Đề thi học kì I Sinh học 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên

Câu 1: Các chất tiết chủ yếu ở dạ dày là:

A. mật và amilaza B. HCl và pepsin C. amilaza và pepsin D. pepsin

Câu 2: Hiệu quả trao đổi khí có mối liên hệ mật thiết với trạng thái và khả năng hoạt động của hệ cơ quan nào?

A. Hệ bài tiết B. Hệ tiêu hóa C. Hệ tuần hoàn D. Hệ sinh dục

Câu 3: Trong dịch vị của người, nước chiếm bao nhiêu phần trăm về thể tích?

A. 98% B. 80% C. 70% D. 95%

Câu 4: Thành dạ dày được cấu tạo gồm mấy lớp cơ bản?

A. 5 B. 3 C. 2 D. 4

Câu 5: Lớp niêm mạc ruột không có vai trò nào dưới đây?

A. Nhào trộn thức ăn

B. Tạo lực đẩy thức ăn xuống phần tiếp theo của ruột

C. Làm tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn

D. Tạo viên thức ăn

 

docx7 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I Sinh học 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LONG BIÊN Tổ: Tự nhiên MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: SINH HỌC 8 Tiết theo PPCT: 35 Năm học: 2020 – 2021 I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1)Kiến thức Trình bày được cấu tạo của tim và mạch máu, thành phần cấu tạo của hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. Phân biệt được cấu tạo các cơ quan phù hợp với chức năng của chúng. Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Vận dụng được lí thuyết vào giải thích một số hiện tượng thực tế. 2)Kỹ năng Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận về hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. Vận dụng những kiến thức đã học vào bài làm, giải thích hiện tượng thực tế. 3)Thái độ Thái độ nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử. II/ MA TRẬN - Đề kiểm tra gồm 6 mã đề. Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Hệ tuần hoàn - Trình bày được số lượng hệ mạch. - Sắp xếp được thứ tự đường đi của các loại mạch. - Phân tích được thành phần, cấu tạo của tim. - Hiểu được huyết áp. - Vận dụng sự đông máu để giải thích hiện tượng Đỉa cắn. - Vận dụng vào vệ sinh hệ tuần hoàn. Số câu 2 2 1 1 6 Số điểm 0.5 đ 0.5 đ 0.25đ 1.0 đ 2.25đ Hệ hô hấp - Nêu được các giai đoạn của quá trình hô hấp. - Trình bày được hoạt động hô hấp và vệ sinh đường hô hấp. - Phân tích được đặc điểm cơ quan trong hệ hô hấp đảm bảo cho không khí vào phổi. - Hiểu được đặc điểm cấu tạo 1 số cơ quan của hệ hô hấp và sự trao đổi khí. - Phân tích được tác nhân ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Số câu 3 2 1 1 7 Số điểm 0.75đ 0.5đ 1.0 đ 0.25đ 2.5đ Hệ tiêu hóa - Trình bày được quá trình biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa. - Trình bày được hoạt động tiêu hóa ở miệng và dạ dày. - Phân tích được sản phẩm hình thành qua quá trình tiêu hóa. - Hiểu được vai trò của một số cơ quan hệ tiêu hóa. - Phân tích được thành phần nước trong dịch vị. - Tìm hiểu được một số bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Giải thích được: Vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein trong lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy? Số câu 3 1 4 2 1 11 Số điểm 0.75đ 2.0 đ 1.0 đ 0.5đ 1.0 đ 5.25đ Tổng số câu 8 1 8 1 4 1 1 24 Tổng số điểm 2.0 đ 2.0 đ 2.0 đ 1.0 đ 1.0 đ 1.0 đ 1.0 đ 10đ Tổng điểm 4.0 đ 3.0 đ 2.0 đ 1.0 đ 10đ .... Hết . TRƯỜNG THCS LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Tổ: Tự nhiên MÔN: SINH HỌC 8 NĂM HỌC: 2020 - 2021 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5.0 điểm) - Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm. Mã đề Số câu 001 002 