Đề thi HSG lớp 9 cấp huyện môn thi: Ngữ văn (có đáp án)

Câu 1 : ( 2,0 điểm )

 . Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm ;

 Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ .

 (Quê hương - Tế Hanh)

 Hình ảnh người dân chài và chiếc thuyền được nhà thơ Tế Hanh khắc hoạ trong khổ thơ trên có gì đặc sắc?

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 9428 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi HSG lớp 9 cấp huyện môn thi: Ngữ văn (có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC HUYỆN VĨNH HƯNG ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012-2013 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 150 phút (không kể phát đề). Ngày thi: 16/03/2013 Câu 1 : ( 2,0 điểm ) ... Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm ; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ . (Quê hương - Tế Hanh) Hình ảnh người dân chài và chiếc thuyền được nhà thơ Tế Hanh khắc hoạ trong khổ thơ trên có gì đặc sắc? Câu 2: (2,0điểm) Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy Bầy chim non bơi lội trên sông Tôi giơ tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ . Tế Hanh (Nhớ con sông quê hương ) Nhận xét của em về nghệ thuật sử dụng từ ngữ , hình ảnh và các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên . Câu 3: (4,0 điểm) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ : hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,.. đàn đàn lũ lũ bay đi bay về , lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng tượng được. Ngày hội mùa xuân đấy. ( Vũ Tú Nam ) Viết lời bình ngắn (không quá một trang giấy thi) để thấy cái hay, cái đẹp của đoạn văn trên Câu 3: ( 12,0 điểm ) Có người cho rằng: Chiếc lược ngà là truyện thuộc loại đọc thời nào cũng hay vì nó không phải là truyện của một thời mà là của muôn thời - chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người. Phân tích truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng để làm sáng tỏ ý kiến trên. ---Hết---- HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Môn thi : Ngữ văn Câu 1 : ( 2,0 điểm ) Yêu cầu cần đạt : - Hình ảnh người dân chài được khắc hoạ như một bức tượng đài có hình khối , màu sắc và hương vị đặc trưng đã làm toát lên một phong thái , một thần sắc đặc biệt : màu da “ rám nắng “ là tín hiệu của đời sống lao động , sự từng trải ,... ; hương vị “ xa xăm “ mang một ý vị tượng trưng , gợi cảm ... - Hình ảnh con thuyền được miêu tả như con người có linh hồn , có thần thái và khí chất riêng . Thông qua biện pháp nhân hoá : “ im , mỏi , trở về nằm , nghe ,...” con thuyền đã có được sự cảm nhận hết sức tinh tế . Ngoài ra cần thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của nhà thơ đó là: khắc hoạ được những hình ảnh quen mà lạ , thực mà hư ; sự nhất quán trong cảm nhận mang tính chất tượng trưng : con thuyền đồng nhất với số phận , với cuộc đời của người dân chài . Câu 2: (2,0điểm) Yêu cầu của đề cần nêu nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ ngừ , hình ảnh và các biện pháp tu từ trong đoạn thơ . - Từ tượng hình , tượng thanh : ríu rít , chập chờn ,...(0,5đ) - Hình ảnh : tụm năm , tụm bảy ; bầy chim non ,... (0,5đ) - Nghệ thuật ẩn dụ , nhân hóa (0,5đ) Nhà thơ như cảm nhận được một sự giao hòa thầm kín giữa mình và con sông , tạo thành một kỷ niệm sâu sắc . (0,5đ) Câu 3: (4,0điểm) Yêu cầu cần đạt : Để có được lời bình ngắn, học sinh phải biết chọn lựa chi tiết nghệ thuật để giảng và bình. - Cần tập trung vào các thủ pháp nghệ thuật được Vũ Tú Nam sử dụng để miêu tả cảnh “ngày hội mùa xuân” như : Biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh; lớp từ tượng hình, tượng thanh; phép liệt kê,...