Đề thi giáo viên giỏi cấp huyện – bậc trung học cơ sở năm học: 2007-2008

Câu 1( 4 điểm ).

 Đồng chí hãy nêu các đặc trưng cơ bản của các phương pháp dạy học tích cực.

Câu 2 (3 điểm ).

 Sự cháy và sự o xy hoá chậm có ý nghĩa như thế nào trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và trong đời sống hàng ngày.

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giáo viên giỏi cấp huyện – bậc trung học cơ sở năm học: 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề thi giáo viên giỏi cấp huyện – bậc thcs Năm học: 2007-2008. Môn : Hóa học Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1( 4 điểm ). Đồng chí hãy nêu các đặc trưng cơ bản của các phương pháp dạy học tích cực. Câu 2 (3 điểm ). Sự cháy và sự o xy hoá chậm có ý nghĩa như thế nào trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và trong đời sống hàng ngày. Câu 3(3 điểm). Thay các chữ cái A,B,C,D, E và F bằng các công thức hoá học của một chất thích hợp rồi viết các phương trình hoá học thực hiện sự chuyển hoá theo sơ đồ sau: A +Ca +A B D E F C Biết rằng E là một Oxit. Câu 4(4 điểm). a- Đốt cháy hoàn toànV lít một hiđrocacbon A mạch hở ở thể khí thu được một lượng khí CO2 và 2V lít hơi nước (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất ).A làm mất màu nước brom ở điều kiện thường, 1 mol A tác dụng được với không quá 320 gam Brom. Xác định công thức cấu tạo của A, viết phương trình minh hoạ? b- Hợp chất C4H4Cl4, cả 4 nguyên tử clo đều ở vị trí cấu tạo hoàn toàn giống nhau. Hãy viết công thức cấu tạo có thể có của hợp chất đó? Câu 5 (6 điểm). Cho 5,15gam hỗn hợp bột A gồm Zn và Cu vào 140 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xong, được 15,76 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch B. Chia dung B thành 2 phần bằng nhau. Thêm một lượng dư dung dịch KOH vào phần thứ nhất, được kết tủa. Lọc kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi được m(g) chất rắn. a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra và tính giá trị của m. Cho bột Zn tới dư vào phần thứ hai của dung dịch B, thu được dung dịch D. Cho từ từ V ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch D, được 2,97g kết tủa. Tính giá trị của V. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Ghi chú: GV chỉ được sử dụng bảng HTTH , máy tính bỏ túi. .............................Hết............................ Hướng dẫn chấm thi GVG cấp huyện- bậc THCS Năm học 2007-2008 Môn: Hoá học Câu 1 ( 4 điểm ) - Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh. ( 0,75 điểm ) - Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học của học sinh. ( 0,5 điểm ) - Dạy học phân hoá kết hợp với học tập hợp tác. ( 0,5 điểm ) - Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của bạn, với tự đánh giá. ( 0,75 điểm ) - Tăng cường khả năng, kỹ năng vận dụng vào thực tế phù hợp với điều điện thực tế về cơ sở vật chất, về đội ngũ Gv, khả năng của học sinh, tối ưu các điều kiện hiện có. Sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học hiện đại khi có điều kiện. ( 0,75 điểm ) - Đem lại niềm vui, tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, đạt hiệu quả cao; tăng tính tích cực, chủ động sáng tạo; tăng khả năng tự học; tăng tính tự tin; tăng khả năng hợp tác trong học tập và làm việc; tăng cơ hội được đánh giá; chất lượng, hiệu quả dạy học cao. ( 0,75 điểm ) Câu 2 ( 3 điểm ).ý nghĩa của sự cháy và sự oxy hoá chậm trong các lĩnh vực: a- Công nghiệp: Sự cháy của nhiên liệu ( than, xăng, dầu...) sinh ra nhiệt năng. Nhiệt nămg này được chuyển thành cơ nămg, điện năng. Sự oxy hoá chậm được dùng trong công nghiệp thực phẩm để chế biến thức ăn cho người và gia súc ( sự lên men, ủ chua...) (0,75 điểm ) b- Nông nghiệp: Sự ủ phân chuồng, phân xanh, sự hô hấp của cây cối là sự oxyhoá chậm. ( 0,75 điểm ) c- Giao thông vận tải: Sự cháy của các nhiên liệu sinh ra năng lượng. Năng lượng này được dùng trong các động cơ đốt trong của các phương tiện vận tải ( ô tô, xe máy, tàu thuỷ, máy