Đề tài Phát hiện kịp thời và khắc phục tình trạng học sinh yếu môn lý

 Chất lượng giáo dục,đào tạo được thể hiện ở xếp loại cuối năm là:Giỏi,khá là chỉ tiêu phấn đấu được càng nhiều càng tốt và kể cả học sinh trung bình,còn số học sinh yếu là tỉ lệ cần phải nổ lực hạn chế mức thấp nhất.Nhưng làm sao hạn chế?

 Việc “Phát hiện kịp thời và khắc phục tình trạng học sinh yếu” là việc khó khăn phức tạp nhất trong lao động của giáo viên (cả cán bộ quản lý trong trường học).Đây là cuộc đấu tranh thường xuyên để nâng cao chất lượng giáo dục,đảm bảo thực hiện phổ cập THCS của tỉnh nhà.Lương tâm và tinh thần trách nhiệm của nhà giáo là thể hiện ở sự kiên nhẫn và tìm tòi và phát hiên các nguyên nhân học yếu ở từng học sinh cụ thể và áp dụng công phu các biện pháp để khắc phục các hiện tượng học yếu bộ môn vật lý.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát hiện kịp thời và khắc phục tình trạng học sinh yếu môn lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC : 2006-2007 ---&--- I.THỰC TRANG BAN ĐẦU CỦA VẤN ĐỀ: Chất lượng giáo dục quyết định sự phát triển của mỗi nhà trường,cơ sở giáo dục-đào tạo.Trong năm học 2006-2007 Trường THCS Lý Thường Kiệt đã xây dựng hơn 25 năm.Cơ sở vật chất hầu như gần hoàn chỉnhnhwng đồ thí nghiệm còn thiếu cho hoạt động nhóm trên lớp.Muốn hoàn thành nhiệm vụ trong năm học với những chỉ tiêu đề ra đầu năm cho môn vật lý (TB trở lên :96%; yếu kém :4%; TN –THCS đạt 99% và các chỉ tiêu khác…) và thực hiện chỉ thị 16/2006/CT-UBND về việc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích ,nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học”.Do đó đòi hỏi phải có sự nổ lực phấn đấu của tập thể nhà trường.Trước thực trạng trên,với một tư cách một giáo viên dạy vật lý 6 tôi sẵn sàng cộng tác với tập thể nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và từng bước đưa nhà trường đi lên.Sau thời gian suy nghĩ,nghiên cứu tôi chọn đề tài : PHÁT HIỆN KỊP THỜI VÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH YẾU MÔN LÝ. II.ĐẶT VẤN ĐỀ : Chất lượng giáo dục,đào tạo được thể hiện ở xếp loại cuối năm là:Giỏi,khá là chỉ tiêu phấn đấu được càng nhiều càng tốt và kể cả học sinh trung bình,còn số học sinh yếu là tỉ lệ cần phải nổ lực hạn chế mức thấp nhất.Nhưng làm sao hạn chế? Việc “Phát hiện kịp thời và khắc phục tình trạng học sinh yếu” là việc khó khăn phức tạp nhất trong lao động của giáo viên (cả cán bộ quản lý trong trường học).Đây là cuộc đấu tranh thường xuyên để nâng cao chất lượng giáo dục,đảm bảo thực hiện phổ cập THCS của tỉnh nhà.Lương tâm và tinh thần trách nhiệm của nhà giáo là thể hiện ở sự kiên nhẫn và tìm tòi và phát hiên các nguyên nhân học yếu ở từng học sinh cụ thể và áp dụng công phu các biện pháp để khắc phục các hiện tượng học yếu bộ môn vật lý. III.BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH: Học sinh yếu là những học sinh theo thang điểm đánh theo hiện