Đề tài Vận dụng đổi mới phương pháp thực nghiệm trong bài hiện tượng cảm ứng điện từ Vật lý lớp 9

Trong giai đoạn hiện nay khi đất nước ngày một đi lên trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi tất cả các ngành các cấp phải cố gắng nỗ lực vươn lên để đạt được kết quả cao. Trong bối cảnh đó nhiệm vụ của giáo dục đào tạo của người giáo viên là vô cùng quan trọng, giáo dục và phát triển, những con người trài năng toàn diện có tầm cao trí tuệ để đáp ứng yêu cầu chung của đất nước. Để làm được điều đó thì việc giáo dục không thể dừng lại bằng phương pháp giáo dục “thầy giảng trò nghe. Thầy hướng dẫn trò thực hiện” theo như trước đây nữa mà phải tích cực cải tiến phương pháp giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu cung của mục tiêu giáo dục “lấy học sinh làm trung tâm”.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng đổi mới phương pháp thực nghiệm trong bài hiện tượng cảm ứng điện từ Vật lý lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sáng kiến kinh nghiệm đề tài: vận dụng đổi mới phương pháp thực nghiệm trong bài hiện tượng cảm ứng điện từ. Vật lý lớp 9 --------–&—-------- Phần I: mở đầu I. Đặt vấn đề. Trong giai đoạn hiện nay khi đất nước ngày một đi lên trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi tất cả các ngành các cấp phải cố gắng nỗ lực vươn lên để đạt được kết quả cao. Trong bối cảnh đó nhiệm vụ của giáo dục đào tạo của người giáo viên là vô cùng quan trọng, giáo dục và phát triển, những con người trài năng toàn diện có tầm cao trí tuệ để đáp ứng yêu cầu chung của đất nước. Để làm được điều đó thì việc giáo dục không thể dừng lại bằng phương pháp giáo dục “thầy giảng trò nghe. Thầy hướng dẫn trò thực hiện” theo như trước đây nữa mà phải tích cực cải tiến phương pháp giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu cung của mục tiêu giáo dục “lấy học sinh làm trung tâm”. II. Lý do chọn đề tài. 1. Cơ sở lý luận. Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm con đường hình thành kiến thức vật lý nhiều khi thực hiện qua các thí nghiệm. Thí nghiệm vật lý không thể thiếu được trong hoạt động nhận thức của học sinh nó là phương tiện nhận thức, là nguồn chi thức. Thí nghiệm vật lý là phương tiện trực quan có hiệu quả giúp học sinh dẽ hiệu hơn các hiện tượng vật lý xảy ra... Thí nghiệm vật lý đã làm cho các kiến thức vật lý gắn liền với thực tiễn sản xuất và đời sống học sinh hiện nay cũng như sau này. Bài “Hiện tượng cảm ứng điện từ” của vật lý lớp 9 là bài vật lý thực nghiệm. Như vậy phương pháp thực nghiệm không chỉ là làm thí nghiệm đơn thuần, không phải là sự quy nạp đơn giản mà là sự phân tích sâu sắc các sự kiện thực nghiệm và lý thuyết là cả một quá trình tìm tòi ý tưởng từ lúc ban đầu đến kết luận cuối cùng. 2. Cơ sở thực tiễn. Qua thực tế giảng dạy môn vật lý lớp 9 nói chung và bài Hiện tượng cảm ứng điện từ nói riêng, việc dạy học vẫn còn ảnh hưởng rất nhiều của phương pháp day học “truyền thống” mặc dù phương pháp học tích cực “lấy học sinh làm trung tâm” đã được đưa vào áp dụng giảng dạy từ nhiều năm nay nhưng chưa đạt hiệu quả tối ưu, chưa phát huy hết ưu thế, phương pháp dạy học vật lý mới chỉ dừng lại ở việc giáo viên hướng dẫn hoạ sinh, tổ chức học sinh làm thí nghiệm và rút ra kết luận