Đề tài Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm dạy học - Bài 52: Thực hành:lựa chọn cơ hội kinh doanh sách giáo khoa công nghệ 10

1.Cơ sở lý luận.

Căn cứ vào luật Giao Dục(12/1998) điều 24.2 đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,tự giác,chủ động sáng tạo của học sinh,phù hợp với từng đặc điểm của lớp học,từng môn học,bồi dưỡng phương pháp tự học,tự rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,tác động đến tình cảm đem đến niềm vui hứng thú học tập cho từng học sinh”

Nhằm tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và chỉ thị 06_CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo ,cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học tự sáng tạo” và phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện,

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm dạy học - Bài 52: Thực hành:lựa chọn cơ hội kinh doanh sách giáo khoa công nghệ 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Sử dụng PP Thảo luận nhóm dạy học bài 52:Thực Hành:Lựa chọn cơ hội kinh doanh SGK Công Nghệ 10 I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.Cơ sở lý luận. Căn cứ vào luật Giao Dục(12/1998) điều 24.2 đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,tự giác,chủ động sáng tạo của học sinh,phù hợp với từng đặc điểm của lớp học,từng môn học,bồi dưỡng phương pháp tự học,tự rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,tác động đến tình cảm đem đến niềm vui hứng thú học tập cho từng học sinh” Nhằm tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và chỉ thị 06_CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo ,cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học tự sáng tạo” và phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” 2. Cơ sở thực tiễn Thực tế ngày nay đa số học sinh không yêu thích bộ môn Công nghệ, không phải vì môn học không hay, không hấp dẫn,cũng không phải do giáo viên dạy dở mà là do môn Công nghệ được cho là môn phụ, môn học không được các em lựa chọn nghành,nghề vì thế các em đến với môn học chẳng qua để đối phó ,cho nên giờ Công nghệ trở thành nhàm chán đối với các em. Nhiều thầy cô đã áp dụng phương pháp mới vào dạy học, trong đó có Thảo luận nhóm,cũng có thành công nhưng cũng có trường hợp chưa đem lại hiệu quả.Từ thực tế đó, bản thân sau nhiều năm giảng dạy, áp dụng đã tìm ra được phương pháp giảng dạy bài 52 SGK Công nghệ 10,để chọn làm SKSK với đề tài“ Sử dụng Phương pháp Thảo luận nhóm dạy học bài Thực hành 52: Lựa chọn cơ hội kinh doanh” II.NỘI DUNG ĐỀ TÀI A.Các biện phấp đã thực hiện trong đề tài. 1.  Nội dung Vấn đề đặt ra liệu khả năng học sinh có thể tự khám phá được không?  