Đề tài Một số kinh nghiệm trong việc giúp học sinh viết đúng trong giờ chính tả

 Chính tả là một trong những phân môn Tiếng Việt Tiểu học. Theo định nghĩa trong một số từ điển chính tả là viết đúng, hợp với chuẩn những quy tắc về cách viết chuẩn lời nói sang dạng thức nết vào hoạt động giao tiếp. Nếu tập viết dạy học sinh biết viết, tức là hoạt động tạo ra chữ, thì chính tả dạy cách tổ chức, kết hợp các chữ đúng quy ước của xã hội để làm thành hiện thức hoá ngôn ngữ.

 Chữ viết là kí hiệu bằng hình ảnh thị giác (các hình nét) ghi lại tiếng nói. Mỗi hình nét tương ứng với một đoạn âm thanh có ý nghĩa của tiếng nói. Một tổ hợp gồm các chuỗi hình nét được liên kế theo những cách thức nhất định (dạng thức viết của ngôn ngữ) để ghi lại lời nói âm thanh và trở thành phương tiện truyền đạt nội dung trong lời nói. Chính tả thực hiện những quy ước xã hội đối với chữ viết; đề phòng, ngăn ngừa sự vận dụng tuỳ tiện, vi phạm các quy ước làm trở ngại cho tri giác ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm trong việc giúp học sinh viết đúng trong giờ chính tả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong việc giúp học sinh viết đúng trong giờ chính tả. I. Vị trí của môn chính tả:             Chính tả là một trong những phân môn Tiếng Việt Tiểu học. Theo định nghĩa trong một số từ điển chính tả là viết đúng, hợp với chuẩn những quy tắc về cách viết chuẩn lời nói sang dạng thức nết vào hoạt động giao tiếp. Nếu tập viết dạy học sinh biết viết, tức là hoạt động tạo ra chữ, thì chính tả dạy cách tổ chức, kết hợp các chữ đúng quy ước của xã hội để làm thành hiện thức hoá ngôn ngữ.             Chữ viết là kí hiệu bằng hình ảnh thị giác (các hình nét) ghi lại tiếng nói. Mỗi hình nét tương ứng với một đoạn âm thanh có ý nghĩa của tiếng nói. Một tổ hợp gồm các chuỗi hình nét được liên kế theo những cách thức nhất định (dạng thức viết của ngôn ngữ) để ghi lại lời nói âm thanh và trở thành phương tiện truyền đạt nội dung trong lời nói. Chính tả thực hiện những quy ước xã hội đối với chữ viết; đề phòng, ngăn ngừa sự vận dụng tuỳ tiện, vi phạm các quy ước làm trở ngại cho tri giác ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp.             Trẻ em đến tuổi học, thường bắt đầu quá trình học tập bằng chữ viết. ở giai đoạn đầu tiên (bậc tiểu học) trẻ em tiếp tục được hoàn thiện năng lực nói tiếng mẹ đẻ. Trẻ em biết chữ mới có phương tiện để học Tiếng Việt và học các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội khác. Mà muốn biết đọc thông viết thạo, trẻ em phải được học chính tả. Chính tả là phân môn có tính chất công cụ. Nó có vị trí quan trọng trong giai đoạn học tập đầu tiên của trẻ em. II- Cơ sở lý luận             Viết đúng chính tả không chỉ là những vận động của cơ bắp như sự phối hợp thuần thục các ngón tay, bàn tay, cổ tay, cánh tay mà còn là thao tác trí óc của người viết.             Việc hình thành kỹ năng chính tả khẳng định vai trò của ý thức. Kĩ năng chính tả có ý thức phải đạt tới mức độ tự động hoá một cách tự giác. Để viết đúng chính tả nếu đã nắm được sự phân tích cấu trúc âm đoạn của âm tiết và thuộc bảng chữ cái, thì chỉ việc phát thành tiếng hay đọc thầm từng âm tiết và biểu hiện cách kết hợp chữ cái để thể hiện các âm đoạn theo trật tự của chúng. III - Cơ sở thực tiễn:             Trong những năm gần đây học sinh viết chính tả thường mắc nhiều lỗi. Một số em chưa nắm được quy tắc chính tả đơn giản. Điều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự tiếp thu tri thức văn hoá, khoa học.             Học sinh viết không đúng làm ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp, tư duy. Học sinh không thể chuyển lời nói dưới dạng văn bản viết - vốn là một loại văn bản có khả năng chuyển đạt và bảo lưu mọi tư tưởng của loài người qua mọi thời gian và không gian trong mọi hoàn cảnh và với mọi đối tượng sử dụng. IV- Biện pháp tiến hành:             Qua thực tế giảng dạy, để có định hướng đúng trong quá trình sửa lỗi chính tả cho học sinh, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân viết sai chính tả của các em. Có thể nêu một số nguyên nhân chính sau đây:             a. Do ảnh hưởng của phương ngữ, thổ ngữ:             Phương ngữ biến dạng của ngôn ngữ toàn dân ở địa phương cụ thể với những nét khác biệt so với ngôn ngữ toàn dân về cách phát âm, dùng từ hay diễn đạt.             Thổ ngữ là biến dạng của ngôn ngữ toàn dân ở phạm vi lãnh thổ nhỏ hẹp hơn so với phương ngữ.             