Đề tài: Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng lợn con giai đoạn theo mẹ

Chăn nuôi là ngành cổ xưa nhất của nhân loại, nó cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao, nguồn đạm động vật như thịt, sữa, các sản phẩm từ sữa, trứng. Sản phẩm của ngành chăn nuôi còn là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm và cho xuất khẩu. Ngành chăn nuôi còn cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt.

Hiện nay vấn đề chăn nuôi lợn đang được con người rất quan tâm do nhu cầu sử dụng thực phẩm từ lợn của người dân rất lớn và hiệu quả kinh tế từ nghề chăn nuôi lợn rất cao, bên cạnh đó vấn đề sản xuất con giống và chất lượng con giống là hết sức quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Hơn thế nữa việc sản xuất con giống tại chỗ giúp cho người chăn nuôi chủ động về nguồn giống, giúp ngăn ngừa và hạn chế lây lan một số bệnh truyền nhiễm . và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Chính vì vậy nhiều trang trại và nhiều hộ gia đình coi việc sản xuất con giống tại chỗ là chiến lược phát triển lâu dài trong nghề chăn nuôi lợn.

Do thời lượng có hạn nên trong chương “Chăn nuôi, thủy sản đại cương” của chương trình sách giáo khoa Công nghệ 10 có rất nhiều nội dung đề cập đến phần chăn nuôi nhưng chỉ truyền tải với mức độ sơ khai. Là một giáo viên dạy môn Công nghệ tôi nhận thấy việc vận dụng những kiến thức trong đề tài vào giảng dạy chương “Chăn nuôi, thủy sản đại cương” mang lại hiệu quả rất cao.

 

doc12 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài: Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng lợn con giai đoạn theo mẹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Chăn nuôi là ngành cổ xưa nhất của nhân loại, nó cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao, nguồn đạm động vật như thịt, sữa, các sản phẩm từ sữa, trứng. Sản phẩm của ngành chăn nuôi còn là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm và cho xuất khẩu. Ngành chăn nuôi còn cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt... Hiện nay vấn đề chăn nuôi lợn đang được con người rất quan tâm do nhu cầu sử dụng thực phẩm từ lợn của người dân rất lớn và hiệu quả kinh tế từ nghề chăn nuôi lợn rất cao, bên cạnh đó vấn đề sản xuất con giống và chất lượng con giống là hết sức quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Hơn thế nữa việc sản xuất con giống tại chỗ giúp cho người chăn nuôi chủ động về nguồn giống, giúp ngăn ngừa và hạn chế lây lan một số bệnh truyền nhiễm ... và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Chính vì vậy nhiều trang trại và nhiều hộ gia đình coi việc sản xuất con giống tại chỗ là chiến lược phát triển lâu dài trong nghề chăn nuôi lợn. Do thời lượng có hạn nên trong chương “Chăn nuôi, thủy sản đại cương” của chương trình sách giáo khoa Công nghệ 10 có rất nhiều nội dung đề cập đến phần chăn nuôi nhưng chỉ truyền tải với mức độ sơ khai. Là một giáo viên dạy môn Công nghệ tôi nhận thấy việc vận dụng những kiến thức trong đề tài vào giảng dạy