Đề tài Vài kinh nghiệm dạy vật lí cho học sinh dân tộc

Học tốt môn vật lý trong nhà trường phổ thông đối với học sinh vô cùng khó khăn . Với mục tiêu không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học là nhiệm vụ của người giáo viên . Với sự phát triển của xã hội ngày nay đang đặt ra những yêu cầu mới về đổi mới phương pháp dạy và học.

Như chúng ta đã biết vật lý là cơ sở của nhiều nghành kỹ thuật quan trọng , sự phát triển của vật lý gắn bó chặt chẽ với sụ tiến bộ của khoa học kỹ thuật . Vì thế việc giảng dạy vật lý có những khả năng to lớn góp phần hình thành và rèn luyện học sinh cách thức tư duy , làm việc khoa học cũng như góp phần giáo dục học sinh ý thức , thái độ trách nhiệm đối với cuộc sống gia đình , xã hội và môi trường . Nhất là việc giáo dục đối với học sinh dân tộc đó là :

 

doc9 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vài kinh nghiệm dạy vật lí cho học sinh dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên Đề Tài VÀI KINH NGHIỆM DẠY VẬT LÍ CHO HỌC SINH DÂN TỘC PHẦN I : MỞ ĐẦU Học tốt môn vật lý trong nhà trường phổ thông đối với học sinh vô cùng khó khăn . Với mục tiêu không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học là nhiệm vụ của người giáo viên . Với sự phát triển của xã hội ngày nay đang đặt ra những yêu cầu mới về đổi mới phương pháp dạy và học. Như chúng ta đã biết vật lý là cơ sở của nhiều nghành kỹ thuật quan trọng , sự phát triển của vật lý gắn bó chặt chẽ với sụ tiến bộ của khoa học kỹ thuật . Vì thế việc giảng dạy vật lý có những khả năng to lớn góp phần hình thành và rèn luyện học sinh cách thức tư duy , làm việc khoa học cũng như góp phần giáo dục học sinh ý thức , thái độ trách nhiệm đối với cuộc sống gia đình , xã hội và môi trường . Nhất là việc giáo dục đối với học sinh dân tộc đó là : - Cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về phần cơ ở mức độ định tính và định lượng . - Học sinh nắm được trọng tâm bài học , nội dung bài - Học sinh có thể thu thập và xử lí thông tin - Thảo luận nhóm và trao đổi có hiệu quả - Tiến hành thí nghiệm và rút ra được nhận xét kết luận cần thiết - Qua bài học , học sinh hiểu và xử lý thông tin , thảo luận nhóm , dự đoán giả thiết giải quyết 1 số vấn đề khoa học nhỏ , nhất là tiến hành thí nghiệm vật lí qua đó học sinh có thể trực tiếp quan sát các hiện tượng vật lí trong đời sống, thực tế , kĩ thuật .biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập một cách tự lập . PHẦN II : NỘI DUNG I . Cơ sở lý luận và lý do chọn đề tài : Là địa bàn nằm ở địa bàn thị trấn Lộc Thắng – Huyện Bảo lâm – Tỉnh lâm đồng song lại là nơi cư trú của nhiều dân tộc như Tày , Nùng , Châu Mạ , K’ Ho trong đó tỉ lệ dân tộc k’ Ho chiếm trên 35 % dân số - Gia đình các em HS dân tộc chủ yếu sống theo buôn làng nên sự giao tiếp còn hạn chế với cộng đồng người Kinh do đó các em còn rụt rè trong học tập ít phát biểu vì sợ ngại nói sai bạn cười hoặc tiếng nói của các em còn lơ lớ khó nghe - Bên cạnh đó 1 số em do hoàn cảnh gia đình nên còn phải lo giúp gia đình làm kinh tế hay các công việc nhà nên thời gian dành cho học tập và nhất là làm bài tập , chuẩn bị bài ở nhà còn ít - Trình độ tiếp thu với khoa học công nghệ thông tin còn hạn chế , khả năng tiếp thu bài của các em còn chậm thậm chí 1 số em rất chậm - Địa bàn rộng các em đi học còn cách xa trường 5- 12 Km - Ngoài ra đa số các em chỉ học ở mức độ trung bình , yếu , kém rất ít học sinh giỏi nên khó tổ chức học nhóm đôi bạn