Có vừa sức với các em hay không? Vấn đề có sức lôi cuốn không? Người thầy phải biết từng đối tượng lớp học cũng như khả năng và trình độ của học sinh. - Trong nội dung của bài giảng có chứa đựng nhiều vấn đề học tập, trong đó vấn đề trọng tâm là cơ sở để nhận thức các vấn đề khác. Việc lựa chọn vấn đề là yếu tố quan trọng nhất. - Lựa chọn vấn đề học tập cần chú ý một số điều kiện sau đây: + Vấn đề trọng tâm, chứa đựng thông tin mới + Vấn đề thường đưa ra dưới dạng câu hỏi hoặc bài tập nhỏ + Vấn đề học tập phải vừa sức của học sinh và tương ứng với thời gian làm việc Trong thực tế, vấn đề đưa ra thường ngắn gọn và thời gian học sinh làm việc khoảng từ 5 phút đến 10 phút. Chúng ta sẽ áp dụng ở những tiết giảng có nội dung ngắn gọn và sử dụng qũy thời gian kiểm tra và củng cố bài. Tuy nhiên đối với môn Công nghệ giáo viên có thể tận dụng những tiết ôn tập và tiết thực hành,hay những tiết lồng ghép hướng nghệp.(phần 2) Lưu ý: Đề tài thảo luận nên là những vấn đề mở (chưa có giải đáp trong SGK) thì mới gây được hứng thú cho học sinh. Không nên chọn những đề tài mà SGK đã có lời giải. { Câu hỏi thảo luận phải là câu hỏi:         + Mở        + Dễ hiểu: khi đọc lên chỉ hiểu theo một nghĩa. Câu hỏi chỉ bao hàm từ 1 đến 2 ý mà thôi.        + Phù hợp: với sự hiểu biết và đặc điểm của học sinh        + Đúng văn phạm { Câu hỏi thảo luận thường là những câu suy luận:         - Làm thế nào         - Liệt kê         - Hãy cho biết tên một số nghành,nghề mà em thích. Vì sao?         - Theo các em ? Tại sao? 2.  Chuẩn bị của giáo viên  a) Trước khi lên lớp, giáo viên cần chuẩn bị: - Mục tiêu của hoạt động nhóm trong bài này là gì? - Những vấn để thảo luận trong nhóm là những vấn đề gì? - Nên chia lớp ra làm mấy nhóm? - Hoạt động này cần bao nhiêu thời gian? - Dạy trên lớp hay dạy tại phòng máy đèn chiếu? - Dự kiến tình huống xảy ra và cách giải quyết - Học sinh phải chuẩn bị những gì? - Soạn giáo án cho phù hợp với việc thảo luận nhóm  b)    Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị những thứ cần thiết mà giáo viên đã dặn dò -  Thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới (xem SGK) -  Làm những bài tập của giờ  học lần truớc -  Chuẩn bị bài thuyết trình về vấn đề mà giáo viên đã dặn trước (đối với trưởng nhóm)-học sinh làm việc này chỉ khi nội dung thảo luận xoay quanh vấn đề lớn cần nhiều thời gian. Thảo luận nhóm có thể thực hiện dưới hai hình thức: 1. Thảo luận nhóm lớn (7-10 học sinh) 2. Thảo luận nhóm nhỏ (5-7 học sinh) 3. Tiến hành thảo luận: gồm 3 bước cơ bản a) Chuẩn bị thảo luận  -Yêu cầu học sinh nghiên cứu trước bài học  và chuẩn bị nội dung phát biểu  - Hướng dẫn cách thực hiện, phân bổ thời gian hợp lý, - Giải đáp thắc mắc của học sinh trước khi chính thức đi vào hoạt động,  đồng thời ghi lại chủ đề và chỉ dẫn lên bảng hoặc máy chiếu   b) Tiến hành thảo luận: Giám sát của người thầy: Khi học sinh tiến hành hoạt động, giáo viên chuyển từ vị trí người hướng dẫn sang vị trí người giám sát. Nhiệm vụ của giáo viên lúc này là nhận biết tiến trình hoạt động của các nhóm từ đó có thể có những can thiệp kịp thời để mang lại hiệu quả. Muốn vậy khi giám sát hoạt động nhóm, giáo viên cần:  + Chú ý đến hoạt động mà giáo viên yêu cầu lớp thực hiện. Không nên tranh thủ làm việc riêng khi học sinh đang thảo luận Di chuyển, quan sát toàn bộ lớp để giám sát được mọi hoạt động.  + Lắng nghe quá trình trao đổi của học sinh trong nhóm. Từ đó giáo viên có thể có những phát hiện thú vị và khả năng đặc biệt của từng em, hướng thảo luận của từng nhóm để điều chỉnh kịp thời. +  Quan sát để xem có học sinh nào “đứng bên lề” hoạt động không? Nếu có, giáo viên tìm cách đưa các em vào không khí chung của nhóm.   - Nhận biết bầu không khí xem các nhóm hoạt động “thật” hay “giả”.   - Có khi vấn đề giáo viên đặt ra là nguyên nhân gây nên sự thay đổi không khí hoạt động của nhóm. Nếu vấn đề quá khó, học sinh không đủ khả năng giải quyết, ngược lại vấn đề quá dễ, khiến học sinh không có gì phải làm. Cả hai trường hợp này đều có thể làm giảm đi độ “nóng” của bầu không khí trong lớp. Lúc này giáo viên cần có sự điều chỉnh kịp thời. +  Khen ngợi và khuyến khích, gợi ý nếu thật sự cần thiết. +  Nhắc thời gian để các nhóm hoàn thành phần hoạt động  của mình đúng thời gian quy định. - Trong suốt buổi thảo luận nhóm, GV cần đi vòng quanh các nhóm và lắng nghe ý kiến học sinh. Thỉnh thoảng cũng rất hữu ít nếu GV xen lời bình luận vào giữa cuộc thảo luận của một nhóm c) Kết thúc hoạt động nhóm Đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp Có thể trình bày dưới hình thức nói, viết hoặc kết hợp cả hai. Sau khi đại diện các nhóm trình bày, giáo viên cho cả lớp góp ý. Các thành viên trong lớp phát biểu bổ sung hoặc tranh luận đúng sai và trao đổi ý kiến chung có liên quan tới những gì vừa trình bày. + Giáo viên tóm tắt lại tất cả các điểm chính và làm rõ bất kì điểm nào còn khác nhau về ý kiến. + Giáo viên chốt lại các ý kiến đưa ra định hướng đúng những vấn đề học sinh cần nhớ sau khi thảo luận. GV nhận xét, hệ thống hóa những kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu đã đặt ra + Cho học sinh ghi chép vào tập.    B.Kiến thức bài 52 Đây là bài thực hành,nên kiến thức tổng hợp các bài 49,50,51.Học sinh qua phần lý thuyết đã học hiểu và giải quyết được các tình huống kinh doanh. 2.Chuẩn bị cho bài thảo luận - GV Nghiên cứu kỹ các tình huống,một số câu hỏi - HS nghiên cứu tình huống được giao,tờ A0,bút dạ,nam châm 3.Tiến trình thảo luận a.GV chia nhóm thảo luận - Có 4 tình huống kinh doanh,giáo viên chia lớp thành 4 nhóm theo bàn (3 bàn liền nhau 1 nhóm),mỗi nhóm 1 tình huống - Bầu thư kí ghi biên bản tổng hợp * Nội dung của thảo luận nhóm. - Các nhóm thảo luận trả lời : + Câu hỏi trong SGK một cách ngắn gọn lên tờ A0 trong 4 phút + Khi nhóm 1 trình bày các nhóm còn lại đặt câu hỏi liên quan đến tình huống của nhóm 1,giới hạn kiến thức đã học,sau đó nhóm thảo luận nhanh và trả lời câu hỏi các nhóm đưa ra, các nhóm lắng nge và phản bác lại ý kiến của nhóm mình + các câu hỏi các nhóm đưa ra không được trùng nhau + khuyến khích các nhóm đưa ra những câu hỏi liên quan đến thực tế,nhóm nào đưa ra câu hỏi thức tế được đánh giá là câu hỏi hay. GV hướng dẫn và tổng kết sau mỗi tình huống Thư kí ghi vào biên bản từng tình huống Cứ tiếp tục như vậy cho các nhóm khác. Cuối buổi học thư kí tổng hợp, GV tổng kết nhận xét ,cho điểm b.Phương pháp