Đề tài Tổ chức lớp học trong giảng dạy ngoại ngữ ở trường trung học cơ sở

Những năm gần đây sách giáo khoa ở bậc trung học cơ sở được thay đổi theo một hình thức khác. Điều đáng nói ở đây là sách phong phú về thể loại, đa dạng về màu sắc, tranh ảnh nhiều. vv. Mà việc học tập là vấn đề chủ yếu và hết sức quan trọng đối với học sinh. Kết quả học tập của các em chính là thước đo của chất lượng giáo dục và đào tạo.

 

doc20 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 2144 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức lớp học trong giảng dạy ngoại ngữ ở trường trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Phần mở đầu I. 1 . lý do chọn đề tài : Những năm gần đây sách giáo khoa ở bậc trung học cơ sở được thay đổi theo một hình thức khác. Điều đáng nói ở đây là sách phong phú về thể loại, đa dạng về màu sắc, tranh ảnh nhiều... vv.. Mà việc học tập là vấn đề chủ yếu và hết sức quan trọng đối với học sinh. Kết quả học tập của các em chính là thước đo của chất lượng giáo dục và đào tạo. Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới toàn diện do Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI (2/1996) nêu ra, đất nước ta có nhiều thay đổi cơ bản theo tinh thần chủ động hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Với tớnh cách một nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, nền giáo dục từ đó đến nay cũng không ngừng đổi mới về nội dung cũng như  phương pháp, vừa để hoàn thiện chức năng vừa để phù hợp với tình hình hội nhập toàn cầu. Từ lâu chúng ta đã bàn rất nhiều về đổi mới phương pháp dạy học, theo tôi không phải cứ bỏ hẳn phương pháp dạy học cũ thay bằng phương pháp mới, thế mới là vận dụng phương pháp đổi mà việc đổi mới phương pháp phải phù hợp với từng môn, từng giờ học và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Có như vậy mới nâng cao được chất lượng dạy và học. Mặt khác, nhu cầu xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng hoàn thiện và phát triển trí não hơn. Do đó, học ngoại ngữ (Tiếng Anh) là rất cần thiết và quan trọng, là phương tiện trao đổi, giao dịch và làm phát triển nền giáo dục, nền kinh tế... vv.. với các nước trên thế giới. Nếu thử tưởng tượng, sống trong thời kỳ phát triển như vũ bão, mà chúng ta không biết ngoại ngữ là gì, không biết đọc, biết viết thì quả là tụt hậu. Để sánh vai được với các nước như câu nói của Bác: "Non sông Việt Nam có sánh vai được với các nước Năm châu hay không? Đó chính là ở các cháu". (ở các em học sinh). Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh ở bậc trung học cơ sở, bản thân tôi cũng luôn suy nghĩ và trăn trở trong việc áp dụng phương pháp đổi mới để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp nhất, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong việc dạy và sử dụng ngoại ngữ (Tiếng Anh) ở nước đang phát triển như Việt Nam của chúng ta. Với những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài: "Vận dụng đổi mới phương phỏp dạy học: Tổ chức lớp học trong giảng dạy ngoại ngữ ở trường Trung học cơ sở " để nghiên cứu. I.2. Mục đích nghiên cứu : Dựa vào tình hình chung thực tế ở các trường trong huyện mà tôi được biết ,tỉ lệ học sinh yêu thích môn học chưa nhiều , chất lượng bộ môn chưa đều ở các lớp , các trường và đặc biệt là chất lượng của 2 tiết học giữa tiết có sự lựa chọn phương pháp tốt và sự tổ chức linh hoạt giữa các phần trong bài , tạo được môi trường học tập cho học sinh và tiết tuy đã vận dụng được những ý nêu trên nhưng chưa nhiều thì kết quả hoàn toàn khác biệt. Từ những cơ sở trên tôi đã đi tìm hiểu vai trò của việc đa dạng hoá tổ chức lớp học . Nó có tác dụng gì ? muốn đa dạng hoá lớp học mỗi giáo viên phải làm được những gì ? Mỗi loại hình bài dạy đều có những đặc thù riêng của nó, phương pháp để áp dụng trong giải quyết vấn đề nội dung bài dạy cũng khác nhau , cách tổ chức lớp học cho học sinh làm việc cũng có những phần khác nhau và tôi đã tìm ra những cách tổ chức lớp học khác nhau trong từng loại hình bài dạy. Kết quả của nó có gì đáng khích lệ? I.3.Thời gian nghiên cứu- Địa điểm nghiên cứu *Thời gian nghiên cứu : Với đề tài này tôi đã nghiên cứu nhiều năm học và đi vào thực hiện rồi đúc rút kinh nghiệm , đến nay tôi mạnh dạn đưa ra thành sáng kiến kinh nghiệm . Trong phần này tôi chỉ đưa ra nhưng cách tổ choc lớp học do giáo viên thực hiện và điều khiển . *Địa điểm nghiên cứu : Trong phạm vi trường trung học cơ sở mà tập trung vào các lớp thực dạy . I.4. Đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn: Nhằm đuổi kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin ngày nay và khai thác triệt để phương pháp học trong mọi tình huống và mọi đối tượng học sinh , phát huy khả năng sẵn có của học sinh, khơi dậy hứng thú học tập, tình yêu, lòng say mê bộ môn . *Trong tình hình hiện nay nước ta ra nhập WTO thì việc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp lại ngày càng cấp bách và cần thiết để hoà mình vào khối phát triển chung , đưa nước ta trở thành một địa điểm đáng tin cậy cho mọi đối tác nước ngoài . Chìa khoá để mở được nó là sự vận dụng tiếng Anh trong giao tiếp, làm thế nào để họ hiểu được mình và mình hiểu được họ . Trong một sớm một chiều chúng ta không thể cho các em hết kiến thức được mà chung ta phải tạo lập dần dần cho các em ngay từ khi các em mới tiếp xúc với tiếng Anh . *Thực tế cho thấy tuy có học tiếng Anh từ cấp II có em được học từ cấp I nhưng tỉ lệ học sinh biết vận dụng vào giao tiếp còn hạn chế, nhiều em tuy có nhiều kiến thức về văn viết nhưng văn nói lại rất hạn chế do còn xấu hổ khi vận dụng tiếng Anh. Nếu các em được sử dụng thường xuyên các em sẽ tự tin hơn.Tất cả các vấn đề trên sẽ có được nếu chúng ta biết cách tổ chức cho các em hoạt động để phát triển ngôn ngữ nhất là ngôn ngữ nói. Tôi tin rằng với những nhận định này chúng ta cùng nhau thực hiện thì chắc chắn chúng ta sẽ tạo cho thế hệ trẻ những cơ hội , trang bị cho chúng những kiến thức cần thiết để vững vàng cho một sự hoà nhập, một thế giới muôn mầu và đa dạng . * Cơ sở lý luận : Căn cứ vào đường lối , chủ trương của Đảng và nhà nước. Cùng với những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục mà mỗi giáo viên cần phải thực hiện triệt ể trong năm học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Hơn nữa chúng ta đang sống ở thế kỷ của sự bùng nổ về tri thức và sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin. Đứng trước sự phát triển này, ngành giáo dục chúng ta phải không ngừng nâng cao đổi mới phương pháp dạy học đối với tất cả các môn học nói chung và bộ môn ngoại ngữ nói riêng. Mỗi giáo viên cần phải hoàn thành mục tiêu giáo dục đào tạo và cần có khả năng thích ứng với xu hướng phát triển mới của xã hội . Đó là vấn dề đa dạng hoá giáo dục , để đạt được mục tiêu giáo dục là “ Học tri thức , học làm việc ” và học “Tồn tại”. * Như vậy vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy và học ngoại ngữ là một điều hết sức cần thiết để đạt được mục đích giao tiếp, hoà nhập với sự phát triển của xã hội và của toàn cầu. Đổi mới phương pháp dạy học như thế nào sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng loại bài dạy nhằm gây hứng học tập cho học sinh, phát huy hết tiềm năng của đối tượng, khai thác triệt để sách giáo khoa và học sinh , tạo nhiều cơ hội để học sinh làm việc, tạo niềm đam mê say sưa học tập, yêu thích bộ môn . * Cơ sở thực tiễn: Vấn đề đặt ra trước chúng ta là: “ Hoàn thành mục tiêu, nội dung cơ bản bằng phương pháp dạy học mới” dựa trên cơ sở những phương pháp đã được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình của bộ, sở và của phòng qua từng khoá học. Trong điều kiện không được thuận lợi cho cả thầy và trò vì không có môi trường ngoại ngữ, chương trình mới đòi hỏi phải rèn luyện bốn kỹ năng trong quá trình học ngoại ngữ. Do vậy chúng ta phải thực sự nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy học sao cho phù hợp với nội dung SGK mới …...để giải quyết mọi vấn đề trên đòi hỏi mỗi chúng ta phải thực sự đầu tư thời gian và chất xám một cách nghiêm túc có chất lượng để tìm ra phương pháp phù hợp nhằm gây hứng thú cho học sinh, thúc đẩy quá trình học tập của các em, khơi dậy niềm say mê yêu thích bộ môn, tạo cơ hội cho học sinh làm việc, phát huy hết tiềm năng của các em, với phương châm học mà chơi-chơi mà học……..nhằm thực hiện tốt mục tiêu cuối cùng của việc dạy và học ngoại ngữ là học sinh biết vận dụng tiếng Anh trong các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Tất cả các vấn đề trên đều phụ thuộc vào thủ thuật dạy học của người giáo viên trong từng giờ học, từng loại bài dạy, từng đối tượng học . * Qua nghiên cứu thực tế tôi nhận thấy dù trong giờ học nào, loại bài nào, đối tượng nào nếu người thâỳ giáo biết cách tổ chức lớp học, hướng dẫn học sinh hoạt động theo yêu cầu của mình một cách tự nhiên, thoải mái, không gò ép, sử dụng tiếng Anh một cách vô tư thành một phản xạ sẵn có thì chất lượng bài dậy, kỹ năng sử dụng tiếng Anh của các em được nâng lên rõ rệt. *Thực tế dạy và học tiếng Anh ngày nay đã có sự đổi mới về phương pháp song còn không ít trở ngại trong việc tổ chức lớp học trong một số giáo viên. Việc tìm ra phương pháp tối ưu nhất để áp dụng cho mỗi loại bài dạy, tổ chức cho học sinh làm việc như thế nào để có kết quả theo mong muốn, tạo cơ hội , khuyến khích các em như thế nào để các em thực sự là một nhà nghiên cứu, một nhà sáng tạo trong giờ học tiếng Anh đó còn là một vấn đề lớn cần được nghiên cứu . * Đối với học sinh tuy đã được phát triển cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhưng kết quả còn hạn chế do điều kiện về mặt thời gian rèn luyện còn ít, chủ yếu các em chỉ vận dụng tiếng Anh ở trên lớp trong các giờ tiếng Anh, ngoài ra hầu như các em chưa có thói quen sử dụng ngôn ngữ vào giao tiếp trong thực tế . Môi trường xã hội chưa có, chỉ những em sống ở khu vực thành phố, thị xã có khách du lịch từ nước ngoài thì các em có điều kiện tiếp xúc và giao tiếp, sử dụng tiếng Anh . Một số em do tính thiếu tự tin còn e ngại khi học tiếng Anh, còn sợ khi đến giờ tiếng Anh đó là do thâỳ cô giáo chưa biết cách động viên các em khi học tập, có thể giờ học còn căng thẳng , gò ép do vậy các em chưa có động lực để học , chưa tự tin để bước vào giờ học, đôi khi còn mang tính áp lực cho các em . * Dạy và học tiếng anh theo đổi mới phương pháp dậy học là người thầy giáo chỉ là người hướng dẫn, gợi mở, giúp đỡ, nêu vấn đề ………mọi hoạt động trong giải quyết vấn đề về nội dung bài học đều do học sinh tìm tòi và khai thác . Vậy tổ chức lớp học và khai thác kiến thức của học sinh là vô cùng quan trọng .Tổ chức như thế nào để học sinh tự nhiên sử dụng kiến thức ? Học sinh có nhiều cơ hội làm việc ? Học sinh có điều kiện tự tìm tòi khai thác kiến thức theo hướng dẫn của giáo viên. Cách tổ chức lớp học trong mỗi loại hình bài dạy có gì khác nhau ? Điểm cơ bản của nó là gì ? kết quả của việc vận dụng phương pháp đó như thế nào ?...vv....... Để so sánh kết quả của sự linh hoạt trong tổ chức lớp học tôi đã đi tìm hiểu suy nghĩ của học sinh về việc học tiếng Anh ở trường bằng câu hỏi : “Em có thích học tiếng anh không ? Tại sao ? ” Kết quả : Thích học tiếng anh: 85% vì học tiếng anh được chơi trò chơi vui và thoải mái , học sinh rất mong đến giờ tiếng anh. - Không thích lắm: 15 % vì không nhớ từ , tiếng anh nói khó . Qua đó chứng tỏ rằng nếu người thầy giáo biết các em cần gì, muốn gì khi học tiếng Anh , nếu các em có điều kiện học tập tốt, môi trường học , có được hứng thú học tập, biết phương pháp học bộ môn thì nhất định học sinh sẽ tích cực học tập , say sưa học tập và chất lượng sẽ được nâng cao. II. NộI DUNG NGHIÊN Cứu II.1. Chương I : Tổng quan: Việc tổ chức lớp học để khai thác kiến thức của học sinh nhằm mục đích chủ yếu là rèn luyện kỹ năng tổng hợp cho từng học sinh. Trong việc thiết lập các tình huống giao tiếp, đưa học sinh vào chủ điểm , nội dung, thực hành…………..giáo viên cần phải có nhiều hình thức tổ chức khác nhau để gây hứng thú hay tính thích tìm tòi ……, đỡ nhàm chán ……..Quan trọng nhất là học sinh yêu thích bộ môn, thích học ngoại ngữ và biết vận dụng . Để có được một bài giảng hay, hình thức hoạt động phong phú, học sinh hoạt động dược nhiều, chủ động sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ chúng ta hãy tìm hiểu vai trò của việc đa dạng hoá tổ chức lớp học . Để nghiên cứu triệt để các vấn đề đã đưa ra tôi đã đặt mục tiêu nghiên cứu, lên kế hoạch cụ thể cho từng phần, từng giai đoạn sau đó đi vào thực hiện . II.2.Chương 2 : Nội dung vấn đề cần nghiên cứu : Từ những yêu cầu của xã hội và tính cấp bách của thời đại ,từ những mục tiêu của bộ GD về nâng cao chất lượng dạy và học . Tập chung chính vào đổi mới phương pháp giảng dạy .Tiếp cận và sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại vào giảng dạy tôi đã nghiên cứu những vấn đề sau : II.2.1. Nội dung của đề tài: * Vai trò của việc đa dạng hoá tổ chức lớp học : Như chúng ta đã biết mỗi loại hình bài dậy đều có những đặc thù khác nhau, những yêu cầu , mục đích khác