Đề tài Thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Muôn thuở đời này, thiên nhiên vẫn là người bạn tri âm tri kỷcủa hồn

mộng thi sĩ. Thiên nhiên gắn bó, đồng cảm và sẻchia với thi nhân mọi cảm

xúc, nỗi lòng. Hoa lá cỏcây say mê rạo rực cùng tâm hồn sôi nổi Vội vàng

của Xuân Diệu; trăng và đêm chao đảo điên cuồng cùng nỗi đau Hàn Mặc

Tử và sông trời mây nước trong vũtrụnày âu sầu “ảo não” với nỗi buồn

“vạn kỷ” của nhà thơHuy Cận. Thiên nhiên trong Tràng giang – một bài

thơnổi tiếng của Huy Cận, rất gợn, rất đẹp nhưng cũng không tránh khỏi về

buồn tủi cô đơn nhuốm từnỗi buồn tận đáy hồn thi sĩ.

Vẻ đẹp và nỗi buồn của áng thơra đời vào một buổi chiều thu năm 1939.

Theo nhà thơkểlại, hôm ấy người đứng ởbờNam bến Chèm nhìn cảnh

sông Hồng mênh mang sóng nước – nhìn cảnh rợn ngợp bốn bềmà nghĩvề

kiếp người nổi trôi vô định. Sông nước hữu tình cộng hưởng với tâm hồn đa

cảm của nhà thơ. Gợi tứcho Tràng giang. Và ngay tiêu đềbài thơ đã là một

điều gì rất đẹp nhưng rất buồn.

“Tràng giang” nghĩa là sông dài, sông lớn. Cảnh sông nước mênh mang

bao đời khiến lớp lớp các thi nhân tốn bao công phu giấy mực.

Nhắc đến sông rộng nước dài là gợi đến vẻ đẹp trong trẻo lung linh của

nước, của ánh sáng, của chiều sâu và bềrộng tình cảm. Song, nếu đặt tên

cho bài thơbằng hai chữ“sông dài” thì hai tên nôm na ấy không có được

sắc thái trừu tượng, cổxưa nhưhai chữ“Tràng giang”. Với hai âm Hán Việt

này, con sông của thơHuy Cận trởnên trừu tượng hơn, rộng hơn xa hơn –

con sông nhưthuộc vềmột thuởhồng hoang xa xưa nào tuôn trào vềhiện

tại, con sông như đã từng đi qua lưu giữvà mang theo ký ức bao lớp người,

kiếp người xưa cũ “Tràng giang”, nghe tên đã thấy gợi niềm thiêng liêng

và gần gũi, nghe tên đã thấy đẹp, gợi buồn.