bay...) hoặc trong các động cơ hơi nước. ( 0,75 điểm) d- Đời sống hàng ngày: Nhiệt năng sinh ra từ sự cháy của các nhiên liệu( than, củi, khí đốt...) dùng để nấu ăn, sưởi ấm...Chế biến thực phẩm bằng phương pháp lên men( làm giấm ăn, nước chấm....) ( 0,75 điểm ) Câu 3 (3 điểm) A: H2O ; B: KClO3 ; C: KMnO4 ; D: O2; E: CaO ; F: Ca(OH)2 2H2O điện phân 2H2 + O 2 ( 0,25 điểm ) 2KClO3 t0, xt 2KCl + 3O2 ( 0,5 điểm ) 2KMnO4 t0 K2MnO4 + MnO2 + O2 ( 0,75 điểm ) - Ghi đúng mỗi công thức của A, B, C, D, E, F cho : ( 0,25 điểm) . Câu 4(4 điểm) a) CxHy + ()O2 t0 xCO2 + H2O (0,5điểm) 1 y = 4 (0,25điểm) V 2V +) x = 1 : CH4 không làm mất mầu nước Brôm Loại. +) x = 2 : C2H4; CH2 = CH2 CH2 = CH2 + Br2 CH2Br - CH2Br 1 mol C2H4 tác dụng tối đa với 160g Br (0,5điểm) +) x = 3: C3H4 - Với CH C - CH3 ta có: CH C - CH3 + 2Br2 CHBr2 - CBr2 - CH3 (0,5điểm) 1 mol C3H4 tác dụng tối đa với 320g Br - Với CH2 = C = CH2 ta có: CH2 = C = CH2 + Br2 CH2Br - C - CH2Br 1 mol C3H4 tác dụng tối đa với 320g Br (0,5điểm) +) x > 3: Nếu có hợp chất CxH4 thì 1 mol hợp chất có thể tác dụng được với lượng Br lớn hơn 320g. * Vậy loại trường hợp x = 1 và x > 3 (0,25điểm) b) CHCl2 - CH = CH - CHCl2 CH2 = C - CHCl Cl2C ; CH - CH3 CHCl2 Cl2C ClHC - CHCl H2C - CCl2 H2C - CH2 ; ; ClHC - CHCl Cl2C - CH2 Cl2C - CCl2 ( Viết đúng mỗi công thức cấu tạo trên cho 0,25 điểm ) Câu 5(6 điểm) 1) Viết các PTPƯ và tính giá trị của m: Khi cho hỗn hợp A gồm Zn và Cu vào dung dịch AgNO3, xảy ra phản ứng: Zn + 2AgNO3 Zn(NO3)2 + 2Ag (1) Khi Zn phản ứng hết, xảy ra tiếp phản ứng: Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag (2) (0,25 điểm) Theo đề bài, sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại, hỗn hợp đó chỉ có thể là: Zn dư, Ag, Cu (trường hợp 1) hoặc Ag, Cu dư (trường hợp 2). (0,25 điểm) - Xét trường hợp 1: Khi đó chỉ có (1) xảy ra và AgNO3 phản ứng hết. - Gọi số mol Zn, Cu trong 5,15g hỗn hợp A tương ứng là x và y; số mol Zn đã phản ứng là a, ta có: Khối lượng hỗn hợp A là: 65x + 64y = 5,15 (a) ( 0,25 điểm ) Khối lượng hỗn hợp kim loại: 65(x - a) + 64y + 108.2a = 15,76 (b) (0,25 điểm) Số mol AgNO3 : 2a = 0,14.1 = 0,14 hay a = 0,07 (c) ( 0,25 điểm ) Từ (b) và (c), suy ra: 65x + 64y = 5,19 mâu thuẫn với (a) loại trường hợp 1. (0,25 điểm) - Xét trường hợp 2: Khi đó cả (1),(2) xảy ra và AgNO3 phản ứng hết. Gọi số mol Cu đã phản ứng là b, ta có: Khối lượng hỗn hợp kim loại: 64(y - b) + 108.2(x+b) = 15,76 (b’) (0,25 điểm) Số mol AgNO3 : 2(x + b) = 0,14 hay x + b = 0,07 (c’) (0,25 điểm) Giải hệ 3 phương trình (a),(b’),(c’) ta được: x = 0,03 mol; y = 0,05mol; b = 0,04mol (0,25 điểm) Mỗi phần của dung dịch B có 0,015 mol Zn(NO3)2 và 0,02mol Cu(NO3)2 Phản ứng ở phần thứ nhất: Cu(NO3)2 + 2KOH 2KNO3 + Cu(OH)2 (3) (0,25 điểm) Zn(NO3)2 + 2KOH 2KNO3 + Zn(OH)2 (4) (0,25 điểm) Zn(OH)2 + 2KOH K2ZnO2 + 2H2O (5) (0,25 điểm) Khi nung kết tủa: Cu(OH)2 t0 CuO + H2O (6) (0,25 điểm) Số mol CuO = số mol Cu(NO3)2 = 0,02mol m = 0,02.80 = 1,6g (0,25 điểm) 2) Tính giá trị của V: Khi cho Zn vào phần thứ 2 của dụng dịch B: Zn + Cu(NO3)2 Zn(NO3)2 + Cu (7) ( 0,25 điểm ) Số mol Zn(NO3)2 = số mol Cu(NO3)2 = 0,02 mol Tổng số mol Zn(NO3)2 trong dụng dịch D: 0,015 + 0,02 = 0,035( mol) (0,25 điểm) Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch D xảy ra phản ứng: 2NaOH + Zn(NO3)2 Zn(OH)2 + 2NaNO3 (8) ( 0,25 điểm ) Nếu NaOH d: Zn(OH)2 + 2NaOH Na2ZnO2 + 2H2O (9) (0,25 điểm ) - Trường hợp chỉ xảy ra phản ứng (8): Số mol Zn(OH)2 = Số mol NaOH = 2. 0,03 = 0,06 mol ( 0,25 điểm ) Thể tích dung dịch NaOH: V = (0,25 điểm) - Trường hợp xảy ra phản ứng (8) và (9): Số mol NaOH ở (8) = 2. số mol Zn(NO3)2 = 2.0,035 = 0,07( mol) (0,25 điểm) Số mol NaOH ở (9) = 2.số mol Zn(OH)2 bị tan = 2.(0,035- 0,03) = 0,01( mol) (0,25 điểm) Tổng số mol NaOH cần dùng = 0,07 + 0,01 = 0,08 (mol) Thể tích dung dịch NaOH: V = (0,5 điểm) Ghi chú: Giáo viên giải cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)

File đính kèm:

  • docDe thi Dap an GVG mon Hoa vong huyen.doc
Giáo án liên quan