Đề tài Vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy

Năm học 2006-2007 là năm học thứ 5 thực hiện xong việc thay sách ở cấp

 Tiểu học .

 Nhìn lại chặng đường 5 năm thầy trò cấp Tiểu học phải trải qua bao thử thách ,vất vả để nắm bắt đâỳ đủ nội dung ,chương trình ,phương pháp giảng dạy cho từng lớp ,từng môn học ở cấp tiểu học .Bản thân tôi là một giáo viên được phân công giảng dạy lớp 3, ba năm liên tục :2004-2005; 2005-2006 ; 2006-2007 tại trường tiểu học Kì Tân 2. phân hiệu Diễn Nam . ngay từ đầu tôi hết sức lo lắng ,

doc10 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Lí do chọn đề tài 1/ Năm học 2006-2007 là năm học thứ 5 thực hiện xong việc thay sách ở cấp Tiểu học . Nhìn lại chặng đường 5 năm thầy trò cấp Tiểu học phải trải qua bao thử thách ,vất vả để nắm bắt đâỳ đủ nội dung ,chương trình ,phương pháp giảng dạy cho từng lớp ,từng môn học ở cấp tiểu học .Bản thân tôi là một giáo viên được phân công giảng dạy lớp 3, ba năm liên tục :2004-2005; 2005-2006 ; 2006-2007 tại trường tiểu học Kì Tân 2. phân hiệu Diễn Nam . ngay từ đầu tôi hết sức lo lắng ,ngày đêm trăn trở trước công việc lớn lao và trách nhiệm nặng nề này .Nỗi băn khoăn của bản thân đó là :Gọi là trường ngoài song lại là học sinh Diễn N am một vùng gần thị trấn nhưng học sinh ở đây còn rất nhiều mặt hạn chế . Nhiều em gia đình còn gặp nhiều khó khăn , gia đình đông con bố mẹ văn hoá còn thấp .Ngoài học ở lớp về nhà còn phải chăn trâu , bò…nên dẫn đến việc học hành của các em chưa được đầy đủ ,đòi hỏi người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao. Qua 5 năm thay sách vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của việc đổi mới chương trình sách giáo khoa hiện nay . Sự chuyển biến trong phương pháp giảng dạy của giáo viên đã mang lại hiệu quả cao trong các giờ dạy .Đã phát huy được tính tích cực, Chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học . Bản thân qua 3 năm dạy lớp 3 đã đúc rút được một vài kinh nghiệm nhỏ về dạy môn : Tập Làm Văn lớp 3 – Dạng đề “ Nghe kể lại câu chuyện “ giúp học sinh vui trong học tập và hoạt động tích cực hơn trong giờ học này . 2/ Vấn đề cần quan tâm : Như chúng ta đã biết muốn học tốt môn Tập Làm Văn và là văn “ Nghe kể lại câu chuyện “ thì trước hết học sinh phải có kỉ năng nghe , đọc, nói , viết thành thạo ,để phục vụ tốt cho việc học tập và giao tiếp . chính vì vậy ở lớp 1,2 học sinh phải đọc thông viết thạo thì lên lớp 3 mối tiếp thu được những kiến thức mối này . Các em chưa đọc được thì không thể hiểu được nội dung câu chuyện nói gì? và không thể kể lại được câu chuyện . chính vì thế trong các giờ học đặc biệt là giờ tập đọc cái tối thiểu nhất ở các em cần đạt đó là đọc trôi chảy , diễn cảm ,hiểu nội dung bài . II.NGUYÊN NHÂN: 1/ Mặc dầu được sự truyền thụ của giáo viên và sự quan tâm của nhà trường nhưng sự tiếp nhận tri thức của các em hoàn toàn khác nhau . nhất là đối với chương trình đổi mới này . học sinh vùng Thanh Tân , Thị Trấn chỉ cách vùng Diễn Nam một con sông nhưng đời sống dân trí cao hơn nên học sinh tiếp thu được nhiều cái hay ,cái mới trong các phương tiện thông tin đại chúng . Các nghi thức xã giao hàng ngày :Chào hỏi ,tự giới thiệu về mình , về gia đình mình , cảm ơn xin lỗi .v.v.