Đề tài Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong giảng dạy Văn bản lớp 6

 Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay,khi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng cùng với tiềm năng,trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người càng được phát huy thì việc nâng cao hiệu quả giáo dục là đòi hỏi thường xuyên,cũng là đòi hỏi cấp thiết của công tác giáo dục.Vấn đề xã hội đặc biệt quan tâm hiện nay là việc đổi mới phương pháp dạy học trrong nhà trường phổ thông. Vì xã hội càng phát triển, nền khoa học công nghệ ngày càng tiên tiến thì phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông cũng phải có sự đổi mới để con người trong tương lai không chỉ làm chủ được bản thân mà còn năng động trong cuộc sống, sáng tạo trong công tác, đem tài năng trí tuệ của mình góp phần vào công cuộc xây dựng , bảo vệ đất nước.

 

doc17 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 3463 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong giảng dạy Văn bản lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Phần mở đầu: I.1. Lí do chọn đề tài: Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay,khi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng cùng với tiềm năng,trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người càng được phát huy thì việc nâng cao hiệu quả giáo dục là đòi hỏi thường xuyên,cũng là đòi hỏi cấp thiết của công tác giáo dục.Vấn đề xã hội đặc biệt quan tâm hiện nay là việc đổi mới phương pháp dạy học trrong nhà trường phổ thông. Vì xã hội càng phát triển, nền khoa học công nghệ ngày càng tiên tiến thì phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông cũng phải có sự đổi mới để con người trong tương lai không chỉ làm chủ được bản thân mà còn năng động trong cuộc sống, sáng tạo trong công tác, đem tài năng trí tuệ của mình góp phần vào công cuộc xây dựng , bảo vệ đất nước. -Là giáo viên giảng dạy nhiều năm,tôi nhận thấy môn ngữ văn cũng như các môn học khác trong nhà trường phổ thông,muốn đạt hiệu quả cao thì phải có sự đổi mới phương pháp dạy học,hướng đổi mới của Bộ giáo dục hiện nay là dựa trên nguyên tắc: Lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động dạy học, giáo viên đóng vai trò chỉ đạo: tức là đổi mới theo xu hướng tích hợp và tích cực. -Năm học2008-2009 là năm thứ 7 thực hiện việc chuyển đổi sách giáo khoa và đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường phổ thông.Đối với môn Ngữ văn thực ra đó là sự kế thừa, phát triển các phương pháp dạy học theo yêu cầu kết hợp ba phân môn để tạo nên sức mạnh tổng hợp của bộ môn ngữ văn giúp học sinh biết phát huy sự sáng tạo trong khám phá tìm hiểu và cảm thụ về tác phẩm, từ đó có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.Đó là điều mà mỗi giáo viên giảng dạy ngữ văn đặc biệt quan tâm,đồng thời cũng là mục tiêu, yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới.Đặc biệt ở khu vực Mạo Khê-Đông Triều hiện nay,nơi có công nghiệp phát triển mạnh mẽ, khoa học công nghệ phát triển với trình độ ngày càng cao,trình độ dân trí ngày một tiến bộ trong khi đó học sinh càng lớn càng ngại học văn.Thực tế cho thấy, về nhà học sinh rất ít đầu tư thời gian để nghiên cứu học hỏi,tìm tòi kiến thức văn học,trên lớp các em thường ngại phát biêủ, ít sáng tạo, tức là khả năng độc lập sáng tạo và cảm thụ văn học của các em rất hạn chế. - để đáp ứng kịp thời đòi hỏi về đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy ngữ văn ở Trung học cơ sở nói riêng và phù hợp với thực tiễn ở địa phương nhằm nâng cao hiệu xuất một giờ lên lớp, tôi đã xây dựng và nghiên cứu đề tài:Phát huy tính tích cực ,chủ động ,sáng tạo của học sinh trong giảng dạy phân môn văn học lớp 6. I.2. Mục đích nghiên cứu đề tài. Năm học 2008-2009 phân môn ngữ văn 6 nằm trong chương trình thay sách và việc đổi mới phương pháp dạy học đã được 7 năm và thu được những thành quả đáng kể nhưng vẫn còn không ít những hạn chế. Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn 6 tôi đã sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề theo theo điểm tích hợp và tích cực dựa trên cơ sở chủ trương đổi mới phương pháp dạy học của Bộ giáo dục cũng như của Sở và của Phòng giáo dục đào tạo huyện Đông Triều. Để phát huy tính tích cực, sáng tạo và năng lực cảm thụ văn học của học sinh dưới sự hướng dẫn của thầy và việc tích hợp nội dung kiến thức có tính chất đồng tâm, tích hợp kiến thức có liên quan đến các phân môn Tiếng việt-Văn học-Tập làm văn trong một giờ học.Từ đó giúp các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng nhất, phát huy năng lực tích cực, sáng tạo của học sinh từ việc tìm hiểu, phân tích, khám phá các kiến thức cơ bản,các em biết khái quát các vấn đề trong một tác phẩm văn học, biết so sánh liên hệ với thực tại cuộc sống. Đặc biệt các em biết cảm thụ và rung động với giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học. I.3.Thời gian-Địa điểm. *Thời gian nghiên cứu: Một năm học(2008-2009) * Địa điểm: Lớp 6C Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh. I.4. Đóng góp về lí luận và thực tiễn: *Về lí luận: Môn Ngữ văn với nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là cung cấp phương tiệ để học sinh có khả năng học tốt các môn học khác đồng thời bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho các em. Vì vậy nghiên cứu đề tài “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giảng dạy phân môn văn học lớp 6” không chỉ góp phần giáo dục học sinh có ý thức tự giác học tập, tạo hứng thú cho các em khi học tập nghiên cứu bộ môn đồng thời phát huy những sáng tạo của các em trong việc khám phá, tìm hiểu giá trị nội dung- nghệ thuật của tác phẩm, biết hướng tới tư tưởng tình cảm cao đẹp ( có lòng nhân ái, có năng lực cảm thụ giá trị chân- thiện- mĩ) mà đề tài nghiên cứu trên còn góp phần làm sáng rõ hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp và tích cực của Bộ giáo dục và đào tạo. * Về thực tiễn: Khu vực Mạo Khê-Đông Triều hiện nay là một trung tâm công nghiệp, nơi có nền khoa học công nghệ phát triển mạnh, trình độ dân trí cao, đồng thời đây cũng là khu vực diễn ra nhiều tệ nạn xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập và nhân cách của học sinh .do đó việc sử dụng đề tài “ phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong giảng dạy phân môn văn học 6” đã đáp ứng được phần nào mục tiêu giáo dục của địa phương cũng như của ngành: các em tự giác học tập tìm hiểu văn học trong chương trình và qua hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, như vậy học sinh sẽ yêu thích say mê học văn hơn tất cả các trò chơi và hiện tượng khác. II.Phần nội dung II.1. Chương 1: Tổng quan Năm học 2008-2009 là