Với một cái tên nhưthế, bài thơmởra trước mắt người đọc một cảnh

sông nước mênh mang

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 17149 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm Muôn thuở đời này, thiên nhiên vẫn là người bạn tri âm tri kỷ của hồn mộng thi sĩ. Thiên nhiên gắn bó, đồng cảm và sẻ chia với thi nhân mọi cảm xúc, nỗi lòng. Hoa lá cỏ cây say mê rạo rực cùng tâm hồn sôi nổi Vội vàng của Xuân Diệu; trăng và đêm chao đảo điên cuồng cùng nỗi đau Hàn Mặc Tử… và sông trời mây nước trong vũ trụ này âu sầu “ảo não” với nỗi buồn “vạn kỷ” của nhà thơ Huy Cận. Thiên nhiên trong Tràng giang – một bài thơ nổi tiếng của Huy Cận, rất gợn, rất đẹp nhưng cũng không tránh khỏi về buồn tủi cô đơn nhuốm từ nỗi buồn tận đáy hồn thi sĩ. Vẻ đẹp và nỗi buồn của áng thơ ra đời vào một buổi chiều thu năm 1939. Theo nhà thơ kể lại, hôm ấy người đứng ở bờ Nam bến Chèm nhìn cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước – nhìn cảnh rợn ngợp bốn bề mà nghĩ về kiếp người nổi trôi vô định. Sông nước hữu tình cộng hưởng với tâm hồn đa cảm của nhà thơ. Gợi tứ cho Tràng giang. Và ngay tiêu đề bài thơ đã là một điều gì rất đẹp nhưng rất buồn. “Tràng giang” nghĩa là sông dài, sông lớn. Cảnh sông nước mênh mang bao đời khiến lớp lớp các thi nhân tốn bao công phu giấy mực. Nhắc đến sông rộng nước dài là gợi đến vẻ đẹp trong trẻo lung linh của nước, của ánh sáng, của chiều sâu và bề rộng tình cảm. Song, nếu đặt tên cho bài thơ bằng hai chữ “sông dài” thì hai tên nôm na ấy không có được sắc thái trừu tượng, cổ xưa như hai chữ “Tràng giang”. Với hai âm Hán Việt này, con sông của thơ Huy Cận trở nên trừu tượng hơn, rộng hơn xa hơn – con sông như thuộc về một thuở hồng hoang xa xưa nào tuôn trào về hiện tại, con sông như đã từng đi qua lưu giữ và mang theo ký ức bao lớp người, kiếp người xưa cũ… “Tràng giang”, nghe tên đã thấy gợi niềm thiêng liêng và gần gũi, nghe tên đã thấy đẹp, gợi buồn. Với một cái tên như thế, bài thơ mở ra trước mắt người đọc một cảnh sông nước mênh mang: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng. Hai chữ “sóng gợn” ở đầu câu gợi nên hình ảnh sống động của một con sông gợn lên không biết bao nhiêu là sóng. Sóng nhẹ nhàng êm ả, lấp lánh mơn man. Từ “điệp điệp” trước khi gợi nét buồn đã gợi trăm nghìn cái nhấp nháy xôn xao của non nước. Ta có cảm giác những áng nước được mặt trời phản chiếu trở nên rạo rực sinh động như những ánh sao nơi mặt đất. Cái đẹp chưa cảm nhận hết đã phải vội thấm một nỗi buồn “buồn điệp điệp”. Trước là sóng gợn, sau là buồn điệp điệp để bao nhiêu con nước bấy nhiêu sợi buồn, sợi sầu, sợi tủi. Thật là “sóng bao nhiêu gợn em sầu bấy nhiêu” (Ca dao). “Buồn điệp điệp” là nỗi buồn nối tiếp nhau: vô cùng vô tận tưởng không bến không bờ. Trên dòng nước dòng buồn mơn man gờn gợn xuất hiện một con thuyền (để người đọc hy vọng sự sống, đợi chờ sự ấm áp và niềm vui): Con thuyền xuôi mái nước song song Con thuyền trôi theo dòng nước, nước chảy thuyền trôi lênh đênh vô định. Hình ảnh ấy tạo cảm giác cô đơn, hững hờ xa vắng quá. Đặc biệt cụm từ “nước song song” được đối với “buồn điệp điệp” đã tạo ra sự hài hòa giữa cảnh và tình. Cái cô đơn, vắng vẻ của con thuyền hòa hợp với nỗi “buồn điệp điệp” của dòng nước Tràng giang. Nỗi đợi chờ, niềm hy vọng lại trầm xuống lặng im. Thực ra, cảnh con thuyền ngược xuôi thì đâu có gì đặc biệt. Ngày ngày tháng tháng năm năm, trên mỗi dòng trôi thuyền đều như thế. Nhưng nhuốm cái buồn “vạn kỷ” của thi nhân, thuyền và nước đã làm nên một cuộc chia lìa đau nhói: “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”. “Sầu