hành (Thông tư 29-23/Bộ-GD-ĐT) có điểm tổng kết học kỳ dưới trung bình. ¬Các dấu hiệu ban đầu dẫn đến học yếu: Không đảm bảo giờ giấc (bỏ tiết,trốn học,đi trễ). Thường vi phạm nội qui nhà trường. Hay mất trật tự trong giờ học. Những biểu hiện vi phạm về học tập như :không thuộc bài,không làm bài,không ghi bài học….. Thường đòi hỏi các bạn trợ giúp hoặc quay cóp. Có những biểu hiện giảm hứng thú học tập bộ môn. Nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên dạy lớp là phát hiện kịp thời các hiện tượng học yếu dưới bất cứ hình thức nào,tập trung chú ý vào việc khắc phục các biểu hiện ban đầu, không để sự lây truyền nghiêm trọng từ bộ môn này sang bộ môn khác.Để làm được việc này giáo viên phải thông hiểu các nguyên nhân điển hình gây ra các hiện tượng học yếu với từng học sinh trong lớp mình phụ trách. Trang 1 ¯Qua tìm tòi nghiên cứu các nguyên nhân học tập yếu như sau: Từ phía gia đình (Thiếu quan tâm….) Từ phía giáo viên và nhà trường (Thiếu sót trong giảng dạy và giáo dục) Môi trường bên ngoài (các tác động xã hội…) Từ phía chủ thể học sinh. Phần đông giáo viên cho rằng nguyên nhân từ phía chủ thể học sinh có ảnh hưởng mạnh nhất tới tình trạng học yếu –kém ,đó là : Lổ hỏng trong kiến thức. Thiếu tích cực trong học tập,do thiếu nguyện vọng. Trình độ kỹ năng học thấp. Phẩm chất tư duy thấp. Phẩm chất giáo dục ý chí thấp. Học sinh kém,nguyên nhân hàng đầu về chủ thể học sinh là thiếu nguyện vọng học tập.Đây là điều rất quan tâm,thiếu nguyện vọng học tập là nhu cầu nhận thức phát triển chậm làm giảm độ bền vững và động cơ hoạt động học tập dẫn tới học sinh học thiếu tích cực trong học tập.Nhiều ý kiến giáo viên cho rằng yếu tố cản trở học sinh học yếu là thiếu ý thức và tích cực trong học tập của các em. Do đặc điểm tâm lý của học sinh yếu là nhiều em thiếu thái độ học tập tích cực và bền vững,lúc thì ham muốn học,lúc thì tắt ngắm nên học sinh yếu có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau :học kém ở thời điểm hoặc lâu dài,học kém ở một môn hoặc nhiều môn…Về vật chất,học sinh yếu chưa đủ khả năng hoàn thành đôc lập toàn bộ các hoạt động học tập trong quy trình lĩnh hội khái niệm khoa học và do đó chưa nắm bắt được bản chất khái niệm khoa học.Sự tích lũy liên tục tình trạng này khiến cho năng lực học tập của các em giảm xúc và dần dần mất đi hứng thú học tập. Vật lý là môn khoa học thực nghiệm (theo nghĩa rộng) :từ thực nghiệm,con người đã tìm ra quy luật tự nhiên,đồng thời thực nghiệm cũng sẽ kiểm chứng lại những gì mà họ tìm ra trên giấy,môn học vật lý không chỉ giúp ta giải đáp hoặc thực hiện những vấn đề đơn giản hàng ngày mà nó còn là cơ sở cho nhiều phát minh kỹ thuật.Thông qua môn vật lý,kiến thức vật lý sẽ giúp học sinhhiểu rõ,hiểu kiến thức các môn khác. Ví dụ :Vật lý sẽ giúp cho các nhà khảo cổ học xác định tuổi của các cổ vật …Ngược lại nhờ các môn học khác mà vật lý có thể tiến xahơn như toán học…..20 sự khác nhau về chuyên môn nên nhiệm vụ của giáo viên mỗi bô môn cũng mang tính đặc thù của chuyên môn mà mình đảm trách. Xác định được nhiệm vụ của mình,bản thân tôi ra sức phấn đấu để phát huy vai trò của một giáo viên bộ môn.