nhận xét theo định hướng nhất định. Với phương pháp học này học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, ghi nhớ nhắc lại dập khuôn, lối dạy này có thể tạo ra những con người có thể bắt chước được nhưng khi học sinh phải hoạt động để giải quyết những tình huống trong thực tiễn thì rất lúng túng. Vì vậy: Để đạt được mục đích mới trong dạy học môn vật lý thí nghiệm lớp 9 bài hiện tượng cảm ứng điện từ thì việc dạy phải được thông qua các hoạt động của bản thân học sinh. Học sinh phải được tìm tòi, nghiên cứu và được thực nghiệm để khám phá những kiến thức mới, học sinh phải được xem, phải được làmg thí nghiệm qua đó nhằm tạo niềm tin cho học sinh trong học tập bộ môn... Vậy phải dạy như thế nào, áp dụng phương pháp mới như thế nào để vận dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lý lớp 9 nói chung và bài hiện tượng cảm ứng điện từ nói riêng như thế nào để học sinh đạt được những kết quả cao như mong muốn đó là vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên chúng ta. Vì vậy tôi đã chọn nghiên cứu đề tài này. III. Mục đích nghiên cứu. Từ thực tế giảng dạy môn vật lý 9 nói chung bài hiện tượng cảm ứng điện từ nói riêng theo phương pháp thực nghiệm nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy tốt nhất vận dụng vào bài giảng để nâng cao chất lượng dạy học môn vật lý lớp 9. IV. Nội dung nghiên cứu. Nghiên cứu đổi mới phương pháp thực nghiệm thí nghiệm trong dạy học vật lý 9. Bài hiện tượng cảm ứng điện từ sao cho phù hợp với nội dung chương trình ngày một đổi mới nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. V. Đối tượng nghiên cứu. Ngiên cứu trên đối tượng là học sinh lớp 9, tại đơn vị công tác. Phần II: Nội dung và phương pháp tiến hành I. Thực trạng về đối tượng nghiên cứu. * Điểm mạnh: Về đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình giảng dạy đặc biệt được sự quan tâm của bộ giáo dục, sở giáo dục, phòng giáo dục, đầu tư trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất, hơn nữa là được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường thường xuyên tổ chức các đợt hội thảo chuyên môn, thăm lớp dự giờ đóng góp ý kiến cho tiết dạy. * Điểm yếu: Phần lớn các em học tập theo kiểu đối phó qua loa, việc ghi nhớ kiến thức chưa sâu, việc chuẩn bị bài mới còn chưa chu đáo, chưa chịu khó nghiên cứu, suy nghĩ tìm tòi trong học tập chất lượng dạy và học chưa cao, hơn nữa đa số các em con nhà nông thôn, gia đình khó khăn, địa bàn vừa thoát khỏi vùng III, gia đình lại không quan tâm đến việc học của các em, sách, vở tài liệu phục vụ cho môn học còn thiếu thốn nhiều. * Nguyên nhân: Do chưa phát huy tối đa khả năng dạy và họcc của cả thầy và trò, bên cạnh đó vẫn còn một số lý do khác nữa như: Chất lượng trang thiết bị chưa đảm bảo, thiếu chính xác, ảnh hưởng đến việc dạy và học. II. Nội dung và phương pháp tiến hành. Qua thực tế giảng dạy để dạy tốt môn vật lý 9 nói chung và bài hiện tượng cảm ứng điện từ nói riêng không phải chỉ là thầy giảng trò nghe ghi chép học thuộc lòng, thầy làm thí nghiệm trò quan sát ghi nhận kết quả mà phải làm cho học là quá trình tự giác tích cực chiếm lĩnh tri thức cơ bản trên cơ sở tìm tòi suy nghĩ so sánh tổng hợp các sự vật hiện tượng, mối liên hệ giữa chúng. Còn dạy học phải là