Đề tài Phương pháp phê lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm trong học bạ

Như chúng ta đã biết học bạ là một loại giấy tờ hành chính,tất cả các thông tin được giáo viên chủ nhiệm điền rất kĩ lưỡng từ các thông tin cá nhân như: họ, tên,ngày tháng năm sinh,quê quán , họ ,tên và nghề nghiệp của cha mẹ đến điểm bình quân của từng môn tất cả đều phải chính xác , hạn chế tối đa việc sai sót.Vì đó là nhân chứng cho cả một quá trình dài học tập của học sinh, là chứng nhân của một đoạn đời trong trẻo,hồn nhiên,một đoạn đời phấn đấu không mệt mỏi hay lơ đãng,vô ưu Nó có thể mang lại niềm tự hào hay một nỗi nhục nhã,nó đánh dấu sự lớn lên hay những lỗi lầm không sao cứu chữa được của một người học sinh.Nhưng điều đó không phụ thuộc hoàn toàn vào điểm số mà là phụ thuộc vào lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm.

doc13 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 24950 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp phê lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm trong học bạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết học bạ là một loại giấy tờ hành chính,tất cả các thông tin được giáo viên chủ nhiệm điền rất kĩ lưỡng từ các thông tin cá nhân như: họ, tên,ngày tháng năm sinh,quê quán , họ ,tên và nghề nghiệp của cha mẹ…đến điểm bình quân của từng môn…tất cả đều phải chính xác , hạn chế tối đa việc sai sót.Vì đó là nhân chứng cho cả một quá trình dài học tập của học sinh, là chứng nhân của một đoạn đời trong trẻo,hồn nhiên,một đoạn đời phấn đấu không mệt mỏi hay lơ đãng,vô ưu…Nó có thể mang lại niềm tự hào hay một nỗi nhục nhã,nó đánh dấu sự lớn lên hay những lỗi lầm không sao cứu chữa được của một người học sinh.Nhưng điều đó không phụ thuộc hoàn toàn vào điểm số mà là phụ thuộc vào lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm. Trải qua quãng thời gian 12 năm là học sinh,dến khi tốt nghiệp THPT tôi mời cầm trên tay mình đựơc quyển học bạ, không còn gì hơn tôi nhanh tay lật ra từng trang để xem những lời nhận xét của các thầy cô đã từng chủ nhiệm tôi xem thế nào,vì thật sự tôi không hề biết họ nghĩ về tôi như thế nào trong quá trình tôi còn là học sinh.Những nét chữ của thầy cô như in sâu vào lòng tôi, làm tôi có một cảm giác thật vui sướng đến không tả được.Nhưng khi quay sang nhìn học bạ của người bạn và nét buồn rười rười trên mặt bạn ấy tôi lại cảm thấy buồn cùng bạn ấy.Lúc đó tôi nghĩ rằng thầy cô chỉ dành tặng những lời khen,động viên cho những học sinh ngoan ngoãn,còn những học sinh ngịch ngợm trong quá trình học thì ngược lại.Bạn tôi là người nằm trong trường hợp đó,dù rằng ở học kì 2 bạn ấy đã cố gắng rất nhiều nhưng cuối cùng cũng chỉ nhận được một câu từ cô mà thôi: không có tiến bộ. Tuy tôi cũng chỉ trải qua vài năm làm công tác chủ nhiệm nhưng chính vì sự việc ngày xưa đã phần nào giúp tôi nhiều hơn trong quá trình phê lời nhận xét của mình trong học bạ của học sinh.Song,như chúng ta đã biết việc phê học bạ là một công việc diễn ra trong giai đoạn cuối năm học ,là khoảng thời gian đầy ắp công việc đối với các giáo viên chủ nhiệm,do đó việc phê học bạ là một công việc được diễn ra nhanh chóng như một thủ tục,khiến cho các giáo viên không