Điều mà tôi quan tâm và tập trung chú ý đó là chất lượng bộ môn cuối học kỳ,tôi xin trình bày một hệ thống biện pháp sau đây : ¬ Trong năm học 2004-2005 : vừa qua thiếu giáo viên nên đầu năm được phân công giảng dạy nhiều lớp,cộng thêm công tác kiên nhiệm nên chỉ khắc phục tình trạng học yếu bằng cách thực hiện các biện pháp dạy học ( nói đúng hơn là giúp đở học sinh học yếu). Về bộ môn thông qua các khâu trong tiết dạy : -Kiểm tra trước khi giảng bài mới : (kiểm tra kiến thức cũ) Tạo một không khí đặc biệt thiên chí khi hỏi. Hạ thấp cường độ hỏi. Cho thời gian học sinh chuẩn bị dài hơn. Ghi câu hỏi trước khi lên bảng. Trang 2 Đề nghị học sinh trả lời theo dàn ý . 6. Ra những câu hỏi giúp học sinh vừa trình bày được kiến thức vừa biểu đạt kỹnăng của mình. 7 .Biện pháp khuyến khích :lời khen,câu nhận xét tốt,thêm điểm…. -Trình bày bài mới : ÁP dụng biện pháp gây hứng thú việc tiếp thu kiến thức. Liên hệ các kiến thức với đời sống. Kể chuyện về các nhà khoa học. Nội dung vui. Sử dụng các em giúp đở giáo viên chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm. Động viên phát biểu ý kiến. Khâu tổ chức công tác học tập độc lập của học sinh : Do trong chương trình không có tiết bài tập, vì vậy viêc chọn hệ thống bài tập hợp lý nhất,hướng dẫn kỹ về nhà,có biện pháp phòng ngừa những khó khăn có thể xảy ra khi học sinh tự học.Tóm tắt,hệ thống các kiến thức liền trước hoặc có liên quan tiết bài tập vừa làm xong,để giúp các em lấp lỗ hỏng kiến thức. Ngoài ra,giao cho các em nhiệm vụ ôn tập các kiến thức cần thiết để có thể hiểu tốt bài mới,lên kế hoạch cho cá nhân học sinh yếu thanh toán các lổ hỏng kiến thức,kỹ năng theo sơ đồ sau : Nội dung(kiến thức và kỹ năng) ðthời hạn thực hiệnð các câu hỏi kiểm tra phải trả lời. -Xong đúc kết kinh nghiệm như sau : +Không có điều kiện phát hiện ngay đầu năm (lớp 6 mới học vật lý) +Kế hoạch đạo chưa chu đáo (do không có phòng để dạy trái buổi) +Công tác kiên nghiệm. -Bên cạnh có gặt hái qua các dấu hiệu sau : Nhóm học sinh yếu có hứng thú học tập bộ môn hơn :ít quậy,dặn dạy bù tiết là chịu không la hét,phản đối….. Tinh thần thái độ học tập tốt hơn :chịu phát triển dù tỉ lệ câu trả lời đúng ít,nề nếp lớp thay đổi hẳn lên,ít có hiện tượng không ghi bài ,giao nhiệm vụ về nhà có thực hiện (dù chưa chu tất hơn). ¬ Kết quả cuối năm 2004-2005 : 15/16 học sinh yếu đạt từ trung bình trở lên. 1 học sinh yếu thi lại trong hè cũng lên lớp. Trên cơ sở phát huy nền tảng năm học trước,tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trong học 2006- 2007. Tôi xin trình bày hệ thống sau : FKhảo sát chất lượng dầu năm : -Đầu năm khảo sát chất lượng với yêu cầu : +Thời gian làm