nhau. Mỗi bài dậy lại có yêu cầu rèn luyện kĩ năng khác nhau , cho nên những thủ thuật dùng để giảng dậy cho nó cũng khác nhau từ đó mà cách tổ chức cho học sinh hoạt động cũng khác nhau. Nếu chúng ta không biết lựa chọn thủ thuật tối ưu cho mỗi loại hình bài dậy thì việc tổ chức hoạt động cho học sinh trên lớp cũng bị sai lệch và hạn chế , kém hiệu quả . Tổ II.2.2. Biện phỏp chức thế nào để học sinh hoạt động được nhiều , các đối tượng học sinh đều có thể làm việc, các hoạt động phải phù hợp với thời gian qui định cho phần đó không thiếu , không thừa đủ để học sinh rèn luyện thầy có điều kiện để chỉnh sửa và giúp đỡ học sinh . thực hiện * Đa dạng hoá tổ chức lớp học nhằm những vấn đề gì ? . Thu hút học sinh vào chủ điểm một cách tự nhiên . . Tạo tình huống cho học sinh tìm tòi kiến thức và sử dụng kiến thức. . Trong môi trường học- học sinh có sân chơi – từ sân chơi giúp các em tự nhiên hơn khi sử dụng ngôn ngữ , lấy trò chơi để sử dụng ngôn ngữ . . Học sinh chủ động , sáng tạo trong việc thực hiện yêu cầu của bài. . Khai thác triệt để SGK và học sinh . . Giáo viên có điều kiện để khai thác triệt để kiến thức của từng học sinh , môi trường học không nhàm chán . II.2.3. Cách tổ chức lớp học trong từng loại bài dạy : II.2.3.a.Tổ chức lớp học trong bài nghe *Mục đích của bài nghe là : Sau khi học sinh đã xác định được chủ điểm hay nội dung cần nghe và tìm hiểu dưới sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên các em phải tự mình , cùng bạn hay cùng nhóm thực hiện được những yêu cầu đó một cách hoàn hảo và đảm bảo để giải quyết được một số bài tập khác để kiểm tra việc nghe hiểu của mình . Dù nghe chỉ là một phần nhỏ của một bài lớn hay nghe là phần chủ yếu của bài thì hình thức tổ chức lớp học vẫn phải theo những bước cơ bản đi từ gợi mở vấn đề để vào chủ điểm , học sinh nghe băng, đài nghe sau đó đối chiếu với kết quả. * Tổ chức lớp học: Giáo viên có thể cho học sinh làm việc cá nhân, đội, cặp hay nhóm. +Ví dụ: Dạy bài nghe: Unit 4: Leson 3 - P47- 48 (grade 6) - Mục đích của bài : Listening to a dialogue about school to understand the details; practicing cardinal numbersl ordianal numbers. Bước 1: trước khi vào bài giáo viên có thể thảo luận với học sinh để tìm ra những cụm từ , câu thường dùng để bắt đầu thực hành với cỏc số thứ tự. - Sau 3 phút suy nghĩ học sinh lần lượt đưa ra những ý kiến cá nhân có thể kiểm tra bằng trò chơi để tạo không khí lớp học , mỗi đội 1 mầu phấn không viết lại những từ đội bạn đã viết. Với hình thức này học sinh đã tự mình độc lập suy nghĩ nhớ lại những kiến thức đã học từ đó giáo viên dần thu hút học sinh vào chủ điểm của bài học. Bước 2: Dùng tờ lịch để giới thiệu tình huống đưa học sinh vào mục đích bài nghe điền vào chỗ trống trong đoạn hội thoại + Hình thức tổ chức lớp : Học sinh làm việc cá nhân -> đoán từ điền -> trao đổi ý kiến của mình với bạn bên cạnh . Sau khi đưa ý kiến của mình cho giáo viên học sinh lại tiếp tục làm việc cá nhân nghe băng và điền vào khoảng trống để xem lại sự phán đoán của mình và của bạn dưới sự kiểm tra của giáo viên . Sau khi đoạn hội thoại đã được hoàn chỉnh học sinh lại có cơ hội sử dụng kiến thức giao tiếp theo chủ đề đọc số thứ tự qua việc thực hành nói với bạn , trước tiên là bài vừa học