sự điều khiển hướng dẫn học sinh tìm tòi phát hiện tri thức qua đó hình thành kĩ năng và phát triển tư duy cao hơn. Phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lý 9 bài hiện tượng cảm ứng điện từ là phương pháp hạot động sáng tạo, rèn luyện cho học sinh phương pháp thực nghiệm là rèn cho học sinh hoạt động tìm tòi sáng tạo trong học tập, rèn cho học sinh hoạt động theo các giai đoạn. Làm xuất hiện vấn đề, xây dựng dự đoán suy luận và rút ra hệ quả, đề xuất và thực hiện một phương án thí nghiệm kiểm tra khả thi hợp thức hoá kết quả nghiên cứu ứng dụng kiến thức. Trong khi thực hiện tuỳ từng đối tượng học sinh trong lớp mà đưa ra mức độ yêu cầu về nội dung kĩ thuật tổ chức dạy trong mỗi giai đoạn khác nhau mà giáo viên có thể lựa chọn các phương pháp dạy học, hệ thống câu hỏi gợi mở khác nhau để vận dụng cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để dạy và học được như trên thì việc phải chuẩn bị là rất quan trọng. + Với học sinh phải chuẩn bị thật kĩ bài ở nhà, học bài cũ, đọc bài mới tìm hiểu những kiến thức liên quan, đọc để hiểu những nội dung yêu cầu của bài mới, chuẩn bị đầy đủ những thiết bị cần thiết cho thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên với tinh thần tự giác, tích cực nhiệt tình. + Với giáo viên thì việc chuẩn bị bài càng phải kĩ hơn ngoài việc soạn bài cần phải tìm đọc thêm tài liệu có liên quan đến kiến thức bài học, những lưu ý khi giải quyết các vấn đề cần nghiên cứu, chuẩn bị kĩ những thiết bị dạy học, phục vụ cho phần thực hành, giáo viên làm trước các thí nghiệm để tìm ra phương án thực hành dẫn tới thành công nhất lường trước các tình huống có thể xảy ra làm ảnh hưởng tới kất quả thí nghiệm. Qua đó đề ra những yêu cầu đối với học sinh khi thực hiện các thao tác thí nghiệm. Hơn nữa muốn giảng dạy đạt hiệu quả cao, giáo viên phải tìm tòi sáng tạo phương pháp dạy học ở từng phần, từng ý. Với ý này có thể đạt câu hỏi như thế nào để khái quát nhất kích thích tư duy tới trí tuệ học sinh, đẻ học sinh hứng thú say mê tích cực tìm tòi phát hiện phương án trả lời hay nhất. Từ đó biết cách khái quát đối chiếu so sánh, kiểm tra rút ra bài học như thế nào cho phù hợp để học sinh tích cực hoạt động nghên cứu sáng tạo trong thực nghiệm. Chuẩn bị bài kĩ giáo viên làm chủ kiến thức thì sẽ chủ động khi lên lớp, thầy và trò cùng làm việc tích cực, như vậy giờ dạy đạt hiệu quả như mong muốn. Ví dụ minh hoạ: Đoạn thí nghiệm dạy bài “Hiện tượng cảm ứng điện từ” vấn đề: Có những cách nào làm xuất hiện dòng điện trong vòng dây dẫn kín. Thí nghiệm 1: Dùng nam châm vĩnh cửu. Dịch chuyển nam châm lại gần cuộn dây ra xa cuộn dây hoặc đưa cuộn dây lại gần ra xa nam châm. Làm thí nghiệm quan sát và cho nhận xét. Hs: Đèn LED sáng trong cuộn dây có dòng điện. Gv: Nguyên nhân làm xuất hiện dòng điện trong vòng dây là gì ? Hs: Sự thay đổi vị trí tương đối giữa nam châm và cuộn dây. Gv: Hệ quả rút ra từ kết luận đó ? Hs: Với mọi nam châm, cứ thay đổi vị trí tương đối giữa nó với cuộn dây thì trong cuộn dây có dòng điện cảm ứng. Còn không có sự thay đổi vị trí tương đối giữa chúng thì không có dòng điện cảm ứng. Gv: Ta cần phải bố trí thí nghiệm như thế nào để kiểm tra hệ quả đó ? Thí nghiệm 2: Dùng nam châm điện, đặt cố định nam châm điện so với cuộn dây, đóng ngắt khoá K. Gv: Hãy làm thí nghiệm quan sát và cho biết kết luận ? Hs: Đèn LED sáng, trong cuộn dây có dòng điện. Gv: Vậy nguyên nhân có dòng điện cảm ứng là gì ? Hs: Có dòng điện cảm ứng trogn thời gian dòng điện của nam châm điện biến thiên. III. Kết quả và bài học kinh nghiệm. 