bài trên 15 phút. +Chương trình rãi đều các kiến thức cơ bản nhất. +Kiểm tra hết các lớp phụ trách giảng dạy. (Đối với lớp 6 ra đề kiểu có liên quan kiến thức toàn năm như đổi đơn vị các lượng :độ dài,khối lượng,diện tích…..) _Trên cơ sở kết quả bài khảo sát tiến hành :phân loại,tìm nguyên nhân,lên danh sách theo nhóm nguyên nhân,đề ra biện pháp khắc phục,lên kế hoạch phụ đạo,thực hiện kế hoạch Trang 3 phụ đạo,lập sổ theo dõi,chia mốc thời gian tổng hợp kết quả và đánh giá loại đần khỏi nhóm học sịnh yếu 2/Lên kế hoạch phụ đạo : -Lên kế hoạch phụ đạo cụ thể về tổ chức lớp,động tác này cần kết hợp với GVCN :yêu cầu xác định xem mỗi đối tượng yếu,bị yếu bao nhiêu môn,loại chung về học lực,loại hạnh kiểm cuối năm học trước(lập thành danh sách riêng vào sổ chủ nhiệm),kế đến đề nghị xếp chổ ngồi gần phía trên tiện việc theo dõi chọn đối tượng ngồi kế bên giúp đỡ,kèm cặp,cho rãi đều các yếu tố để cân đối trong việc xếp nhóm thi đua hoặc thực hành. -Lên kế hoạch theo dõi lớp học nội khóa (thực hiện theo tiết dạy trên lớp). +Nội khóa : là ngay trong mỗi tiết dạy áp dụng các biện pháp dạy học lồng vào các khâu trong tiết dạy như trên. Kiểm tra kiến thức cũ. Triển khai kiến thức mới. Bài ôn tập. Bài luyện tập. Trong trình tự phải có 2 dạng kiến thức,2 dạng câu hỏi,2 bài tập…dành cho 2 đối tượng trên lớp(Giỏi,khá và trung bình,yếu). Ví dụ :Một ôtô đi từ A đến B với quảng đường 60km và thời gian đi được hết quảng đường 1,5 giờ. a/Tính vận tốc của ôtô rakm/h (Dành cho học sinh TB và yếu) b/Tính vận tốc của ôtô ra m/s (Dành cho học sinh Giỏi và khá) -Sau mỗi bài giảng phải chốt lại kiến thức cơ bản. -Cho gọi học sinh yếu lập lại phần trả lời câu hỏi có liên quan các kiến thức cơ bản. -Động viên khích lệ các em trả lời đúng. Ví dụ :Bài sự nở vì nhiệt của chất rắn. Khi gặp nóng (gặp lạnh) thì chất rắn như thế nào? Các chất rắn khác nhau thì nở vì nhiệt như thế nào? Khi đun nóng,đồng và sắt lên 50oC thì chúng nở vì nhiệt như thế nào? ¬ ý đồ thức hiện : -Dạy nội khóa :chặn đứng tình trạng hỏng kiến thức mới (đòi hỏi giáo viên có một trình độ năng lực sư phạm đúng mức về kiến thức vững vàng,chuẩn bi bài chu đáo,cải tiến dần phương pháp,nghệ thuật truyền đạt kiến thức,nội dung bài ghi ngắn gọn nhưng rõ ràng gắn gọn).Phần bài tập là phần kèm cặp: học sinh khá giỏi giúp đỡ học sịnh yếu bằng cách hướng dẫn giải bài tập theo từng dạng bài :từ chổ không hiểu đến hiểu,không làm được đến biết làm,đồng thời phải tạo được mối quan hệ tốt,tránh có thái độ cư xử,phân biệt,tạo điều kiện tự nhiên để khuyến khích bạn yếu mạnh dạn hỏi,mạnh dạn có ý kiến,luôn cần có sự hậu thuẫn của giáo viên khi thực hiện kèm cặp. -Giai đoạn đầu :Nhằm cũng cố,ôn tập các kiến thức đã hỏng từ các bài trước đó. -Giai đoạn thứ hai :Cũng cố ôn tập các kiến thức đang học mà chưa vững chắc,còn mắc sai sót. 3.Thức hiên kế hoạch kềm cặp,phụ đạo theo môn phụ trách : ¬ Về tổ chức : Cần hết sức khéo léo,có lựa chọn có vận động,có kiểm tra để động viên học sinh.