Đề thi trắc nghiệm môn Sinh học 12 - Mã đề thi 495

Câu 1: Hội chứng Đao là thể đột biến do đột biến dị bội xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể số 21 ở người là thể?

A. Đa nhiễm. B. Đơn nhiễm. C. Tam nhiễm. D. Khuyết nhiễm.

Câu 2: Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ vì:

A. Ở các thế hệ sau tỉ lệ thể đồng hợp giảm dần.

B. Tỉ lệ đồng hợp tăng dần các gen lặn có hại được biểu hiện.

C. Cơ thể lai có độ đồng đều cao về năng suất và phẩm chất

D. Phần lớn các gen của cơ thể lai nằm trong cặp đồng hợp trội biểu hiện tính trạng tốt

Câu 3: Cho quần thể thực vật sinh sản hữu tính ở đời đầu 100% dị hợp về một cặp alen ( Aa), cho tiến hành tự thụ phấn bắt buộc liên tiếp qua nhiều thế hệ. Hãy xác định tỉ lệ phần trăm đồng hợp tử và dị hợp tử ở đời thứ ba ( I3 )?

A. Đồng hợp tử 93,75 %, dị hợp tử 6,25 % B. Đồng hợp tử 75%, dị hợp tử 25 %

C. Đồng hợp tử 87,5%, dị hợp tử 12,5% D. Đồng hợp tử 50%, dị hợp tử 50%

Câu 4: Tác nhân được sử dụng phổ biến để gây đột biến đa bội là:

A. 5- Brôm uraxin. B. Êtyl mêtal sunfonat. C. Tia X. D. Cônsixin.

Câu 5: Tế bào mang kiểu gen AAa thuộc thể đột biến nào sau đây ?

A. Dị bội 2n – 2. B. Dị bội 2n + 1 hay tam bội 3n.

C. Dị bội 2n + 2 hay tứ bội 4n. D. Thể một nhiễm.

Câu 6: Một gen bị đột biến làm giảm một liên kết hiđrô. Xác định loại đột biến đó?

A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.

C. Thêm một cặp nuclêôtit. D. Thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.

Câu 7: Chất hữu cơ được hình thành đầu tiên trong sự tiến hóa hóa học là:

