Để thi học kì II vật lý 6

 

Câu 1 :

 Hãy giải thích những điểm sau đây :

a) Tại sao khi đun nước không nên để nước thật đầy ấm ?

b) Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy ?

Câu 2 :

Tại sao rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dầy thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng ?

Câu 3 :

 Khi nhiệt kế thuỷ ngân (hoặc rượu) nóng lên thì cả bầu chứa và thuỷ ngân (hoặc rượu) để nóng lên. Tại sao thuỷ ngân hoặc rượu vẫn dâng lên trong ống thuỷ tinh ?

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6198 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Để thi học kì II vật lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Trưng Vương Giáo viên: Tôn Nữ Lệ Thuỷ ĐỂ THI HỌC KÌ II VẬT LÝ 6 NĂM HỌC 2008 – 2009 Câu 1 : Hãy giải thích những điểm sau đây : Tại sao khi đun nước không nên để nước thật đầy ấm ? Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy ? Câu 2 : Tại sao rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dầy thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng ? Câu 3 : Khi nhiệt kế thuỷ ngân (hoặc rượu) nóng lên thì cả bầu chứa và thuỷ ngân (hoặc rượu) để nóng lên. Tại sao thuỷ ngân hoặc rượu vẫn dâng lên trong ống thuỷ tinh ? Câu 4 : Nhiệt kế trong nhiệt giai Farenhai chỉ 1220F, tương ứng với nhiệt kế trong nhiệt giai Xenxiut chỉ bao nhiêu ? Thân nhiệt bình thường của người là 370C, tương ứng với bao nhiêu 0F ? Câu 5 : Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất được đun nóng liên tục Thời gian ( phút ) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Nhiệt độ ( 0C ) 20 30 40 50 60 70 80 80 80 Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian Có hiện tượng gì xảy ra từ phút 12 đến phút 16 ? Chất này có tên gọi là gì ? Trường THCS Trưng Vương Giáo viên: Tôn Nữ Lệ Thuỷ ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ II VẬT LÝ 6 NĂM HỌC 2008 – 2009 Câu 1 : Khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm vì chất lỏng nở ra khi nóng lên và chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, nên nước sẽ tràn ra ngoài khi nóng lên nhất là khi nước sôi Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy vì để tránh trường hợp khi nhiệt độ tăng làm nước ngọt trong chai nở ra, có thể làm bung nút chai Câu 2 : Khi rót nước vào cốc thuỷ tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn vì: nước nóng sẽ làm cho lớp thuỷ tinh bên trong (tiếp xúc với nước nóng) nóng lên nhanh và dãn nở, trong khi đó lớp thuỷ tinh ở thành ngoài (không tiếp xúc trực tiếp với nước nóng) chưa nóng và chưa dãn nở. Lớp thuỷ tinh ngoài sẽ ngăn cản không cho lớp thuỷ tinh bên trong dãn nở. Do đó gây ra một lực lớn làm cốc vỡ. Với cốc thuỷ tinh mỏng, lớp thuỷ tinh bên ngoài và bên trong hầu như nóng lên và dãn nở cùng lúc, nên không xuất hiện lực lớn làm vỡ cốc. Câu 3 : Khi nhiệt kế thuỷ ngân (hoặc rượu) nóng lên thì cả bầu chứa và thuỷ ngân (hoặc rượu) đều nóng lên, nhưng độ dãn nở vì nhiệt của bầu chứa (bằng thuỷ tinh) nhỏ hơn thuỷ ngân (hoặc rượu) nên thuỷ ngân hoặc rượu vẫn dâng lên trong ống thuỷ tinh. Câu 4 : 500C 98,60F Câu 5 : Học sinh tự vẽ Nhiệt độ không thay đổi Băng phiến

File đính kèm:

  • docDE THI VAT LY 6a.doc
Giáo án liên quan