Đặc biệt chú ý không tổ chức ,các buổi phụ đạo quá dài (đối với những tiết dạy dư giờ khoảng 5-10 phút) Trang 4 ¬ Về nội dung : -Giáo viên phải xây dựng kế hoạch bài dạy thật chu đáo :ứng với từng khâu (kiểm tra bài cũ,xây dựng bài mới,tổ chức cho sinh làm việc độc lập..) dự kiến sẵn câu hỏi kiểm tra,câu hỏi xây dựng bài mới,bài tập áp dụng để gọi học sinh yếu làm việc. -Thực hiện phải thường xuyên và đều đặn gắn với từng khâu qua tiết dạy :tùy thuộc vào từng bài,yêu cầu từng chương. -Gọi học sinh có ý kiến tham gia xậy dựng bài :đặt câu hỏi có nội dung trả lời tương ứng với học sinh yếu để chứng tỏ rằng các em vẫn còn được quan tâm. -Khi gọi trả lời có nội dung đúng cần có lời khen ngợi,lời nhận xét tốt ,ngược lại với nội dung trả lời sai không quở trách.Qua đó tạo cho các em khôi phục niềm tin và gắn bó với tập thể lớp. -Đặc biệt giờ giải bài tập,những bài tập cơ bản mang tính áp dụng,ưu tiên cho các em lên bảng làm,động viên các em thể hiện hết khả năng biết thế nào làm như thế ấy.Thông qua quá trình này ,giáo viên có những thuận lợi để đánh giá khả năng phát hiện những sai sót mắc phải,có biện pháp uốn nắn kịp thời .Đây là cơ hội các em rèn luyện kỹ năng giải bài tập vật lý. -Khi chấm bài : giáo viên mang những bài làm của học sinh yếu chấm trước,chấm kỹ hơn,tránh phê phán quá nhiều dấu (?), (x) trên bài làm của các em,vì dễ gây tâm lý mắc cảm. -khi trả lời và sữa bài : chỉ cho học sinh yếu cách khắc phục hạn chế ,qua đó tìm hiểu rõ về nguyên nhân mắc phải. -Đối với bài ghi : Giáo viên phải tóm tắt ngắn gọn khoa học những kiến thức trọng tâm để giúp các em không ngán học ,học mau thuộc ,dễ nhớ. Cuối mỗi bài,giáo viên chốt lại phần kiến thức trọng tâm giúp các em thấy được phần chíng phụ cả bài mà có cách học đạt hiệu quả.. -Cuối mỗi tiết : chú ý phần dặn dò tỉ mỉ như ôn kiến thức cũ nào,chuẩn bị bài mới trang mấy,phần nào xem kỹ hoặc xem xét hiện tượng nào có liên quan bài mới. -Lập sổ theo dõi :làm cơ sở nhận xét đánh giá theo từng giai đoạn giúp các em biết được sự tiến bộ của mình. + Phải có bài soạn cụ thể ứng với mỗi tiết dạy. +Nội dung kiến thức ôn tập luôn thể hiện các phần sau. +Ôn tập lý thuyết hệ thống kiến thức cơ bản. -Vận dụng :Theo từng phần,từng loại kiến thức,kỹ năng (bài tập câu hỏi,bài tập tính toán) để tiiến tới vận dụng tổng hợp. -Đầu buổi :Ôn lý thuyết xong,thể hiện kiến thức cơ bản cần viết sẵn ở một góc bảng.Để đến phần vận dụng các em dễ liên tưởng tạo thuận lợi khi vận dụng vào giải thích, làm bài tập,dễ khắc sâu. -Những bài tập tính toán :Hệ thống kiến thức có quan hệ cũng đề cập tới trong phần ôn lý thuyết cũng được ghi sẵn ở góc bảng,đồng thời giới thiệu trước bài tập mẫu. +Cuối mỗi bài tập rút ra hướng dẫn chung cách giải giúp các em nhận dạng bài tập sau này khi về nhà học để nắm bắt và hòa nhập. +Nội dung bài tập có chọn lọc kỹ càng.