Đề tài Phương pháp soạn - Giảng một số bài thực hành Địa lí 11

Để tiến hành dạy học được tốt, có hiệu quả, đặc biệt là đối với chương trình địa lí 11.Ngoài hệ thống các bài học lí thuyết còn có một khối lượng tương đối lớn hệ thống các bài thực hành cần rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh; nên việc rèn luyện k ĩ năng này là rất cần thiết.

Tuy nhiên do đặc điểm chương trình cấp THPT - việc rèn luyện kĩ năng thực hành chủ yếu tập trung vào chương trình địa lí 11. Mặt khác do quá trình tiếp thu kiến thức ở bậc đại học và do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc giảng các tiết thực hành không giống nhau ở các giáo viên và điểm quan trọng là không đạt được kết quả cao.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp soạn - Giảng một số bài thực hành Địa lí 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.LỜI GIỚI THIỆU Để tiến hành dạy học được tốt, có hiệu quả, đặc biệt là đối với chương trình địa lí 11.Ngoài hệ thống các bài học lí thuyết còn có một khối lượng tương đối lớn hệ thống các bài thực hành cần rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh; nên việc rèn luyện k ĩ năng này là rất cần thiết. Tuy nhiên do đặc điểm chương trình cấp THPT - việc rèn luyện kĩ năng thực hành chủ yếu tập trung vào chương trình địa lí 11. Mặt khác do quá trình tiếp thu kiến thức ở bậc đại học và do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc giảng các tiết thực hành không giống nhau ở các giáo viên và điểm quan trọng là không đạt được kết quả cao. Trong điều kiện công tác, qua giảng dạy nhiều khối lớp, và qua dự gìơ các đồng nghiệp giáo viên; bản thâ n nhận thấy có nhiều bất cập trong việc soạn giảng các tiết thực hành của giáo viên nói chung. Cũng chính vì lẽ đó mà bản thân đã nghiên c ứu, tìm tòi, thực nghiệm nhiều lần để từ đó đúc rút kinh nghiệm và hôm nay mạnh dạn giới thiệu đến quý thầy cô đồng nghiệp nội dung: “Phương pháp soạn - giảng một số bài thực hành địa lí 11”. Nội dung đề tài này gồm có 3 phần: I/ Các dạng bài thực hành địa lí 11 II/ Cách trình bày (soạn giảng) một bài thực hành địa lí 11 III/Các ví dụ minh hoạ các tiết thực hành ở chương trình địa lí 11 B.NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. Các dạng bài thực hành địa lí 11 Tổng quát có 3 dạng bài thực hành cơ bản: +Bài thực hành vẽ các loại và dạng biểu đồ, nhận xét và giải thích. +Bài thực hành phân tích số liệu (bảng số liệu ) rút ra nhận xét và giải thích hoặc phân tích, nhận xét- giài thích làm cơ sở cho việc viết báo cáo. +Bài thực hành dựa vào lược đồ để tìm các thông tin điền vào bảng có sẵn. Ví dụ : -Tiết 4 bài 4 : Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của Toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển (dạng bài đọc thong tin để phân tích, đánh giá làm cơ sở để viết báo cáo) -Tiết 11 bài 6 :Tìm hiểu sự phân hoá lannhx thổ sản xuất của Hoa Kì.