năm mà toàn ngành giáo dục thực hiện chủ đề “Đẩy mạnh ứng dụng công ngệ thông tin, đổi mới quản lí tài chính và xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” của Bộ giáo dục đào tạo. để góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ năm học, đồng thời đáp ứng kịp thời đòi hỏi về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy môn Ngữ văn ở trường THCS nói riêng, phù hợp với thực tiễn ở địa phương Mạo Khê-Đông Triều, tôi đã mạnh dạn đưa ra những biện pháp tiến hành và kết quả bước đầu của đề tài “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giảng dạy phân môn văn học 6”.Đây là một trong những vấn đề mà toàn ngành giáo dục và toàn xã hội đặc biệt quan tâm hiện nay. II.2. Chương 2: Nội dung vấn đề cần nghiên cứu: II.2.1. Sơ lược về đặc điểm môn Ngữ văn lớp 6C. * Những thuận lợi: Năm học 2008-2009 tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6C với tổng số 30 học sinh một số các em là con công nhân mỏ, được gia đình rất quan tâm nên đa số các em ngoan ngoãn và có tư tưởng phấn đấu vươn lên trong học tập. Bản thân tôi là một giáo viên dạy Ngữ văn nhiều năm, thường xuyên học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ, say mê nghề nghiệp đặc biệt là nhiệt tình, kiên trì nghiên cứu đề tài về việc đổi mới phương pháp dạy học nên tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môm Ngữ văn. Ngoài ra tôi còn được Ban giám hiệu Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh,tổ chuyên môn chỉ đạo giúp đỡ kịp thời, có chương trình thăm lớp dự giờ trao đổi kinh nghiệm “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ dạy phân môn văn học lớp 6”. Đối với học sinh, sách vở và tài liệu phục vụ việc học tập của các em về bộ môn ngữ văn khá đầy đủ. *Khó khăn. Học sinh trong lớp ở rải rác nhiều khu vực hành chính. Phần lớn các em là con của những gia đình gia đình làm nghề tự do hoặc nông nghiệp nên trình độ dân trí còn hạn chế hay còn mải làm ăn vì vậy chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình. Một số gia đình có điều kiện đã sớm định hướng cho con tập trung nhiều vào các môn tự nhiên nên vô tình tạo cho các em lười học và ngại học môn văn. Ngoài xã hội nhiều hiện tượng tiêu cực nảy sinh từ người lớn mà học sinh lớp 6 ở độ tuổi rất hiếu động, dễ tiếp xúc với thành phần không lành mạnh dẫn đến mải chơi, lười học * Kết quả khảo sát đầu năm học 2008-2009. + Điều tra khảo sát về tâm lí học sinh: Lớp 6C tổng số 30 học sinh. -5 học sinh thích giờ văn học. - 25 học sinh không thích giờ văn học. + Khảo sát chất lượng môn ngữ văn lớp 6C. Tổng số 30 học sinh. -Loại giỏi: Không -Loại khá: 2 -Loại TB: 8 -Loại yếu: 17 -Loại kém: 3 Với thực trạng trên, tôi đã khắc phục mọi khó khăn, phát huy những thuận lợi để sử dụng việc đổi mới phương pháp dạy học trong giờ Ngữ văn nói chung và giờ văn học nói riêng để từ đó các em phát huy được sự tích cực,sáng tạo của mình mà tiếp thu kiến thức một cách dề dàng nhất. II.2.2.Nội dung và các biện pháp tiến hành đề tài“phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong giảng dạy phân môn văn học 6” Giảng dạy môn văn học truyền thống trước đây thầy đóng vai trò chủ động, tích cực trong giờ học chủ yếu thầy giảng thuyết trình, trò chủ động nghe, ghi chép và ghi nhớ một cách máy móc: Đối với phương pháp này hệ thống câu hỏi không theo cấp độ mà gần như theo mẫu sẵn