Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm: để học sinh có được hứng thú học tập trong tiết dạy môn vật lý THCS

Vậy lý là một môn khoa học kỹ thuật gồm hai phần lý thuyết và thực hành . Tuy nhiên , phần lý thuyết đa số học sinh học rất tốt ( học thuộc lòng ) nhưng phần lớn học sinh không hiểu thế nào là vật lý cũng như hiện tượng vật lý là gì ? . Hầu như các em tiấp nhận lý thuyết một cách máy móc và chỉ học thuộc lòng các định nghĩa , các kết luận của bài học dẫn đến việc lười học của sinh học làm mất căn bản .

 Trong công tác giảng dạy nói chung và việc giảng dạy ở bộ môn vật lý nói riêng giáo viên nào cũng muốn học sinh của mình học tốt đồng thời phải biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế.

 Muốn làm được như vậy thì việc nâng cao chất lượng dạy và học làviệc làm thường siêng và liên tục của giáo viên . Như vậy rất cần có một phương pháp dạy học theo hướng tích cực . Để có một tiết dạy có chất lượng cần phải kết hợp nhiều phương pháp sao cho học sinh nắm được bài học một cách tích cực.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1832 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm: để học sinh có được hứng thú học tập trong tiết dạy môn vật lý THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : ĐỂ HỌC SINH CÓ ĐƯỢC HỨNG THÚ HỌC TẬP TRONG TIẾT DẠY MÔN VẬT LÝ THCS. A/ ĐẶT VẤN ĐỀ : Vậy lý là một môn khoa học kỹ thuật gồm hai phần lý thuyết và thực hành . Tuy nhiên , phần lý thuyết đa số học sinh học rất tốt ( học thuộc lòng ) nhưng phần lớn học sinh không hiểu thế nào là vật lý cũng như hiện tượng vật lý là gì ? . Hầu như các em tiấp nhận lý thuyết một cách máy móc và chỉ học thuộc lòng các định nghĩa , các kết luận của bài học dẫn đến việc lười học của sinh học làm mất căn bản . Trong công tác giảng dạy nói chung và việc giảng dạy ở bộ môn vật lý nói riêng giáo viên nào cũng muốn học sinh của mình học tốt đồng thời phải biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Muốn làm được như vậy thì việc nâng cao chất lượng dạy và học làviệc làm thường siêng và liên tục của giáo viên . Như vậy rất cần có một phương pháp dạy học theo hướng tích cực . Để có một tiết dạy có chất lượng cần phải kết hợp nhiều phương pháp sao cho học sinh nắm được bài học một cách tích cực. Qua bài viết này tôi xin được giới thiệu mô hình thể nghiệm thông qua tiết dạy đã được tiến hành dạy thực nghiệm ở bộ môn vật lý 6 tại trường THCS Kim Sơn trong năm học ( 2004 - 2005 ) nhằm đạt được những yêu cầu trên . B/ PHẦN THỰC HIỆN . 1/ CHUẨN BỊ CHO MỘT TIẾT DẠY : Ở khâu chuẩn bị này gồm hai phần . a/ chuẩn bị của giáo viên : Nghiên cứu sách giáo khoa , sách giáo viên , sách bài tập và các tài liệu khác có liên quan . Tìm hiểu liên hệ thực tế ở bài sắp dạy và rút ra bài học kinh nghiệm cho học sinh . Chuẩn bị các câu hỏi , câu hỏi phải hợp logic với từng đơn vị kiến thức . Soạn trước phiếu học tập và phiếu giao việc cho bài sắp dạy . Có thể thực hiện thí nghiệm trước một hoặc hai lần để tìm độ chính xác cao và có thể biết được các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong khi làm thí nghiệm . Chuẩn bị biểu bảng ( bảng tóm tắc , biểu đồ, tranh ảnh…. ). b/ Chuẩn bị của học sinh: Học sinh xem sách giáo khoa và tìm hiểu trước bài ở nhà theo phiếu học tập mà giáo viên đã đặt ra ở phần dặn dò của tiết học trước . Học sinh trả lời các câu hỏi , bài tập trong sách giáo khoa ở bài học trước . Có thể làm thí nghiệm đơn giản hoặc tìm những dụng cụ tương tự có liên quan đến bài học do giáo viên đã ghi ở phần phiếu giao việc . 