đối với các em là dễ dàng và đơn giản vì các tình huóng này các em thường được gặp trong giao tiếp gia đình , được sự bày vẽ của cha mẹ , ông bà.v.v. hoặc cái thực tế nhất là các em được nhận và gọi điện thoại thành thạo nên việc tiếp thu tri thức mới này có nhiều thuận lợi . 2/ Do đời sống một số gia đình gặp nhiều khó khăn , coi sự giúp đỡ việc nhà là hơn việc học hành .những em học yếu nhà trường mở các lớp phụ đạo , dạy tăng buổi nhưng bố mẹ không tạo điều kiện để các em tham gia đầy đủ , cộng vào đó là đồ dùng học tập của các em( sách, vở…) còn thiếu. sự quan tâm của một số bậc phụ huynh chưa có còn phó thác cho nhà trường được chăng hay chớ . đẫn đếm sự học tập của các em hạn chế rất nhiều . 3/ Do giáo viên chúng ta chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học hoặc còn lúng túng trong khi sử dụng phương pháp dạy học mới này . trong các tiết dạy còn rập khuôn , chưa phát huy được tính tích cực , chủ động , sáng tạo của học sinh, dẫn đến học sinh nhàm chán không có hứng thú học tập. Vậy làm thế nào để học sinh học tốt môn tập làm văn lớp 3 mà cụ thể là giờ tập làm văn “ Nghe kể lại câu chuyện “ tôi có một số phương án sau : III. GIảI PHáP : A-Giải pháp thứ nhất : Về phía nhà trường , cũng như giáo viên giảng dạy lớp 1,2,3 phải có trách nhiệm cao trong giảng dạy để mỗi học sinh đều phải được đọc thông viết thạo . Tạo tiền đề vững chắc cho học sinh tiếp cận kiến thức mới này . B- Giải pháp thứ hai: Giáo viên trong tổ thay sách 1,2,3 luôn thăm lớp dự giờ , sinh hoạt chuyên môn vào hàng tuần để thống nhất phương pháp giảng dạy cho từng phân môn . Trong tuần có thể dạy một số môn khó , bàI khó trong chương trình để đi đến thống nhất phương pháp giảng dạy .coi buổi sinh hoat chuyên môn hàng tuần là 1 chuyên đề nhỏ để học tập lẫn nhau . C- Giải pháp thứ 3: Tìm ra phương án dạy học thích hợp cho từng bài .Như chúng ta đã biết dạng đề bài “ Nghe kể lại câu chuyện “ chiếm tỉ lệ khá lớn trong chương trình tập lăn lớp 3 . Ngữ liệu học tập của dạng đề này phần lớn là các chuyện vui ngắn. Trong sách giáo khoa hầu hết các tiết dạy này được triển khai theo cùng 1 phương án đó là : -Giáo viên kể câu chuyện 2, 3 lần -Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi ý, chi tiết để học sinh là điểm tựa nhớ lại nội dung câu chuyện - Một vài học sinh kể lại câu chuyện . - Học sinh kể theo nhóm - Đại diện vài nhóm học sinh kể lại trước lớp . Song để