tốt kèm nhau giúp nhau học. Với những khó khăn như trên nên trong quá trình giảng dạy việc học tập của các em học sinh dân tộc còn rất nhiều hạn chế do đó tôi hy vọng những kinh nghiệm của tôi trong suốt nhiều năm giảng dạy học sinh dân tộc sẽ giúp các em nắm bài ngay tại lớp , nắm chắc và nhớ lâu kiến thức biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống giúp các em yêu thích bộ môn vật lý hơn và trong tương lai sẽ mang đến ít nhiều bổ ích để giúp con em đồng bào địa phương tiến bộ hơn để sau này khi học tập lên các lớp trên nắm chắc kiến thức đi vào các trường đào tạo ngành , nghề sau này khi trưởng thành các em sẽ trở về phục vụ tại địa phương Bảo Lâm ngày càng tươi đẹp II. Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu -Được sự quan tâm chỉ đạo của nghành học , BGH nhà trường , chuyên môn , tổ chuyên môn tạo điều kiện , đầu tư cơ sở vật chất , trang thiết bị đồ dùng dạy học , tài liệu tham khảo .. - Trừơng học nằm ở trung tâm thị trấn , cảnh quan sư phạm thoáng mát , đẹp đẽ tạo điều kiện không khí học sinh học tốt hơn - Giáo viên đựơc đào tạo chuẩn về trình độ chuyên môn và bản thân đã học xong chương trình đại học , đuợc tham gia lớp học tiếng dân tộc Châu Mạ trình độ A và đã tốt nghiệp nên bản thân có thể tiếp xúc với các em học sinh dân tộc một cách thân thiện và gần gũi hơn - Thường xuyên dự giờ , thao giảng trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp , dự học các lớp bồi dưỡng đầy đủ - Bên cạnh đó các em học sinh dân tộc cũng có các chế độ chính sách của nhà nước áp dụng cho từng vùng miền như là miễn xây dựng , học phí Nên nhất thiết tôi nghĩ việc học tập cho các em học sinh dân tộc khi đã đến lớp phải quyết tâm hiểu được , nắm được kiến thức và giúp các em rèn luyện tính chủ động tích cực xây dựng bài mà lâu nay các em vốn đã có tính nhút nhát biết mà không phát biểu từ đó tính ỷ lại của các em vào HS Kinh các bạn khá hơn mình , hoà đồng với các bạn trong lớp xây dựng thành lớp tiên tiến xuất sắc , tập thể lớp đoàn kết vững mạnh , xứng đáng là con ngoan trò giỏi làm tốt theo 5 điều Bác Hồ dạy. Với những thực tế như trên nên tôi quyết định chọn đề tài làm thế nào để giúp học sinh dân tộc học tốt môn vật lí nói chung và cụ thể vật lí 8 nói riêng PHẦN III: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC : 1 . VỀ PHÍA GIÁO VIÊN : - Bài soạn có thiết kế cấu trúc hợp lý làm rõ trọng tâm chung của bài học song nhất thiết phải chú ý các câu hỏi của đối tượng HS dân tộc - Hệ thống câu hỏi hợp lí , phù hợp với các em có thể chia nhỏ các câu hỏi cho từng vấn đề của bài học - Câu hỏi phải ngắn gọn dễ hiểu - Với những câu hỏi khó thì có thể nói tiếng dân tộc để các em hiểu rõ hơn - Bố trí thí nghiệm trong các tiết phải kết hợp giữa HS người kinh với HS dân tộc - 1 lớp chia thành 6 nhóm nhỏ mỗi nhóm từ 8 – 10 em ( hai bàn gần nhau ) - Phân nhóm trưởng và nhóm phó chịu trách nhiệm trong việc điều khiển nhóm trong quá trình học tập - Các nhóm tiến hành thí nghiệm dưới sự hứơng dẫn , quản lí của giáo viên theo các bước : + Dụng cụ thí nghiệm gồm những gì? + Quan sát tranh vẽ yêu cầu nêu cách bố trí các dụng cụ? + GV hướng dẫn các nhóm tiến hành TN sau khi GV đã kiểm tra + Quan sát hiện tượng TN + Rút ra các nhận xét qua TN hay giải thích hiện tượng thông qua các lệnh trong SGK - Báo cáo kết quả thí nghiệm có thể gọi bất kì em nào trong nhóm không nhất thiết chỉ gọi nhóm trưởng hay nhóm phó hoặc những em khá , giỏi trong nhóm - Các ý kiến hay kết quả