2/ THỰC HIỆN TIẾT DẠY : Giáo viên cần xác định rõ trọng tâm của bài, mục tiêu cần đạt ở từng phần của bài dạy và dựa vào mục tiêu này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hiện tốt để đi đến kết quả cuối cùng của bài đặt ra . Học sinh cần học tích cực bằng sự linh hoạt của chính mình , tự tìm ra “ cái chưa biết” “ cái cần khám phá “. Tự tìm ra kiến thức , chân lý ,… như một nhà khoa học thực sự . Muốn tổ chức việc dạy học được như thế giáo viên cần đặt ra nhiều tình huống học tập và học sinh tự giải quyết tình huống bằng cách tự quan sát suy nghĩ , tra cứu , đặt giả thuyết , phán đoán ,… để tìm ra kiến thức mới . * Ví dụ : Trong bài “ Đo thể tích vật rắn không thấm nước “ trong trường hợp không có bình chứa và bình tràn . Học sinh có thể lấy những vật tương tự như bình chứa , bình tràn để thay thế . Cuối cùng vẫn đo được thể tích vật rắn không thấm nước. Giáo viên cần chốt lại nếu thay thế bình chứa và bình tràn bằng các vật khác thì cần chú ý đến những vấn đề gì ? . Học sinh tự tìm hiểu để rút ra được cách làm cho chính xác và hoàn chỉnh hơn . Lúc này “ lớp học “ không còn là “ nhóm người “ , không còn là “không gian “ thuần tuý trong bốn bức tường nữa mà là một “cộng đồng người “ trong đó có những mối quan hệ xã hội về mặt giao tiếp và các quan hệ ấy không chỉ xảy ra trong lớp học mà có thể ở chỗ khác trong một xã hội thực sự. Vậy giáo viên cần xác định rõ vai trò của thầy và của trò trong một tiết dạy . Vẫn câu tục ngữ “ không thầy đố mày làm nên “ người thầy ở đây không phải lúc nào cũng là người đại diện cho kiến thức luôn truyền đạt kiến thức hay diễn giảng những gì mình biết ,người thầy không phải đứng trước một tập thể chỉ biết ngồi nghe và ghi . Mà người thầy ở đây được xem như một nhà đạo diễn luôn tổ chức các hoạt động học tập của trò để trò khám phá ra chân lý , ứng dụng vào cuộc sống với mục đích duy nhất là hoạt động dạy học của người thầy đã hình thành và phát triển nhân cách con người lao động tự chủ năng động và sáng tạo . *Ví dụ : Trong bài “Sự nóng chảy và sự đông đặc “ . Giáo viên đưa ra câu hỏi thực tế : Trong việc đúc đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng ? Giáo viên hướng dẫn học sinh dự đoán kết quả thí nghiệm, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm về “Sự nóng chảy và sự đông đặc của băng phiến”. Học sinh rút ra kết luận . Từ đó học sinh vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi của giáo viên đặt ra. 3/ PHẦN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM : a/ Kết quả cần đánh giá : Tính chính xác của kiến thức thu được qua thí nghiệm. Nguyên nhân của những sai lầm trong nhận thức . b/ Biện pháp đánh giá : Trò tự đánh giá và quan trọng nhất là giáo viên chốt lại . Thầy nhận xét đánh giá ( khẳng định kiến thức ). 4/ PHẦN CHIA NHÓM: Tuỳ vào yêu cầu của bài mà giáo viên có thể chia nhóm học sinh cho phù hợp Có thể chia hai nhóm . Có thể chia năm nhóm (một nhóm hai bàn ) Có thể chia một bàn một nhóm - Có thể chia hai học sinh thành một nhóm. * LƯU Ý : mỗi nhóm phải hoạt động tích cực để đạt được hiệu cao. *Các hướng câu hỏi đặt ra cho học sinh trả lời . -Câu hỏi mà học sinh trả lời được dựa vào kiến thức bài cũ . -Câu hỏi mà học sinh trả lời được do tham khảo sách giáo khoa ở bài học mới. Câu hỏi mà học sinh trả lời được khi quan sát thực tế cuộc sống Câu hỏi mà học sinh trả lời được khi làm thí nghiệm đơn giản . Câu hỏi tập hợp từ các câu hỏi trước để rút ra kết luận , định luật hoặc khái niệm… 5/ PHẦN TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRÊN LỚP: a/ Khâu kiểm tra bài cũ . Tuỳ lượng kiến thức bài cũ mà giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi sau: Câu hỏi liên quan đến kiến thức bài học ở phần ghi nhớ. Câu hỏi vận dụng vào bài tập . Câu