hoạt động của tiết học dạng đề “ Nghe kể lại câu chuyện “ đa dạng hơn có như vậy học sinh vui và tích cực kể lại câu chuỵện dể hơn giáo viên có thể lựa chọn một số phương án sau, sao cho phù hợp với đối tượng học sinh , bài dạy, vùng , miền, địa phương để kích thích học sinh vui mà học và hoạt động tích cực hơn trong giờ Tập Làm Văn “ Nghe kể lại chuyện “  PHƯƠNG áN 1: -Giáo viên cho học sinh xem tranh và đoán nội dung câu chuyện . Giáo viên ghi vài điều cơ bản(nhân vật một vài sự kiện )mà học sinh đoán được lên bảng (làm việc toàn lớp). Ví dụ :Trong bài tập làm văn -Tuần 7 –lớp 3 .Nghe kể lại chuyện “Không nỡ nhìn” -Giáo viên cho học sinh xem bức tranh -Bức tranh nói lên điều gì? Học sinh có thể trả lời +Anh thanh niên ngồi trên ghế ôm lấy mặt chắc là đau bụng +Anh ta say xe hay đau đầu +Anh ta xấu hổ không giám nhìn mấy cụ già đang đứng xung quang mình -Nhân vật trong tranh là những ai ? +Anh thanh niên ,một cụ già ngồi cạnh anh,3,4 cụ già nữa và một phụ nữ đứng cạnh anh Học sinh nghe giáo viên kể chuyện 2 lần -Học sinh đối chiếu giữa nội dung truyện vừa được nghe với nội dung mình đoán để điều chỉnh những điều đã được ghi trên bảng (học sinh làm việc theo cặp) Học sinh trao đổi về 1 vài điều thú vị trong truyện hay ý nghĩa của truyện (làm việc theo nhóm) ? Em có nhận xét gì về anh thanh niên ?anh thanh niên buồn cười ở chỗ nào Học sinh kể lại chuyện theo cặp hoặc nhóm Đại diện vài nhóm học sinh kể lại trước lớp Giáo viên và cả lớp nhận xét PHƯƠNG áN 2: -Giáo viên kể phần đầu câu chuyện ,sau đó đặt câu hỏi đề nghị học sinh đoán sự việc gì có thể xảy ra tiếp theo VD:Nghe kể lại câu chuyện “ Dại gì mà đổi” Tuần 4.Tiếng việt lớp 3 +Giáo viên kể :Có một cậu bé 4 tuổi rất nghịch ngợm .Một hôm mẹ cậu doạ sẽ đuổi cậu đi để lấy một đứa trẻ ngoan về nuôi ? Liệu rồi mẹ cậu có đổi được không ?Vì sao? +Giáo viên ghi một vài ý kiến của học sinh đoán được lên bảng 1)Mẹ không đổi được vì mẹ thương con 2)Mẹ không đổi được vì cậu bé không chịu 3)Mẹ không đổi được vì chẳng ai muốn đổi một đứa trẻ ngoan lấy một đứa trẻ nghịch ngợm - Học sinh nghe giáo viên kể tiếp rồi trao đổi đối chiếu điều nghe được với điều đã đoán để điều chỉnh phần được ghi ở trên bảng . - Giáo kể 2 lần :Nêu câu hỏi gợi ý ? Vì sao mẹ doạ đuổi cậu bé ? Cậu bé trả lời mẹ như thế nào ? Vì sao cậu bé nghĩ vậy Học sinh trao đổi về ý nghĩa hoặc 1 vài chi tiết thú vị trong truyện ?Truyện buốn cưối ở điển nào . -Học sinh kể lại theo cặp (nhóm đôi) -Đại diện nhóm kể trước lớp. -Giáo viên và cả lớp nhận xét PHƯƠNG áN 3: -Giáo viên đưa ra một loạt các dữ kiện không theo trình tự của câu chuyện đề nghi học sinh sắp xếp lại theo một trật tự mà các em nghĩ là hợp lý.Các sự kiện này (nếu có thể ) được thể hiện bằng tranh là tốt nhất .