TN nên chú ý gọi những em HS dân tộc - Thảo luận nhóm GV phải hướng dẫn và theo dõi các nhóm thảo luận và phải lưu ý đến các ý kiến của HS dân tộc và hướng các em khá giỏi nên giúp đỡ các bạn là HS dân tộc trong nhóm cùng với HS yếu kém - Nhận xét hay rút ra kết luận có thể cho HS lên bảng điền vào chỗ trống dưới hình thức trò chơi hoặc dưới hình thức tìm chữ dán tranh tức là cho các em chia thành 2 hay 4 đội rồi tìm các bức tranh đã vẽ sẵn và ghép với nội dung đã học cho phù hợp , hay có thể dùng ghép cột A với cột B cho phù hợp Ví dụ: Bài các tác dụng của dòng điện xoay chiều .: Bóng đèn đang sáng Tác dụng nhiệt Đèn bút thử điện đang sáng Tác dụng quang Quạt điện đang quay Tác dụng cơ Nam châm điện Tác dụng từ Với những hình thức trên GV nên chú ý gọi các em là HS dân tộc lên tham gia như vậy sẽ giúp các em rèn luyện tính cách tự tin vakhắc phục tính nhút nhát trong học tập . Sau khi học sinh rút ra các nhận xét hay trả lời các lệnh hoặc kết luận GV nhận xét và tuyên dương khuyến khích HS đây là hình thức rất quan trọng đối với HS dân tộc vì các em trả lời dù đúng hay sai nhưng nếu như GV biết động viên các em thì các em sẽ cảm thấy mình hứng thú và mong được phát biểu còn ngược lại nếu như các em phát biểu sai GV nói sai rồi hay có thể 1 số GV quá nóng nảy với các em nên có thể nói : dễ như thế mà không trả lời được hay là không chú ý hay sao mà không biết do đó nếu nếu HS phát biểu đúng chúng ta có thể khuyến khích cho điểm động viên các em , còn ngược lại nếu các em phát biểu sai GV có thể nhẹ nhàng động viên lần sau em cố gắng hơn hay là em trả lời như thế cũng rất tiến bộ song em hãy nghe bạn khác bổ sung nhé + Đối với các lệnh dễ hiểu HS có thể về nhà làm lại vào vở + Đối với các lệnh khó GV yêu cầu các em nhắc lại nhiều lần đồng thời GV ghi các nhận xét đúng của các em lên bảng như vậy sẽ giúp các em nhớ được kiến thức mà chống được hiện tượng GV đọc còn HS thì chép và cũng tránh được cách học mà như hiện nay 1 số GV cứ nghĩ là chống đọc chép do đó không viết gì lên bảng cả trừ những tiêu mục của đầu bài do đó về nhà phụ huynh xem bài vở của con em mình cũng không biết cách nào để dò bài cũ . Bên cạnh đó thái độ của GV phải đúng mực với học sinh không gay gắt hay tỏ thái độ khi học sinh không chú ý ( đã phân tích ở trên ) , do đó đòi hỏi GV phải có lòng nhiệt tình , tâm huyết với nghề nghiệp và biết kết hợp các phương pháp dạy học cho phù hợp với từng vùng miền , từng địa phương và từng đối tượng nhất là đối với các em là HS dân tộc vốn đã tiếp thu bài chậm nên GV hay chú ý đến các em là HS khá giỏi vì sợ mất thời gian - Trong tương tác giữa thầy và trò, Thầy thường sợ học sinh không dám bộc lộ hết những suy nghĩ của mình về những điều thu nhận được. Vì vậy tổ chức học tập theo nhóm cần được đặc biệt lưu ý sử dụng nhằm tạo điều kiện cho HS chủ động, tích cực và nhận thức sâu sắc thông qua tương tác giữa HS trong nhóm ( Trao đổi, thảo luận, bắt chước, gợi ý . . .) mà HS dắt tay nhau cùng tiến bộ. Ôâng Cha ta ngày xưa đã có câu “ Học Thầy không tày học bạn.” Vẫn luôn luôn có một ý nghĩa quan trọng trong mỗi một cá nhân, trong mọi không gian và thời gian. - Tăng cường hoạt động độc lập của học sinh trên lớp, bằng hình thức sử dụng phiếu học tập của mỗi HS: Kinh nghiệm của tôi trong thời gian qua đã cho thấy, phiếu hocï tập có tác dụng như sau : + Tiết kiệm thời gian để giáo viên truyền đạt các yêu cầu hoặc hướng dẫn thêm cho HS. + Tăng cường tính độc lập trong khi làm