1. Kết quả. Khi áp dụng các phương pháp gợi mở vào giảng dạy môn vật lý 9 bài hiện tượng cảm ứng điện từ đặc biệt là các kiến thức, kết luận được suy ra từ các thí nghiệm vật lý. Tôi thấy học sinh rất hứng thú trong học tập, sự tiếp thu kiến thức sâu hơn, ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Biết vận dụng kiến thức vào việc giải các bài tập và giải thích một số hiện tượng vật lý trong thực tế liên quan đến kiến thức đó. Cụ thể qua thực tế giảng dạy tại trường cho thấy trong năm 2005 – 2006 việc thực hiện thí nghiệm của học sinh còn lúng túng. Về giáo viên chưa linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động trên lớp nên chất lượng giảng dạy chưa cao, mới chỉ đạt 50 đ 60% từ trung bình trở lên (môn vật lý 9) Năm học 2007 – 2008 áp dụng phương pháp này chất lượng được nâng lên đạt 75 đ 85% từ trung bình trở lên (học sinh lớp 9) 2. Bài học kinh nghiệm. Để vận dụng linh hoạt sáng tạo phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lý đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên chuẩn bị và sử dụng các thiết bị dạy học trong các bài dạy vật lý. Tích cực nghiên cứu tìm hiểu thêm các kiến thức, tài liệu tham khảo phục vụ cho giờ dạy từ ngoài sách giáo khoa nhưng có liên quan đến bài học để cho bài giảng sinh động hơn. Phần III: Kết luận và kiến nghị I. Kết luận Việc sử dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lý lớp 9 bài hiện tượng cảm ứng điện từ là một phương pháp học tập cho học sinh tư duy tìm tòi sáng tạo, tổng hợp trong học tập. Nó phải được kết hợp chặt chẽ với các phương pháp dạy học khác, phải đảm bảo những yêu cầu về mặt sư phạm. Sử dụng thiết bị dạy học trong thí nghiệm thực hành phải đảm bảo an toàn, không chiếm nhiều thời gian, không làm mất sự tập chung của học sinh vào nội dungbài giảng. Với nội dung bài học có cách dạy riêng tuỳ theo đặc thù nội dung mỗi bài mặc dù phương pháp dạy cso những nét giống nhau song vấn đề đặt ra cho ngời giáo viên là: Với những phương pháp dạy học phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế bài dạy như thế nào cho tôt nhất để học sinh tiếp thu bài tốt nhất. II. Kiến nghị Để thực hiện tốt việc dạy học môn vật lý theo phương pháp thực nghiệm trong vật lý lớp 9 hiện nay cần phải có đầy đủ trang thiết bị dạy học, tư liệu tham khảo, phòng thí nghiệm với đặc thù riêng của bộ môn. Vì vậy tôi cũng xin đề nghị với các cấp lãnh đạo như sau: + Bộ giáo dục, sở giáo dục, phòng giáo dục cần chu cấp đầy đủ trang thiết bị dạy học, trang thiết bị chuẩn chính xác. Tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm sử dụng thiết bị thí nghiệm. + Đối với ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên đề về thực hành thí nghiệm đề giúp giáo viên có những kinh nghiệm trong giảng dạy. + Đối với giáo viên cần làm hết trách nhiệm của người thầy với học sinh “tất cả vài học sinh thân yêu”. Hà Giang, ngày 20 tháng 12 năm 2008 Người viết Nguyễn Thị Vân

File đính kèm:

  • docSKKN LI 9.doc