sau đó là sự sáng tạo triển khai tình huống theo cấu trúc cơ bản từ bài mẫu ( PAIR WORK) - Như vậy thông qua một bài nghe mục đích lớn là nghe nhưng học sinh không chỉ rèn luyện được kỹ năng nghe mà các em còn có cơ hội để nói , thảo luận những vấn đề đã được học tổng hợp lại để bài học sâu hơn, có chất lượng cao hơn . Dưới nhiều hình thức tổ chức lớp khác nhau đi từ những trò chơi rất đơn giản để kích thích động cơ học tập , tích cực suy nghĩ , tạo không khí vui vẻ trong giờ học . Đi từ việc làm cá nhân -> đôi cặp -> đội, học sinh đều có thể tận dụng và phát huy hết khả năng trí tuệ của mình vận dụng vào làm bài tập và cuối cùng sử dụng ngôn ngữ một cách độc lập sáng tạo dựa trên khuôn mẫu yêu cầu của bài . Một số bài nghe khác cũng có thể áp dụng phương pháp , cách tổ chức lớp như vậy như UNIT 4 - LE SSON 3 - GRADE 6 hay UNIT 3 LESON 5 P30 đều đi từ chơi -> vào bài -> đoán -> Nghe kiểm tra rồi thực hành và mở rộng nội dung của bài II.3.b.Tổ chức lớp học trong bài dạy nói * Mục đích của 1 bài nói : Học sinh hiểu được kiến thức , vận dụng vào thực hành với hình thức nói cá nhân , hay nói với bạn bằng những gợi ý cho sẵn hoặc tự phát triển. VD : UNIT 11 LESSON 2 grade 8: Học sinh rèn luyện cách đưa ra lời gợi ý và cách đáp lại dùng “MIND ”. Để tạo không khí lớp học ngay từ đàu bài kết hợp với việc kiểm tra bài cũ giáo viên có thể tổ chức cho các em một hoạt động tập thể chơi trò chơi “ Back to board” gợi nhớ lại những thông tin của giờ trước như ( trên bảng GV lần lượt ghi) - The jones want to visit VIÊT NAM - Mr jone sits in the front seat of the taxi - Tim likes to take a photo One at a time – dưới lớp học sinh có thể nhìn thấy thông tin trên bảng , đặt câu hỏi cho bạn mình , dùng những ý mà GV đã ghi trên bảng để trả lời *Hình thức tổ chức lớp : * Chơi trò chơi back to board : Chơi theo 2 đội , đội nào đưa ra đáp án đúng nhanh nhất thì đội đó thắng ( team work) . Với hình thức này các em có thể cộng tác với nhau làm tăng thêm kiến thức , những em học yếu có thể học từ bạn mình tạo nên môi trường học tập vô tư giúp đỡ nhau . Qua hoạt động trên giáo viên có thể vào bài một cách đơn giản như : + Does Hoa like Mr jone sitting in the front seat ? +How does she ask him ? What is Mr jone’s answer ? + What question does Tim ask Hoa ? What is Hoa’s answer ? To show modal :- Would you mind + V- ing IF+ past clause Khi dã có mẫu câu cơ bản GV dần gợi ý đê học sinh chú ý vào phần SPEAK P100 gồm những cách đưa ra lời gợi ý và đáp lại đồng ý và không đồng ý . Để rèn luyện mẫu câu trên GV có thể dùng CARDS Get / coffee (x) Move/ car ( V) Wait / moment (x ) Put out / cigarette (v) *Theo hình thức- Teacher Modals- Students repeat 1, 2 cues - Teacher questions- Students reply again 2 cues + 1 new cue - Students question- Teacher replies- again the last 2 cues - Students ask- Students reply again those cues (choral- half, half) (In pairs students ask and reply ) the same cues as in ‘open pair then closed pairs +Như vậy dưới các hình thức làm việc từ cá nhân , đôi, nhóm , đội người giáo viên chỉ hướng dẫn , làm mẫu , gợi mở để các em thực hành . Hình thức hoạt động thay đổi theo từng bước các em không cảm thấy nhàm chán . Cuối cùng để phát huy những kiến thức đã học giáo viên cho các