việc của mỗi em. + Nhịp độ và khối lượng công việc được tuỳ thuộc vào năng lực của mỗi HS . bằng cách này quá trình học tập của HS từng bước được cá nhân hoá. + Giáo viên có thể thu phiếu học tập sau tiết học để xem xét, đánh giá hoạt động của từng HS và của tập thể HS. Từ đó có biện pháp uốn nắn hoặc điều chỉnh cho hợp lý và có hiệu quả hơn . -Tổ chức các hoạt động thực tiễn như cho HS sưu tầm tài liệu, thu thập tư liệu nhằm bổ sung cho HS quá trình học trên lớp. -Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học trực quan như : bảng, biểu, mô hình, vật thật -Ngoài phương tiện đồ dùng học tập đã được trang bị, hướng dẫn HS tận dụng các dụng cụ, vật liệu dễ kiếm trong cuộc sống hàng ngày, để chế tạo ra những dụng cụ thiết bị đơn giản, phục vụ cho hoạt động học tập. Ngoài ra GV còn phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi tư duy so sánh dành cho HS khá giỏi Sau mỗi tiết học đều có các bài tập về nhà nhưng với môn vật lý hiện nay theo phân phối chương trình ở khối 6, 7 , 8 chỉ 1 tiết / tuần . lý 9 thì 2 tiết / tuần mà bài tập về nhà hầu như sau mỗi tiết học có trên 5 bài trở lên mà lại không có tiết bài tập nên thật sự việc hướng dẫn học sinh làm bài tập rất quan trọng và việc nắm vững kiến thức để làm bài tập thật sự cần thiết Ví dụ ở vật lí 8 : Lượng bài tập nhiều và tương đối khó với HS dân tộc và HS yếu kém mà ở vùng sâu vùng xa thì vấn đề học thêm dạy thêm là không có nên việc làm bài tập ở nhà của các em gặp nhiều khó khăn nên các em không làm được hoặc không làm bài tập ở nhà vì GV có hỏi các em sẽ trả lời “ không biết làm ”hay “không làm được ” Từ những thực tế đó tôi đã hứơng dẫn HS về nhà làm bài tập như sau : Với các bài tập trắc nghiệm 4 lựa chọn hay điền từ chỗ trống dùng bảng phụ đã chuẩn bị trước và yêu cầu HS hoàn thành ngay sau bài học hoặc sau mỗi phần của bài học như vậy sẽ khắc sâu đựơc kiến thức và giúp các em vừa làm xong bài tập mang tính chất củng cố song sẽ mất nhiều thời gian và công phu chuẩn bị của GV nhưng tôi thấy nếu chúng ta làm đựơc như vậy sẽ giúp các em học tốt và nắm bài chắc hơn và nắm bài ngay tại lớp Đối với các bài tập áp dụng công thức và bài tập khó GV phải lựa chọn bài tập nào áp dụng kiến thức ngay trong bài học và hứơng dẫn cụ thể 1 bài cho các em để từ đó các em biết cách làm bài tập + GV yêu cầu 1 em đọc bài tập + Sau khi HS đọc bài yêu cầu các em nêu đựơc các dữ kiện bài toán đã biết và các đại lượng cần tìm + Đơn vị các đại lượng đã chuẩn chưa ? nếu chưa nhắc các em lưu ý đổi đơn vị + Aùp dụng công thức nào để tính ? + Sau khi GV hướng dẫn cụ thể HS về nhà có thể làm tốt các bài tập tương tự GV đã hướng dẫn Ví dụ : Bài 2 – VẬN TỐC ( VẬT LÍ 8 ) Bài tập 2 : Một ôtô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ , đến Hải Phòng lúc 10 giờ . Cho biết đừơng Hà Nội – Hải Phòng dài 100 km thì vận tốc của ô tô là bao nhiêu km/h và bao nhiêu m/s ? Đây là bài tập định lượng đầu tiên của vật lí 8 nên HS còn chưa biết cách làm như thế nào do đó GV phải hướng dẫn chi tiết cụ thể : + Tóm tắt : Những đại lượng đã biết và yêu cầu HS dùng các kí hiệu vật lí t = 10h – 8h = 2h s = 100 km v= ? ( km / h và m/s ) + Hứơng dẫn về nhà : - Gọi 1 HS đọc bài - Bài tập yêu cầu tính gì? ( Tính vận tốc ) - Dựa vào công thức nào để tính ? ( Công thức v= ) - GV nhắc lại cách đổi đơn vị từ km/ h sang m/s - Và yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập vào vở BT 2. VỀ PHÍA HỌC SINH : Việc học tốt các môn văn hoá nói chung và