nên trò ít được phát huy sự suy nghĩ độc lậứáng tạo của chính mình . Tronh giảng dạy thầy ít chú ý đến tình huốngcó vấn đề, đặc biệt thày giảng giải để học sinh tiếp nhận kiến thức theo từng bài của các phân môn riêng biệt (văn học -Tiếng việt- Tập làm văn). Nhưng hiện nay, giờ giảng dạy văn học thầy là người hướng dẫn từ khâu chuẩn bị đến quá trình dạy trên lớp và sau tiết học: Đối với phương pháp dạy hiện nay thầy là người hướng dẫn tổ chức để tìm hiểu khám phá kiến thức. Thầy rất coi trọng và tạo tình huốngđể trò trao đổi với nhau hoặc trao đổi với thầy về nội dung kiến thức mà kiến thức trong giờ văn học là kiến thức mang tính chất đồng tâm liên quan đến nội dung bài giảng hoặc kiến thức liên quan đến các phân môn Văn học -Tiếng việt-Tập làm văn hoặc lịch sử được liên kết trong giờ giảng dạy văn học. Đặc biệt hệ thống câu hỏi được phân theo cấp độ nên thầy có thể quan tâm đến từng đối tượng, thầy có thể kết hợp nhiều phương pháp, nhiều hình thức dạy học trong một bài. Sau tiết học thầy phải hướng dẫn chi tiết việc chuẩn bị bài ở nhà và làm bài tập cho học sinh. Như vậy đổi mới phương pháp dạy phân môn văn học 6 hiện nay là: ( tích hợp kiến thức và phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh) giúp các em khám phá, tìm hiểu cuộc sống qua các hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm đồng thời giờ văn học còn giúp các em hiểu sâu về lịch sử, hiểu những kiến thức cơ bản về Tiếng việt và Tập làm văn liên quan đến tác phẩm văn học, từ đó các em biết so sánh, đánh giá những thành công về nội dung, nghệ thuật từng tác phẩm. Đặc biệt các em biết cảm thụ về hình tượng văn học trong từng tác phẩm cụ thể, biết khái quát- so sánh ,liên hệ với tác phẩm văn học ở từng giai đoạn khác nhau. Ví dụ 1: Dạy tiết 31 – Ngữ văn 6 Bài : Cây bút thần (Tiết 2) (Truyện cổ tích Trung Quốc) ±Trong tiết 2 của tác phẩm truyện cổ tích Trung Quốc, để thu hút sự chú ý của học sinh vào nội dung bài giảng, tôi đã tiến hành kiểm tra kiến thức tiết1- Nêu vấn đề( Định hướng kiến thức tiết 2), sau đó kết hợp các phương pháp để hướng dẫn học sinh khám phá tìm hiểu. Đặc biệt tôi coi trọng việc tích hợp kiến thức về truyện cổ tích có liên quan đến bài giảng để giúp học sinh cảm nhận, biết được các yếu tố nghệ thuật,tác dụng của nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm mà trọng tâm là hình ảnh Mã Lương( một em bé mồ côi nghèo khổ nhưng có lòng kiên trì học tập, có khả năng tuyệt vời, Mã Lương đem tài năng của mình giúp đỡ người nghèo khổ và trừng trị kẻ giàu có độc ác, tham lam). ±Từ giá trị nội dung, nghệ thuật của một truyện cổ tích Trung Quốc học sinh biết khái quát, biết so sánh, liên hệ với đặc điểm câu truyện cổ tích Việt Nam: từ nhân vật, nội dung đến mơ ước về chiến thắng cuối cùng của công lí. Đặc biệt các em biết đồng cảm với hoàn cảnh của Mã Lương, biết khâm phục hành động của Mã Lương trong việc tự học tập, rèn luyện và đấu tranh chống áp bức bất công. Nội Dung –Phương pháp và tiến trình dạy tiết 2 bài “Cây bút thần”. *Bước 1: Giáo viên kiểm tra bài cũ và định hướng (Nêu vấn đề tiết học) ? Trong phần tìm hiểu bài ở Tiết 1-Theo em chi tiết nào là kì lạ hấp dẫn? Tại sao? HS trả lời: - Chi tiết kì lạ hấp dẫn nhất là việc (cụ già tóc bạc ban thưởng cây bút thần cho Mã Lương). -Vì đó là hình ảnh tượng trưng cho kết quả khổ học thành tài của Mã Lương. Phần thưởng đó xứng đáng dành cho cậu bé thông minh , cần cù, giàu nghị Giáo viên nhận xét và nêu vấn đề Tiết 2: Mã Lương từ một cậu bé mồ côi nghèo khổ nhưng kiên trì học tập, rèn luyện đã trở thành người có tài năng tuyệt vời. Vậy khi Mã Lương đã có cây bút thần trong tay em sẽ làm gì? và hành động đó có ý nghĩa ra sao? Cô cùng các em tìm hiểu tiếp. *Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài: -Giáo viên gọi học sinh đọc từ (Mã Lương lấy bút ra vẽ vẽ cho thùng) ? Đoạn truyện giới thiệu vấn đề gì. -Mã Lương với người nghèo. 2.Mã Lương với người nghèo. ? Từ khi có bút thần Mã Lương làm gì? qua chi tiết nào. -Mã Lương giúp người nghèo. + Nhà nào không có đèn -vẽ cho đèn. + Nhà nào không có cuốc -vẽ cho cuốc. + Nhà nào không có thùng- vẽcho thùng. Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm nhỏ (theo bàn) ? tại sao có bút thần Mã Lương không vẽ gạo, tiền cho người nghèo mà lại vẽ cho đèn, vẽ cho cuốc, vẽ cho thùng. -Có nhiêù phương án trả lời song chủ yếu là các ý sau: + ý kiến 1: Mã Lương vẽ những công cụ mà người dân nghèo nào cũng phải cần đến. + ý kiến 2:Mã Lương chỉ muốn giúp người nghèo về công cụ lao động cần thiết trong cuộc sống chứ cậu không muốn biến họ trở thành những kẻ lười biếng. Giáo viên gọi học sinh nhận xét chéo giữa các nhóm sau đó khái quát vấn đề. -Việc làm trên chứng tỏ người lao động luôn có ý thức tự lực cánh sinh, họ không ưa sống dựa dẫm vào người khác. ? em có nhận xét gì về quan hệ của Mã Lương với người nghèo. -Dùng bút thần và tài năng của mình sẵn sàng giúp đỡ người dân lao động lương thiện Giáo viên gọi học sinh đọc phần còn lại. ? Ngoài việcgiúp đỡ người nghèo, Mã Lương còn dùng cây bút để làm gì. - Để đối phó và chống lại các thế lực thống trị. 3.Mã Lương với điạ chủ và vua. ? Khi biết Mã Lương có bút thần, tên địa chủ đã có hành động gì với Mã lương và cử chỉ của Mã Lương đối với hắn như thế nào. -Tên địa chủ bắt em vẽ theo ý hắn - Mã Lương không vẽ . -Hắn nhốt em vào chuồng ngựa để em phải chịu đói rét- Mã Lương vẽ lò sưởi, bánh mì ,vẽ thang để trèo, vẽ ngựa để chạy trốn. -Tên địa chủ đuổi theo, hắn vung dao sáng loáng định giết Mã Lương- em vẽ cung tên bắn chết hắn. Thảo luận theo bàn. ? Tên địa chủ là người như thế nào? Tại sao Mã Lương lại giết hắn. - Có nhiều phương án trả lời song chủ yếu là các ý sau: + Đại diện nhóm 1trả lời: -Tên địa chủ là kẻ tham lam, độc ác nên Mã Lương không giết hắn thì hắn cũng giết em. + đại diện nhóm 2 trả lời: -Tên địa chủ tham lam, độc ác, định giết Mã Lương nên em giết hắn để tự vệ. Giáo viên gọi các nhóm nhận xét chéo-giáo viên khái quát vấn đề: để tự vệ mình, Mã Lương đã dùng tài năng và cây bút thần để giết chết tên địa chủ tham lam, gian ác. * Giáo viên dẫn truyện (em đến nơi xa đến tai nhà vua). ? Biết Mã Lương có cây bút thần, vua có những hành động gì với Mã lương và thái độ của em như thế nào? - Bắt em vẽ rồng, phượng- em vẽ cóc ghẻ và gà trụi lông. ? Vì sao vua bắt vẽ rồng, phượng mà Mã Lương lại vẽ cóc ghẻ, gà trụi lông. -Vì rồng, phượng là biểu tượng cho sự cao quý nhưng tên vua vừa tham lam vừa hống hách chỉ ngang tầm với những con vật xấu xa, bẩn thỉu như cóc ghẻ, như gà trụi lông. Giáo viên dẫn dắt :Mã Lương không vẽ theo ý muốn của tên vua, hắn đã cướp bút thần của em để vẽ núi vàng nhưng không thành- hắn đã thay đổi thái độ với Mã Lương(dỗ dành-hứa