Đảm bảo nguyên tắc từ dễ đến khó,từ đơn giản đến phức tạp,chú ý tính vừa sức. +Rèn luyện kỹ năng giải bài tập vật lý theo phương pháp chung . Trang 5 -Chú trọng vận dụng kinh nghiệm và tâm lý giáo dục trong quá trình phụ đạo học sinh yếu : + Yếu tố tâm lý rất quan trọng.Đây là công tác tư tưởng tác đông rất lớn. +Đây là khâu quan trọng nhất trong việc phụ đạo nâng chất học sinh yếu.Trong các đấu tranh giành thắng lợi đã được đúc kết qua câu “Biết người,biết ta trăm trận trăm thắng”.Giáo viên muốn thành công trong lao động,việc khắc phục học sinh yếu cần phải hiểu rõ học sinh mình :về trình độ ,năng lực học tập bộ môn,ngoài ra còn phải hiểu về cá tính ,hoàn cảnh gia đình để từ đó tạo được mối quan hệ thân thiết giữa thầy và trò (nhưng phải giữ khoảng cách).Tạo không khí học tập sinh động vui tươi,tránh la mắng,sĩ quê hoặc tạo nỗi sợ hãi. -Học sinh yếu thường có tâm lý :mặc cảm ,tự ti dễ mất lòng tin,tránh né công việc học tập chỉ mang tính đối phó.Qua nghiên cứu và trãi nghiệm,nhận thấy rằng thực hiện biện pháp ưu tiên đặc biệt để làm chuyển biến học sinh yếu kém đạt hiệu quả. F Một số biện pháp ưu tiên đặc biệt dành cho học sinh yếu : Ưu tiên quan tâm :Học sinh giỏi thường nổi bậc hơn nên giáo viên hay để ý,ngược lại học sinh yếu thường rất thờ ơ vì xem các em như là vật cản.Do đó các em mặc cảm,ngại tiếp xúc.Cho nên chỉ có cách xóa bỏ trở ngại ngăn cách giữa thầy và trò về mặt tâm lý lúc ấy học sinh có thể mới cởi mở với thầy.Muốn vậy phải chủ động quan tâm bằng tình cảm chân thành.,khơi dậy ý chí tiến thủ,tạo điều kiện để các em tiến bộ. Ví dụ :Khi dạy xong bài mới,giáo viên gọi học sinh yếu lên hỏi lý do em không soạn bài,không học bài…Từ đó giáo viên tìm biện pháp chỉ dẫn học bài,cách soạn bài… em làm kết luận phần điền từ èđể làm được em dựa vào phần ghi nhớ của bài học . Ưu tiên hỏi bài :Khâu này thường có ảnh hưởng về tâm lý giáo viên.Việc hỏi bài có thể áp dụng trong mỗi tiết học phải dành câu dễ cho học sinh yếu để cho các em cảm thấy không bị bỏ rơi,dần dần khôi phục lại niềm tin,hòa nhập với lớp. Ví dụ :Bài sự nở vì nhiệt của chất lỏng. (câu hỏi dành cho học sinh yếu ): +chất lỏng nở ra (co lại ) khi nào ? +khi thầy làm thí nghiệm,em quan sát thấy có hiện tượng gì xảy ra trong ống thủy tinh ? Ưu tiên chấm bài : Khâu này thường ảnh hưởng đến tâm lý giáo viên :bài làm học sinh giỏi thì hài lòng nhiều mặt nên cảm thấy thoải mái,còn bài làm học sinh thì có nhiều sai sót nên cảm thấy bực bội nên đánh dấu (?),(x) phê phán.Đây là việc không nên vì dễ gây mặc cảm,kém phấn khởi,dễ chán nãn. Ví dụ :vì sao khi đun nước,ta không nên đổ nước thật đầy ấm ?