trăm ngả” là cảnh viết ước lệ diễn tả nỗi sầu chất chồng vô hạn. Nỗi sầu ở dòng nước, ở con thuyền và ở cả lòng nhà thơ. Tên dòng nước ngược xuôi, không chỉ có sự đơn chiếc của con thuyền, còn có một hình ảnh khiến ta chạnh lòng nhiều lắm: Củi một cành khô lạc mấy dòng. Huy Cận đã công phu chọn lựa để lần đầu tiên đưa vào thi ca Việt Nam một hình ảnh cảnh củi khô bé mọn tầm thường với tất cả niềm rung cảm. Dập dềnh giữa sóng nước, cành củi – một cành củi khô gợi cái lênh đênh tội nghiệp. Đã vậy, lại trôi dạt trên sông “lạc mấy dòng” chứ không phải lạc giữa dòng. Điều đó càng gợi nên cái bơ vơ bé mọn, đơn côi không định hướng. Sự tương phản giữa cái mênh mông của sóng nước với cái đơn chiếc buồn tủi của cành củi tự nó gieo vào lòng người một nỗi buồn cô đơn thấm thía. Nỗi buồn về kiếp người lênh đênh vô định không biết đi đâu về đâu trong cái “xã hội 30 – 45” thuở ấy. Vẫn lấp lánh của cái nền sông nước, nhưng đến đây hình ảnh của sự sống đã xuất hiện sau những đợi chờ, liên tưởng thật buồn. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống, trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. Cảnh vật và âm thanh mong manh, lãng đãng để hòa hợp với nhau, với thiên nhiên đã được gợi nên trước đó. Nhà thơ đã dùng hàng loạt hình ảnh gợi buồn nối tiếp nhau, bổ sung cho nhau gây ấn tượng mạnh về nỗi buồn chất chồng tiếc nuối. “Cồn” vốn đã bé nhỏ, “cồn nhỏ” càng bé nhỏ cô đơn gợi buồn gợi vắng hơn. Tính từ “lơ thơ” đặt trước câu lại gợi cái thưa thớt lác đác của cảnh. Và chính từ “đìu hiu” đã gọi về hồn cốt của cảnh vật, nó không chỉ gợi buồn mà còn gợi hoang vắng cô đơn: Ai cũng biết Huy Cận đang mượn không khí thê lương của Chinh phụ ngâm: Non kỳ quạnh quê trăng treo Bến thì gió thổi đìu hiu mấy gò Đâu đây vẳng vào cái “đìu hiu” của gió tiếng chợ chiều đã vãn ở làng xa. Âm thanh ấy có mà như không thực mà như ảo. Tiếng chợ chiều khí vãn “đã lác đác thưa thớt lắm rồi, lại là tiếng chợ chiều khí vãn” ở “làng xa”. Nhỏ vậy, xa vậy sao thi nhân nghe được? Hay nhờ không gian tĩnh lặng im ắng? Hay tiếng chợ chiều buồn thiu lác đác ấy đang vẳng lên từ chính tâm tưởng nhà thơ? Rời tầm nhìn lên trời cao đất rộng, cảnh trời đất mênh mông càng buồn thương, đơn chiếc. Nắng xuống, trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu Có lẽ đây là một bức họa phẩm tuyệt bút về không gian ba chiều. Cảnh sông nước đất trời dài dằng dặc, rộng mênh mông và sâu đến vô cùng. Ở đây, bút pháp tương phản đã phát huy hiệu lực mạnh mẽ trong việc tả cảnh: “Nắng xuống” thì “trời lên” hai chiều lên xuống trái ngược nhau mở ra một không gian bao la rộng lớn. Khi mặt trời chìm xuống thì ánh nắng hắt lên cao sẽ làm cho bầu trời trở nên trong xanh hơn và như bị đẩy lên cao đến vô cùng. Lúc ấy, từ dưới nhìn lên, ta sẽ thấy bầu trời “sâu chót vót”. Không phải cao chót vót mà là “sâu chót vót”, từ “sâu” tạo một ấn tượng thẩm mỹ rất lạ cho người đọc. “Sâu chót vót” không chỉ diễn tả độ cao của bầu trời mà còn gợi cái hút hút của cao xanh, cái rợn ngợp của con người khi đứng trước sự khôn cùng của vũ trụ. Câu thơ thứ tư được ngắt ra thành ba hình ảnh độc lập “Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”, sự độc lập của hình ảnh thơ như sự phân ly của cuộc đời con người. Huy Cận không hề bình thản đứng trên mặt đất ngước nhìn trời xanh mà đang bơ vơ nhìn vũ trụ thăm thẳm đến tận cùng. Có lẽ khi viết những câu thơ này, thi nhân đã “nhác thấy cái xa thẳm của thời gian và không gian” và “đã nghe trong hồn hơi gió lạnh buốt từ cõi vô cùng đưa đến” (Hoài Thanh). Sau cảm