Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2011-2012 môn: Ngữ Văn

Câu 1: (2 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 13 đến 15 câu) nêu cảm nhận của em sau khi đọc phần trích sau:

"Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.

. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác."

(Mùa xuân của tôi - Trích: "Thương nhớ mười hai" - Vũ Bằng)

 

doc53 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4388 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2011-2012 môn: Ngữ Văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2011-2012 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 150 phút  Đề thi này gồm 01 trang Câu 1: (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 13 đến 15 câu) nêu cảm nhận của em sau khi đọc phần trích sau: "Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng... .... Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác." (Mùa xuân của tôi - Trích: "Thương nhớ mười hai" - Vũ Bằng) Câu 2: (3 điểm) Suy nghĩ của em từ ý nghĩa câu chuyện sau: Diễn giả Le-o Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một em bé bốn tuổi. Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em bé hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: "Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc." (Theo "Phép màu nhiệm của đời" - NXB Trẻ, 2005) Câu 3: (5 điểm) Thơ văn hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, ngoài hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc còn mang nhịp thở của con người lao động mới. Bằng những hiểu biết về văn học giai đoạn này, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9  Năm học: 2011-2012 (HDC này gồm 3 trang) Câu 1: (2 điểm) A- Yêu cầu: I/ Về kĩ năng:  - HS trình bày cảm nhận bằng đoạn văn từ 13 đến 15 câu. - Diễn đạt rõ ràng, trong sáng, văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. II/ Về kiến thức:  HS có thể có những phát hiện, cảm thụ riêng nhưng cần làm rõ một số ý cơ bản sau: 1. Nội dung: Hai đoạn văn là những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của Vũ Bằng về mùa xuân thiên nhiên trong sáng, tràn đầy hương vị và sức sống của đất trời xứ Bắc. - Đoạn 1: Tác giả gợi tả những nét đẹp của thiên nhiên đất trời lúc vào xuân ở Miền Bắc nước ta. Đó là vẻ đẹp của tiết trời mùa xuân có khí lạnh của "mưa riêu riêu, gió lành lạnh", có âm thanh của vạn vật và cuộc sống con người: "tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, câu hát huê tình...". Không khí mùa xuân như đang tràn ngập khắp đất trời miền Bắc.  - Đoạn 2: Nhà văn tập trung miêu tả nét riêng của thiên nhiên, của không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng. Đó là những phát hiện và cảm nhận vẻ đẹp đất trời vào xuân với sự hồi sinh của vạn vật, cỏ cây trổ lộc, đơm hoa kết trái: "Đào hơi phai nhưng nhuỵ còn phong, cỏ không mướt xanh nhưng nức mùi hương man mác...". Thiên nhiên không sôi động, rực rỡ mà như đang cựa mình, đang tích tụ sức sống mùa xuân để tiếp nối cuộc tuần hoàn kì diệu trong đời sống con người và cảnh vật. Vẻ đẹp mùa xuân khiến lòng người không ghìm được xúc động phải thốt lên: "Đẹp quá đi, mùa xuân ơi...Tôi yêu mùa xuân nhất là...". Đó là tình yêu mến, say đắm "rạo rực niềm vui sáng sủa" khi xuân về. Đó cũng là tình yêu cuộc sống, yêu con người, khát khao gắn bó với quê hương, với thiên nhiên đất Bắc của tác giả. 2. Nghệ thuật:  - Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, tràn đầy cảm xúc. - Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu. - Nghệ thuật so sánh mới lạ, độc đáo; những câu văn dài...góp phần làm rõ vẻ đẹp của mùa xuân miền Bắc, khơi dậy tình yêu thiên nhiên, lòng thương nhớ quê hương, lòng yêu Tổ quốc của nhà văn Vũ Bằng.  