hẹn). ? Theo em cuối cùng Mã Lương đã dùng cây bút thần để đối phó với tên vua độc ác như thế nào. -Mã Lương vờ nhận lời vẽ theo yêu cầu của vua. +Vẽ biển xanh gợn sóng. +Vẽ thuyền rồng to, đẹpđể vua và triều đình ra khơi xem cá. +Vẽ dông tố dữ dội , mù mịt nhấn chìm toàn bộ bọn vua chúa độc ác. ? Em có nhận xét gì về việc làm của Mã Lương. -Dùng tài năng và trí tuệ thông minh(dùng kế: Gậy ông đập lưng ông”) khiến cho bọn vua chúa tham lam- độc ác tự dẫn mình vào chỗ chết. Thảo luận theo bàn. ? hành động của Mã Lương với vua chúa thống trị có ý nghĩa gì. Giáo viên gọi đại diện các nhóm- có nhiều phương án song chủ yếu là các ý kiến như sau: - ý kiến 1: Hành động chiến đấu và chiến thắng gai cấp thống trị của Mã Lương đã khẳng định cái thiện cuối cùng sẽ chiến thắng cái ác. - ý kiến 2:Mã Lương với cây bút thần đã chiến thắng giai cấp thống trị, tức là Mã Lương đã thực hiện được ước mơ của nhân dân Trung Quốc trong cuộc đấu tranh giai cấp. Giáo viên gọi các tổ nhận xét chéo- giáo viên khái quát vấn đề: Như vậy Mã Lương đã dùng trí thông minh của mình, với cây bút thần trong tay cậu đã tiêu diệt toàn bộ giai cấp phong kiến thống trị tàn bạo.Đó cũng là ước mơ của hàng trăm triệu nông dân Trung Quốc dưới thời phong kiến. *Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi-Tổng kết và liên hệ: vTổng Kết. 1. Nội dung: ? Nội dung truyện cây bút thần phản ánh vấn đề gì. -hình ảnh Mã Lương thông minh, ham học được thần thưởng cho cây bút, với sự sáng suốt của mình Mã Lương đã dùng cây bút thần để chiến đấu và chiến thắng giai cấp thống trị. ? Nội dung truyện Cây bút thần có điểm nào giống truyện cổ tích Việt Nam. Đều phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp và ước mơ của nhân dân(Chiến thắng của công lý). 2. Nghệ thuật: ? Nhân vật Mã Lương giống kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích Việt Nam. Giống kiểu nhân vật thông minh-kì tài. ? Em có nhận xét gì vềgiá trị nghệ thuật của truyện. Nghệ thuật đó có điểm nào giống nghệ thuật trong truyện cổ tích Việt Nam. Các chi tiết nghệ thuật mang ý nghĩa tưởng tượng phong phú. Giáo viên cho học sinh đối chiếu và ghi nhớ (SGK). *Bước 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập bắt đầu biết bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. ? Trong toàn bộ tác phẩm chi tiét nào hấp dẫn nhất? Nêu cảm nhận của em vè chi tiết đó. - Có nhiều ý kiến nhưng cơ bản là các ý kiến sau: +ý kiến 1: Chi tiết hấp dẫn nhất là tên địa chủ tưởng em chết vì đói, rét trong chuồng ngựa nhưng em ung dung vẽ bánh để ăn, vẽ lò sưởi để sưỏi ấm, vẽ thang để trèo, vẽ tuấn mã để phi và vẽ cả cung tên để tự tay tiêu diệt ten chúa đất hung bạo. Yếu tố đó đã thể hiện sự kiên quyết của Mã Lương, không dùng nghệ thuật phục vụ tham vọng của giai cấp bóc lột mà dùng nghệ thuật để tự vệ. + ý kiến 2: Chi tiết hấp dẫn nhất là hình ảnh Mã Lương với nét bút uyển chuyển khi vẽ biển, vẽ thuyền, vẽ cả sóng dữ dội mặc cho những lời cầu cứu tuyệt vọng của tên bạo chúa, hấp dẫn hơn nữa là em vẽ muôn lớp sóng bạc đầu để nhấn chìm bọn vua chúa tàn bạo hại dân. Các yếu tố hấp dẫn bởi đó là tiếng cười sảng khoái của nhân dân Trung Quốc trong cuộc đấu tranh đòi công lí (bọn độc ác gian tham cuối cùng bị trừng trị). Giáo viên nhận xét, đánh giá- bước đầu các em đã biết bộc lộ năng lực sáng tạo cảm nhận về giá trị và hình