chương “Chăn nuôi, thủy sản đại cương” mang lại hiệu quả rất cao. Chính vì những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài “Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con giai đoạn theo mẹ” nhằm góp phần nhỏ vào thực tế chăn nuôi tại địa phương và nâng cao hơn hiệu quả dạy học chương “Chăn nuôi, thủy sản đại cương” của chương trình công nghệ 10. PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA LỢN CON BÚ SỮA VÀ CÁC THỜI KÌ QUAN TRỌNG CỦA LỢN CON I./ ĐẶC ĐIỂM CỦA LỢN CON BÚ SỮA: 1. Đặc điểm về sinh trưởng: Lợn con sinh trưởng phát triển nhanh: - KL 10 ngày tuổi tăng 2 lần khối lượng sơ sinh - KL 21 ngày tuổi tăng 4 lần khối lượng sơ sinh - KL 60 ngày tuổi tăng 12 – 14 lần khối lượng sơ sinh Sinh trưởng nhanh nhưng không đều: từ sơ sinh – 21 ngày tăng nhanh, sau đó chậm dần do sữa lợn mẹ có chất lượng giảm dần. Khả năng tích lũy chất dinh dưỡng rất cao, chủ yếu tăng về tổ chức cơ, nên để tăng 1 kg P lợn con tiêu tốn ít thức ăn hơn ở lợn lớn. 2. Đặc điểm về cơ quan tiêu hóa: Cơ quan tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh về cấu tạo : - Dung tích dạ dày lúc 60 ngày tuổi gấp 60 lần sơ sinh - Dung tích ruột non 60 ngày tuổi gấp 50 lần sơ sinh - Dung tích ruột già 60 ngày tuổi gấp 50 lần sơ sinh Hoàn thiện dần về chức năng tiêu hóa: - Lợn con < 20 ngày tuổi HCl chỉ có ở dạng liên kết, dễ dẫn đến hiện tượng hypoclohydric → lợn con dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập gây bệnh đường tiêu hóa. - Nếu tập cho lợn con ăn sớm từ 5 – 7 ngày tuổi sẽ tăng tiết HCl tự do sớm hơn lúc 14 ngày tuổi. - Hoàn thiện dần về chức năng tiêu hóa: - Sự phân tiết men tiêu hóa + Men Pepsin: Nếu không cho lợn con ăn sớm thì trong vòng 25 ngày đầu men pepsin không có khả năng tiêu hóa do thiếu HCl. + Men Amylaza và Maltaza: Có ngay từ lúc mới đẻ, nhưng hoạt tính thấp( trong vòng 3 tuần đầu), nếu bổ sung tinh bột cho lợn con cần chế biến chín. + Men Saccaraza: Dưới 2 tuần tuổi hoạt tính rất thấp → cho ăn đường Saccarose dễ bị tiêu chảy + Lợn con dưới 3 tuần tuổi chỉ có một số men có hoạt tính cao như: Trypsin, Catepsin, Lactaza, Lipaza và Chymosin. 3. Đặc điểm về cơ năng điều tiết thân nhiệt: Lợn con dưới 3 tuần tuổi cơ năng điều tiết thân nhiệt chưa ổn định do: + Lớp mỡ dưới da mỏng, lượng mỡ và Glycogen dự trữ thấp nên không có khả năng chống rét + Hệ thần kinh điều tiết chưa hoàn chỉnh do não chưa phát triển + Diện tích bề mặt cơ thể chênh lệch cao so với khối lượng nên lợn con dễ bị mất nhiệt. Khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con phụ thuộc vào môi trường: Nếu nhiệt độ môi trường thấp thì thân nhiệt hạ nhanh, tuổi lợn con càng ít, tốc độ hạ thân nhiệt càng nhiều ( khối lượng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng điều tiết thân nhiệt) Sau 3 tuần tuổi cơ năng điều tiết thân nhiệt lợn con tương đối hoàn chỉnh. 4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch: Lợn con mới đẻ sức đề kháng của cơ thể còn yếu. Lượng kháng thể của lợn con được cung cấp từ lợn mẹ thông qua sữa đầu; Trong sữa đầu lợn mẹ có lượng γ globulin rất cao, chiếm 30 – 35% lượng protein. Lợn con hấp thu γ globulin bằng con đường ẩm bào; Khả năng hấp thu kháng thể của lợn con tốt nhất trong 24h sau khi sinh ( đạt đến 20.3 mg/ 100ml máu) Từ 20 -25 ngày tuổi lợn con mới tự tổng hợp được kháng thể. Nếu lợn con không được bú sữa đầu thì sức đề kháng rất yếu → tỉ lệ chết cao. II./ CÁC THỜI KỲ QUAN TRỌNG CỦA LỢN CON: 1. Thời kỳ sơ sinh đến 1 tuần tuổi: Do thay đổi môi trường sống: Từ ổn đinh trong bụng lợn mẹ sang môi trường ngoài bất ổn định. Lợn con còn yếu, chưa nhanh nhẹn, lợn mẹ vừa đẻ, mệt mỏi đi lại năng nề, sức khỏe yếu dễ đè chết lợn con. 2. Thời kỳ 3 tuần tuổi: Do lượng sữa của lợn mẹ tăng đến 21 ngày sau đó giảm, trong khi đó lợn con cần nhiều dinh dưỡng để sinh trưởng → mâu thuẫn giữa cung và cầu của lợn con. Cần tập cho lợn con ăn sớm từ 7 – 10 ngày tuổi. 3. Thời kỳ ngay sau cai sữa: Thay đổi môi trường sống do cai sữa Chuyển từ thức ăn là sữa lợn mẹ và thức ăn bổ sung sang thức ăn do con người cung cấp; Cần chăm sóc chu đáo và tập cho lợn con làm quen thức ăn. PHẦN 2: CHĂM SÓC LỢN CON QUA CÁC GIAI ĐOẠN I./ CHĂM SÓC LỢN CON SƠ SINH. 1. Chăm sóc lợn con khi sinh Khi lợn nái đẻ, có thể đầu lợn con ra trước hoặc 2 chân sau ra trước. Lợn con tự làm rách màng nhau và lọt ra ngoài. Trường hợp lợn con đẻ bọc, ta cần nhanh chóng xé màng nhau để lợn con khỏi bị ngạt. Dùng giẻ khô hoặc khăn lau khô lợn con sơ sinh, móc cho hết nước nhờn trong miệng, mũi. Dùng chỉ buộc rốn lợn sơ sinh, cách bụng 3cm, cắt rốn cách vị trí đó 1,5-2cm. Dùng thuốc đỏ hoặc cồn iốt sát trùng chỗ cắt, Dùng kìm đã sát trùng để bấm nanh, bấm tất cả 8 răng nanh, bấm 1/2 và chừa 1/2 theo độ dài của răng nanh. Việc bấm răng nanh để tránh khi bú, lợn con làm nứt đầu vú lợn mẹ. Chú ý không cắt vào lợi gây nhiễm trùng cho lợn. Sau đó đặt lợn con vào thùng hay chuồng úm đã lót sẵn rơm, lá chuối khô hoặc bao tải. Dùng đèn điện 250W sưởi ấm ngay cho lợn con. * Nếu lợn con đẻ ra bị ngạt, ta có thể xử lý bằng cách: - Dùng miệng hút sạch chất nhờn trong mũi lợn con ra ngoài. - Dùng hai ngón tay xoa mạnh từ trên xuống dưới dọc theo xương sống phía hai bên phổi để kích thích hô hấp hoặc để lợn con nằm ngửa đưa hai chân trước của lợn lên xuống nhịp nhàng. - Có thể dùng thuốc trợ tim Camphora tiêm 1-2cc/1 con. 2. Phương pháp cố định đầu vú Sau khi sinh ra được 1 giờ,chậm nhất là 2 giờ , phải cho lợn con bú sữa đầu. Để chống lạnh và tăng cường kháng thể chống đỡ bệnh tật và miễn dịch.. Trước khi cho lợn con bú, phải dùng giẻ tẩm nước ấm lau sạch 2 bầu vú lợn mẹ. Bố trí cho những con nhỏ bú ở hàng vú trước, bên phải vì lượng sữa nhiều hơn.. Chỉ cần cố định đầu vú 3-4 lần, lợn con sẽ quen và không cho con khác tranh chấp. Cho lợn con bú mẹ liên tục ngày đầu 10-12 lần, bú xong đặt lợn con vào chuồng úm. 3. Yêu cầu về nhiệt độ và ẩm độ. Sưởi ấm cho lợn con: để hạn chế bệnh viêm phổi và tiêu chảy ở lợn con, khâu sưởi ấm rất quan trọng. Lợn con mới sinh 20 phút đầu hạ nhiệt rất nhanh (từ 2 – 3 độ C), nhất là những con có trọng lượng dưới 0,5kg nên phải có thùng ủ sưởi ấm, đặc biệt là vào mùa lạnh. Ngày đầu khi đẻ ra, cần duy trì nhiệt độ chuồng trong khoảng 35 độ C. Cứ mỗi một ngày sau đó, yêu cầu nhiệt độ giảm đi 2 độ C và từ ngày thứ 8, yêu cầu giữ cho lợn con theo mẹ ở nhiệt độ 25-27 độ C là thích hợp. Về mùa đông, 1 tuần đầu sau đẻ nên dùng thêm đèn hồng ngoại công suất 250W, sau đó có thể chuyển sang dùng đền công suất 100W. *Yêu cầu về nhiệt độ chuồng nuôi: - Ngày đầu mới lọt lòng mẹ 35 oC - Ngày thứ 2 33 oC - Ngày thứ 3 31 oC - Ngày thứ 4 29 oC - Ngày thứ 5 27 oC - Ngày thứ 6 trở đi 25 – 27 oC Ẩm độ 50 - 75% Nền chuồng khô ráo Không có gió lùa * Lưu ý: Độ cao bóng đèn cách mặt sàn chuồng khoảng 50-60 cm là thích hợp, đặc biệt cần nhận biết: - Lợn nằm chồng chất lên nhau, run là khi lợn bị lạnh (nhiệt độ trong chuồng thấp) - Lợn nằm tản mạn khắp ô chuồng, mỗi con một nơi là khi lợn bị nóng (nhiệt độ trong chuồng quá cao). - Lợn nằm con nọ kề cạnh con kia là nhiệt độ thích hợp. II./ CHĂM SÓC LỢN CON TỪ 3 NGÀY ĐẾN 3 TUẦN TUỔI 1./ Những chú ý chăm sóc lợn con từ 3 ngày tuổi đến 3 tuần tuổi: Phòng chống thiếu sắt. Phòng chống ỉa chảy. Cắt đuôi cho lợn con nếu lúc đỡ đẻ chưa thực hiện. Thiến cho lợn đực lúc 10 – 12 ngày tuổi. 2./ Chăm sóc những lứa đẻ đông con: Nuôi gửi: Tiến hành khi có lợn nái đẻ nhiều con, trong cùng thời gian đó lại có những lợn nái đẻ ít con, khi tiến hành nuôi gửi phải đảm bảo các nguyên tắc: - Tuổi lợn con tương đương nhau ( không chênh nhau quá 3 ngày); - Đồng đều về khối lượng. - Cần sử dụng chất thơm đánh lẫn mùi của lợn con. - Nên tiến hành nuôi gửi vào ban đêm. Phân lô cho bú: - Khi số lợn con nhiều hơn số lượng vú, thì cần phân làm 2 lô, trong đó có một lô số con bằng số vú mẹ. - Khi số lợn con nhiều hơn nhiều so với số vú mẹ thì có thể sử dụng phương pháp chia làm 3 lô: 1 lô gồm những con có khối lượng sơ sinh nhỏ, cho bú cố định những vú sau. Những con còn lại chia làm 2 lô, luân phiên cho bú những vú phía ngực. - Khoảng cách cho bú: 1 giờ 1 lần 3./ Tập ăn cho lợn con: Thời gian tập ăn cho lợn con tốt nhất là 2 tuần tuổi trở đi. Vì lúc đó chất lượng sữa của lợn mẹ đã giảm. Nếu không tập ăn cho lợn con thì tốc độ tăng trọng sẽ giảm. Ngay mấy ngày đầu cho lợn con tập ăn, theo kinh nghiệm của nhân dân, có thể nấu cháo + cám hỗn hợp + sữa bột + chuối chín bóp nhuyễn ở dạng sệt để lợn con liếm láp cho quen, sau đó mới cho ăn cám hỗn hợp. Cho lợn con ăn thức ăn công nghiệp, thời gian bắt đầu tập ăn là 7 ngày tuổi; thức ăn tập ăn được cho vào máng riêng và để ở khu vựa dành cho lợn con: luôn giữ máng tập ăn khô, sạch tránh bị mốc, bẩn gây tiêu chảy cho lợn con, lợn con thực sự ăn mạnh ở 3 tuần tuổi, khi lợn cai sữa cần chuyển đổi dần dần trong vòng 3-4 ngày thức ăn từ loại thức ăn tiền khởi động sang thức ăn khởi động, tránh chuyển đổi độ ngột dễ gây rối loạn tiêu hóa cho lợn con. Thức ăn tự trộn cho lợn con tập ăn phải có hàm lượng dinh dưỡng cao, dề tiêu, ngon miệng và đảm bảo vệ sinh; nguyên liệu dùng làm thức