(1đ) ðTrả lời đúng :vì khi nước nóng lên,nước sẽ nở ra,thể tích tăng lên. ðBài làm học sinh yếu : vì khi đun nước,nước sôi sẽ tràn ra ngoài (từ đun nước thay thế cho từ nước nóng lên; từ tràn ra ngoài thay thế cho từ thể tích tăng lên)F0,75đ Ưu tiên tham gia hoạt động tập thể :Có những học sinh yếu bộ môn này nhưng lại có năng lực các bộ môn năng khiếu như hát,thể dục,vẽ…Nếu giáo viên có nhiều kinh nghiệm thông hiểu mạnh dạn cho chúng tham gia phong trào,phát huy sở trường để các em nhận biết vị thế mình trong tập thể,sẽ nổ lực học tập theo kịp bạn bè. Trang 6 IV.KẾT QUẢ : 1.Kết quả ban đầu : (2004 – 2005) Năm học Số lớp Tổng số học sinh Giỏi Khá TB Tổng cộng Yếu Kém Tổng cộng SL TL SL TL Cả năm 10 424 SL 162 207 52 422 99,26 2 0 2 0,74 TL(%) 38,2 48,8 12,26 0,74 0 Tập trung chú ý phát hiện và khắc phục,nhưng thiếu biện pháp đề phòng.Cần bổ sung một số biện pháp đề phòng ,hiệu quả sẽ cao hơn: -Tìm hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý . -Tập trung chú ý thêm một số học sinh đạt kết quả trung bình gần yếu. -Mạnh dạn đề ghị với GVCN xếp lại chổ ngồi. Xử lý triệt để tình trạng di chuyển chổ ngồi :bằng cách đề ghị với GVCN (lập sơ đồ chổ ngồi để tiện việc theo dõi) 2.Kết quả đạt được :Sau 2 năm thực hiện (2006 -2007) So sánh lớp thức hiện với lớp không thực hiện : cải tiến phương pháp dạy học Cuối HKI (06-07) Lớp TS HS Giỏi Khá TB Tổng cộng Yếu Chú ý SL TL Lớp cải tiến phương pháp dạy học 6A15 45 20 20 04 44 97,8 01 Lớp không cải tiến phương pháp dạy học 6A16 47 15 26 04 45 95,7 02 So sánh lớp chủ chủ nhiệm có cải tiến phương pháp và lớp cùng khối không có cải tiến phương pháp dạy học : Cuối HKI (06 – 07) Lớp TS HS Giỏi Khá TB Tổng cộng Yếu Chú ý SL TL Lớp chủ nhiệm có cải tiến phương pháp dạy học 6A15 45 20 20 4 44 97,8 01 Lớp cùng khối không cải tiến phương pháp dạy học 6A4 43 04 27 10 41 95,3 02 So sánh các lớp mình phụ trách với tổng số lớp trong cùng khối: Cuối HKI (06- 07 ) Số lớp Tổng số học sinh Giỏi Khá TB Tổng cộng Yếu Kém Tổng cộng SL TL SL TL Lớp dạy phụ trách 3 SL 138 46 66 22 134 97,1 4 0 4 2,9 TL 33,3 47,9 15,9 2,9 0 Tổng số lớp trong khối 14 SL 636 177 286 141 605 95,1 27 4 31 4,9 TL 27,8 45 22,3 4,3 0,6 Trang 7 V.NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI : 1.Nguyên nhân thành công : - Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đầu ngành :phòng giáo dục cung cấp kịp thời thiết bị dạy học. - Sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương :giải quyết nhanh chống các hồ sơ miễn học phí-CSVC, các em yên tâm học tập. -Sự quan tâm của các bậc phụ huynh học sinh cùng giáo viên chủ nhiệm lớp và nhà trường (Ban Giám Hiệu). -Hội cha mẹ học sinh : Ý thức cao về việc học tập của con em trong thời kỳ hiện nay,tuyên truyền vận động,đề xuất ý kiến (về chất lượng) biện pháp thực hiện (mở lớp phụ đạo tría buổi). -Bản thân :Có lương tâm nhà giáo,trách nhiệm,kiên nhẫn trong giảng dạy,vượt qua mọi khó khăn trong việc cải cách giáo dục hiện nay. -Học sinh :Phải có ý thức trong việc học tập,xác định được con đường học vấn của mình sau này,đạo đức dần dần được nâng lên. 2.Nguyên nhân tồn tại : -Cơ sở vật chất :Thiếu phòng phụ đạo trái buổi,chỉ dạy những tiết