Đề thi thử tuyển sinh đại học Vật lý - Đề số 5

 

1.1.B Dao động là chuyển động:

 A. qua lại hai bên vị trí cân bằng. B. lặp đi lặp lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng.

 C. có giới hạn trong không gian. D. có giới hạn trong không gian, lặp đi lặp lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tuyển sinh đại học Vật lý - Đề số 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỜI GIAN: 90 PHÚT - MÃ ĐỀ: V - HỌ VÀ TÊN HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1.1.B Dao động là chuyển động: A. qua lại hai bên vị trí cân bằng. B. lặp đi lặp lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng. C. có giới hạn trong không gian. D. có giới hạn trong không gian, lặp đi lặp lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng. 2.1.H Cho con lắc lò xo có k = 100N/m, m = 1kg. Trong quá trình dao động chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo là Lmax = 40 cm và Lmin = 20 cm. Chọn gốc thời gian khi vật ở vị trí biên dương. Phương trình dao động của vật là: A. B. C. D. 3.1.H Con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình: x = 6sin20t (cm). Vận tốc trung bình của vật trong một chu kì là: A. 120 cm/s B. 240 cm/s C. 60 cm/s D. 360 cm/s 4.1.V Một con lắc đồng hồ chỉ đúng giờ ở mức mặt biển và ở 300 C. Thanh treo của con lắc có hệ số nở dài = 2.10-5 K-1 . Đưa con lắc đồng hồ lên cao 600m so với mặt biển, đồng hồ vẫn chạy đúng giờ. Nhiệt độ ở đỉnh núi là: A. 39,4 0C B. 25,3 0C C. 20,6 0C D. 34,7 0C 5.1.B Phát biểu nào trong các phát biểu sau là SAI khi nói về mối liên hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa? A. Một dao động điều hòa có thể được coi như hình chiếu của một chuyển động tròn đều xuống một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo. B. Khi chất điểm chuyển động được một vòng thì vật dao động điều hòa tương ứng đi được quãng đường bằng hai biên độ. C. Khi chất điểm chuyển động đều trên đường tròn thì hình chiếu của nó trên một trục nằm trong mặt phẳng quỹ đạo sẽ dao động điều hoà. D. Mối liên hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa được Fresnel vận dụng làm nguyên tắc của phương pháp giản đồ vectơ quay. 6.1.B Sự cộng hưởng dao động xãy ra khi: A. hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực đạt cực đại. B. hệ dao động không có ma sát. C. tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ dao động. D. ngoại lực biến thiên tuần hoàn. 7.2.B Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta căn cứ vào: A. phương dao động. B. phương truyền sóng. C. phương dao động và phương truyền sóng. D. vận tốc truyền sóng. 8.2.B Điều nào sau đây là SAI khi nói về những đặc trưng sinh lí của âm? A. Độ cao của âm dựa vào một đặc tính vật lý của âm là tần số. B. Âm sắc phụ thuộc vào các đặc tính vật lý của âm như biên độ, tần số và các thành phần cấu tạo của âm. C. Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ hay mức cường độ âm. D. Cường độ âm là đại lượng đặc trưng cho độ to của âm. 9.2.H Một người quan sát trên mặt biển thấy một chiếc phao nhô lên cao10 lần trong khoảng thời gian 36s, và đo được khoảng cách giữa hai đỉnh sóng lân cận là 10m. Vận tốc truyền sóng trên mặt biển là: A. 0,4 m/s. B. 2,78 m/s. C. 2,5 m/s. D. 40 m/s. 10.2.V Một dây sắt dài 1,2m được mắc giữa hai điểm cố định A và B. Phía trên dây có một nam châm điện được nuôi bằng dòng điện xoay chiều có tần số f = 50Hz. Khi dây dao động người ta thấy xuất hiện 3 bụng sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây là: A. 40m/s B. 60m/s C. 80m/s D. 100m/s 11.3.B Từ thông qua ống dây đo được F = 10-3 Wb khi cường độ dòng điện I = 2A. Hệ số tự cảm của ống dây là: A. Không tính được vì không biết số vòng N và chiều dài l. B. L = 2.10-3H C. L = 5.10-4H D. L = 5.10-3H A R0,L C R B 12.3.V Cho mạch điện như hình vẽ: ;;. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây là: A. 48V B. 60V C. 84V D. 60V 13.3.V Cho đoạn mạch RLC, điện dung của tụ điện thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế u = 200Sin 100pt (V). Khi C = C1 =F và C = C2 =F thì mạch có cùng công suất P = 200W. Giá trị của R và L là: A. R = 300, L = B. R = 300, L = C. R = 100, L = D. R = 100, L = A B C R 14.3.V Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ: C = 318mF; R là biến trở; lấy . Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch AB: uAB = 100sin 100 pt (V). Điều chỉnh biến trở đến giá trị R0 thì công suất tiêu thụ của mạch đạt cực đại Pmax. R0 và Pmax có giá trị là: A. R0 = 10 ; Pmax = 500W. B. R0 = 100 ; Pmax = 50W. C. R0 = 100 ; Pmax = 50W. D. R0 = 10 ; Pmax = 500W. 15.3.V Mạch điện gồm cuộn dây có điện trở thuần R = 10 mắc nối tiếp với một bóng đèn có ghi 120V – 60W. Nối hai đầu mạch điện với nguồn điện xoay chiều có U = 220V; f = 50Hz, thì đèn sáng bình thường. Độ tự cảm L của cuộn dây là: A. 1,19H B. 1,15H C. 0,639H D. 0,636H 16.3.V Cho đoạn mạch RLC, trong đó R = 100, C =(F), L biến thiên. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế u = 200sin100pt (V). Điều chỉnh L tăng từ không đến vô cùng thì công suất tiêu thụ của mạch thay đổi như thế nào? A. Tăng dần từ không đến vô cùng. B. Giảm dần từ vô cùng đến không. C. Tăng từ 0 đến 200W thì đạt cực đại khi L = , sau đó giảm dần đến 100W. D. Tăng từ 100W đến 200W thì đạt cực đại khi L = , sau đó giảm dần đến 0. 17.3.B Trong các máy phát điện xoay chiều một pha: A. Để giảm tốc độ quay của rôto người ta tăng số cuộn dây và số cặp cực. B. Số cuộn dây luôn bằng số cặp cực. C. Số cuộn dây luôn gấp đôi số cặp cực. D. A và B đúng. 18.3.B Trong cách mắc điện hình sao của dòng điện ba pha, cường độ dòng điện trên dây trung hoà triệt tiêu vì: A. dây trung hoà nối đất. B. hiệu điện thế giữa hai đầu dây trung hoà bằng 0. C. ba tải tiêu thụ đối xứng. D. một lí do khác. 19.3.V Một máy phát điện có công suất 100 kW. Hiệu điện thế ở 2 cực máy phát là 1 kV. Để truyền đến nơi tiêu thụ người ta dùng một đường dây tải điện có điện trở 6 W. Để tăng hiệu suất tải điện người ta dùng 1 máy biến thế đặt nơi máy phát, tỉ số giữa số vòng dây cuộn thứ cấp với cuộn sơ cấp là k = 10. Bỏ qua hao phí trong máy biến thế. Công suất hao phí trên dây dẫn và hiệu suất tải điện là: A. 600W ; 94%. B. 600W ; 99,4%. A. 6000W ; 94%. A. 6000W ; 99,4%. 20.4.V Mạch dao động LC dao động điều hoà với tần số góc 7.103 rad/s. Tại thời điểm ban đầu điện tích của tụ điện đạt giá trị cực đại. Thời gian ngắn nhất kể từ thời điểm ban đầu để năng lượng điện trường bằng năng lượng từ trường là: A. 1,008.10-3s. B. 1,008.10-4s. C. 1,12.10-4s. D. 1,12.10-3s 21.4.B Chọn câu SAI khi nói về sóng điện từ. A. Sóng điện từ là sóng ngang. B. Cũng như sóng cơ học, sóng điện từ truyền được trong mọi môi trường vật chất, kể cả chân không. C. Khi truyền đi trong không gian, sóng điện từ mang năng lượng. D. Vận tốc sóng điện từ trong chân không là 300.000 km/s. 22.4.B Chọn câu SAI khi nói về sóng điện từ. A. Điện trường và từ trường dao động điều hoà cùng tần số nhưng khác pha. B. Véctơ điện trường và véc tơ từ trường luôn luôn vuông góc với nhau. C. Sóng điện từ thuộc loại sóng ngang. D. Sóng điện từ mang năng lượng. 23.4.V Một mạch dao động gồm cuộn dây thuần cảm L và hai tụ điện C1; C2. Khi mắc C1 song song C2 thì f = 24kHz, khi mắc C1 nối tiếp C2 thì f' = 50kHz. Biết C1 > C2. Nếu mắc riêng rẽ C1, C2 với L thì tần số dao động tương ứng là: A. f1= 30 kHz ; f2 = 40 kHz. B. f1= 40 kHz ; f2 = 30 kHz. C. f1= 30 Hz ; f2 = 40 Hz. D. f1= 40 Hz ; f2 = 30 Hz. 24.5.B Điều nào sau đây là SAI khi nói về quá trình tạo ảnh qua gương phẳng? A. Vật và ảnh luôn đối xứng nhau qua gương phẳng. B. Vật và ảnh luôn khác nhau về tính chất: Vật thật cho ảnh ảo, vật ảo cho ảnh thật. C. Vật và ảnh luôn nằm về cùng một phía đối với gương phẳng. D. Vật và ảnh luôn có kích thước bằng nhau. 25.5.B Điều nào sau đây là SAI khi nói về đặc điểm cấu tạo của gương cầu? A. Gương cầu lõm có mặt phản xạ là mặt lõm. B. Gương cầu lồi có mặt phản xạ là mặt lồi. C. Gương cầu lồi có mặt phản xạ hướng về tâm. D. Gương cầu lồi có tiêu cự âm. 26.5.B Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về định luật khúc xạ ánh sáng? A. Tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng gọi là mặt phẳng tới. B. Tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một phía so với pháp tuyến tại điểm tới. C. Góc tới và góc khúc xạ liên hệ nhau theo hàm số bậc nhất. D. Góc khúc xạ luôn luôn nhỏ hơn góc tới. 27.5.H Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về sự tương quan giữa ảnh và vật qua thấu kính hội tụ? A. Vật thật nằm ngoài đoạn OF cho ảnh thật ngược chiều với vật. B. Vật thật nằm trong đoạn OF cho ảnh ảo cùng chiều với vật. C. Vật thật nằm tại tiêu điểm F cho ảnh ở vô cùng. D. A, B và C đều đúng. 28.5.H Một thấu kính hội tụ làm bằng thủy tinh, chiết suất n = 1,5; tiêu cự f = 20cm. Thấu kính có một mặt lồi và một mặt lõm. Biết bán kính của mặt nọ lớn gấp đôi bán kính của mặt kia. Bán kính hai mặt của thấu kính nhận các giá trị là: A. 5cm và 10cm B. 5cm và –10cm C. –5cm và 10cm D. Một kết quả khác. 29.5.V Đặt một vật phẳng AB song song với một màn ảnh E và cách màn ảnh một khoảng L. Sau đó đặt xen giữa vật và màn ảnh một thấu kính hội tụ, sao cho trục chính của thấu kính vuông góc với màn ảnh và đi qua vật. Xê dịch thấu kính trong khỏng đó, ta thấy có một vị trí duy nhất của thấu kính tại đó có ảnh của vật AB hiện rõ trên màn. Tiêu cự của thấu kính xác định bởi biểu thức: A. f = B. f = C. f = D. Một biểu thức khác. 30.6.B Kết luận nào ĐÚNG khi nói về ảnh của vật cần chụp trên phim? A. Ảnh thật, cùng chiều với vật. B. Ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật. C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật. D. Ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. 