(Dạng dựa vào lược đồ lập bảng kiến thức theo mẫu đã cho ). - Tiết 14, tiết 20,23,27,31 (vẽ biểu đồ; phân tích số liệu; nhận xét,giải thích) II. Cách trình bày (soạn - giảng )một bài thực hành địa lí 11 : Mẫu giáo án chung 1.Mục đích yêu cầu : -Hướng dẫn và bổ sung cho học sinh các loại kĩ năng địa lí. -Hướng dẫn và bổ sung các kiến thức về lí thuyết và hành động. - Tập làm quen và hoàn thiện dần các kĩ năng thực hành địa lí. 2. Phương pháp : -Dùng câu hỏi – phát vấn để kiểm tra kiến thức lí thuyết và hành động đã có của học sinh về nội dung của bài thực hành đó. - Sử dụng các phương tiện mẫu có liên quan đến nội dung của bài thực hành đó. 3. Đồ dùng : -Các phương tiện mẫu -Hành động mẫu của giáo viên 4. Tiến trình : 4.1. Ổn định lớp học 4.2. Kiểm tra bài cũ (nên kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh cho tiết thực hành) 4.3. Bài mới : 4.3.1/Yêu cầu : - Học sinh đọc và xác định yêu cầu của bài thực hành ( có bao nhiêu yêu cầu – đó là những yêu cầu gì ?) - Giáo viên kết luận :bao nhiêu yêu cầu, đó là những yêu cầu như thế nào ? yêu cầu nào là chủ yếu, quan trọng ( học sinh ghi chép ) 4.3.2/Hướng dẫn : - Sử dụng câu hỏi phát vấn – yêu cầu học sinh (đứng tại lớp trình bày những kiến thức lí thuyết – hành động về nội dung yêu cầu của bài thực hành . - Giáo viên gợi ý hướng thực hiện yêu cầu của bài thực hành ( làm những gì, làm như thế nào ?) - Yêu câù học sinh (đứng tại lớp/lên bảng )trình bày cách làm của mình. Gọi học sinh ở tại lớp để nhận xét phần thực hiện của học sinh. - Giáo viên kết luận phần nhận xét của học sinh (đúng / sai như thế nào )và gợi ý cách tiến hành - thực hiện bài thực hành hoặc giáo viên sử dụng phương tiện mẫu, hoặc giáo viên hành động mẫu (tùy theo nội dung của bài thực hành đó ) 4.4.Củng cố - phát triển - Học sinh nhắc lại yêu cầu bài thực hành ngày hôm nay. Học sinh nhắc lại cách thực hiện như thế nào. - Giáo viên bổ sung - kết luận - Giáo viên nhắc lại, học sinh hoàn thiện bài thực hành ở nhà (phần lớn thì các bài thực hành nên cần thời gian làm ở lớp để giáo viên hướng dẫn và học sinh thực hiện mẫu (nháp) /phần lớn thời gian hoàn thành ở nhà ).Chuẩn bị bài học - tiết học sau. III. Các ví dụ minh hoạ : Các bước soạn một bài thực hành cũng tương tự như soạn giảng một bài học bình thường khác, các mục I, II, III soạn bình thường,Tuy nhiên đối với bài thực hành giáo viên nên kiểm tra kĩ việc chuẩn bị các đồ dung học tập của học sinh, có như vậy thì khi thực hành các kĩ năng của học sinh mới đánh giá chính xác được. Trong các ví dụ dưới đây tôi xin chỉ trình bày phần IV :Tiến trình bài mới. Ví dụ 1 /bài Nhật Bản - tiết 3:Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản. 1.Kiểm tra kiến thức lí thuyết và hành động của học sinh -GV gọi học sinh đọc đề bài và xác định yêu cầu của bài thực hành: Bài này em sẽ chọn vẽ dạng biểu đồ nào thích hợp nhất ?Vì sao em lại chọn vẽ biểu đồ đó?(biểu đồ cột đôi) -Gọi HS khác trình bày cách vẽ (thao tác vẽ biểu đồ cột đôi (cột ghép)) 2.GV hướng dẫn - gợi ý cho học sinh : - HS vẽ theo các bước sau : vẽ một biểu đồ cột so sánh giá trị xuất khẩu - nhập khẩu của Nhật Bản qua 5 mốc thời gian.Vẽ theo giá trị tuyệt đối của bảng số liệu đã cho. - HS vẽ lần lượt như sau : vẽ trục toạ độ xoy – chia 2 trục – xác định giá trị ở 2 trục (trục tung ox - tỉ USD ; trục hoành oy – các năm ) - GV kiểm tra kiến thức : nên chia trên trục tung như thế nào cho nhanh và chính xác ?Trục hoành có phải chia khoảng cách các năm không ? - Tiến hành vẽ biểu đồ -Trên biểu đồ phải ghi giá trị xuất, nhập khẩu trong từng năm (1 năm cho cả giá trị xuất- nhập khẩu ) - Hoàn thành biểu đồ : + Lập bảng chú giải + Ghi tên biểu đồ (thể hiện vấn đề gì, ở đâu, vào thời gian nào ?) 