Địa lí học và vấn đề tôn giáo

A- CÁC TÔN GIÁO

I- Khái niệm về tôn giáo

 Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hóa - đạo đức phổ biến ở các nước trên thế giới và tồn tại từ xa xưa trong lịch sử của các dân tộc.

Thuật ngữ tôn giáo được bắt nguồn từ tiếng Latinh (Religio) có nghĩa là sự sùng đạo, mộ đạo hay đối tượng được sùng bái. Đã có nhiều định nghĩa về tôn giáo được đưa ra và được nhiều người chấp nhận.

 Theo Từ điển tiếng Việt thì tôn giáo là sự công nhận một sức mạnh coi là thiêng liêng quyết định một hệ thống ý nghĩ và tư tưởng của con người về số phận của mình trong và sau cuộc đời hiện tại, do đó quyết định phần nào hệ thống đạo đức, đồng thời thể hiện bằng những tập quán, lễ nghi tỏ thái độ tin tưởng và tôn sùng sức mạnh đó.

 Theo tài liệu Nhập môn Địa lí nhân văn thì tôn giáo là một khía cạnh quan trọng của tâm lí và hành vi con người. Niềm tin về phương diện tôn giáo có thể ảnh hưởng tới cách thức nói năng, ăn mặc, đi lại, giáo dục và hàng loạt hành vi của con người. Từ đó, tôn giáo ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và các hoạt động chính trị, văn hóa, tinh thần của toàn xã hội.

 Tựu chung lại, có thể hiểu tôn giáo là tín ngưỡng, là niềm tin của con người vào lực lượng siêu tự nhiên. Tôn giáo được hiểu theo 2 khía cạnh sau:

 1, Là thế giới quan và những hành vi tương ứng liên quan niềm tin ở lực lượng siêu tự nhiên và ở ảnh hưởng của lực lượng này tới đời sống con người và sự tồn tại của họ sau khi chết.

 2, Là sự thể hiện một cách tưởng tượng các lực lượng tự nhiên và xã hội trong nhận thức của con người.

 