em vào thực hiện một tình huống do giáo viên đưa ra + Hay một tình huống khác : You are a tourist on vacasionin HO CHI MINH City, you want to visit a market but you don’t know which market you should go and you ask the tourist officer . Now please practice the dialogue with the tourist officer ( Mapped dialogue) teacher elicits to get information from students . YOU TOURIST OFFICER Excuse me ! Yes ? - I ‘d like to……………market - Would ……….mind………………? Not at all . How about ………Ben Thanh ……… ? - How far ………………………? - About 2 km - What time ………………..open ? - ......5AM …….8 PM - It sounds interesting . Thank you - You ‘ re welcome Restaurant Long hai restaurant 2 km/ 7.am 9 pm a lucky flower Museum History museum 1 km/8.am to 11.30.am 1.pm to 4.pm Daily except Monday park water park 3km/7. am to 5. pm everyday Dưới hình thức students show their ideas to teacher- Choral - Half , half - Open pairs - closed pairs .Để khai thác triệt để tình huống trên giáo viên đưa ra một số thông tin gợi ý để học sinh rèn luyện bằng trò chơi theo 2 đội ( team work) + Giáo viên chuẩn bị 1 poster lớn gồm 3 gợi ý cho 3 địa điểm với các thông tin về khoảng cách và thời gian mở và đóng cửa như trên và 1 lucky flower( các em không phải thực hành khi chọn vào đúng bông hoa này). Bên ngoài mỗi gợi ý là 4 bông hoa màu khác nhau cho thêm phần sinh động. Học sinh chơi theo 2 đội chọn bông hoa mà mình thích. Nếu chọn đúng bông hoa có gợi ý thì 2 em trong đội đó phải lập 1 hội thoại theo hội thoại mẫu. Đúng thì các em được điểm, nếu sai thì đội khác bổ xung và lấy điểm còn nếu là Lucky flower thì các em được điểm mà không phải thực hành. Vì là chơi giữa 2 đội cho nên các em rất say sưa và hăng hái như thi đấu vậy cho nên khi kết thúc giáo viên phải phân thắng bại rõ ràng thì mới có thể động viên các em ở những phần sau . Nếu thấy cần thiết với những lớp yếu có thể theo closed pairs thực hành lại 3 hội thoại đã cho gợi ý. Như vậy trong 1 bài tôi đã cho các em hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau, đi từ cá nhân đến đôi, nhóm, đội xoay quanh mục đích giao tiếp của bài. Các em có rất nhiều cơ hội rèn luyện nội dung cơ bản của bài mà không cảm thấy nhàm chán. Chất lượng bài học sôi nổi, tự nhiên, thoải mái. II.2.3.c. Tổ chức lớp học trong bài đọc:* Mục đích của một bài đọc: Dựa trên kiến thức đã có, với yêu cầu của bài học sinh có thể bằng hình thức đoán theo yêu cầu của bài sau đó đọc thầm cá nhân để kiểm tra sự phán đoán của mình hoặc kiểm tra nội dung chính bằng các câu đúng sai hay sắp xếp lại những câu đã cho theo trình tự của một bài văn, bức thư hay đoạn hội thoại nào đó . Để kiểm tra sự hiểu biết sâu hơn, học sinh có thể làm một số bài tập như trả lời câu hỏi hay kể lại nội dung chính,đặt câu hỏi cho câu trả lời..v..v.. VD: Unit 10 : Natural diasters - GRADE 9 Mục đích của bài : Reading for details about natural disaster * Tổ chức lớp học : Vào bài vừa để khích lệ tinh thần học tập vừa để ôn lại các từ đã học giờ trước tôi cho học sinh chơi trò chơi “ Bingo” tập trung vào các từ như : snowstorm, earthquake ,volcano, typhoon, drought, flood …vv…( học sinh chọn 3 từ mình thích) sau khi chơi xong tôi giới thiệu luôn một số từ khác có liên quan đến bài như : Tidal wave, tornado, funnel