(giáo viên gắn các bức tranh đó lên bảng )học sinh sắp xếp theo ý nghĩ của mình . VD:Trong bài nghe kể lại chuyện “Bài tập làm văn”Tuần 6,tiếng việt lớp 3.Các em đã được học ở bài tập đọc . + Giáo viên đưa ra 4 bức tranh ở trong sách giáo khoa . + Cho 3 nhóm lần lượt lên sắp xếp các bức tranh theo nội dung câu chuyện – giáo viên có thể ghi số thứ tự bằng số (1,2,3,4)vào mỗi bức tranh để học sinh theo dõi . + Học sinh sắp xếp có thể là : 1,2,3,4 ; 3,2,4,1 ; 4,3,2,1 . -Học sinh nghe giáo viên kể chuyện vừa nghe vừa nhìn chuỗi tranh đã sắp xếp trên bảng lớp để đối chiếu. - Học sinh trao đổi nhóm và thống nhất diễn biến câu chuyện đúng nhất . - Học sinh dựa vào diễn biến câu chuyện ở tranh kể theo đoạn hay theo vai(làm việc theo nhóm). - Đặt học sinh vào một tình huống cụ thể của một nhân vật nào đó trong tryuện và đề nghị các em kể lại truyện hay thể hiện các xử lý. PHƯƠNG áN 4: - Giáo viên kể truyện vui lần 1 , học sinh cười thì hỏi vì sao các em lại cười . - Giáo viên đưa ra một số phương án giải thích lý do gây cười dưới dạng các thẻ từ và cho học sinh lựa chọn , sau đó trình bày ý kiến của mình . VD: Trong bài tập làm văn nghe kể lại câu chuyện “Giấu cày”Tuần 15 – tiếng việt lớp 3 + Giáo viên hỏi : Chuyện này có gì đáng cười . + Giáo viên đưa ra các phương án giải thích , cho học sinh dùng thẻ lựa chọn . Khi đáng nói nhỏ thì lại nói to Khi đáng nói to thì lại nói nhỏ Giấu cày phải bí mật thì lại hét toáng lên để kẻ trộm biết Mất cày thì phải kêu to cho mọi người biết thì lại nói thầm Mất cày ghé tai vợ thì thào………… Giáo viên kể truyện lần 2. . Hoàn thành tóm tắt diễn biến câu chuyện (phiếu bài tập) Học sinh dựa vào tóm tắt diễn biến câu chuyện để kể lại theo đoạn hay theo vai(làm việc theo cặp hay theo nhóm) Học sinh sáng tác tiếp câu chuyện nếu như truyện có kết thúc mở Để học sinh tìm và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .Giáo viên có thể đưa ra nhiều phương án lựa chọn khác nhau dưới dạng thẻ từ .Cho học sinh lựa chọn giải thích PHƯƠNG áN 5: Giáo viên kể 1 lần và đề nghị học sinh cho biết có mấy nhân vật trong truyện .Giáo viên phác hoạ hình những nhân vật ấy lên bảng (nếu không phác hoạ được thì vẽ một ô tròn trên đó và ghi tên nhân vật) VD: Nghe kể lại truyện “ Người bán quạt may mắn “ Tiếng việt lớp 3 ,tuần 24 ? Truyện có bao nhiêu nhân vật (2 nhân vật) ? Đó là những nhân vật nào (Vương Hi Chi – bà già ) vương hi chi Bà già Học sinh nghe giáo viên kể 2 lần rồi viết xung quanh nhân vật một số cụm từ thể hiện hành động hay suy nghĩ của nhân vật (xây dựng mạng lưới câu chuyện ).Nếu học sinh có khó khăn thì giáo viên đặt một số câu hỏi gợi ý. ? Ông Vương Hi Chi là người thế nào ? ? Bà già ngủ thiếp đi ông đã làm gì ? Ông viết chữ vào quạt làm gì ? Tỉnh dậy bà già có thái độ ra sao? ? Ông có thái độ gì ? Vì sao mọi người đua nhau mua quạt ? ? Bà già nghĩ gì Viết chữ đẹp Chỉ cười Quạt ế Tức giận Vương Hi Chi Bà