còn thời gian suy nghĩ lời phê cho phù hợp với từng quá trình của mỗi học sinh,mà chỉ cần làm sao cho đỡ mệt và đỡ nhẹ đầu mình mà thôi.Cũng chính vì điều đó mà có nhiều học sinh có thái độ tiêu cực hơn trong suy nghĩ và không hề muốn phấn đấu gì nữa. Cũng chình vì thế mà tôi chọn đề tài : “ Phương pháp phê lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm trong học bạ.” với mong muốn góp phần làm cho lời phê của giáo viên sinh động và có hướng tích cực hơn đối với học sinh. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Góp phần cho Giáo Viên Chủ Nhiệm có hướng đánh giá Học Sinh một cách chính xác theo hướng tiến bộ của Học Sinh hơn, nhất là đối với các học sinh cá biệt. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.ĐốiTượng: Học bạ khối THCS 2. Phạm Vi: Phần nhận xét đánh giá của Giáo Viên Chủ Nhiệm IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu Giáo Viên đánh giá nhận xét một cách chính xác,cân nhắc và hướng tới suy nghĩ của Học Sinh thì sẽ phần nào giúp Học Sinh có hướng nhìn tích cực hơn và sẽ cố gắng phấn đấu hoàn thiện hơn nữa. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu từ thực tế tất cả các hoc bạ của Học Sinh trong trường THCS Định Hiệp VI. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI: Cấu trúc của đề tài gồm 5 phần như sau: Phần mở đầu Cơ sở lí luận Thực trạng Kết luận Kiến nghị B. CƠ SỞ LÝ LUẬN Như chúng ta đã biết học sinh như một tờ giấy trắng trước khi đến trường.Và từ khi đến trường các em mới được hòa nhập vào một thế giới muôn màu muôn vẻ với biết bao các hoạt động cùng với các bạn cùng trang lứa.Cũng từ đó các em ý thức được sự hơn , thua và để có được điều đó chỉ có một con đường đó là sự phấn đấu. Và để biết được mình có kết quả như thế nào thì không những thông qua điểm số mà còn thông qua những lời nhận xét,đánh giá của các thầy cô giáo. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số học sinh không hề quan tâm đến thành tích và kết quả do đó các em cứ lơ đãng trong các hoạt động và từ đó dẫn đến việc sẽ nhận được những lời chỉ trích, la mắng của thầy cô,thậm chí còn nhận được thái độ không hề quan tâm gần như bị bỏ mặc từ các thầy cô của mình. Những lời nhận xét,đánh giá của giáo viên có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh.Một mặt nó có thể giúp học sinh cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa nếu lời nhận xét đó có ý động viên,mặt khác đối với một lời đánh giá thiếu suy nghĩ,không hề nghĩ đến cảm giác của học sinh thì nó sẽ phản tác dụng làm cho học sinh đó có ý thức tiêu cực và dẫn đến hành động tiêu cực hơn. Cách nhận xét,đánh giá của giáo viên là một công việc cực kỳ quan trọng.Nó không những thể hiện trình độ hiểu biết,nghiệp vụ sư phạm của một người nhà giáo mà nó còn thể hiện lương tâm của một nhà giáo.Nó cũng là một nguyên nhân trong số rất nhiều nguyên nhân làm cho xã hội này có nhiều phần tử tốt hay xấu. Do đó,tôi nghĩ có một công việc theo tôi đòi hỏi rất cẩn trọng mà không được căng thẳng,rất khoa học ,chính xác nhưng không được khô khan,rất nguyên tắc mà không được cứng nhắc,rập khuôn đó chình là công việc phê HỌC BẠ. C. THỰC TRẠNG Ngày nay, học bạ chỉ được giáo viên bộ môn kí tên và đóng dấu,còn giáo viên chủ nhiệm chỉ cần nhập điểm và phê lời nhận xét.Đó chỉ là một công việc làm theo thủ tục để khép lại một năm học,do đó đôi khi giáo viên còn rất tiết kiệm lời phê như: “ còn thụ động” , “ ngoan” hay đôi khi còn trút ra những lời như trút giận như: “còn lười biếng” , “ không có tiến bộ” , “quậy phá trong giờ học”….Giờ đây phê học bạ như một suy nghĩ chỉ thiên về hạnh kiểm mà không hề nhìn gì đến học lực của học sinh.Không hề quan tâm đến sự cố gắng của các em dù là rất nhỏ. Sau đây là một số lời nhận xét mà chúng ta cần suy ngẫm lại: Đánh giá nhận xét của Giáo Viên này chưa chính xác vì thực tế học lực của Học Sinh này từ Học Kì I đền cả năm đều không có sự tiến bộ nào. Học lực Trung Bình thì chưa đến nỗi tệ cho Giáo Viên phê: “Chưa chăm học”.Đối với chữ viết thì có thể nói đó là tố chất cộng với quá trình rèn chữ của Học Sinh ở Tiểu Học nênGiáo Viên có thể sử dụng câu khác nghe nhẹ nhàng hơn như: chữ viết chưa rõ ràng cần rèn luyện thêm thay vì chê thẳng vào khuyết điểm của Học Sinh mà không kèm theo câu động viên nào. Cả một năm học nhưng Học Sinh chỉ nhận được một câu nói như trên thì liệu đến khi cầm được học bạ trên tay thì cảm giác và suy nghĩ sẽ như thế nào đây?Chúng ta cũng có thể thay đổi theo hướng khuyến khích Học Sinh tích cực hơn như:Có cố gắng nhưng chưa tiến bộ,cần cố gắng hơn nữa.Như thế có thể giúp Học Sinh thoải mái và nhẹ nhàng hơn. Hai lời phê này chỉ thiên về khuyết điểm của Học Sinh mà không hề có chút gì về ưu điểm cả,nhưng theo tôi đã là một học sinh thì dù là học sinh cá biệt đến đâu đi nữa thì cũng sẽ có ưu điểm.Đối với tôi còn tới trường là còn giáo dục được. Rõ ràng ở đây chúng ta có thể thấy được sự tiến bộ của Học Sinh giữa 2 học kỳ nhưng không thấy Giáo Viên khen mà lại nhận xét vào một vấn đề khác. Nhìn vào học lực và hạnh kiểm của Học Sinh này chúng ta cũng có thể biết được Học Sinh này đã có sự sa sút về hạnh kiểm có thể đã vi phạm rất nhiều điều và chay lười trong học tập ,nhưng dù như thế thì Giáo Viên cũng không nên đặt bút vội vàng như thế như muốn trút đi cơn giận và sự ghét bỏ của mình đối với học sinh này. D. KẾT LUẬN Trong quá trình nghiên cứu do có nhiều nguyên nhân khách quan và thời gian có hạn nên tôi không thể tránh khỏi những sai sót nên tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của tất cả các Thầy,Cô và đồng nghiệp để giúp đề tài tôi được phong phú hơn nữa.Tôi xin chân thành cảm ơn. E. KIẾN NGHỊ Sau đây tôi có một vài kiến nghị rất mong được xem xét: 1. Có thể đánh giá Học Sinh trước tập thể lớp để biết đựơc thái độ phản ứng của Học Sinh và từ đó đưa ra lời nhận xét chính xác nhất theo hướng tiến bộ của Học Sinh. 2. Nên cho Học Sinh được xem lời nhận xét,đánh giá của Giáo Viên khi kết thúc năm học để từ đó Học Sinh có thể phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của mình trong năm học kế tiếp. Định Hiệp,ngày 28 tháng 2 năm 2013 Người Viết Trần Thị Kim Ngân SỰ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… SỰ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN DẦU TIẾNG ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TRẠNG KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

File đính kèm:

  • docNOI DUNG.doc
Giáo án liên quan