ảnh nghệ thuật đặc sắc trong một tác phẩm văn học. *Bước 5: Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà. - đọc kĩ và tóm tắt các sự việc chính trong truyện (ông lão đánh cá và con cá vàng). -Tìm hiểu về ngôi kể- lời kể và nghệ thuật trong truyện. -Tìm hiểu diễn biến tâm lí nhân vật ông lão đánh cá và mụ vợ(trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa). -So sánh điểm giống nhau với các truyện cổ tích đã học. Ví dụ 2: Dạy tiết 74 (Ngữ văn 6) Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài) Dạy tiết 2 một văn bản truyện Việt Nam hiện đại, để thu hút tính tích cực, sáng tạo của học sinh vào bài giảng, tôi đã sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề ( Sau khi kiểm tra bài cũ là định hướng nội dung bài mới), tiếp đó tôi kết hợp linh hoạt các phương pháp để giúp học sinh khám phá, tìm hiểu, các em độc lập suy nghĩ, sáng tạo, trao đổi, thảo luận đi đến thống nhất, đánh giá tổng hợp về kiến thức. Trong quá trình hướng dẫn học sinh khám phá, tìm hiểu tác phẩm, tôi đặc biệt coi trọng việc tích hợp kiến thức có tính chất liên kết giữa ba phân môn(Văn học-Tiếng việt-Tập làm văn), giúp các em cảm nhận được giá trị nghệ thuật ( tài quan sát tinh tế + miêu tả độc đáo, đặc sắc của Tô Hoài) và nội dung văn bản(vẻ đẹp cường tráng nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi của Dế Mèn đã gây ra cái chêt thảm thương cho Dế Choắt- Cuối cùng Dế Mèn đã biết hối hận và rút ra bài học đường đời cho mình: Qua đó các em hiểu được ý nghĩa giáo dục của văn bản là cần khắc phục những hạn chế về tính cách của Dế Mèn và phát huy những mặt tích cực từ nhân vật chính của tác phẩm). Nội Dung –Phương pháp và tiến trình giảng bài. ( Bài học đường đời đầu tiên- tiết 2) Các bước tiến hành đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giảng dạy phân môn văn học Lớp 6 tôi đã thực hiện như ví dụ 1. *Bước1: Kiểm tra bài cũ- Định hướng nội dung tiết học. ? Em đã học tập được gì và rút ra bài học gì cho mình từ nhân vật Dế mèn( qua phần 1 của bài) - Học tập được Dế Mèn tính độc lập, tự tin, yêu đời. - Cần rút ra bài học cho mình là không kiêu căng, tự phụ và hung hăng, đặc biệt là đối với những người yếu hơn mình. Giáo viên dẫn dắt-nêu vấn đề tìm hiểu tiết 2. - Chính vì hạn chế trong tính cách của Dế Mèn đã dẫn đến sự hối hận về những việc làm xốc nổi thiếu suy nghĩ của mình.Vậy việc làm dẫn đến bài học của Dế Mèn là như thế nào ? Cô cùng các em sẽ tìm hiểu tiếp. *Bước 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài : Giáo viên gọi học sinh đọc phần còn lại của văn bản. ? Đoạn truyện giới thiệu vấn đề gì ? - Bài học đầu tiên của Dế Mèn. 2. Bài học đường đời đầu tiên. ? Em hãy tóm tắt các sự việc dẫn đến bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. -Bạn hàng xóm của Dế Mèn là Dế Choắt vì ốm yếu quanh năm nên nhờ Dế Mèn giúp đỡ che chở. -Dế Mèn từ chối một cách coi thường( vừa tàn nhẫn vừa hách dịch). -Dế Mèn nghĩ mưu trêu chị Cốc và hả hê với trò đùa tai quái của mình. -Không tìm thấy Dế mèn - Chị Cốc mổ chết Dế Choắt. -Dế Mèn bàng hoàng trước cái chết oan uổng của Dế choắt. Giáo viên nêu vấn đề - tạo tình huống để học sinh thảo luận. ? diễn biến tâm lí và thái độ của dế mèn khi trêu chị Cốc như thế nào. - Các nhóm thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến song ý kiến cơ bản là ý kiến sau: Lúc đầu Dế Mèn thích thú với trò đùa tinh nghịch của mình và có ý thách thức chị Cốc. sau khi nghe tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt-Mèn nằm im, sợ hãi. Cuối cùng Dế Mèn bàng hoàng,bất ngờ, vì lời khuyên và cái chết đáng thương của Dế Choắt, Mèn đã hối hận chân thành. Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận để tích hợp các kiến thức giữa Văn-Tiếng việt và Tập làm văn. ? Em có nhận xét gì nghệ thuật miêu tả các sự việc trên. -Nghệ thuật nhân hoá rất thành công. -Ngôi kể một vừa cụ thể vừa sinh động. ? Trong đoạn truyện Dế Mèn có thay đổi cách xưng hô với Dế Choắt không? Tại sao? - có thay đổi cáh xưng hô-từ xưng hô ta với chú mày,chuyển xưng hô tôi và anh. -Thay đổi cách xưng hô vì tình huống truyện thay đổi. + Trước kia: Dế mèn là kẻ mạnh, hống hách còn Dế Choắt là kẻ yếu cần sự giúp đỡ. +Hiện tại dế mèn là thủ phạm gây ra cái chết oan uổng cho dế choắt song trước khi chết Dế Choắt không hề oán trách mà chỉ khuyên Dế mèn một cách chân thành. ? Câu cuối cùng trong đoạn văn bản có ý nghĩa gì. - Có ý nghĩa gợi tả tâm trạng suy nghẫm sâu xa. Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận để khái quát vấn đề. ? Dế mèn tự rút ra bài học gì? Tại sao lại là bài học đường đời đầu tiên. - Có nhiều phương án, song chủ yếu là các ý kiến đều tập trung vào 2 vấn đề: Dế mèn gây ra tai họa cho bạn nên biết suy nghĩ về việc làm của mình-không nên bắt nạt kẻ yếu. Lần đầu tiên dế Mèn biết hội hận vì việc làm thiếu suy nghĩ của mình do tính kiêu ngạo dẫn đến tội ác. Giáo viên dùng câu hỏi giảng bình để bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh khá- giỏi và học sinh trung bình tập nêu cảm nhận của mình. ? em hãy nêu cảm nhận của mình về (Bài học đường đời đầu triên). -học sinh nêu suy nghĩ và cảm xúc của mình sau đó giáo viên chốt ý bằng lời bình của mình. *bình:Như vậy thủ phạm chính gây ra cái chết oan cho Dế Choắt không phải là chị Cốc mà là Dế Mèn. Người đọc cảm thấy rất bất mình trước sự ích kỉ, kiêu căng, hống hách thiếu suy ngfhĩ của Dế Mèn đã vô tình giết chết Dế Choắt. Cuối cùng Dế Mèn nhận ra tội lỗi của mình thì đã muộn. Tội lỗi của Mèn thật đáng phê phán nhưng dù sao anh ta cũng cảm nhận ra hậu quả việc làm do mình gây ra và hối hận chân thành. *Bước 3: Hướng dẫn học sinh trao đổi tổng kết để củng cố về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. vTổng kết: 1.Nội dung: ? Dế Mèn có đặc điểm về ngoại hình, tính cách như thế nào?Vì sao Dế mèn gây nên tội lỗi. -Ngoại hình: Là chàng Dế thanh niên đẹp cường tráng. -Tính cách: Xốc nổi, kiêu căng, hung hăng. -Dế Mèn gây nên tội lỗi là do sự kiêu ngạo, nghịch ngợm thiếu suy nghĩ và nông nổi của tuổi trẻ. Giáo viên nhận xét và khái quát về nội dung văn bản: Dế Mèn có vẻ đẹp trẻ trung, cường tráng nhưng tính nết kiêu căng, xốc nổi nên đã gây ra cái chết thảm thương cho dế Choắt, cuối cùng Mèn đã hối hận và rút ra bài học cho chính mình. 2. Nghệ thuật. ? Văn bản dùng ngôi kể nào? tác dụng gì. - Văn bản dùng ngôi kể 1 vừa cụ thể, tự nhiên vừa hấp dẫn người đọc. ? Nhận xét gì về ngôn ngữ miêu tả loài vật. - Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. - Nghệ thuật nhân hoá, miêu tả sinh động. Giáo viên chốt lại các ý và khái quát giá tr

File đính kèm:

  • docPhap huy tinh tich cuc va chu dong sang tao trong gio day Van ban lop 6GV Nguyen T Bay .doc
Giáo án liên quan