hỏi liên hệ thực tế . Câu hỏi trắc nghiệm ( lý thuyết hay bài tập) *Cách cho điểm : nếu học sinh trả lời được các câu hỏi mà giáo viên đặt ra thì giáo viên đặt câu hỏi phụ ( đối với học sinh khá giỏi) để đạt điểm tối đa . B/ Đặt vấn đề vào bài mới : Phần này cần chuẩn bị thật ngắn gọn , tuỳ bài mà giáo viên đưa ra câu hỏi như một thắc mắc hay nêu một vấn đề , phần này cần tìm hiểu tuỳ theo nội dung bài mới. *Ví dụ : Trong bài “ Nhiệt kế nhiệt giai” vào bài là lời đàm thoại giữa người mẹ và người con . “ Mẹ ơi con đi đá bóng nhé !. không được đâu con đang sốt đây này “. Trong hợp này liệu người mẹ có cảm nhận được một cách chính xác thân nhiệt của người con hay không?. Học sinh dự đoán . Giáo viên hướng dẫn học sinh vào bài mới. C/ Đặt ra từng câu hỏi để học sinh trả lời : Từ yêu cầu ở phần đầu bài , học sinh thấy cần thiết phải tìm hiểu kiến thức mới và giáo viên nêu ra từng câu hỏi một . Giáo viên chỉ định cho học sinh trả lời ( không nên gọi học sinh xung phong trừ những câu khó ) Học sinh trả lời chưa đúng thì gọi học sinh khác . - Học sinh đã trả lời đúng , nếu là vấn đề quan trọng vẫn gọi một học sinh khác nhận xét , giải thích vì sao ?, tại sao ?nhằm tập trung sự chú ý của học sinh . -Những ý trọng tâm của bài giáo viên nên lập đi lập lại nhiều lần nhằm khác sâu và ghi nhớ cho học sinh. D/ Phần ghi bảng : Ghi tóm tắc ý chính , ngắn gọn theo cách kết hợp học sinh trả lời đồng thời thầy ghi lên bảng , thầy vừa kết luận vừa ghi ,học sinh vừa nghe vừa tóm tắc và ghi vào vỡ , không dùng cách đọc chép từng phần . Vì làm như vậy cũng làm giảm tính tích cực hoạt động của học sinh trong tiết học .Đòi hỏi học sinh phải kết hợp giữa sách giáo khoa và ghi trên bảng . Khi ghi bảng giáo viên cần ghi các từ khoá , ý chính là đủ . E/ Phần điều khiển tiết học : Đây là khâu chủ yếu , để đảm bảo cho tiết học thành công giáo viên phải hoàn toàn chủ động về thời gian , đặc biệt là phải điều khiển học sinh trả lời từng câu hỏi và sử lý tình huống phát sinh . - Nếu bài dài có nhiều câu hỏi thì giáo viên chủ động điều khiển học sinh trả lời câu hỏi , vừa ghi tóm tắc trên bảng . Phải kết hợp hài hoà việc hỏi , trả lời , ghi bảng vừa đủ thời gian để học sinh tiếp thu kiến thức mà không lãng phí thời gian. - Đối với câu hỏi có nhiều cách trả lời thì giáo viên cần định hướng theo yêu cầu của bài . -Nếu bài ngắn , ít câu thì kết hợp ôn luyện làm bài tập , giải thích thực tế tạo điều kiện cho học sinh hiểu bài sâu hơn . f/ Phần củng cố bài : Giáo viên cần củng cố lại hệ thống các kiến thức cơ bản trọng tâm của bài giảng , củng cố phần luyện tập, ra bài tập về nhà và đồng thời hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới. C/ KẾT LUẬN: Muốn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nướcthì việc nâng cao chất lượng giáo dục là điều tất yếu. Như vậy rất cần có một phương pháp dạy học phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Việc thay đổi phương pháp dạy học ở các bộ môn nói chung ở bộ môn vật lý nói riêng là việc làm cần thiết hiện nay. Bài viết này tôi đã đưa ra phương pháp giảng dạy môn vật lý THCS theo hướng tích cực với mong muốn sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy.Tuy nhiên, vẫn còn thiếu xót rất mong sự đóng góp của quý đồng nghiệp để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! D/ KẾT QUẢ: Qua một năm dạy thực nghiệm ở môn vật lý 6 tôi thấy khoảng 90 % học sinh hiểu bài và nắm vững kiến thức. Khoảng 70% học sinh biết vận dụng kiến thức giải các bài tập khó , giải thích được các hiện tượng vật lý có liên quan đến thực tế. Kim Sơn, ngày 10 tháng 04 năm 2005.

File đính kèm:

  • docskkn(1).doc
Giáo án liên quan