già Viết chữ, đề thơ Giúp người nghèo Ngủ thiếp Đã có tiên giúp Học sinh trao đổi điều chỉnh mạng lưới câu chuyện theo lớp .Một vài học sinh nhìn mạng câu chuyện kể lại trước lớp làm mẫu. Học sinh dựa vào mạng câu chuyện để kể lại truyện theo cặp hay nhóm . Cho học sinh chọn chi tiết hay nhân vật mình thích hoặc không thích rồi tô màu nó và giải thích vì sao thích hoặc không thích D.Giải pháp thứ tư Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi rút ra một số điểm cần lưu ý trong dạy học môn tập làm văn dạng đề “Nghe kể lại chuyện “ đó là: -Trong giờ tập đọc nhất là tập đọc kể chuyện giáo viên phải cho học sinh đọc trôi chảy hiểu nội dung câu chuyện -Gìơ kể chuyện chỉ có 15-20 phút nhưng giáo viên cố gắng cho tất cả mọi học sinh đều được kể lại chuyện ,dù là một đoạn .Bằng cách hoạt động nhóm ,mỗi bạn trong nhóm đều được kể lại chuyện tránh tình trạng chỉ những em mạnh dạn ,kể lưu loát thì mới được kể . -Muốn giờ kể chuyện hấp dẫn ,lôi cuốn sự hứng thú học tập của học sinh nên tổ chức cho học sinh sắm vai ,tổ chức thi giữa các tổ nhóm . -Điều không kém phần quan trọng là lòng nhiệt tình, tận tuỵ với học sinh ,gần gũi giúp đỡ những em có hoàn cảnh khó khăn ,tạo điều kiện cho các em có đầy đủ sách vở.Thường xuyên động viên khích lệ học sinh trong học tập ,phải tạo được không khí “Học mà chơi,chơi mà học “ có như vậy học sinh mới tiếp thu bài tốt hơn . E – KếT QUả Qua 3 năm trực tiếp giảng dạy lớp 3 bản thân đã áp dụng các phương án giảng trên vào bộ môn tập làm văn dạng đề “Nghe kể lại câu chuyện “ Kết quả cho thấy : - 70% học sinh kể lại được toàn bộ câu chuyện trôi chảy rõ ràng , có cử chỉ điệu bộ phù hợp với câu chuyện - 25% kể lại được câu chuyện - 5% kể được song cần sự giúp đỡ của cô giáo , bạn bè. Đó là một thành công lớn song điều quan trọng ở đây là đến giờ học tập làm văn –dạng đề “Nghe kể lại câu chuyện “học sinh rất hứng thú học tập ,em nào cũng muốn được bộc lộ tài năng kể chuyện của mình cho cả lớp nghe ,ngay cả những em rụt rè chưa mạnh dạn nói trước đông người vẫn xung phong kể lại câu chuyện và hầu như không có sự cách biệt giữa em khá và yếu trong giờ học này . Như vậy đổi mới phương pháp dạy học trong môn tập làm văn dạng đề “Nghe kể lại câu chuyện “ đã tạo hứng thú cho các en học tập thực hiện được phương châm giáo dục của cấp tiểu học “học mà chơi , chơi mà học “từ đó học sinh tiếp thu bài nhanh nhất . Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi dã đúc rút ra qua 3 năm giảng dạy lớp 3 .Tôi mạnh dạn nói ra những kinh nghiệm đó mong bạn bè đồng nghiệp góp ý bổ sung để tôi có thêm kinh nghiệm và phương pháp dạy học tốt hơn phục vụ cho nghề nghiệp của mình và đem lại hiệu quả cao trong các giờ dạy. Tôi xin cảm ơn ! Tân kỳ, ngày 10/ 03/2007 Người viết: Nguyễn Thị Đào

File đính kèm:

  • docSKKN lop 3.doc
Giáo án liên quan