tiến hành Giải quyết tình huống 1.Chi H kinh doanh hoa của nhóm 1 Sau 4 phút thảo luận, đại diện các nhóm trình bày kết quả vào tờ A0 lên bảng,GV cùng các nhóm nhận xét. Các nhóm 2,3 ,4 Đưa câu hỏi thắc mắc của nhóm cho nhóm 1,nhóm 1 trả lời, các nhóm lắng nghe và nhận xét Sau đó Gv nhận xét, thư kí ghi vào biên bản. Kết quả tờ A0 Nhóm 1 Câu hỏi Trả lời câu 1 Câu 2 Câu 3 câu 4 Khởi nghiệp từ vài sào ruộng bắc bộ,nhà ven thị xã,chị quyết định đi học kỹ thuật trồng hoa để kinh doanh hoa. có Vốn đầu tư vài triệu,lúc đầu chị đưa hoa đến từng cửa hàng sau kinh doanh có uy tín,chị không phải đưa hoa mà khách hàng tự đến nhận hoa tai vườn chị. có hiệu quả GV dẫn dắt: Yêu cầu các nhóm đưa câu hỏi thắc mắc cho nhóm 1 Ví dụ: Nhóm 2:Việc kinh doanh của chị có phải đăng kí ko?vì sao Nhóm 3 :Những khó khăn mà chị H gặp phải trong kinh doanh? Nhóm 4 : Thuận lợi của chị H? Nhóm 1 suy nghĩ trong 1 phút và trả lời Các nhóm lắng nghe và phản bác lại ý kiến Gv kết luận dựa trên câu trả lời của nhóm 1 và các câu hỏi các nhóm đưa ra Thư kí ghi lại vào biên bản. Tương tự như vậy cho các nhóm còn lại Cuối buổi học Thư kí tổng hợp sau đó GV tổng kết ,cho điểm từng nhóm về những nội dung: + Trả lời câu hỏi SGK + Trả lời câu hỏi các nhóm + Câu hỏi thắc mắc + Tính nghiêm túc của từng nhóm Mẫu thư kí Nhóm TL câu hỏi SKG TL câu hỏi các nhóm Câu hỏi thắc mắc tính nghiêm túc 1 2 3 4 4.Kết quả đạt được Trong 6 năm dạy học tôi đã áp dụng phương pháp này vào dạy học,những lớp tôi áp dụng phương pháp này học sinh tham gia thảo luận và lĩnh hội kiến thức rất tốt,lớp học sôi nổi,gây được hứng thú học cho các em.Ví dụ lớp 10A1,A2,10C1,C2 năm học 2007-2008. lớp 10 B7,B8 năm học 2011-2012. Kết qủa đạt được qua quá trình nghiên cứu và khảo sát cho thấy trước và sau khi thực hiện đề tài KQ kiểm tra Xếp loại Kết quả kiểm tra trước khi thực hiện đề tài Kết quả kiểm tra sau khi thực hiện đề tài Lớp 109-Khối 10 (2011-2012) 10B9-Khối 10 (2012-2013) Sỉ số 43 học sinh 43 học sinh giỏi 35.6% 68.9% khá 33.3% 17.8% TB Khá 15.6% 13.3% Trung bình 11.1% 0% yếu, kém 4.4% 0% Cộng: 100% 100% 1.Kết luận Qua tìm hiểu đề tài tôi rút ra kết luận sau: Đã áp dụng được phương pháp dạy học tích cực vào bài 52 SGK Công nghệ 10 có hiệu quả Thời gian cho một tiết học với bài học này chủ yếu là dành thời gian cho thảo luận,người giáo viên truyền tải ít, nhưng với bài khác GV dạy không hết bài Tuy học sinh tham gia tích cực nhưng một số học sinh còn ỷ lại một số em thụ động nếu GV không bao quát tốt. 2.Đề nghị Mặc dù phương pháp này vẫn còn nhiều khó khăn khi thực hiện nhưng nó cũng tạo ra những chuyển biến tích cực trong dạy và học. Tôi mong đây cũng là một phương pháp được BGH nhà trường và đồng nghiệp quan tâm để phát huy tốt hơn ở một số bài khác. Có thể cho học sinh giải quyết hình huống trên PowerPoint. Do khả năng và thời gian có hạn nên đề tài còn nhiều thiếu sót,cần bổ sung.Rất mong sự góp ý của các đồng chí để đề tài hoàn thiện tốt hơn. Kỳ Anh, ngày4/4/2013

File đính kèm:

  • docSKKN cong nghe 10.doc