để khai thác làm nổi bật chủ đề của đoạn văn. - Biết bộc lộ những xúc cảm của mình trước cái hay, cái đẹp của đoạn văn. *Tuỳ theo mức độ đạt được của bài viết mà Gv định điểm sao cho chính xác. Câu 4: (12,0điểm) * Yêu cầu về nội dung Ý 1: Cần hiều được đúng lời nhận xét về tác phẩm. Truyện ngắn Chiếc lược ngà không chỉ là câu chuyện đơn thuần viết về tình cảnh éo le, những mất mát của con người trong chiến tranh. “Chiếc lược ngà” đã trở thành câu chuyện muôn thời- chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người vì nó là câu chuyện cảm động về tình cha con cao đẹp, sâu nặng, tình đồng đội thắm thiết. Câu chuyện đã khẳng định một chân lí vĩnh hằng: tình cảm gia đình, tình cha con, tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, sâu nặng nhất vượt lên trên trở ngại, thậm chí cả chiến tranh…Thông điệp này mãi còn có giá trị muôn đời. Ý 2: - Phân tích và chứng minh tình cảm cha con cảm động trong tác phẩm: + Tình yêu cha sâu sắc và mãnh liệt của bé Thu dành cho cha. + Tình yêu thương con sâu sắc của anh Sáu dành cho bé Thu. - Phân tích tình đồng đội của bác Ba dành cho anh Sáu : + Là người bạn thân thiết của Anh Sáu, bác Ba không chỉ là người chứng kiến toàn bộ câu chuyện mà còn luôn bày tỏ sự xúc động, đồng cảm, chia sẻ với cha con anh Sáu + Hoàn thành tâm niệm của anh Sáu là trao lại cây lược cho Thu và tình cảm giống như tình cha con đã được nảy nở giữa bác Ba với bé Thu. Ý 3 : Đánh giá chung: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” thể hiện tình cha con cao đẹp, sâu nặng, tình đồng đội thắm thiết của con người Việt Nam trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Tác phẩm ra đời vào năm 1966, thời điểm cuộc chiến tranh chống Mĩ đang diễn ra ác liệt có mất mát, đau đớn, yêu thương, nhưng toàn bộ câu chuyện thấm đẫm tình người cao đẹp. Cảm hứng nhân văn sâu sắc của nhà văn đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho tác phẩm. Người đọc không chỉ thấm thía những mất mát hi sinh lặng thầm của người lính mà còn trân trọng những con người xông pha nơi trận mạc tâm hồn vẫn chan chứa yêu thương. Câu chuyện hướng người đọc đến những tình cảm cao đẹp, biết căm ghét chiến tranh, biết sống hết mình vì những gì tốt lành đang hiện hữu. *Yêu cầu về hình thức - Học sinh biết vận dụng các kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm văn học. - Có dẫn chứng cụ thể khi phân tích chứng minh các luận điểm, có bình giá một số chi tiết quan trọng làm nổi bật yêu cầu của đề. - Bố cục bài văn rõ ràng, mạchh lạc có đủ 3 phần mở bài – thân bài- kết luận. Luận điểm được trình bày rõ, đảm bảo tính liên kết. - Lời văn diễn đạt trong sáng. Biểu điểm: * Điểm 11-12: Bài viết phải giải quyết triệt để những yêu cầu về nội dung. Bố cục, luận điểm rõ ràng, mạch lạc. lời văn giàu cảm xúc lôi cuốn. * Điểm 9-10 : Bài viết đáp ứng được hơn 2/3 yêu cầu của đề. Bố cục, luận điểm rõ ràng, văn viết trôi chảy. * Điểm 7-8 : Bài viết đáp ứng được dưới 2/3 yêu cầu của đề. Bố cục, luận điểm rõ ràng, nội dung bài viết còn chưa sâu sắc. * Điểm 5-6 : Đáp ứng 1/2 yêu cầu của đề. Bố cục rõ ràng, nội dung bài viết chưa sâu sắc, diễn đạt chưa thoát ý. * Điểm 3-4 : Đáp ứng được một phần yêu cầu của đề, ý còn lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ. * Điểm 1-2 : Nội dung bài viết quá sơ sài, lan man chưa có trọng tâm. Bố cục không rõ ràng, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ.

File đính kèm:

  • docDe thi HSG cap tinh mon NV nam 2012.doc