Câu 2: (3 điểm) A- Yêu cầu: II/ Về kiến thức:  1. Giải thích được nội dung cơ bản của câu chuyện: - Em bé đạt giải trong cuộc thi vì em là người biết quan tâm, chia sẻ nỗi đau với người khác. - Người được chia sẻ không đòi hỏi gì, chỉ cần một chỗ dựa trong lúc đau đớn cũng là quá đủ. - Cách em bé quan tâm đến người khác cũng rất "trẻ con": ngồi vào lòng người hàng xóm. Thế nhưng đó là cách chia sẻ hiệu quả nhất ngay trong tình huống ấy. 2. Chứng minh, bình luận về nội dung câu chuyện: - Trong cuộc sống, đôi khi con người gặp phải những mất mát, đau thương, cần có một mối đồng cảm từ những người xung quanh. (dẫn chứng) - Biết quan tâm, sẻ chia với người khác là một hành động đẹp. Nhưng cách thể hiện sự quan tâm đó như thế nào còn tuỳ thuộc ở mỗi người. (dẫn chứng)  3. Bài học cho bản thân. - Trong cuộc sống, có những bài học vô cùng quý giá mà ta học được từ những điều hết sức bất ngờ. Những em bé đôi khi cũng có những việc làm mà mọi người phải suy ngẫm.  - Thấu hiểu và chia sẻ với nỗi đau của người khác là mình đã làm được một việc ý nghĩa. - Sống đẹp sẽ nhận được cái đẹp từ cuộc sống. Câu 3: (5 điểm) A. Yêu cầu. II. Kiến thức: - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những cảm nhận riêng, miễn là phù hợp yêu cầu của đề. Với đề bài này cần đảm bảo những ý sau: 1. Giải thích nhận định: - Hiện thực của đất nước ta từ 1945 đến 1975 là hiện thực của những cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại và công cuộc xây dựng cuộc sống mới đi lên chủ nghĩa xã hội của. Hiện thực đó đã tạo nên cho dân tộc Việt Nam một vóc dáng nổi bật: vóc dáng người chiến sĩ luôn trong tư thế chủ động chiến đấu chống kẻ thù, vóc dáng của con người mới xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Hình ảnh người chiến sĩ và người lao động mới hoà quyện tạo nên vẻ đẹp của con người dân tộc Việt Nam. Và điều này đã làm nên hơi thở, sức sống của văn học thời kì 1945 - 1975. 2. Chứng minh. a. Hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc: họ là những con người ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi và nổi bật với lòng yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, với tình đồng đội cao cả, sắt son, tinh thần lạc quan... - Họ là những con người ở mọi tầng lớp, lứa tuổi như: người nông dân mặc áo lính (Đồng chí của Chính Hữu), những chàng trai trí thức vừa rời ghế nhà trường (Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật), những cô thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê), là em bé liên lạc (Lượm của Tố Hữu)... - Họ là những người lính, người chiến sĩ có lòng yêu nước sâu sắc, có ý chí quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. (dẫn chứng) - Hoàn cảnh sống chiến đấu đầy khó khăn, gian khổ song họ luôn có tinh thần lạc quan và tình đồng chí, đồng đội cao đẹp... (dẫn chứng)  b. Hình ảnh người lao động mới: họ xuất hiện với tư cách là những người làm chủ cuộc sống mới, họ lao động, cống hiến một cách hăng say, hào hứng, sẵn sàng hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình vì những lí tưởng cao cả và tương lai đất nước. - Người lao động trong "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy cận mang nhịp thở tươi vui, hăm hở, hoà mình cùng trời cao biển rộng: họ ra khơi với niềm hân hoan trong câu hát, với ước mơ trong công việc, với niềm vui thắng lợi trong lao động. Đó là những con người mang tầm vóc vũ trụ, hăm hở ra khơi bằng tất cả sức lực và trí tụê của mình.(Dẫn chứng). - "Lặng lẽ SaPa" của Nguyễn Thành Long mang nhịp thở của người lao động mới với phong cách sống đẹp, suy nghĩ đẹp, sống có lí tưởng, say mê, miệt mài trong công việc, quên mình vì cuộc sống chung, vô tư thầm lặng cống hiến hết mình cho đất nước. Cuộc sống của họ âm thầm, bình dị mà cao đẹp (Dẫn chứng) 3. Đánh giá, bình luận: Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 đã đáp ứng được những yêu cầu của lịch sử và thời đại. Ở ngoài tiền tuyến khói lửa là hình ảnh của những người lính dũng cảm, kiên cường. Nơi hậu phương là những người lao động bình dị mang nhịp thở của thời đại mới. Hình ảnh người chiến sĩ và người lao động đã kết tinh thành sức mạnh của con người và dân tộc Việt Nam thế kỉ XX. Các tác giả văn học thời kì này họ đồng thời vừa là nhà văn, nhà thơ, vừa là người lính, người chiến sĩ, người lao động cầm bút để ngợi ca về con người dân tộc Việt với niềm say mê và tự hào. Họ đã làm nên vẻ đẹp và sức sống mới cho văn học Việt Nam. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012 - 2013 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: N Môn thi: Ngữ Văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1 (6.0 điểm): Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều được Nguyễn Du khắc họa trong đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích". Câu 2 ( 4.0 điểm): Đọc kỹ câu chuyện sau: Cách đây hai năm, chàng thanh niên Ra-pha-en-đơ Rốt-sin, người được thừa hưởng một trong những gia tài kếch xù nhất thế giới, đã gục chết trên một vỉa hè ở Niu Ooc vì “chơi” bạch phiến(*) quá liều, năm đó Ra-pha-en mới 23 tuổi. Cái chết của chàng tỉ phú trẻ này đã làm không ít các bậc cha mẹ tỉ phú khác lo lắng: làm sao để con cái họ đừng hư đi vì số tài sản khổng lồ không do chính chúng tạo dựng. ( Báo Sài Gòn tiếp thị, số 15, 2002 - Theo Ngữ Văn 8, Tập Một) Ghi chú: (*) Bạch phiến: hê-rô-in - Theo Ngữ Văn 8, Tập Một Nếu được trao đổi với " các bậc cha mẹ tỉ phú" về vấn đề " làm sao để con cái họ đừng hư đi vì số tài sản khổng lồ không do chính chúng tạo dựng" bằng một bài văn thì em sẽ viết những gì? ......................................... hết .............................................................. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN ( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT: Câu 1 ( 6.0 điểm): I. Đáp án: Bài làm cần bảo đảm những yêu cầu sau: 1. Về kiến thức: Để trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích", thí sinh có thể sử dụng nhiều luận điểm, luận cứ khác nhau. Sau đây là một số gợi ý: - " Kiều ở lầu Ngưng Bích" là đoạn trích mà Nguyễn Du đã khắc họa rất thành công tâm trạng của Thúy Kiều trong một cảnh ngộ éo le (...). Từ tâm trạng của nhân vật, tác giả đã làm hiện rõ vẻ đẹp của nhân vật. - Vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều được khắc họa trong đoạn trích này là vẻ đẹp nội tâm. Đó là: + Vẻ đẹp của một tâm hồn nhạy cảm ( ý thức rõ cảnh ngộ của bản thân khi phải đối mặt với nỗi cô đơn tuyệt đối, nỗi đau khổ, bẽ bàng đến tận cùng và có biết bao ngổn ngang, chia xé trong lòng; ). + Vẻ đẹp của một tấm lòng thủy chung, son sắt đối với người yêu ( đau đáu với lời thề ước ngày nào, đau đớn khi ý thức rõ tấm lòng chung thủy của mình đối với chàng Kim...). + Vẻ đẹp của tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ ( xót xa, ân hận khi không được chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ...). - Đánh giá về vẻ đẹp của nhân vật: Thúy Kiều không chỉ đẹp ở ngoại hình mà dù ở trong cảnh ngộ nào Thúy Kiều cũng hiện lên với vẻ đẹp nội tâm rất đáng trân trọng. - Đánh giá thành công của Nguyễn Du về ngòi bút khắc họa vẻ đẹp nội tâm nhân vật Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích. - Đánh giá về tình cảm, thái độ của nhà thơ Nguyễn Du đối với Thúy Kiều: Thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc; trân trọng, ngưỡng mộ, ngợi ca vẻ đẹp nội tâm nhân vật... Câu 2 ( 4.0 điểm): I. Đáp án: Đây là một đề bài mang tính chất mở nên có sự đòi hỏi cao về tính sáng tạo của người làm bài. Thí sinh có thể có rất nhiều cách trình bày khác nhau miễn là giải quyết được yêu cầu mà đề bài đặt ra. Hướng dẫn chấm chỉ định hướng một số yêu cầu cơ bản như sau: 1. Về kiến thức: + Trên cơ sở nội dung và mối liên hệ của các sự việc và yêu cầu của đề, thí sinh cần xác định được nội dung bài trao đổi thực chất là một bài văn nghị luận. Vấn đề nghị luận là tập trung làm sáng tỏ nội dung " làm sao để con cái họ đừng hư đi vì số tài sản khổng lồ không do chính chúng tạo dựng". + Hệ thống luận điểm, luận cứ có thể rất phong phú và đa dạng miễn sao bám sát vấn đề nghi luận. Sau đây chỉ là một số gợi ý: - Chăm lo cho tương lai của con là trách nhiệm của bậc làm cha, làm mẹ. Mỗi người sẽ có một cách thức, một con đường đi khác nhau nhưng đều hướng con mình tới một tương lai tốt đẹp. - Phải hiểu rõ rằng việc lo cho tương lai con cái không chỉ đơn thuần là để lại nhiều tài sản mà quan trọng hơn là việc giúp cho con có tri thức, giáo dục cho con về cách sống, cách tạo dựng tương lai. - Khi có tài sản để lại cho con, phải giúp con hiểu được ý nghĩa của số tài sản mà bản thân đang được thừa hưởng và xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc phát huy vai trò của số tài sản đó trong quá trình tạo dựng tương lai. - Phải giúp con biết quý trọng đồng tiền, biết cách chi tiêu hợp lý và rèn lối sống lành mạnh... - Mở rộng vấn đề ( từ phạm vi gia đình đến phạm vi xã hội). - Tự rút ra phương châm hành động của bản thân. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN THANH CHƯƠNG KHỐI 9 VÒNG 2 – NĂM HỌC 2011 - 2012 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1 ( 3.0 điểm): Với đoạn văn sau: “ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.” ( Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) em hãy: a- Chỉ ra thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu đầu đoạn văn. b- Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong vế câu được gạch chân. c- Đánh giá về giá trị diễn đạt của các biện pháp nghệ thuật đã được chỉ ra ở ý b bằng một đoạn văn ngắn. Câu 2 ( 4.0 điểm): “ Cảnh ngày xuân” ( trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng. Câu 3 ( 3.0 điểm): Câu chuyện: Cậu bé và cây si già Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu: - Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ? - Cháu tên là Ngoan. - Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói: - Cảm ơn cây. - Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi. Cậu bé rùng mình, lắc đầu: - Đau lắm, cháu chịu thôi! - Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn? (Theo Trần Hồng Thắng) Khi nội dung câu chuyện được khép lại cũng chính là lúc một bài học làm người có ý nghĩa sâu sắc được mở ra. Em hãy viết một bài văn nghị luận về bài học đó. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9 Năm học 2011 – 2012 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN ( Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT: Câu 1: Chỉ ra được thành phần chủ ngữ và vị ngữ của câu đầu đoạn văn. Cụ thể: Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. CN1 VN1 CN2 VN2 =>1.0 điểm ( mỗi thành phần đúng cho 0.25 điểm). b) Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong vế câu: “ tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.”. Cụ thể: - Biện pháp điệp ngữ: Từ “ mà” được nhắc đi nhắc lại đến 3 lần => 0.5 điểm. - Biện pháp liệt kê: (mà ) cắn, (mà) nhai, (mà) nghiến => 0.5 điểm. c) Đánh giá được giá trị diễn đạt của các biện pháp nghệ thuật đã chỉ ra. Cụ thể: - Nhấn mạnh các hành động (diễn ra trong ý nghĩ) của nhân vật bé Hồng … - Tô đậm tâm trạng uất nghẹn, đau khổ của bé Hồng trước những cổ tục đã đày đoạ mẹ mình. - Góp phần khắc hoạ một cách sâu sắc tình yêu mãnh liệt của bé Hồng dành cho mẹ. Câu 2: I. Đáp án: Bài làm cần bảo đảm những yêu cầu sau: 1. Về kiến thức: Dựa vào kiến thức đã học về đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” để chứng minh đó là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng. Thí sinh có thể sử dụng hệ thống luận điểm một cách phong phú, linh hoạt miễn là làm sáng tỏ được vấn đề nghị luận mà đề bài đặt ra. Sau đây là một số gợi ý: - Bức tranh thiên nhiên mùa xuân được hiện lên với không gian thoáng đãng, hình ảnh tươi sáng, đầy màu sắc… với sự vận động nhẹ nhàng theo bước đi của thời gian và dự cảm được gợi lên từ khung cảnh thiên nhiên ấy… - Bức tranh lễ hội mùa xuân có sự xuất hiện của người (…), của vật (…). Đó là một khung cảnh rộn ràng, nhộn nhịp, sống động về cảnh lễ hội cũng như con người trong lễ hội du xuân. - Đánh giá về ngòi bút miêu tả, về tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Du được toát lên từ bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân. Câu 3: I. Đáp án: Đây là một đề bài mang tính chất mở nên có sự đòi hỏi cao về tính sáng tạo của người làm bài. Thí sinh có thể có rất nhiều cách trình bày khác nhau miễn là giải quyết được yêu cầu mà đề bài đặt ra. Hướng dẫn chấm chỉ định hướng một số yêu cầu cơ bản như sau: 1. Về kiến thức: - Trên cơ sở nắm diễn biến và mối liên hệ của các sự việc, thí sinh cần xác định được bài học toát lên từ câu chuyện đặc biệt là ở lời thoại cuối cùng của nhân vật cây si: “Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?”. Bài học đó là: những gì mà bản thân mình không muốn thì đừng bắt người khác phải nhận ( thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau về nội dung bài học). - Thí sinh phải xác định được nội dung bài học được rút ra từ câu chuyện chính là vấn đề nghị luận mà người làm bài phải triển khai thông qua hệ thống luận điểm, luận cứ và các phép lập luận. Vấn đề nghị luận ấy có thể được triển khai bằng nhiều luận điểm và luận cứ khác nhau miễn là có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý: + Từ câu chuyện thí sinh có thể xác định được trong cuộc sống, có nhiều điều mà bản thân mình không muốn nhận ( sự đau đớn, khổ đau, mất mát, bất hạnh...). Và dù vẫn có lúc không tránh được nhưng bản thân mỗi người không ai mong những điều đó đến với mình. + Không nên đem lại cho người khác những điều mà mình không muốn (nỗi đau đớn, khổ đau, sự mất mát hay bất hạnh…) dù vô tình hay cố ý. + Không được ích kỷ hay thờ ơ, dửng dưng, vô tình trước hậu quả của những lời nói hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người khác và phải biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm… + Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mà còn cần biết đem lại cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc… + Bài học rút ra cho bản thân trong quan hệ với người khác. 2. Về kỹ năng: + Có kỹ năng xác định được vấn đề nghị luận. + Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một bài văn nghị luận trong đó có sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn các phép lập luận như giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận… + Có kỹ năng triển khai luận điểm, luận cứ, bố cục sáng rõ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG KỲ THI LÝ THUYẾT GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN Chu kỳ 2011 - 2013ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: ( 3.0 điểm): Từ thực tế dạy học môn Ngữ Văn cấp THCS, anh ( chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến sau: Ngữ Văn là một môn học có những khả năng đặc biệt trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Câu 2 ( 4.0 điểm): Bức thông điệp về vấn đề gìn giữ hạnh phúc gia đình được Nguyễn Dữ gửi gắm qua nhân vật Trương Sinh trong “ Chuyện người con gái Nam Xương”. Câu 3 ( 3.0 điểm): Với đề bài “ Cảm nghĩ của em về bài thơ “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương” anh ( chị) sẽ định hướng cho học sinh làm bài như thế nào? …………………………………….. hết ……………………………………….. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN KỲ THI LÝ THUYẾT GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN Chu kỳ 2011 – 2013 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT: Câu 1: I. Đáp án: Bài làm cần bảo đảm những yêu cầu sau: 1. Về kiến thức: - Cần khái quát được về kỹ năng sống. - Làm rõ được khả năng đặc biệt của môn Ngữ Văn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: + Từ đặc trưng môn học ( môn học về khoa học xã hội và nhân văn). + Từ mục tiêu giáo dục của bộ môn ( trang bị kiến thức, hình thành và phát triển năng lực ngữ văn, bồi dưỡng tình cảm cho học sinh…). + Từ nội dung giáo dục của bộ môn. + Từ phương pháp dạy học bộ môn. Những nội dung trên cần được làm sáng tỏ bằng kiến thức về chương trình, nội dung dạy học môn Ngữ Văn ở THCS. Câu 2: I. Đáp án: Bài làm cần bảo đảm những yêu cầu sau: 1. Về kiến thức: Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày nhưng cần phải bảo đảm được yêu cầu cơ bản, trọng tâm mà đề bài đặt ra. Sau đây là một số gợi ý mang tính định hướng: - Nhân vật Trương Sinh gắn liền với bi kịch của cuộc đời Vũ Nương và câu chuyện về sự đổ vỡ hạnh phúc gia đình. + Trương Sinh là một tội nhân trong việc đẩy Vũ Nương vào tình thế phải tìm đến với cái chết. Từ đó, gây nên sự đổ vỡ hạnh phúc gia đình. + Trương Sinh cũng là người phải trực tiếp gánh chịu hậu quả khi gia đình tan vỡ ( … ). Như vậy, nạn nhân của sự đổ vỡ hạnh phúc gia đình không chỉ là Vũ Nương, là bé Đản mà còn là Trương Sinh. - Từ nhân vật Trương Sinh, Nguyễn Dữ đã gửi đến hậu thế một bức thông điệp về hạnh phúc gia đình. + Trong cuộc sống gia đình, khi niềm tin bị đánh mất, hậu quả khôn lường có thể xẩy ra và con người ta có thể mất nhiều thứ trong đó có một trong những thứ quý giá nhất đối với mỗi một con người đó là hạnh phúc gia đình. + Đừng vì thói ghen tuông vô cớ, đừng để chỉ vì mất niềm tin ở nhau mà làm mất đi tổ ấm của chính mình. + Hãy biết tạo dựng niềm tin và biết đặt niềm tin đúng chỗ để có thể đem lại cho nhau niềm vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống gia đình. - Bức thông điệp mà Nguyễn Dữ gửi gắm đằng sau câu chuyện của Trương Sinh luôn luôn có tính mới mẻ và sâu sắc. Câu 3: Đề bài yêu cầu thí sinh định hướng cho học sinh làm đề bài đã cho. Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày định hướng, miễn là bám sát yêu cầu của đề. Sau đây là một số gợi ý: a. Định hướng chung: Yêu cầu học sinh xác định: - Kiểu bài: Biểu cảm. - Đối tượng biểu cảm: Tác phẩm văn học, cụ thể là bài thơ: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương. - Nội dung biểu cảm: Cảm xúc, suy nghĩ về bài thơ ( nội dung, nghệ thuật…). b. Định hướng cụ thể: * Về nội dung kiến thức: Yêu cầu xác định cảm xúc, suy nghĩ của người làm bài về bài thơ. Có thể: - Đây là một bài thơ hay có sức lay động con tim của nhiều người, nhiều thế hệ: + Về nội dung: Bài thơ đã diễn tả được cảm xúc của nhân vật trữ tình ( cũng là của nhà thơ) trong một trạng huống rất đặc biệt: Trở về quê sau một quãng thời gian đằng đẵng xa quê, một quãng thời gian không phải được tính bằng tháng bằng năm mà là bằng cả đời người. Đó là sự hụt hẫng, ngậm ngùi của một người con khi bị coi là khách lạ ngay chính trên quê hương của mình. Cảm xúc ấy dễ khơi dậy sự thổn thức nơi những tâm hồn đồng điệu. + Về nghệ thuật: Bài thơ Đường cô đọng, hàm súc, nghệ thuật đối lập, tương phản…Tất cả đều góp phần tô đậm tình yêu sâu nặng, nỗi niềm đau đáu với quê hương của nhà thơ. - Bài thơ đã khơi dậy ở mỗi người tình yêu, sự gắn bó bền chặt đối với quê hương… * Về kỹ năng: Xác định được các kỹ năng cần thiết, như: Xác định yêu cầu của đề, lập ý, diễn đạt, dùng từ, đặt câu… c. Khái quát chung về cách làm bài bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG 2 CẤP HUYỆN VÀ CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Năm học 2010 – 2011 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ Văn 9 Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1 ( 3.5 điểm): Đọc kỹ khổ thơ sau rồi thực hiện những yêu cầu bên dưới: “ Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim.” ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật) a) Hãy chỉ ra những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong đoạn thơ. b) Viết một đoạn văn ngắn trình bày về giá trị diễn đạt của những biện pháp nghệ thuật đó. Câu 2 ( 4.5 điểm): Tình cảm của bé Thu đối ông Sáu ( trong “Chiếc lược ngà” - Nguyễn Quang Sáng) thật sâu sắc và mãnh liệt. Em hãy chứng minh. Câu 3 ( 2.0 điểm): Từ sự hồi sinh của nhân vật Giôn-xi ( trong “Chiếc lá cuối cùng” – O Hen-ri), hãy trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống. ……………………………………….. hết …………………………………. KỲ TH THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG 2 CẤP HUYỆN VÀ CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2010 – 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN ( Hướng dẫn chấm gồm 03 trang ) B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu 1 ( 3.5 điểm): a) Chỉ ra được những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ: 2.0 điểm. Cụ thể: + Phép điệp ngữ: “ không có” => 1.0 điểm. + Hoán dụ: “ trái tim” => 1.0 điểm. b) b1. Đáp án: Bài làm cần bảo đảm các yêu cầu sau: b1.1 Về kiến thức: Viết được đoạn văn đúng yêu cầu: Giá trị diễn đạt của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ. Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Sau đây là một số gợi ý: + Phép điệp ngữ góp phần nhấn mạnh tính chất hư hại của những chiếc xe. Từ đó làm nổi bật sự ác liệt của chiến tranh cũng như hiện thực về cuộc sống của người lính… + Phép hoán dụ góp phần nhấn mạnh, làm nổi bật sức mạnh chiến đấu, ý chí kiên cường … của người lính lái xe… b1.2. Về kỹ năng: - Xây dựng được đoạn văn hoàn chỉnh, có mở đoạn, phát triển đoạn và kết thúc đoạn. - Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả. Câu 2 ( 4.5 điểm): 1. Đáp án: Bài làm cần bảo đảm các yêu cầu sau: a) Về kiến thức: Viết được bài văn nghị luận văn học với kiểu

File đính kèm:

  • docngu van 9(6).doc