doc35 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Địa lí học và vấn đề tôn giáo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lí học và Vấn đề tôn giáo A- Các tôn giáo I- Khái niệm về tôn giáo Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hóa - đạo đức phổ biến ở các nước trên thế giới và tồn tại từ xa xưa trong lịch sử của các dân tộc. Thuật ngữ tôn giáo được bắt nguồn từ tiếng Latinh (Religio) có nghĩa là sự sùng đạo, mộ đạo hay đối tượng được sùng bái. Đã có nhiều định nghĩa về tôn giáo được đưa ra và được nhiều người chấp nhận. Theo Từ điển tiếng Việt thì tôn giáo là sự công nhận một sức mạnh coi là thiêng liêng quyết định một hệ thống ý nghĩ và tư tưởng của con người về số phận của mình trong và sau cuộc đời hiện tại, do đó quyết định phần nào hệ thống đạo đức, đồng thời thể hiện bằng những tập quán, lễ nghi tỏ thái độ tin tưởng và tôn sùng sức mạnh đó. Theo tài liệu Nhập môn Địa lí nhân văn thì tôn giáo là một khía cạnh quan trọng của tâm lí và hành vi con người. Niềm tin về phương diện tôn giáo có thể ảnh hưởng tới cách thức nói năng, ăn mặc, đi lại, giáo dục và hàng loạt hành vi của con người. Từ đó, tôn giáo ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và các hoạt động chính trị, văn hóa, tinh thần của toàn xã hội. Tựu chung lại, có thể hiểu tôn giáo là tín ngưỡng, là niềm tin của con người vào lực lượng siêu tự nhiên. Tôn giáo được hiểu theo 2 khía cạnh sau: 1, Là thế giới quan và những hành vi tương ứng liên quan niềm tin ở lực lượng siêu tự nhiên và ở ảnh hưởng của lực lượng này tới đời sống con người và sự tồn tại của họ sau khi chết. 2, Là sự thể hiện một cách tưởng tượng các lực lượng tự nhiên và xã hội trong nhận thức của con người. Cơ sở của quan niệm chung của các nhà thần học, các nhà tu hành, cũng như những tín đồ của các tôn giáo là thuyết “thiên mệnh”, “tiền định” cho là vốn có những lực lượng “siêu nhiên” đứng đầu là một “đấng tối cao”, “đấng tuyệt đối”, “đấng sáng chế”, “đấng thiêng liêng”, dưới các hình thức “Đức Chúa Trời”, “Đức Phật”, “Đức Thánh A-La” Mọi sự kiện lịch sử, mọi hiện tượng xã hội, đến số phận của mỗi con người đều là hiện thân của ý chí thần thánh diễn ra theo sự sắp đặt, sự sáng tạo của “đấng tối cao”. Mọi trật tự hiện hành, mọi sự diễn biến sắp tới của xã hội, đời sống của mỗi cá nhân (từ sinh, lão, bệnh, tử đến họa, phúc, tình yêu, hôn nhân, sự nghiệp giàu nghèo của cuộc sống trên trần thế và cả ở thế giới bên kia) đều do “tiền định” (do ý Chúa; đã có sự quyết định trong sổ Nam Tào - Bắc Đẩu, do “luân hồi” qui định từ kiếp trước). II- Phân loại tôn giáo Trong quá trình phát triển của nhân loại đã xuất hiện nhiều tôn giáo khác nhau. Có tôn giáo ra đời rất sớm và phổ biến rộng rãi ở nhiều khu vực trên thế giới. Ngược lại, có tôn giáo chỉ ảnh hưởng trong một phạm vi lãnh thổ nhỏ hẹp. Nhìn chung có thể chia ra 3 loại hình tôn giáo sau đây: - Tôn giáo cổ (thị tộc, bộ tộc). - Tôn giáo địa phương (quốc gia). - Tôn giáo thế giới. Sơ đồ phân loại tôn giáo năm 2002 Tôn giáo Tôn giáo cổ Tôn giáo địa phương -Thờ vật tổ (tô-tem) -Bái vật giáo -Bái hỏa giáo -Đạo vạn vật hữu linh -Đạo Bàlamôn (nay là ấn giáo), đạo Xích (Sikh), đạo Jian ở ấn Độ -Đạo Khổng và đạo Lão ở TQ. -Đạo Thần (Shinto) ở Nhật -Đạo Cao Đài, Hòa Hảo ở VN Tôn giáo thế giới Hồi giáo Đạo Hồi (Islamism) 1207 triệu tín đồ Phật giáo Đạo Phật (Buddhism) 362 triệu tín đồ Ki tô giáo Thiên chúa giáo (Christianism) 2019 triệu tín đồ Do thái giáo Đạo Giuđa (Judaism) 20 triệu tín đồ ấn độ giáo Đạo Hinđu (Hinduism) 820 triệu tín đồ Phái Si-va (Shiva) 25% Phái Xun-nit (Sunni Muslim) 83% Phái Xi-ai hay Xi-it (Shia Muslim) 16% Phái Vi-xnu (Vishnu) 70% Phái đại thừa Cỗ xe lớn (Mahayana) 56% tín đồ Phái Tiểu thừa Cỗ xe nhỏ (Theravada) 38% tín đồ (Phái) Giáo hội Tin lành (Protestantism) 400 triệu tín đồ (Phái) Giáo hội chính thồng phương đông Chính thống giáo (O rthodox Church) 216 triệu tín đồ (Phái) Giáo hội Thiên Chúa La Mã Công giáo, Giáo hội La Mã (Catholicism) 964 triệu tín đồ Các hệ phái: -Tin Lành phục hưng (Adventism) -Tin Lành thánh tẩy (Anabaptism) -Thanh giáo (Puritanism) -Anh giáo (Anglicanism) Các hệ phái: -Giáo hội Hi Lạp-Bi đăng tin -Giáo hội Ac-mê-ni-a -Giáo hội Cốp-tic (Ai Cập) -Và các giáo hội khác 1, Tôn giáo cổ ( thị tộc, bộ tộc) Xuất hiện vào thời kì chiếm hữu nô lệ, bao gồm những tín ngưỡng tô-tem, đạo bái vật và đạo vật linh. Cho đến nay, những hình thức này của tôn giáo vẫn tồn tại ở một số bộ lạc thuộc châu Phi nhiệt đới, người Anh điêng ở lưu vực Amazôn, thổ dân châu úc. Ngoài ra, những vết tích của tôn giáo cổ cũng được phát hiện ở một số dân tộc có trình độ phát triển cao hơn. a, Có thể nói rằng một trong những hình thức tín ngưỡng đầu tiên của người nguyên thủy là tôn thờ vật tổ (tô - tem). Theo tín ngưỡng này thì mọi thành viên trong một thị tộc đều do một con vật nhất định sinh ra, con vật đó là tô - tem. Đôi khi tô - tem lại là một loài cây hoặc một đồ dùng hàng ngày. Lúc bấy giờ, nguồn cung cấp thức ăn chính là vật săn bắn. Họ tin rằng mình có quan hệ máu mủ với tô - tem, con vật tô - tem có thể biến thành người nếu nó muốn. Họ cho rằng nguyên nhân cái chết là do con người lại trở về với tô - tem. Con vật coi là tô - tem được mọi người sùng bái và không ai dám giết thịt. Nhưng về sau họ có giết và ăn thịt con vật tô - tem trừ đầu và tim gan. Khi giết con vật tô - tem, người ta cầu khấn, xin tô - tem tha tội hoặc tìm cách trút tội cho người khác. Ngày xưa ở Aicập người ta thờ bò, chó sói, dê, cá sấu ở ấn Độ thì hổ, khỉ, bò được xem là những giống vật linh thiêng. Thổ dân Ôxtrâylia tin rằng mỗi thị tộc đều có họ hàng thân thiết với một con vật được xem là tô - tem, họ nói về con vật đó như nói về một người thân, ví dụ “Đó là anh tôi!”. Nơi đây có những thị tộc được gọi là thị tộc Canguru, thị tộc dơi, thị tộc ếch ở nước ta vẫn còn tàn dư của tín ngưỡng này, tồn tại khá phổ biến trong nhiều dân tộc ít người như đồng bào Dao kiêng ăn thịt chó; ở một số địa phương của người Thái có những người thuộc họ Mông kiêng ăn thịt con dúi, họ Quàng kiêng ăn thịt hổ, họ Cút kiêng ăn một loại rau rừng gọi là “phác cút” b, Theo tín ngưỡng của người nguyên thủy thì mọi vật đều có linh hồn, linh hồn bắt nguồn từ đạo “vạn vật hữu linh”. Họ quan niệm rằng chỉ có linh hồn là bất tử. Khi chết linh hồn rời khỏi thể xác, được lên thiên đàng, thế giới bên kia còn thể xác chỉ là cái vỏ, nơi tạm trú của linh hồn mà thôi. ở một số bộ lạc người nguyên thủy có những kho đá sỏi hoặc gỗ có trang trí gọi là những bản khắc mệnh. Họ cho rằng, linh hồn người chết sẽ nhập vào hòn đá. Mỗi người đều có một bản khắc mệnh của mình, nơi linh hồn tổ tiên trú ngụ. Mