Đề tài Phương pháp giải bài tập vật lý ở THCS

Học sinh thường quan niệm "Khó như Lý, bí như Hình, linh tinh như Đại". Đặc biệt là khi giải bài tập. Vì vậy không ít học sinh trở lên lười suy nghĩ nên chịu bó tay trước các bài tập vật lý. Song thực tế có phải "nó khó, nó bí" đến mức không giải quyết được không?

Qua nhiều tiết dự giờ của nhiều giáo viên ở những năm trước tôi thấy giáo viên dạy các tiết bài tập (Kể cả phần bài tập áp dụng tại lớp, còn hời hợt chưa thấy hết tác dụng, mục đích của việc giải bài tập).

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp giải bài tập vật lý ở THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I: đặt vấn đề: Học sinh thường quan niệm "Khó như Lý, bí như Hình, linh tinh như Đại". Đặc biệt là khi giải bài tập. Vì vậy không ít học sinh trở lên lười suy nghĩ nên chịu bó tay trước các bài tập vật lý. Song thực tế có phải "nó khó, nó bí" đến mức không giải quyết được không? Qua nhiều tiết dự giờ của nhiều giáo viên ở những năm trước tôi thấy giáo viên dạy các tiết bài tập (Kể cả phần bài tập áp dụng tại lớp, còn hời hợt chưa thấy hết tác dụng, mục đích của việc giải bài tập). Trong giảng dạy việc giải bài tập Vật lý là một vấn đề khá quan trọng. Giải bài tập vật lý nhằm giúp học sinh hiểu sâu các khái niệm, các định luật Vật lý để từ đó vận dụng chúng vào trong thực tế cuộc sống, trong lao động hàng ngày. Mặt khác bài tập vật lý còn là khâu quan trọng giúp học sinh hiểu, củng cố, đi đào sâu, từ đó mở rộng những kiến thức cơ bản. Nó là phương tiện để hình thành những kỹ năng, kỹ xảo. Không những thế bài tập Vật lý còn là hình thức ôn tập sinh động những kiến thức đã học, đồng thời nó giúp học sinh phát triển năng lực tự học, tư duy, năng lực tìm tòi, sáng tạo. Vì chưa coi trọng nhiệm vụ của tiết dạy bài tập nên giáo viên chưa tìm ra phương pháp dạy phù hợp, do đó học sinh thấy lúng túng khi làm bài tập, không biết bắt đầu từ đâu? làm thế nào? khai thác thế nào các dữ kiện của bài tập. Từ băn khoăn đó tôi thấy cần phải giúp học sinh có một phương pháp giải bài tập Vật lý, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. II: giải quyết vấn đề Để có phương pháp giải bài tập Vật lý như thế nào? tôi thấy cần phải dựa vào phương pháp thực nghiệm và đối chứng mới rút ra kết luận sát thực. Để thực hiện được mục đích năm học 2002 - 2003 tôi đã đăng ký dạy Vật lý. Tôi đã chọn lớp 9A và lớp 9B làm thực nghiệm và lấy lớp 9C làm đối chứng. Sau hai tháng thực hiện tôi thấy kết quả áp dụng ở lớp 9A và 9B tiến bộ hơn hẳn chất lượng ở lớp 9C. Từ tháng 11 trở đi tôi đã áp dụng phương pháp đó để giảng dạy ở cả khối 9. Nhờ vậy mà chất lượng ở lớp 9C cũng ngày một tiến bộ. Đến nay chất lượng học tập Vật lý của các em đã chắc chắn hơn, các em tự giải được nhiều bài tập khó và đã tin vào khả năng của bản thân. III: Kết luận. Sau 7 tháng thực nghiệm, kiểm chứng tôi đã rút ra kết luận. Để dạy tiết giải Bài tập vật lý tốt phải tiến hành theo các bước sau. 3.1) Trước khi giải bài tập Vật lý học sinh phải biết phân loại các bài tập. Có nhiều cách phân loại bài tập, song với học sinh THCS thường dựa vào hai cách chính là: - Phân loại theo nội dung. - Phân loại theo cách giải. 3.2) Chọn phương pháp giải bài tập Vật lý. Để giải bài tập vật lý ta thường dùng phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp. Ví dụ: Khi giải bài tập: Tính lượng than đá cần thiết để đun 1kg nước đã đựng trong ấm nhôm có khối lượng 0,3kg nóng từ -50C đến 1000C (bỏ qua sự mất nhiệt). - Phân tích: Muốn biết lượng than đá, trước hết phải biết lượng nhiệt nó toả ra khi bị đốt cháy hoàn toàn. Vì bỏ qua sự mất nhiệt nên nhiệt lượng đó chính là lượng nhiệt làm cho 1kg nước đá nóng từ -50C đến 1000C và 0,3kg nhôm từ -50C đến 1000C ta phải xét xem nước đá phải chuyển qua những giải đoạn nào? - Nước đá nóng từ -50C đến 00C cần nhiệt lượng Q1. - Nước đá nóng chảy ở 00C cần nhiệt lượng Q2. - Nước nóng ở 00C đến 1000C cần nhiệt lượng Q3. - Cuối cùng nhiệt lượng Q4 để nhôm nóng từ -50C đến 1000C. - Từ đó ta có nhiệt lượng của than toả ra là: Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4. 3.3) Trình tự giải bài tập. - Giáo viên phải hướng dẫn để học sinh nắm vững các bước giải bài tập Vật lý. Thường phải qua 4 bước sau: - Hiểu kỹ đề bài. - Phân tích nội dung từ đó lập kế hoạch giải. - Thực hiện kế hoạch giải. - Kiểm tra lại lời giải và đánh giá thực tiễn của kết quả. 4.4) Một số lưu ý khi dạy tiết bài tập. - Trong tiết học này giáo viên cần rèn luyện cho học sinh phương pháp tìm tòi lời giải, tính cẩn thận, kỹ năng trình bày, rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo. - Trong tiết học này, đầu giờ giáo viên nên cho học sinh nhắc lại lý thuyết có liên quan. Phải kết hợp chặt chẽ vai trò chủ đạo của thầy với tính tích cực hoạt động của học sinh. Để có kết quả cao cần cho học sinh chuẩn bị trước bài tập ở nhà. Cuối cùng giáo viên đừng quên ra vài bài tập mới để nhằm phát huy tư duy và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Tóm lại: Dạy tiết bài tập Vật lý là một khâu quan trọng trong quá trình dạy Vật lý. Không những nó củng cố lý thuyết mà còn phát triển tư duy, óc sáng tạo cho học sinh. Học sinh biết giải và vận dụng kiến thức của bài tập vào thực tế lao động và cuộc sống hàng ngày. Nó cộng tác với các bộ môn khác để tạo ra con người phát triển toàn diện, có thể làm chủ tập thể tiếp tục học lên để nắm những kiến thức hiện đại áp dụng vào nền sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Hơn thế nữa thông qua tiết bài tập học sinh có thói quen tìm ra phương pháp tối ưu để giải quyết các công việc cụ thể sau này. Đây mới là yêu cầu quan trọng đối với việc dạy học. Ngày 10 tháng 3 năm 2003 Người thực hiện Lê Hữu Quý Phòng giáo dục huyện ngọc lặc Trường tHCS phúc thịnh --------------@& ?-------------- người thực hiện: Lê Hữu Quý Tổ bộ môn: KHoa học Tự nhiên Đơn vị công tác: Trường THCS phúc thịnh phương pháp "dạy giải bài tập vật lý" ở THCS ' Năm học 2007 - 2008 *************

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Giáo án liên quan