3. Củng cố và phát triển -Gọi học sinh lên bảng vẽ biểu đồ, các hs khác tự vẽ vào vở và nhận xét (biểu đồ bạn vẽ đã hoàn thiện chưa ?(GV đánh giá đựơc kĩ năng vẽ biểu đồ và uốn nắn khi cần thiết ) -Chuẩn bị bài mới : Cộng Hoà nhân dân Trung Hoa ; tiết 1 : Tự nhiên dân cư và xã hội. V í d ụ 2 :Tiết 29 - tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc. Bài tập 2 :Nhận xét sự thay đổi trong sản lượng nông nghiệp 1.Yêu cầu của bài thực hành Hs đọc và xác định yêu cầu của bài thực hành (có bao nhiêu yêu cầu ? Đó là những yêu cầu gì ?) Phân tích bảng số liệu và rút ra nhận xét về tình hình sản xuất nông nghiệp của TRung Quốc. 2. Hướng dẫn - Hs lập bảng tính sự tăng giảm sản lượng nông sản của Trung Quốc qua các năm (đơn vị : triệu tấn, tăng : +, giảm : - ) Nông sản sản lượng năm 1995 so với năm 1985 sản lượng năm 2000 so với năm 1995 sản lượng năm 2004 so với năm 2000 Lương thực +78,8 -11,3 +15,3 Bông (sợi) +0,6 -0,3 +1,3 Lạc +3,6 +4,2 -0,1 Mía +11,5 -0,9 +23,9 Thịt lợn - +8,7 +6,7 Thịt bò - +1,8 +1,4 Thịt cừu - +0,9 +1,3 Nhận xét chung : Nhìn chung sản lượng một số nông sản của Trung Quốc tăng hay giảm ? (đưa ra các số liệu cụ thể ) Nhận xét riêng từng sản phẩm : sản phẩm nào tăng nhanh nhất ? (số liệu ), sản phẩm nào giảm ? tổng sản lượng các sản phẩm đó đứng thứ mấy trên thế giới ? Hs rút ra nhận định cuối cùng :Trung Quốc có điều kiện để phát triển nền nông nghiệp và Trung Quốc đã tận dụng được điều kiện thuận lợi đó để phát triển sản xuất nông nghiệp, nhiều sản phẩm có sản lượng đứng hàng đầu trên thế giới, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ví dụ 3: Tiết 4 : Viết báo cáo 1.yêu cầu của bài thực hành : - Hs đọc và xác định các yêu cầu của bài thực hành (Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển ) - Đọc nội dung trong các hộp kiến thức để tìm ra những kiến thức : + cơ hội + thách thức - Viết một bài báo cáo ngắn gọn về chủ đề : những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển.2 2.Hướng dẫn -Cho biết bố cục của một bài báo cáo như thế nào ? có mấy phần ?(một bài báo cáo thường có 3 phần : giới thiệu tổng quát về nội dung cần báo cáo , trình bày cụ thể nội dung, phần kết luận ) - Hướng dẫn tìm kiến thức : + Những cơ hội + Những thách thức - Khi trình bày những cơ hội thì nên tìm các ví dụ minh hoạ cụ thể (có thể lấy ví dụ ở Việt Nam ). Ví dụ toàn cầu hoá đã gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia, trong quá trình đổi mới công nghệ , các nước phát triển đã chuyển công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển : Việt Nam là một ví dụ điển hình. Công ty Vêđan được Hàn Quốc chuyển giao công nghệ sang Việt Nam nhưng trong quá trình sản xuất đã không xử lí nước thải đã gây ô nhiễmmôi trường nghiêm trọng cho Việt Nam ) - Tự do hoá thương mại, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hoá có điều