A. Mêtan B. Saccarit C. Lipit D. Axit amin

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trắc nghiệm môn Sinh học 12 - Mã đề thi 495, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH HỌC 12 Thời gian làm bài: 60 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 495 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Câu 1: Hội chứng Đao là thể đột biến do đột biến dị bội xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể số 21 ở người là thể? A. Đa nhiễm. B. Đơn nhiễm. C. Tam nhiễm. D. Khuyết nhiễm. Câu 2: Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ vì: A. Ở các thế hệ sau tỉ lệ thể đồng hợp giảm dần. B. Tỉ lệ đồng hợp tăng dần các gen lặn có hại được biểu hiện. C. Cơ thể lai có độ đồng đều cao về năng suất và phẩm chất D. Phần lớn các gen của cơ thể lai nằm trong cặp đồng hợp trội biểu hiện tính trạng tốt Câu 3: Cho quần thể thực vật sinh sản hữu tính ở đời đầu 100% dị hợp về một cặp alen ( Aa), cho tiến hành tự thụ phấn bắt buộc liên tiếp qua nhiều thế hệ. Hãy xác định tỉ lệ phần trăm đồng hợp tử và dị hợp tử ở đời thứ ba ( I3 )? A. Đồng hợp tử 93,75 %, dị hợp tử 6,25 % B. Đồng hợp tử 75%, dị hợp tử 25 % C. Đồng hợp tử 87,5%, dị hợp tử 12,5% D. Đồng hợp tử 50%, dị hợp tử 50% Câu 4: Tác nhân được sử dụng phổ biến để gây đột biến đa bội là: A. 5- Brôm uraxin. B. Êtyl mêtal sunfonat. C. Tia X. D. Cônsixin. Câu 5: Tế bào mang kiểu gen AAa thuộc thể đột biến nào sau đây ? A. Dị bội 2n – 2. B. Dị bội 2n + 1 hay tam bội 3n. C. Dị bội 2n + 2 hay tứ bội 4n. D. Thể một nhiễm. Câu 6: Một gen bị đột biến làm giảm một liên kết hiđrô. Xác định loại đột biến đó? A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. C. Thêm một cặp nuclêôtit. D. Thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. Câu 7: Chất hữu cơ được hình thành đầu tiên trong sự tiến hóa hóa học là: A. Mêtan B. Saccarit C. Lipit D. Axit amin Câu 8: Cơ thể có kiểu gen Aaaa khi giảm phân bình thường sẽ cho ra các loại giao tử với tỉ lệ: A. B. C. Aa D. Câu 9: Phương pháp tạo ưu thế lai là: A. Lai kinh tế B. Giao phối cận huyết C. Lai xa D. Tự thụ phấn bắt buộc Câu 10: Đột biến gen xuất hiện do nguyên nhân nào? A. Do nhiễm sắc thể bị chấn động cơ học. B. Do tác nhân vật lí, hoá học của môi trường ngoài hay do biến đổi sinh lí, sinh hoá môi trường trong tế bào. C. Do sự chuyển đoạn của nhiễm sắc thể. D. Do nhiễm sắc thể phân li không đồng đều ở kì sau của phân bào. Câu 11: Lai tế bào là: A. Lai bố mẹ thuộc hai giống thuần khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm. B. Là sự dung hợp hai tế bào trần khác loài tạo ra tế bào lai chứa bộ nhiễm sắc thể của hai tế bào gốc. C. Lai hai thứ hoặc lai tổng hợp nhiều thứ có nguồn gen khác nhau để tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. D. Là lai giữa bố mẹ thuộc hai loài khác nhau hoặc thuộc các chi các họ khác nhau, con của chúng thường không có khả năng sinh sản. Câu 12: Những nguyên tố phổ biến nhất trong cơ thể sống (chiếm 96% khối lượng) là: A. C, H. B. C, H, N C. C, H, O, P. D. C, H, O, N. Câu 13: Tôm ba lá bắt đầu xuất hiện ở kỉ: A. Kỉ Pecmi B. Kỉ Xilua C. Kỉ Đêvôn D. Kỉ Cambri Câu 14: Trong thực tế, người ta tạo ra những giống trái cây không hạt. Giống trái cây này có bộ nhiễm sắc thể là: A. 3n B. 4n C. 1n D. 2n Câu 15: Hệ tương tác nào dưới đây hình thành những cơ thể sống đầu tiên và phát triển cho đến ngày nay: A. Prôtêin – Lipit. B. Prôtêin – Saccarit. C. Prôtêin – Prôtêin. D. Prôtêin – Axit nuclêic. Câu 16: Đặc điểm của thường biến là: A. Có định hướng và đồng loạt. B. Di truyền. C. Phát sinh trong quá trình giảm phân. D. Không có định hướng. Câu 17: Khi đột biến gen mất một cặp nuclêôtit thứ 5 là A-T, chuỗi polipeptit do gen đột biến tổng hợp có gì thay đổi so với chuỗi polipeptit do gen bình thường trước khi đột biến tổng hợp? A. Thay thế 1 axit amin. B. Thêm 1 axit amin mới. C. Thay đổi toàn bộ trình tự các axit amin. D. Mất 1 axit amin. Câu 18: Loại tia gây kích thích và ion hoá các nguyên tử khi chúng đi xuyên qua mô sống là: A. Tia phóng xạ B. Tia tử ngoại C. Tia gamma D. Tia X Câu 19: Dạng đảo vị trí giữa 2 cặp nuclêôtit không kể đến mã mở đầu và mã kết thúc có thể làm thay đổi nhiều nhất bao nhiêu axit amin? A. Ba. B. Hai. C. Một hoặc hai. D. Một. Câu 20: Một gen có khối lượng 450000 đvC và có 1900 liên kết hiđrô. Gen