nhận vô cùng tinh tế ấy, thiên nhiên qua cái nhìn của nhà thơ hiện lên với những hình ảnh ước lệ đậm dấu ấn dân gian: Bèo dạt về đâu hàng nối hàng Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cầu gợi chút niềm thân mật Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. Cánh bèo trong thơ gợi đến cánh bèo trôi dạt não nùng trong dân ca “Bèo dạt mây trôi chốn xa xôi…”, “Hàng nối hàng” bèo dạt lênh đênh không biết đi đâu về đâu bơ vơ đau xót. Về đâu giữa chốn “Mênh mông không một chuyến đò ngang” này? “Đò ngang” hay những câu cầu (chỉ là “cầu tre lắt lẻo”) là những sợi yêu thương nối đôi bờ sông và cũng là đôi bờ tình cảm con người. Nhưng mênh mang, xa tít không một bóng đò, bóng cầu. Niềm khao khát yêu thương bị hụt hẫng đến tội nghiệp. Bờ bãi đôi bờ đầy màu sắc, đẹp mà thâm trầm buồn bã “lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. Tiếp tục mở rộng tầm nhìn, không gian vũ trụ được mở ra với cảnh hoàng hôn, hùng vĩ bay bổng: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà Thiên nhiên mang dáng dấp của những bài thơ cổ. Hình ảnh “lớp lớp mây cao đùn núi bạc” thật hùng vĩ diễm lệ. Huy Cận đã mượn chữ “đùn” đầy gợi cảm trong Thu hứng của Đỗ Phủ, “Mặt đất mây đùn cửa ải xa”. Tương phản với cái cao, rộng, hùng vĩ của bầu trời là cánh chim bơ vơ tội nghiệp “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều xa”. Mượn cảnh chim để tả buổi chiều, Huy Cận không mới. Ca dao xưa có câu: “Chim bay về núi tối rồi”. Nguyễn Du cũng từng viết: Chim hôm thoi thót về rừng Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành Nhưng đặt cánh chim tương phản với sự hùng vĩ không ngừng sinh đôi “đùn núi bạc” của mây trời, lại là “chim nghiêng cánh nhỏ” thì Huy Cận đã tạo nên một hình ảnh thơ độc đáo mới mẻ trong thi ca. Trên trời cao, trùng trùng lớp lớp mây diễm lệ. Giữa bầu trời cảnh chim đơn côi chấp chới. Nơi mặt đất con người bơ vơ đơn chiếc với nỗi buồn da diết. Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Vẫn biết xuyên suốt bài thơ, tâm trạng thi nhân vẫn nhuốm đầy cảnh vật (không vậy sao cảnh buồn đến thế!) nhưng phải đến cuối bài, nỗi lòng nhà thơ độc giả mới tỏ tường. Thi nhân sầu nỗi “nhớ nhà”. Không có khói sóng lan tỏa trên sông như Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu: “Quê hương khuất bóng hoàng hôn / Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”, Huy Cận vẫn nhớ quê, nhớ nhà. Điều đó đủ thấy nỗi buồn của nhà thơ là buồn tự trong buồn ra (không phải buồn vì cảnh vật tác động). Vì vậy, thiên nhiên của Tràng giang cũng nghiêng nghiêng âm thầm theo nỗi lòng tác giả. Có thể nói thiên nhiên trong Tràng giang là một bức tranh đẹp mà buồn. Với lòng yêu mến đất nước, lòng yêu mến thiên nhiên sẵn có thi nhân đã vẽ nên một bức họa xinh xắn, tinh tế. Nhưng thiên nhiên còn mang nặng tâm trạng buồn bã u hoài của tác giả nên có chút gì tan tác, đơn chiếc, buồn thương. Nét đẹp cũng như nỗi buồn trong thiên nhiên Tràng giang đều thể hiện tài năng, sự tinh tế của Huy Cận. Quan trọng hơn, điều đó còn khẳng định lòng yêu nước thiết tha khắc khoải của Huy Cận nói riêng, của thế hệ thanh niên Việt Nam đương thời nói chung. Bởi suy cho cùng, trong thời đại ấy, có con người Việt Nam chân chính nào mà không buồn, không đau cho được?! Tràng giang, tự thiên nhiên trong đó đã mang cái hồn của quê hương xứ sở. Nói như Xuân Diệu Tràng giang là “một bài thơ ca hát non sông đất nước”. Và như vậy, Tràng giang thực sự là “một kiệt tác xinh xắn” trong nền văn học Việt Nam.

File đính kèm:

  • pdfTHIEN NHIEN TRONG BAI THO TRANG GIANG.pdf
Giáo án liên quan