31.6.H Từ trên một máy bay ở độ cao h = 3km muốn chụp ảnh một vùng trên mặt đất với tỉ lệ xích 1:6000 thì phải dùng máy ảnh mà vật kính có tiêu cự là bao nhiêu? A. 0,5cm B. 0,5m C. 5m D. 0,15m 32.6.B Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về kính hiển vi và cách sử dụng kính hiển vi? A. Kính hiển vi là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật rất nhỏ, với độ bội giác lớn hơn rất nhiều so với độ bội giác của kính lúp. B. Khi sử dụng, người ta điều chỉnh kính bằng cách thay đổi khoảng cách từ vật kính đến thị kính. C. Để khi quan sát đỡ mỏi mắt, người ta thường ngắm chừng ở điểm cực cận. D. A, B và C đều đúng. 33.6.H Một người cận thị lúc về già chỉ nhìn rõ được các vật nằm cách mắt từ 30cm đến 40cm. Coi kính đeo sát mắt. Độ tụ của kính phải đeo có giá trị bao nhiêu để có thể nhìn rõ hàng chữ đặt gần nhất cách mắt 25cm? A. 0,67 điôp B. 0,47 điôp C. 0,54 điôp D. Một giá trị khác. 34.7.B Trong các điều kiện sau, điều kiện nào cho vân sáng trên màn? A. Tập hợp các điểm có hiệu quang trình đến hai nguồn bằng một số nguyên lần bước sóng. B. Tập hợp các điểm có hiệu quang trình đến hai nguồn bằng một số lẻ lần của nửa bước sóng. C. Tập hợp các điểm có hiệu khoảng cách đến hai nguồn bằng một số nguyên lần bước sóng. D. A, B và C đều đúng. 35.7.V Trong thí nghiệm GTAS với hai khe Young cách nhau 0,5mm; màn quan sát đặt song song với mặt phẳng chứa hai khe và cách hai khe một đoạn 1m. Tại vị trí M trên màn, cách vân sáng trung tâm một đoạn 4,4mm là vân tối thứ 6. Tịnh tiến màn một đoạn l theo phương vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe thì tại M là vân tối thứ 5. Xác định l và chiều di chuyển của màn? A. Di chuyển màn ra xa hai khe một khoảng 22cm. B. Di chuyển màn lại gần hai khe một khoảng 22cm. C. Di chuyển màn ra xa hai khe một khoảng 20cm. D. Di chuyển màn lại gần hai khe một khoảng 20cm. 36.7.V Trong thí nghiệm Young về GTAS, người ta chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng trắng. Khoảng giữa hai khe là 1mm. Người ta quan sát vân giao thoa trên một màn ảnh đặt cách mặt phẳng chứa hai khe một khoảng 3m. Biết bước sóng của ánh sáng đỏ là 0,75m, của ánh sáng tím là 0,4m. Chiều rộng của quang phổ liên tục bậc 2 là: A. 2mm. B. 2,1mm. C. 2,2mm. D. Một đáp số khác. 37.7.B Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi nói về quang phổ vạch hấp thụ? A. Quang phổ của Mặt Trời mà ta thu được trên Trái Đất là quang phổ vạch hấp thụ. B. Quang phổ vạch hấp thụ có thể do các vật rắn ở nhiệt độ cao phát sáng phát ra. C. Quang phổ vạch hấp thụ có thể do các chất lỏng ở nhiệt độ thấp phát sáng phát ra. D. Quang phổ vạch hấp thụ có thể do các chất khí ở nhiệt độ thấp phát sáng phát ra. 38.7.B Phát biểu nào dưới đây là SAI khi nói về máy quang phổ? A. Máy quang phổ là thiết bị dùng để nhận biết các thành phần cấu tạo của một chùm sáng phức tạp do một nguồn sáng phát ra. B. Máy quang phổ là thiết bị dùng để phân tích chùm sáng có nhiều thành phần thành những thành phần đơn sắc khác nhau. C. Máy quang phổ có cấu tạo tương tự như một máy ảnh. D. Máy quang phổ có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính: ống chuẩn trực, lăng kính và buồng ảnh. 39.7.B Phát biểu nào sau đây SAI với tia hồng ngoại? A. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ. B. Các vật có nhiệt độ cao chỉ phát ra duy nhất tia hồng ngoại. C. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt. D. Ứng dụng của tia hồng ngoại là sấy khô, sưởi ấm, chụp ảnh hồng ngoại. 