bị đột biến thêm một cặp A-T, số lượng từng loại Nuclêôtit môi trường nội bào cung cấp cho gen sau đột biến tự sao 4 lần là: A. A= T= 5250; G= X= 6000 B. A= T= 5250; G= X= 6015 C. A= T= 5265; G= X= 6000 D. A= T= 5265; G= X= 6015 Câu 21: Trong chọn giống vi sinh vật bằng đột biến nhân tạo, con người đã chọn lọc được chủng nấm Penicilium có hoạt tính như thế nào so với chủng ban đầu? A. Giảm 100 lần B. Tăng 200 lần C. Tăng 100 lần D. Tăng 300 lần Câu 22: Trong phương pháp lai tế bào, để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai người ta sử dụng: A. Keo hữu cơ poliêtilen glicol. B. Hoocmon phù hợp. C. Virut xenđê. D. Xung điện cao áp. Câu 23: Khi xảy ra dạng đột biến mất 1 cặp nuclêôtit, số liên kết hiđrô của gen thay đổi theo hướng nào sau đây? A. Giảm xuống 3 liên kết. B. Giảm xuống 2 liên kết. C. Giảm xuống 1 liên kết. D. Có thể giảm 2 hoặc 3 liên kết. Câu 24: Nguyên nhân gây ra thường biến là : A. Sự thay đổi số lượng nhiễm sắc thể. B. Sự thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể. C. Sự thay đổi cấu trúc của gen. D. Tác động trực tiếp của môi trường. Câu 25: Hiện tượng cây ngô lai khác dòng làm cho năng suất tăng 30 % so với giống ban đầu là hiện tượng gì? A. Ưu thế lai B. Thoái hóa giống C. Lai tế bào D. Lai khác loài Câu 26: Một gen bị đột biến dẫn đến ở đoạn giữa của mạch gốc gen mất đi một bộ ba. Như vậy chiều dài của gen sau đột biến sẽ như thế nào so với trước đột biến? A. Tăng 20.4 A0. B. Tăng 10.2 A0. C. Giảm 10.2 A0. D. Giảm 20.4 A0. Câu 27: Việc gây đột biến giống táo Gia Lộc tạo giống táo má hồng có nhiều đặc tính tốt là do xử lí bằng: A. Nitrôzô mêtyl urê (NMU) B. 5 – brôm uraxin C. Tia tử ngoại D. Tia gamma Câu 28: Tác nhân 5 – brôm uraxin( 5BU) gây: A. Thay cặp G – X bằng cặp T – A hoặc X – G B. Thay cặp A – T bằng cặp T - A C. Thay cặp A -T bằng cặp G - X D. Thay cặp G – X bằng cặp A -T Câu 29: Điều nào không đúng? A. Trẻ sinh đôi khác trứng sinh ra từ hai hợp tử B. Trẻ sinh đôi cùng trứng sinh ra từ một hợp tử C. Trẻ sơ sinh cùng trứng có cùng nhóm máu, cùng hay khác giới D. Trẻ sinh đôi khác trứng có cùng hay khác giới tính Câu 30: Trình tự các khâu của kĩ thuật di truyền là: A. Tách, cắt và nối, chuyển. B. Tách, nối và cắt, chuyển. C. Chuyển, cắt và nối, tách. D. Cắt, tách, nối, chuyển. Câu 31: Lợn Đại Bạch lai với lợn ỉ Móng Cái tạo ra lợn lai nặng 1 tạ sau 10 tháng, tăng tỉ lệ nạc 40 % là kết quả của phép lai nào? A. Lai tế bào B. Lai khác thứ C. Lai xa D. Lai kinh tế Câu 32: Ở người, bố và mẹ bình thường đều có kiểu gen ở thể dị hợp thì số con bị bệnh bạch tạng có thể chiếm tỉ lệ: A. 75% B. 25% C. 100% D. 50% Câu 33: Chim thuỷ tổ xuất hiện ở: A. Kỉ Than đá B. Kỉ Giura C. Kỉ Pecmi D. Kỉ Tam điệp Câu 34: Loại hoá chất sử dụng để thay cặp G – X bằng cặp T – A hoặc X – G là: A. Nitrôzô mêtyl urê (NMU). B. 5- brôm uraxin (5- BU). C. Êtylmêtal sunfonat (EMS) D. Cônxixin Câu 35: Có thể xác định được một tính trạng ở người phụ thuộc vào kiểu gen hay phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường là phương pháp nào? A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ B. Phương pháp nghiên cứu tế bào C. Phương pháp nghiên cứu di truyền quần thể D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh Câu 36: Kĩ thuật cấy gen ứng dụng loại đột biến nào sau đây? A. Đột biến chuyển đoạn nhỏ. B. Đột biến gen. C. Đột biến đa bội. D. Đột biến dị bội. Câu 37: Xét cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, khi tế bào giảm phân xảy ra sự rối loạn trong phân ly của cặp nhiễm sắc thể này ở lần phân bào 1 sẽ tạo thành giao tử: A. O B. X hoặc O C. XX D. XX hoặc O Câu 38: Loại đột biến nào không di truyền qua sinh sản hữu tính ? A. Đột biến tiền phôi. B. Đột biến giao tử. C. Đột biến xôma. D. Đột biến thể dị bội. Câu 39: Ở gà Lơgo, tính trạng khối lượng trứng có hệ số di truyền h = 66 – 93 % nghĩa là tính trạng này phụ thuộc chủ yếu vào: A. Điều kiện môi trường B. Kiểu gen C. Thức ăn D. Kiểu hình Câu 40: Hoá thạch là : A. Con cháu sinh vật cổ đại vẫn còn sống sót tới nay B. Cơ thể hay bộ phận cơ thể của sinh vật cổ đại đã hóa đá C. Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá D. Phần cứng của sinh vật ( xương, vỏ đá vôi ...) ở đại trước sót lại ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docMA DE 495.doc
Giáo án liên quan