Học sinh thuộc phương ngữ Bắc Bộ có ưu điểm là không viết sai thanh điệu và vần song thường hay viết lẫn lộn một số chữ in phụ đầu: tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n.             Để khắc phục hiện tượng này tôi áp dụng theo nguyên tắc kết hợp ghi nhớ hình thức chữ viết của từ và nghĩa từ của chúng biểu hiện. Muốn vậy cần đặt từ đó trong ngôn ngữ cạnh để học sinh dễ hiểu.             Ví dụ: Em để dành cho bé Hà chiếc kẹo. Em không giành lấy phần hơn cho mình. Tôi thường xuyên cho các em luyện tập qua các dạng bài tập như: Điền từ vào chỗ trống trong câu, dùng từ đặt câu.....điều này có tác dụng rất lớn trong việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh;             b. Do hạn chế vốn từ:             Muốn viết đúng chính tả, người viết phải hiểu nghĩa của từ và cách viết cụ thể của từ đó. Ví dụ: muốn khi nào viết “truyện” khi nào viết “chuyện” người viết phải phân biệt được sự khác nhau về nghĩa của hai từ này để từ đó rút ra cách viết đúng chính tả.             - Viết là “truyện” khi muốn chỉ tác phẩm văn học được in (VD: truyện ngắn, truyện cười.....)             - Viết là “chuyện” khi muốn chỉ một sự việc được kể lại (VD: câu chuyện, chuyện tâm tình, hay chỉ một công việc cụ thể như: chưa làm nên chuyện).             Trước khi viết một từ do giáo viên đọc, học sinh có thể hiểu nghĩa cỉa từ đó bằng cách mô tả sơ lược hoặc đặt câu với từ đó. Để giúp học sinh nghe hiểu và chủ động viết đúng tôi có thể kết hợp “liên tưởng” hay “so sánh” ngắn gọn về chữ khó viết ngay trong khi đọc chính tả [ví dụ: trăng khuyết (khuyết trong khuyết điểm), đi làm nương (nương khác lương trong lương thực)].             Một biện giúp học sinh viết đúng chính tả là luyện cho học sinh phát âm đúng ví dụ so sánh phát âm l/n. Giáo viên nên tạo điều kiện cho học sinh được phát âm và tri giác chữ viết, tạo điều kiện cho học sinh quan sát chữ viết, tự phân tích tiếng (theo 3 bộ phận: phụ âm đầu, vần, thanh điệu) được luyện theo thao tác chữ viết để ghi nhớ mặt chữ lâu hơn. Trong các tiết học trước khi viết bài tôi cho học sinh viết bảng con, viết nháp phân tích tiếng khó.             c. Do chưa thuộc quy tắc chính tả:             Muốn viết đúng quy tắc chính tả, học sinh phải học và nắm vững các quy tắc chính trả trong tiếng việt. Trong giảng dạy, trước khi viết chính tả, theo tôi giáo viên nên hướng dẫn học sinh nắm quy tắc chính tả trước khi viết.             Ví dụ: Tìm những chữ trong bài phải viết hoa?A             Tại sao những chữ này phải viết hoa (tên riêng, đầu câu) từ đó học sinh tự rút ra quy tắc chính tả. “Những chữ đầu câu và tên riêng phải viết hoa” hoặc quy tắc ng/ngh, c/k, g/gh, i/y)             Nắm được nguyên nhân mắc lỗi của học sinh, giáo viên phải rèn luyện về chính tả thông qua các bài luyện tập. Đây cũng là phần củng cố, trau dồi kĩ năng viết đúng chính tả một cách có hệ thống.             Ví dụ: Sau khi viết xong bài chính tả “Có công mài sắt có ngày nên kim”- giáo viên cho học sinh làm bài tập củng cố quy tắc chính tả qua bài tập:             Điền vào chỗ trống: c hay k?             - ........im khâu; .........ậu bé; ..........iên nhẫn; bà........ụ.             Một trong những yêu cầu quan trọng của việc dạy chính tả là giáo viên phải chấm, chữa bài cho học sinh thật chu đáo và trách nhiệm cao. Tôi đã thực hiện chấm toàn bộ học sinh trong bài chính tả. Chấm xong mỗi bài chính  tả của học sinh giáo viên thống kê các loại lỗi đã mắc từ đó có kế hoạch rèn sửa chính tả cho các em. Trong khi chấm tôi dùng bút đỏ gạch dưới những chữ viết sai chính tả và yêu cầu học sinh viết lại cho đúng chữ mắc đã mắc lỗi để ghi nhớ, mỗi chứ 1-2 dòng. Qua việc thực hiện một số biện pháp vừa nêu trên trong giờ dạy chính tả, qua một thời gian tôi thấy các em học sinh lớp tôi đã đạt được một số kết quả nhất định.   V - kết quả:             Học sinh đã viết đúng chính tả một cách có ý thức, không bị viết sai do chưa được biết, chưa được học.             Học sinh nắm được quy tắc chính tả - tạo thành thói quen. Ví dụ: Chữ đầu dòng, đầu câu viết hoa.             Đứng trước i, e, ê, là ngh........             - Biết phân tích tiếng khó trươc khi viết.             - Do đó học sinh bị mắc lỗi giảm xuống rõ rệt, tốc độ viết nhanh hơn. Lớp đạt danh hiệu viết sạch chữ đẹp chiếm tỷ lệ 82%                       Trên đây là một số biện pháp của tôi trong giờ chính tả. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.

File đính kèm:

  • docSKKN lop 2(1).doc
Giáo án liên quan