003 004 005 006 1 B C C B B D 2 C A B A B A 3 D B D B D D 4 D C A B C A 5 D D A B C B 6 D C A D B C 7 B D A B C D 8 A A B A C A 9 D D B B B A 10 D C B B D C 11 B C B B A B 12 D B B A C B 13 B D A C C B 14 D A A D D A 15 B C D D D B 16 C C B C D D 17 D C B C A C 18 A D D D C B 19 C D D C C D 20 D D B B C B II. TỰ LUẬN: (5.0 điểm) - Đáp án được tính đến 0.25 điểm - Nếu HS có câu trả lời tương tự đúng vẫn cho điểm. Câu Nội dung Điểm 1 (2.0 điểm) * Ở khoang miệng : - Tiêu hóa lí học : Tiết dịch tiêu hóa , nhai , nghiền , đảo trộn , thấm đều nước bọt - Tiêu hóa hóa học : một phần tinh bột chín đường đơn (mantose) * Ở dạ dày : - Tiêu hóa lí học : Tiết dịch tiêu hóa , co bóp , đảo trộn , thấm đều dịch vị - Tiêu hóa hóa học : Protein (chuỗi dài) Protein (chuỗi ngắn) * Ở ruột non : - Tiêu hóa lí học : Tiết dịch tiêu hóa , lớp cơ co dãn tạo nhu động thấm đều dịch tiêu hóa , đẩy thức ăn xuống các phần khác của ruột , muối mật phân nhỏ Lipit tạo nhũ tương hóa - Tiêu hóa hóa học : nhờ tác dụng của dịch tụy , dịch mật , dịch ruột -> tất cả các loại thức ăn được biến đổi thành những chất đơn giản hoà tan mà cơ thể có thể hấp thụ. Ví dụ như: + Tinh bột + đường đôi ’ Đường đơn (nhờ các enzim : Amilaza, Mantaza, Saccaraza, Lactaza) + Protein ’ Axit amin (nhờ en zim : pepsin, Tripsin) + Lipit ’ Axit béo và Glixêrin (nhờ enzim lipaza) + Axit Nuclêic ’ Nucleotit (nhờ enzim đặc biệt) * Ở ruột già : các chất bã không được tiêu hóa, được chuyển xuống ruột già và được vi khuẩn lên men tạo thành phân, nước được tiếp tục hấp thụ , phần còn lại trở nên rắn được chuyển xuống ruột thẳng và thải ra ngoài. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 2 (1.0 điểm) - Khoang mũi: có lông, tuyến nhầy, mạng mao mạch -> ngăn bụi, làm ẩm và làm ấm không khí . - Thanh quản: có sụn thanh thiệt -> không cho thức ăn lọt vào khí quản . - Khí quản – Phế quản: cấu tạo bằng các vành sụn và vòng sụn -> đường dẫn khí luôn rộng mở. Mặt trong có nhiều lông và tuyến nhầy -> ngăn bụi , diệt khuẩn . - Phổi: đơn vị cấu tạo là phế nang . +Số lượng phế nang nhiều (700 – 800 triệu) -> tăng bề mặt trao đổi khí. +Thành phế nang mỏng được bao quanh là mạng mao mạch dày đặc -> trao đổi khí dễ dàng . 0.25 0.25 0.25 0.25 3 (2.0 điểm) a. - Protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein trong lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy. - Do các chất nhầy của các TB tiết ra ở cổ tuyến vị và phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các TB niêm mạc với enzim pepsin. b. - Khi đỉa bám vào da động vật hay con người chỗ gần giác bám của đỉa có bộ phận tiết ra 1 loại hóa chất có tên là hiruđin. - Chất này có tác dụng ngăn cản quá trình tạo tơ máu và làm máu không đông, kể cả con đỉa bị lấy ra khỏi cơ thể, máu có thể cũng tiếp tục chảy khá lâu mới đông lại do chất hiruđin hòa tan chưa đẩy ra hết. 0.5 0.5 0.5 0.5 Long Biên, ngày 08 tháng 12 năm 2020 Ban giám hiệu Nhóm trưởng Người lập Cao Thị Phương Anh Đào Thị Thanh Mai Lương Thị Kim Yến TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ 001 Tổ: Tự nhiên ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: SINH HỌC 8 Tiết theo PPCT: 35 Thời gian: 45 phút Ngày thi: 21 /12/2020 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5.0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và dùng bút chì tô đậm vào chữ cái tương ứng với mỗi câu trong phiếu trả lời trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Các chất tiết chủ yếu ở dạ dày là: A. mật và amilaza B. HCl và