shaped , shift , suck up , warn, majority . Như vậy tôi đã vào bài một cách rất tự nhiên và dễ dàng . Tiếp đó là phần kiểm tra từ mới dậy bằng trò chơi slap the board lớp học đã sôi động hẳn lên . Đến phần chính của bài bằng một Poster có câu đúng và câu sai với nội dung bài đọc – Học sinh dựa vào những hiểu biết của mình dự đoán đúng, sai trước (làm việc cá nhân sau đó so sánh kết quả với bạn ) nhằm giúp học sinh có cơ hội chia sẻ suy nghĩ của mình và học hỏi thêm và đưa ý kiến đó ra trước lớp cùng giáo viên . Bước tiếp theo là phần kiểm tra phần dự đoán đó bằng cách đọc thầm bài khoá trong sách giáo khoa (đọc cá nhân rồi trao đổi với giáo viên kết quả đọc của mình) . Để khắc sâu kiến thức của bài học sinh tiếp tục làm bài tập trả lời câu hỏi ( làm theo nhóm để thay đổi môi trường học và học sinh có điều kiện giúp đỡ nhau trong học tập ) với những câu hỏi sau a.Why do people call the Pacific Rim “ring of fire ” ? b.What will happen when there is an abrupt shift in the underwater ? c.What does “typhoon” mean ? d. Can we predict a volcano ? Kiểm tra bằng trò chơi Lucky Number ( chơi theo 2 đội ). Như vậy tuy là học bài nhưng tôi đã gắn giảng dạy với những trò chơi và luôn thay đổi hình thức hoạt động , tạo không khí lớp học , khích lệ các em làm tăng thêm tinh thần học tập . II.2.3.d Tổ chức lớp học trong bài viết: * Mục đích của bài viết: Khi học sinh đã thành thạo các kĩ năng nghe, nói, đọc bằng các mẫu câu đã học các em cỏ thể chuyển hình thức viết. Viết những nội dung theo SGK yêu cầu hay viết những gì mà mình đã được học bằng từ ngữ, câu cú của mình , không vay mượn câu viết của người khác. Viết là kĩ năng tổng hợp rõ rệt nhất thể hiện được kiến thức của học sinh có chặt chẽ hay không, có logíc các câu, các ý truyền đạt không. Vì vậy tuy rằng 1 bài viết nhưng thường học sinh phải đi qua những bước như tìm hiểu, phán đoán, nói về những ý chính của bài rồi sau đó mới viết thành bài. VD: Dạy bài Unit 8- leson 5 - P76 - grade 8 *Mục đích của bài: practice writing a friendly letter about their neighborhood. *Tổ chức lớp học : Để ghi nhớ hay nhắc lại một số từ chỉ đặc điểm về con người, đường phố, sinh hoạt,…. Của nông thôn và thành thị, tôi cho học sinh chơi “jumbled words”, chơi theo 2 đội. Veneintnoe convenient Soiny noisy Denlyfri friendly + Cho học sinh chuẩn bị 3 cá nhân trước khi chơi theo đội, lên bảng viết các từ của đội mình và tìm từ trái nghĩa với các từ đã tìm. Convenient > < inconvenient Noisy > < quiet Friendly > < unfriendly Giáo viên có thể hỏi vài câu hỏi để thu hút học sinh vào chủ điểm: Is this a country or a city? Look at 2 pictures carefully and describe 2 pictuers, using words you have revised. * In pairs students discuss, prepare 4 sentences for each picture about people, houses, traffic…..=> oral before class(individually). * Chatting with students: - Where do you live? - Do you live in the city or in the country side? - Do you live in a house or a flat? - Is your house big or small? - What is in your neighbor hood? - What about the people in your neighbor hood? - What do you think about the environment? - What things in your neighor hood

File đính kèm:

  • docTo chuc lop hoc trong gio day ngoai nguGV Nguyen Thi Huong.doc
Giáo án liên quan