Đề tài Những thực phẩm nên tránh trong năm đầu đời

 Không nên cho em bé dưới 1 tuổi ăn lạc vì thực phẩm này có nguy cơ gây dị ứng rất cao. Chocolate cũng là thức ăn nên tránh vì dễ gây các phản ứng bất lợi cho cơ thể.

 Trong 6 tháng đầu đời, con bạn đã bắt đầu biết ăn một số thức của người lớn. Bạn có thể từ từ cho bé làm quen với hoa quả, rau, ngũ cốc và một số thức ăn khác. Dưới đây là một số thức ăn bạn nên tránh cho bé trong năm đầu tiên:

 Chocolate: Thực phẩm này có thể gây dị ứng, đặc biệt là đối với những bé hay dị ứng thức ăn.

 Lạc: Hạt lạc có nguy cơ khiến bé dưới 4 tuổi bị hóc và nghẹt thở. Một số em bé bị dị ứng. Do đó, nếu tiền sử gia đình có người bị dị ứng với lạc thì bạn nên loại bỏ tất cả những thức ăn liên quan nó như bơ lạc chẳng hạn.

 Lòng trắng trứng: Protein trong lòng trắng trứng có thể khiến một số em bé dị ứng. Em bé có thể ăn lòng đỏ trứng khi bạn nấu chín.

 Mật ong: Mật ong có thể chứa nấm độc, gây hại cho em bé. Các dấu hiệu ngộ độc mật ong bao gồm táo bón, bé trở nên yếu, cơ thể nhợt nhạt và nuốt khó.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những thực phẩm nên tránh trong năm đầu đời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGD&ĐT Núi Thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Trường MGBC Tuổi Thơ Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc ********** Tam Anh Nam,ngày 15/9/2008 BÀI TUYÊN TRUYỀN KIẾN THỨC NUÔI DẠY CON THEO KHOA HỌC CHO CÁC BẬC CHA MẸ TRONG TRƯỜNG MẦM NON NĂM HỌC 2008-2009 Đề tài: NHỮNG THỰC PHẨM NÊN TRÁNH TRONG NĂM ĐẦU ĐỜI Chocolate không tốt cho trẻ dưới 1 tuổi (Ảnh: jupiterimages.com) Không nên cho em bé dưới 1 tuổi ăn lạc vì thực phẩm này có nguy cơ gây dị ứng rất cao. Chocolate cũng là thức ăn nên tránh vì dễ gây các phản ứng bất lợi cho cơ thể.   Trong 6 tháng đầu đời, con bạn đã bắt đầu biết ăn một số thức của người lớn. Bạn có thể từ từ cho bé làm quen với hoa quả, rau, ngũ cốc và một số thức ăn khác. Dưới đây là một số thức ăn bạn nên tránh cho bé trong năm đầu tiên: Chocolate: Thực phẩm này có thể gây dị ứng, đặc biệt là đối với những bé hay dị ứng thức ăn. Lạc: Hạt lạc có nguy cơ khiến bé dưới 4 tuổi bị hóc và nghẹt thở. Một số em bé bị dị ứng. Do đó, nếu tiền sử gia đình có người bị dị ứng với lạc thì bạn nên loại bỏ tất cả những thức ăn liên quan nó như bơ lạc chẳng hạn. Lòng trắng trứng: Protein trong lòng trắng trứng có thể khiến một số em bé dị ứng. Em bé có thể ăn lòng đỏ trứng khi bạn nấu chín. Mật ong: Mật ong có thể chứa nấm độc, gây hại cho em bé. Các dấu hiệu ngộ độc mật ong bao gồm táo bón, bé trở nên yếu, cơ thể nhợt nhạt và nuốt khó. Sữa bò: Sữa bò chứa protein cazein gây kích thích bộ máy tiêu hoá (nếu bé bị dị ứng), hoặc làm mất một lượng máu nhỏ trong ruột khiến bé dễ bị thiếu sắt. Nếu con bạn không thể bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, bạn nên cố gắng tìm loại sữa bò đã loại bỏ các protein này. Các sản phẩm từ sữa khác như sữa chua và pho mát thường an toàn đối với trẻ sơ sinh, nhưng bạn vẫn nên tham khảo ý kiến chuyên gia nếu trong gia đình có người dị ứng với sữa.   Hoa quả thuộc họ cam quýt và nước trái cây: Cam, chanh có thể khiến em bé nôn trớ. Nếu thấy bé nhạy cảm với các loại hoa quả thuộc họ cam quýt, bạn không nên cho bé thử dùng lại ít nhất là trong vòng vài tuần. Tránh cho bé dùng quá nhiều các loại nước táo, lê nguyên chất; vì chúng có thể khiến bé bị tiêu chảy. Nước nho trắng sẽ tốt cho dạ dày bé hơn. Ngoài ra, các loại mì, súp và rau quả đóng hộp chứa hàm lượng muối cao, cũng không tốt cho hệ thống lọc của thận em bé.   Theo VnExpress - (Lamchame)    Rau tươi, quả chín với sức khỏe trẻ em 28/06/2007 Ảnh: jupiterimages.com Rau tươi và quả chín là một nguồn thức ăn quan trọng, rất cần thiết trong bữa ăn hằng ngày vì là nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng cho cơ thể.   Rau tươi và quả chín rất cần thiết cho sức khỏe của trẻ em, điều quan trọng là ta biết cách cho trẻ ăn sao cho phù hợp với từng lứa tuổi. - Với trẻ dưới 4-6 tháng tuổi sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất, sữa mẹ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, giúp trẻ tránh được một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, cúm, ho gà... - Trẻ 4-6 tháng tuổi bắt đầu ăn sam. Thức ăn tốt nhất là thức ăn hỗn hợp gồm bột, thịt, cá, trứng, rau và quả. Ngoài các quả chín lứa tuổi này cần ăn thêm rau để vừa bổ sung thêm vitamin, vừa cân bằng tỷ lệ Ca/P của thức ăn sam. - Trẻ từ 5-10 tháng tuổi, ăn 3 bữa sữa và 2 bữa bột. Nên dùng nước rau luộc để nấu bột (với thịt, cá, trứng... nghiền nhỏ), mỗi bữa bột nấu với 200ml nước rau (luộc 50g rau lấy 200ml nước). Cũng có thể cho 5-10g rau nghiền thật nát với bột. Nước rau là nguồn cung cấp đáng kể vitamin và muối khoáng vì các chất này tan một phần trong nước. Về quả, cho trẻ uống 5-10 thìa cà phê nước quả ép và cho ăn thêm quả nghiền nát. - Từ 10-16 tháng tuổi, trẻ có thể ăn hai bữa sữa, hai bữa cháo (mới đầu loãng sau đặc dần) và một bữa quả (sau ngủ trưa). Thường ta cho trẻ ăn chuối tiêu, vừa cho vitamin, vừa cho nhiệt lượng. Nhưng chuối tiêu ít vitamin C (6mg%) nên trong ngày cần cho trẻ ăn thêm vài thìa cà phê nước cam, nước bưởi. Một điều nữa cần chú ý là trẻ 6 tháng lượng sắt trong sữa mẹ không còn đủ cho nhu cầu tạo huyết của trẻ nữa, vì thế cần cho trẻ ăn thêm các loại rau có nhiều chất sắt, như rau muống, bí đỏ, cà chua, cà rốt, bắp cải... Tốt nhất là hỗn hợp rau hoặc thay đổi rau từng bữa.   Theo BS. Hương Liên - Sức Khoẻ & Đời Sống

File đính kèm:

  • doctuyen truyen KT Nuoi day con theo KH(2).doc
Giáo án liên quan