ăn là loại tinh bột ít xơ như bột gạo, bột ngô và các thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao như bột cá nhạt, đậu tương..., thức ăn cần được nghiền nhỏ thành dạng bột, sau khi nấu chín, để nguội thức ăn, cho bỏ dần vào máng ăn cho lợn con ăn. Vệ sinh máng ăn, máng uống thường xuyên. Không giữ thức ăn lâu trong máng gây lên men chua, dẫn đến bệnh tiêu chảy, ỉa phân trắng ở lợn con. Vệ sinh chuồng trại: Chỉ quét dọn khô, thay lót chuồng bẩn, không rửa nước. Góc chuồng để một gói vôi bột. Để lợn con nằm trên sàn gỗ có lót rơm cắt ngắn hoặc cỏ khô. 4./ Bổ sung sắt. Mỗi ngày một lợn con cần khoảng 7 - 11mg Fe để tạo máu và chống đỡ bệnh tật, trong khi đó sữa mẹ chỉ cung cấp không quá 2mg Fe/ngày. Sau khi đẻ 3 ngày, lượng glucô do lợn mẹ cung cấp thiếu và chức năng điều chỉnh thân nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh nên lượng glucô có sẵn trong lợn con bị tiêu tốn nhiều. Để tránh lợn con bị thiếu máu, gầy yếu thì vào thời điểm 3 và 10 ngày tuổi phải tiêm Dextran Fe loại 100mg, mỗi con 1cc và tiêm dung dịch glucô 40% nhằm tạo thêm hemoglobin. Ngoài ra, có thể dùng ADE tiêm cho lợn con khi được 7 ngày tuổi (tiêm bắp hoặc cho ăn) với liều 2-3ml/lần/con. III./ CHĂM SÓC LỢN CON TỪ 3 TUẦN TUỔI ĐẾN CAI SỮA 1./ Những chú ý chăm sóc lợn con từ 3 tuần tuổi đến cai sữa: Tẩy nội ký sinh trùng cho lợn con. Xác định các điều kiện để cai sữa cho lợn con: Những người chăn nuôi có trình độ trung bình cần chú ý những điểm sau khi quyết định cai sữa cho lợn con: - Chỉ cai sữa cho những lợn cân nặng trên 5,5 kg; - Cai sữa trong thời gian trên 2- 3 ngày, cai sữa trước những ổ đông con; - Khi cai sữa lúc 3 tuần tuổi cần tạo nhiệt độ môi trường 27 -29oC ( tránh thay đổi mạnh về nhiệt độ), đề phòng gió lùa; - Ghép nhóm lợn con theo tầm vóc cơ thể; - Hạn chế số lợn con trong một ô chuồng đến 30 con hoặc ít hơn( nếu được); - Hạn chế mức ăn trong vòng 48 giờ nếu có xảy ra ỉa chảy sau cai sữa. - Cứ 4 -5 lợn con thì đặt một námg ăn và cứ 20 – 25 lợn thì lắp 1 vòi uống nước. - Cho thuốc vào nước uống nếu có ỉa chảy. 2./ Một số nguyên tắc chung trong chăm sóc lợn con: Cho lợn con uống nước sạch và đủ, không nên cho lợn con uống nước lạnh. Nếu có điều kiện nên cho lợn con vận động tắm nắng ( lúc thời tiết tốt). Lợn đực nuôi thịt phải thiến lúc 10 - 12 ngày tuổi. 3./ CAI SỮA CHO LỢN CON: a. Điều kiện cai sữa cho lợn con: Phải chủ động thức ăn, thức ăn có phẩm chất tốt, giá trị dinh dưỡng cao và cân đối; Sức khỏe lợn con và lợn mẹ phải tốt Lợn con phải ăn tốt và tiêu hóa tốt các loại thức ăn sau cai sữa nó phải ăn; Có trang thiết bị đầy đủ, đúng kỹ thuật; Người chăn nuôi phải có tay nghề và tinh thần trách nhiệm cao. b.Các hình thức cai sữa: Cai sữa thông thường: cai sữa từ 42 -60 ngày tuổi - Ưu điểm: lợn con biết ăn tốt, thức ăn yêu cầu không cao lắm, lợn con khỏe mạnh hơn, khả năng điều tiết thân nhiệt tốt hơn → chăm sóc nhẹ nhàng hơn. - Nhược điểm: Khả năng sinh sản thấp, chi phí cho 1 kg KL lợn con cao, tỉ lệ hao mòn lợn mẹ lớn hơn. Cai sữa