Đề thi tuyển sinh đại học năm 2013 môn: Ngữ văn - Khối C, D

. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢTHÍ SINH (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Trong truyện ngắn Hai đứa trẻcủa Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên vềHà Nội

có những nét nổi bật nào? Hình ảnh Hà Nội có ý nghĩa gì đối với đời sống tâm hồn Liên?

Câu 2 (3,0 điểm)

Nhìn lại vốn văn hoá dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận xét

vềlối sống của người Việt Nam truyền thống là:

Không ca tụng trí tuệmà ca tụng sựkhôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước

theo sau, biết thủthế, giữmình, gỡ được tình thếkhó khăn.

(Theo Ngữvăn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.160-161)

Từnhận thức vềnhững mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chịhãy bày tỏ

quan điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 600 từ).

pdf1 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh đại học năm 2013 môn: Ngữ văn - Khối C, D, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên thí sinh: .............................................; Số báo danh: ................................. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013 Môn: NGỮ VĂN; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những nét nổi bật nào? Hình ảnh Hà Nội có ý nghĩa gì đối với đời sống tâm hồn Liên? Câu 2 (3,0 điểm) Nhìn lại vốn văn hoá dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận xét về lối sống của người Việt Nam truyền thống là: Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn. (Theo Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.160-161) Từ nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ quan điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 600 từ). II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp. Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên. Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách, chỉ đáng thương; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) thì vừa đáng thương vừa đáng trách. Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. ---------- Hết ---------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

File đính kèm:

  • pdfDe_Van_C.pdf
  • pdfDe_Van_D.pdf