40.8.B Điều nào SAI khi nói về bản chất của ánh sáng? A. Anh sáng có lưỡng tính sóng – hạt. B. Bước sóng của ánh sáng càng ngắn thì tính chất hạt thể hiện càng rõ nét, tính chất sóng càng ít thể hiện. C. Khi tính chất hạt thể hiện rõ nét, ta dễ quan sát hiện tượng giao thoa của ánh sáng. D. Bước sóng của ánh sáng càng dài thì tính chất sóng thể hiện càng rõ nét, tính chất hạt càng ít thể hiện. 41.8.H Tấm kim loại K được đặt cô lập, có công thoát A = 3,96.10-19 J. Chiếu vào K ánh sáng đơn sắc có bước sóng l = 0,4mm. Điện thế cực đại của tấm kim loại là: A. 0,43V. B. 1,2V. C. 0,63V. D. Đáp số khác. 42.8.V Kim loại làm katôt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện l0. Lần lượt chiếu tới bề mặt katôt hai bức xạ có bước sóng l1 = 0,4mm và l2 = 0,5mm thì vận tốc ban đầu cực đại của electron bắn ra khỏi bề mặt katôt khác nhau 2 lần. Tính l0? A. 0,645mm. B. 0,454mm. C. 0,545mm. D. Đáp số khác. 43.8.B Các vạch trong dãy Pasen thuộc vùng nào trong các vùng sau? A. Vùng hồng ngoại. B. Vùng ánh sáng nhìn thấy. C. Vùng tử ngoại. D. Một phần nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy, một phần nằng trong vùng tử ngoại. 44.8.V Trong quang phổ của nguyên tử Hyđrô, vạch ứng với bước sóng dài nhất trong dãy Lyman là l1 = 0,1216mm và vạch ứng với sự dịch chuyển của electrron từ quỹ đạo M về quỹ đạo K có bước sóng l2 = 0,1026mm. Bước dài nhất l3 trong dãy Balmer là: A. l3 = 0,6656(mm). B. l3 = 0,6566(mm). C. l3 = 0,7566(mm). D. l3 = 0,7656(mm). 45.9.B Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi nói về các hạt nhân đồng vị? A. Cùng số prôtôn nhưng khác nhau số khối. B. Cùng số khối nhưng khác nhau số prôtôn. C. Cùng số nơtrôn. D. Cùng số nơtrôn và số prôtôn. 46.9.B Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về hiện tượng phóng xạ? A. Hiện tượng phóng xạ do các nguyên nhân bên trong hạt nhân gây ra. B. Hiện tượng phóng xạ tuân theo định luật phóng xạ. C. Hiện tượng phóng xạ không phụ thuộc vào các tác động bên ngoài. D. A, B và C đều đúng. 47.9.V Hạt nhân Po đứng yên phóng xạ ra một hạt a, biến đổi thành hạt Pb có kèm theo một phôton g. Biết rằng: mPo = 209,9828u; mHe = 4,0015u; mPb = 205,9744u; Thực nghiệm đo được động năng của hạt a là 6,18 MeV. Bước sóng của bức xạ g là: A. 10-11m. B. 10-12m. C. 12.10-12m. C. 12.10-11m. 48.9.V Biết NA = 6,022.1023 mol-1; 1 mol khí hêli nặng 4,003gam. Năng lượng tỏa ra khi tạo thành 1 gam khí hêli là: A. 42,6.1023MeV. B. 43,51.1022MeV. C. 4,271.1023MeV. D. 42,6.1022MeV. 49.9.V Người ta dùng prôtôn bắn phá hạt nhân Be đứng yên. Phản ứng cho ta hạt a và hạt nhân Li. Biết động năng của prôton là Kp = 5,45MeV, của hạt a là = 4MeV, vận tốc của prôton và vận tốc hạt vuông góc với nhau. Lấy khối lượng của hạt nhân (đo bằng đơn vị u) xấp xỉ bằng số khối. Động năng của hạt nhân Li là: A. 3,632 MeV. B. 3,358 MeV. C. 3,575 MeV. D. 3,41 MeV. 50.9.B Điều nào sau đây ĐÚNG khi nói về nhà máy điện nguyên tử? A. Trong lò phản ứng của nhà máy điện nguyên tử, phản ứng phân hạch dây chuyền được khống chế ở mức giới hạn. B. Chất làm chậm có tác dụng biến nơtrôn nhanh thành nơtrôn chậm. C. Thanh điều khiển có tác dụng điều chỉnh hệ số nhân nơtrôn. D. A, B và C đều đúng.

File đính kèm:

  • docde thi thu dai hoc 5.doc
Giáo án liên quan