sớm: cai sữa từ 21 - 28 ngày tuổi - Ưu điểm: Nâng cao sinh sản của lợn nái ( nâng cao số lứa đẻ lên 2,33 lứa so với 2,19 lứa), tránh được một số bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con. giảm chi phí thức ăn/ 1 kg tăng KL lợn con (20% so với cai sữa thông thường), giảm tỉ lệ hao mòn lợn mẹ. - Nhược điểm: Đòi hỏi thức ăn phải có chất lượng tốt, người chăm sóc nuôi dưỡng phải nhiệt tình và có nhiều kinh nghiệm. c.Kỹ thuật cai sữa: Cần tiến hành từ từ: - Ngày đầu: tách mẹ từ 7 h sáng , buổi trưa cho về với lợn con, 13 h tách lợn mẹ đến 17h lại cho lợn mẹ về với lợn con. - Ngày thứ 2: Buổi sáng tách mẹ đi, chiều 17h lợn mẹ về với lợn con. - Ngày thứ 3: Buổi sáng tách hẳn lợn mẹ khỏi lợn con→ không gây ảnh hưởng đến lợn con. Trước cai sữa 2 -3 ngày cần giảm số lần bú của lợn con. Giảm thức ăn cho lợn mẹ trước khi cai sữa 1 – 2 ngày. Chế độ ăn đối với lợn con: - Tỉ lệ sơ trong khẩu phần thấp: Khả năng tiêu hóa chất xơ ở heo con còn kém, tỷ lệ xơ trong khẩu phần ăn cao thì heo con sinh trưởng phát triển chậm, tiêu tốn thức ăn cao, heo con dễ táo bón, viêm ruột và có thể dẫn đến còi cọc, tỷ lệ thích hợp là 5 - 6 %. Xu hướng trong những năm gần đây ở các nước chăn nuôi tiên tiến người ta khuyến khích nâng cao tỷ lệ xơ trong khẩu phần ăn của heo để nâng cao sức khỏe  - Có tỉ lệ thức ăn thích hợp: Heo con ở giai đoạn này cần có dinh dưỡng tốt cho phát triển bộ xương và cơ bắp là chủ yếu. Nếu chúng ta cung cấp khẩu phần ăn có lượng thức ăn tinh bột cao, heo con sẽ béo sớm và khả năng tăng trọng sẽ giảm, tích lũy nhiều mỡ sớm. Tỷ lệ thức ăn tinh thích hợp cho heo con trong giai đoạn này là 80% trong khẩu phần. - Có tỉ lệ nước thích hợp: Nếu khẩu phần heo con có tỷ lệ nước cao sẽ dẫn đến tiêu hóa kém, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng nhất là protein, thức ăn nhiều nước cũng gây nên nền chuồng bẩn, ẩm thấp và heo con dễ nhiễm bệnh. Nếu tỷ lệ nước thấp sẽ gây nên thiếu nước cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của heo con. Tỷ lệ thức ăn tinh: thô phải thích hợp, cứ 1 kg thức ăn tinh trộn với 0,5 kg nước sạch, tối đa có thể là tỷ lệ 1:1, ngoài ra người chăn nuôi phải cho heo con uống nước đầy đủ theo hình thức tự do. Ngoài ra chúng ta còn bổ sung khoáng vi lượng như Mn, Co, Cu, Mg, Fe, I2 và bổ sung cho lợn những chế phẩm Vitamin - Khoáng. - Phương pháp cho heo con ăn: + Cho heo con ăn nhiều bữa trong ngày, 5 - 6 bữa/ngày thì có tốc độ tăng trọng cao hơn cho ăn 3 bữa/ngày. Tuy nhiên, nếu cho ăn thành nhiều bữa sẽ tốn công lao động trong chăn nuôi. Từ đó người chăn nuôi cần lựa chọn số bữa thích hợp để cho heo con ăn. + Cho heo con ăn đúng giờ giấc qui định và tập cho heo con có những phản xạ có điều kiện về tiêu hóa. + Cho heo con ăn từ từ để tránh vung vãi ra ngoài và từ đó hạn chế được heo con mắc các bệnh về đường tiêu hóa. + Cho heo con ăn đúng tiêu chuẩn và khẩu phần ăn. Theo dõi sức khỏe để điều chỉnh khẩu phần và tiêu chuẩn cho chúng. PHẦN 3: QUY TRÌNH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG XẢY RA ĐỐI VỚI LỢN CON I./ Quy trình phòng bệnh cho lợn con 1. Tiêm vắcxin phòng bệnh. a. Tiêm vắcxin phòng bệnh Phó thương hàn heo. CÁCH SỬ DỤNG: Lấy vắc xin ra khỏi  nơi bảo quản, để nơi mát khoảng 1 giờ và lắc kỹ trước khi dùng. Tiêm vào dưới da hoặc bắp thịt sau gốc tai hoặc mặt trong đùi cho heo khoẻ mạnh. Liều dùng: - Lần 1: Tiêm cho heo ở 20 – 30 ngày tuổi với liều 1,0ml/con. - Lần 2: Tiêm cho heo ở 40 – 50 ngày tuổi (3 tuần sau khi tiêm lần 1) với liều 2,0ml/con. b. Tiêm vắcxin phòng bệnh Dịch tả heo (Vắcxin Dịch tả heo đông khô) CÁCH SỬ DỤNG: Đường chủng vắc xin: Tiêm dưới da vùng sau gốc tai hoặc mặt trong đùi. Phương pháp chủng vắc xin: Pha vắc xin bằng nước sinh lý đã làm lạnh vô trùng  sao cho 1 ml chứa 1 liều vắc xin. Lắc đều, tiêm 1ml/con. Lịch tiêm phòng: Heo con theo mẹ: chủng 2 lần Lần 1: 15 - 30 ngày tuổi.. Lần 2: 30 - 45 ngày tuổi (15 ngày sau khi tiêm chủng mũi đầu). Heo nái: Nái hậu bị: Tiêm phòng 2 tuần trước khi phối giống. Nái mang thai: 1 tháng trước khi đẻ. c. Tiêm vắcxin phòng bệnh Tụ huyết trùng và bệnh Đóng dấu lợn. CÁCH SỬ DỤNG: Tiêm dưới da cho lợn từ 2 tháng tuổi trở lên. Liều lượng         + Lợn ≤ 25 kg tiêm 2ml         + Lợn > 25 kg tiêm 3ml Sau khi tiêm 14 ngày, lợn sẽ có miễn dịch với 2 bệnh Tụ huyết trùng và đóng dấu lợn. d. Phòng và trị bệnh ký sinh trùng: Tiêm thuốc BIO-LEVAMISOL 10% Công dụng: Heo: Giun đũa, giun phổi, giun thận, giun chỉ đường ruột và giun tóc. Liều lượng và Cách dùng: Heo, trâu, bò, cừu, dê: 1ml/ 15kg thể trọng. Đường cấp thuốc: tiêm bắp hoặc dưới da. Tiêm 1 liều duy nhất. 2. Vệ sinh phòng bệnh:    a. Vệ sinh chuồng trại: - Ngăn cách khu vực chăn nuôi heo với các súc vật khác như: Chó, mèo - Rửa và phun thuốc sát trùng chuồng trại sạch sẽ ít nhất 3-7 ngày trước khi thả heo vào chuồng. – Hàng ngày phải quét phân trong chuồng giữ cho chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ. – Xử lý xác chết gia súc nghiêm ngặt: Chôn sâu, đốt - Nên có kế hoạch rửa chuồng, phun thuốc sát trùng và diệt ruồi, muỗi mỗi tháng một lần. b. Vệ sinh thức ăn và nước uống: – Thường xuyên kiểm tra thức ăn trước khi cho heo ăn, thức ăn phải đảm bảo chất lượng, không bị thiu, thối, mốc – Nếu sử dụng thức ăn tự trộn thì định kỳ phải trộn kháng sinh vào thức ăn để ngừa bệnh cho heo. – Nước uống phải đủ, sạch và không bị nhiễm bẩn. II. Cách điều trị bệnh Heo con tiêu chảy phân trắng: Bệnh thường xảy ra ở heo con theo mẹ dưới 30 ngày tuổi. a. Nguyên nhân: – Chuồng trại thiếu vệ sinh, lạnh, ẩm ướt. – Đối với heo mẹ: Do thiếu dinh dưỡng lúc mang thai, đặc biệt thiếu vitamin A, thay đổi đột ngột khẩu phần heo mẹ lúc nuôi con, heo mẹ có thể bị một số bệnh: Phó thương hàn, viêm vú, viêm tử cung, sót nhau – Đối với heo con: Thiếu sữa đầu, thiếu nguyên tố vi lượng, đặc biệt là thiếu sắt, heo con bị viêm rốn, thức ăn cho heo con bị chất lượng kém, chua mốc, heo con bị nhiễm một số virus: Rotavirus, Coromavirus; Vi khuẫn Ecoli, Clostridium, Samonilla, Cầu trùng. b. Triệu chứng:  - Heo con thường không sốt hoặc sốt