho một tiết dạy nào đó. Cách ghi sổ này cũng đơn giản: cột ghi tên bài dạy tôi viết cụ thể theo phân phối chương trình môn vật lí, vì các thiết bị có thể dùng cho bài này cũng có thể cho bài khác tránh nhầm lẫn. Cột tên thiết bị: dựa vào sách giáo khoa, sách giáo viên, sách hướng dẫn sử dụng thiết bị, tôi ghi đầy đủ các thiết bị sử dụng trong tuần. Cột ký nhận bàn giao dùng cho các thầy cô trực thay kí để biết các thiết bị và có trách nhiệm như tôi trong các buổi trực thay. Cột nhận xét của giáo viên phòng bộ môn, tôi dành để theo dõi các lớp dùng thiết bị và ghi lại các thiết bị hư hỏng, thiếu chưa tìm ra. Sổ lưu lại các thiết bị hư hỏng: sổ này có tác dụng cập nhật tất cả các thiết bị hư hỏng trong ngày. Dựa vào đó tôi lập kế hoạch sửa chữa thiết bị thuận tiện hơn. Sổ biên bản sửa chữa thiết bị để biết số lượng thiết bị sửa chữa được, số không sửa được nhằm đề xuất xin kinh phí sửa bên ngoài, làm thanh lí hay chuẩn bị cho việc lập kế hoạch thanh lí cuối năm. Chuẩn bị kẹp đựng hồ sơ đang làm. Không phải

File đính kèm:

  • docSKKN ve PBM vat li.doc
Giáo án liên quan