dạy còn dư giờ (5 – 10 phút), cả thầy và trò đều khó khăn chỉ dạy thêm các em học yếu. -Khống chế thời gian :Gia đình đơn chiếc (cả hai chồng và vợ đều đi dạy,ba mẹ đều già yếu ,sống neo đơn),phụ trách công tác kiêm nghiệm. -Một số học sinh chưa ý thức tốt trong việc học tập. -Một số bậc phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến mức việc học của các em. -Chất lượng bộ môn năm nay giảm là do thực hiện chỉ thị 16/2006/CT-UBND nên học sinh yếu có tăng lên. VI.Những bài học kinh nghiệm : 1.Bản thân : -Cho làm bài khảo sát chất lượng đầu năm với tất cả các lớp phụ trách. -Tranh thủ thời gian tiếp cận học sinh để tìm hiểu thêm. -Tự tìm thêm tài liệu nghiên cứu, trao đổi với đồng nghiệp qua những tiết dự giờ chuyên môn. -Giảm mức nghiêm khắc với học sinh yếu nhất. -Mạnh dạn đề xuất với GVCN lớp phụ trách . -Ngoài biện pháp phát hiện và khắc phục hiện tượng học sinh yếu,cần có biện pháp ngăn ngừa học sinh yếu (dạng học sinh có kết quả HK đạt gần trung bình yếu). 2.Tổ chuyên môn : -Thống nhất với giáo viên dạy cùng khối nội dung ôn tập,ra đề khảo sát (họp tổ bàn). -Triển khai kế hoạch phụ đạo học sinh yếu ngay đầu năm học . - Họp tổ bàn tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu,rút ra nguyên nhân chính để đề ra biện pháp thích hợp cho từng đối tượng học sinh. - Tăng cường theo dõi để kiểm tra quá trình thực hiện (giáo viên trong phụ trách). -Đề nghị GVBM của tổ có báo cáo kết quả phụ đạo học sinh yếu. 3. Trường : -Ngoài công tác tập trung vào các mũi nhọn như chỉ tiêu TN –THCS, chỉ tiêu lưu ban bỏ học,chỉ tiêu học sinh Giỏi còn phải tâp trung chú ý đến việc đề phòng và khắc phục tình trạng học sinh yếu trong từng năm học . Trang 8 -Bên cạnh cần tăng cường công tác kiểm tra nội bộ và hoạt động chuyên môn của giáo viên,tiếp tục đổi mới các hình thức kiểm tra,đánh giá học sinh,đổi mới cách ra đề kiểm tra theo hướng đòi hỏi học sinh phải hiểu bài,hạn chế lối học vẹt,ghi nhớ máy móc.. @ KẾT LUẬN : Trong xã hội hiện nay,biển người mênh mông có nhiều lớp người khác nhau,cuộc sống đời thường lúc thịnh lúc suy. Trong lớp học cũng thế luôn có học sinh Giỏi và học sinh yếu ,đây là một thực tại phải chấp nhận . “Vì lợi ích mười năm trồng cây,một trăm năm trồng người” .Với lòng yêu thương học sinh,lương tâm người thầy với lòng tự trọng nghề nghiệp chúng ta phải giúp đỡ học sinh yếu (kể cả học sinh cá biệt) học tốt ,tạo chuyển biến tích cực cho các em trong học tập và học tiến lên lớp trên. Vào cuối mỗi năm mỗi giáo viên có niềm vui riêng tùy theo mức độ thành công trong lao động ,hoặc được vui lây khi trương đỗ TN –THCS cao, có nhiều học sinh giỏi (Huyện-Tỉnh). Đó là mặt nổi, nhưng niềm vui đầy ý nghĩa và thăng trầm nhất là sự thành công trong việc phụ đạo học sinh yếu được lên lớp.Đó là niềm vui trọn vẹn của giáo viên giảng dạy bộ môn. Trang 9

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM.doc
Giáo án liên quan