bộ môn vật lí riêng không phải chỉ phụ thuộc vào người Thầy mà phía học sinh với phương pháp dạy học mới hiện nay thì trò là trung tâm nên : + Học sinh phải tập trung quan sát , theo dõi và tiến hành thí nghiệm ( hầu như trong các tiết vật lí đều có TN ) , suy nghĩ , dự đóan và rút ra các nhận xét , kết luận thông qua bài học vàbiết vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế + Học sinh phải có ý thức tự giác học tập , nghiêm túc trong khi tiến hành thí nghiệm và thảo luận nhóm + HS chú ý nghe giảng , tích cực xây dựng bài + Chuẩn bị bài ở nhà đầy đủ . Qua thực tế đã dạy trước khi chưa áp dụng giải pháp thì tỉ lệ HS đạt kết qủa như sau Bảng kết quả học tập của học sinh dân tộc năm học 2005- 2006 Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém TS % TS % TS % TS % TS % 83 18 0 0 1 5,6 4 22,2 11 61,1 2 11,1 84 16 0 0 0 6 37,5 7 43,8 3 18,7 85 16 0 0 3 18,7 3 18,7 8 50 2 12,6 86 18 0 0 2 11,1 3 16,7 9 50 4 22,2 Bảng kết quả học tập của học sinh dân tộc sau khi áp dụng GPHI năm 2006- 2007 Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém TS % TS % TS % TS % TS % 84 20 2 10 5 25 8 40 3 15 2 10 85 16 3 18,8 4 25 6 37,5 2 12,5 1 6,2 86 17 3 17,6 5 29,1 6 35,3 2 35,3 1 5,9 87 18 5 27,8 8 44,4 4 22,2 1 5,6 0 0 PHẠM VI ỨNG DỤNG : * Đối với các giáo viên dạy vật lý ở các trường có học sinh dân tộc * Mục đích : Để dạy tốt hơn cho GV và truyền thụ cho HS dân tộc kiến thức cơ bản nắm bài chắc chắn , dễ hiểu , khó quên nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục PHẦN IV : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua những kinh nghiệm trên tôi nghĩ rằng nếu cố gắng thực hiện tốt thì với việc đổi mới phương pháp dạy và học thì việc nâng cao chất lượng dạy và học sẽ ngày càng đạt kết quả cao hơn . Học sinh nắm chắc nội dung bài học Phát huy được tính tích cực, tự giác trong học sinh khi học bài cũ cũng như làm bài tập ở nhà Học sinh chịu khó đầu tư cho bộ môn học nhiều hơn, ham thích học bộ môn vật lí hơn. Kết quảhọc tập sẽ cao hơn. Loại trừ được tính thụ động, sao chép máy móc trong học sinh. Mặt khác đứng về góc độ người giáo viên chúng ta cần phải đều tay hơn, thống nhất về phương pháp thì kết quả bộ môn sẽ nâng cao hơn. Qua những năm dạy học sinh dân tộc và nhất là các em dân tộc trường nội trú với những kiên trì , chịu khó và hướng dẫn các em từ điều nhỏ nhất tôi đã rút ra được những kinh nghiệm trên và từ đó tôi đã có những thành công bước đầu. Tuy nhiên tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc đổi mới phương pháp như đã nêu. Nhờ áp dụng những kinh nghiệm trên đây đã bớt đi phần vướng mắc. Tuy vậy những kinh nghiệm này chưa hẳn đã đầy đủ và tối ưu, có thể nó chỉ mang chất tham khảo rất mong sự góp ý chân thành của đồng nghiệp tôi xin chân thành cảm ơn. Trong quá trình giảng dạy tôi nghĩ đối với mỗi người GV chúng ta thì việc học tập tự nâng cao kiến thức , tay nghề thì việc tham khảo thêm tài liệu sách báo , qua truy cập In ter nét là hết sức cần thiết : Một số sách tham khảo : Bài tập vật lí 6,7,8,9 Bài tập nâng cao vật lí 6,7,8,9 Hướng dẫn giải bài tập lí 6,7,8,9 Bài tập trắc nghiệm vật lí 6,7,8,9 Một số trang web tham khảo : www.vatlytuoitre.com www.edu.vn.com www.giaodục.com www.khoahọcvatuoitre.com www.vnn.vn Lộc Thắng ngày 4, tháng 11 năm 2007 Người viết: Hoàng Thị Thúy Hiền TM HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT GPHI Nhất trí xếp loại :

File đính kèm:

  • docgiai phap huu ich .doc
Giáo án liên quan