nhẹ, thời kỳ đầu bụng hơi chướng, về sau bụng tóp, lông xù, đít dính phân nhoe nhoét, ói mửa (ít xảy ra). Đặc trưng là phân lỏng trắng như vôi, vàng đôi khi có bọt, cá biệt có thể có máu, phân có mùi tanh đặc biệt. c. Điều trị:  - Trước khi điều trị ta phải xác định rõ nguyên nhân, vừa điều trị nguyên nhân, vừa điều trị triệu chứng tiêu chảy trên heo con thì mới có kết quả cao. Tiêu chảy do virus không có thuốc đặc trị, chỉ có cách nâng cao thể trạng heo con bằng các loại Vitamin và chống mất nước bằng cách bổ sung nước bằng glucose truyền xoang bụng 20ml ngày 3lần/con, chống rối loạn điện giải bằng Electrolyte hoà nước 2g/1lít nước cho uống tự do. Tiêu chảy do Samonella: Sử dụng các loại kháng sinh như Gentamycin, Norfloxacin,Colistin...liều 1ml/ 10kg trọng lượng kết hợp truyền dịch (Glucose, Lactat ringer, bổ sung Vitamin C liều 20-30 mg/ kg trọng lượng, liệu trình 5-6 ngày. Tiêu chảy do Echerichia Coli: Chích kháng sinh Gentamycin hoặc Colistin liều 1ml/ 10 kg trọng lượng, kết hợp bổ sung thêm Vitamin C, A và chất điện giải Electrolyte 2g/ lít nước, chích tĩnh mạch hoặc xoang bụng Glucose hoặc Lactat ringer 20 ml/ con ngày 3 lần, giữ ấm cho heo con. KẾT LUẬN Qua thực tế giảng dạy nhiều năm bản thân đã áp dụng một số nội dung trong chuyên đề vào giảng dạy các bài: 22, 26, 34, 35, 37 trong chương trình Công nghệ 10 đã mang lại hiệu quả rất cao, giúp học sinh dễ dàng khắc sâu hơn kiến thức, kích thích được tính đam mê, tìm tòi, học hỏi của học sinh. Trong thời gian qua bản thân tôi cũng đã vận dụng những kiến thức trong đề tài để tuyên truyền và giúp đở cho một số bà con ở tại địa phương thực hiện thành công mô hình chăn nuôi lợn theo hình thức khép kín về con giống đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Do điều kiện, phương tiện nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài này có thể còn nhiều điểm sai sót. Vì vậy bản thân rất mong được sự góp ý của quý anh, chị để đề tài được hoàn thiện hơn. Vinh Xuân, ngày 15 tháng 04 năm 2010 Người viết chuyên đề Đoàn Minh Ngọc MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Mở đầu 1 Phần 1: và các thời kì quan trọng của lợn con 2 I./ Đặc điểm lợn con bú sữa 2 II./ Các thời kì quan trọng của lợn con 3 Phần 2: chăm sóc lợn con qua các giai đoạn 3 I./ Chăm sóc lợn con sơ sinh. 3 1. Chăm sóc lợn con khi sinh 3 2. Phương pháp cố định đầu vú 4 3. Yêu cầu về nhiệt độ và ẩm độ 4 II./ Chăm sóc lợn con từ 3 ngày đến 3 tuần tuổi 4 1./ Những chú ý chăm sóc lợn con từ 3 ngày tuổi đến 3 tuần tuổi 4 2./ Chăm sóc những lứa đẻ đông con 5 3./ Tập ăn cho lợn con 5 4./ Bổ sung sắt 5 III./ Chăm sóc lợn con từ 3 tuần tuổi đến cai sữa 6 1./ Những chú ý chăm sóc lợn con từ 3 tuần tuổi đến cai sữa 6 2./ Một số nguyên tắc chung trong chăm sóc lợn con 6 3./ Cai sữa lợn con 6 Phần 3 Quy trình phòng và và điều trị một số bệnh thường xảy ra đối với lợn con 8 1./ Quy trình phòng bệnh cho lợn con 8 2. Cách điều trị bệnh heo con tiêu chảy phân trắng 8 Kết luận 11

File đính kèm:

  • docchuyen de cong nghe.doc