kiện lưu thong rộng rãi. Ví dụ : ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều mặt hàng tiêu dùng đã nhập từ các nước khác nhau trên thế giới với giá ưu đãi, rẻ hơn nhiều so với các năm trước do mức thuế rất thấp thậm chí miễn thuế nhập khẩu. Việt Nam đã phóng thành công vệ tinh Vinasat 1 vào quỹ đạo; giúp cho ngành bưu chính viễn thông , truyền hình phát triển lên một tầm cao mới. Công nghệ này đã được Pháp chuyển giao cho Việt Nam Ví dụ 4 : Tiết 21- bài tập 2 - Tìm hiểu sự phân bố nông nghiệp Liên Bang Nga . Dựa vào lược đồ, bản đồ tìm các thông tin điền vào bảng kiến thức - giải thích sự phân bố. 1.Yêu cầu của bài thực hành - Hs đọc và xác định yêu cầu của bài thực hành. (có bao nhiêu yêu cầu, đó là những yêu cầu gì ?) 2. Hướng dẫn -Hs kẻ bảng ,dựa vào hình 8.10 (sgk) và điền các thông tin vào bảng trên. Cây trồng, vật nuôi Phân bố Nguyên nhân Lúa mì Củ cải đường Bò Lợn Cừu Thú có lông quí GV chia nhóm để hs hoàn thành bài thực hành . Sau đó đại diện nhóm lên bảng trình bày phần nội dung đã được phân công. GV chuẩn kiến thức. Hs ghi bài và chuẩn bị bài mới : bài Nhật Bản (tiết 1) C. KẾT LUẬN 1.Kết quả áp dụng đế tài. - Quá trình thực hiện kinh nghiệm của tôi qua 2 năm đã mang lại hiệu quả đáng kể. - Hầu hết các em đã biết làm các dạng bài thực hành đúng các bước theo hướng dẫn. Đặc biệt ở các bài thực hành về kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ. Trong khi kiểm tra, đánh giá bài làm của học sinh kết quả đạt được như sau : HS đạt điểm 9,10 : 35% HS đạt điểm 6,7,8 : 55% Số còn lại đều đạt yêu cầu, nắm được kĩ năng làm bài thực hành. 2. Đề xuất để áp dụng, phát huy đề tài -Từ kinh nghiệm nhỏ bé trên của tôi, tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài đề xuất sau : + Khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, về phía giáo viên phải tận tình hướng dẫn các em theo các bước, đồng thời phải thường xuyên ra các bài tập cũng như kiểm tra, đánh giá việc rèn luyện kĩ năng của học sinh để các em có được các kĩ năng hoàn thiện. + Về phía học sinh phải chịu khó và tự giác trong việc rèn luyện các kĩ năng về bài thực hành. 3.Lời kết -Niềm vui của mỗi giáo viên dạy địa lí khi đứng lớp đâu chỉ là chất lượng tính bằng con số của mỗi năm mà chính là những ánh mắt long lanh vì đã hiểu bài, những nụ cười thiện cảm với môn địa lí từ phía học sinh. Để đạt được điều đó mỗi giáo viên chúng tôi phải say mê, nhiệt tình với công tác giảng dạy và tìm tòi sáng tạo những phương pháp giảng dạy có hiệu quả nhất. - Sau những cố gắng tìm tòi tôi đã đúc kết và đưa ra định hướng dạy học các bài thực hành. Chắc chắn phương pháp mà tôi tiến hành trong dạy học bài thực hành địa lí có ý nghĩa nhất định trong việc hoàn thiện kĩ năng làm bài thực hành của học sinh.Tuy nhiên phương pháp của tôi cơ bản còn mang tính chủ quan, chưa được kiểm nghiệm nhiều nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong sự đóng góp của quý thầy cô đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn trong những năm dạy sau. Xin chân thành cảm ơn Người làm đề tài Phạm Thị Lệ

File đính kèm:

  • docSKKN Phuong phap soan giang mot so bai thuc hanhdia li 11.doc