pepsin C. amilaza và pepsin D. pepsin Câu 2: Hiệu quả trao đổi khí có mối liên hệ mật thiết với trạng thái và khả năng hoạt động của hệ cơ quan nào? A. Hệ bài tiết B. Hệ tiêu hóa C. Hệ tuần hoàn D. Hệ sinh dục Câu 3: Trong dịch vị của người, nước chiếm bao nhiêu phần trăm về thể tích? A. 98% B. 80% C. 70% D. 95% Câu 4: Thành dạ dày được cấu tạo gồm mấy lớp cơ bản? A. 5 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 5: Lớp niêm mạc ruột không có vai trò nào dưới đây? A. Nhào trộn thức ăn B. Tạo lực đẩy thức ăn xuống phần tiếp theo của ruột C. Làm tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn D. Tạo viên thức ăn Câu 6: Tác nhân nào gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí, có thể gây chết ở liều cao? A. Lưu huỳnh đioxit B. Bụi C. Vi sinh vật gây bệnh D. Nito oxit Câu 7: Bệnh nào dưới đây không phải là bệnh do hệ tiêu hóa? A. Hội chứng IBS B. Viêm phổi C. Trào ngược axit D. Không dung nạp lactozo Câu 8: Trong hệ nhóm máu A, B, O khi lần lượt để các nhóm máu truyền chéo nhau thì sẽ có tất cả bao nhiêu trường hợp gây kết dính hồng cầu? A. 7 B. 6 C. 9 D. 8 Câu 9: Huyết áp tối đa đo được khi: A. tâm thất dãn B. tâm nhĩ dãn C. tâm nhĩ co D. tâm thất co Câu 10: Tuyến vị nằm ở bộ phận nào trong ống tiêu hóa? A. Ruột non B. Ruột già C. Thực quản D. Dạ dày Câu 11: Loại đường nào dưới đây được hình thành trong khoang miệng khi chúng ta nhai kĩ cơm? A. Glucozo B. Mantozo C. Saccarozo D. Lactozo Câu 12: Loại thức ăn dễ gây bệnh tim mạch là: A. chất xơ                    B. vitamin        C. chất khoáng D. mỡ độngvật Câu 13: Trong hệ tuần hoàn, hệ mạch gồm mấy loại? A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 14: Khí quản người được tạo thành bởi bao nhiêu vòng sụn khuyết hình chữ C? A. 10-15 vòng B. 25-30 vòng C. 10-20 vòng D. 15-20 vòng Câu 15: Quá trình hô hấp bao gồm: A. sự trao đổi khí ở tế bào, sự thở B. sự thở, sự trao đổi khí ở phổi, sự trao đổi khí ở tế bào C. sự thở, sự trao đổi khí ở phổi D. sự trao đổi khí ở phổi, sự trao đổi khí tế bào Câu 16: Loại đồ ăn nào dưới đây đặc biệt có lợi cho hệ tim mạch? A. Sữa tươi B. Kem C. Cá hồi D. Lòng đỏ trứng gà Câu 17: Chất mà cơ thể không hấp thụ được là: A. muối khoáng B. đường đơn C. axitamin D. xenlulozo Câu 18: Khi hít vào thì: A. cơ hoành co B. cơ hoành dãn C. các xương sườn được hạ xuống D. cơ liên sườn ngoài dãn Câu 19: Các hoạt động biến đổi lí học xảy ra trong khoang miệng là: A. tiết nước bọt và axit HCl B. tiết nước axit HCl và nhai thức ăn C. tiết nước bọt, nhai và đảo trộn thức ăn D. tiết nước bọt và nghiềm nát Câu 20: Khí nào chiếm chỗ của oxi trong máu (hồng cầu) làm giảm hiệu quả hô hấp và có thể gây chết? A. Bụi B. Nito oxit C. Lưu huỳnh oxit D. Cacbon oxit II. TỰ LUẬN: (5.0 điểm) Câu 1: (2điểm) Trình bày quá trình biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa ? Câu 2: (1 điểm) Đặc điểm nào của hệ hô hấp giúp cho quá trình hô hấp của người được đảm bảo và hiệu quả ? Câu 3: (2 điểm) - Giải thích: vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein trong lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy ? - Tại sao khi bị đỉa cắn (hút) máu, chỗ vết cắn máu chảy lại lâu đông? --------------------- ----------- HẾT ---------- - -(Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:..................................................................... Mã số: .............................

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_i_sinh_hoc_8_nam_hoc_2020_2021_truong_thcs_lon.docx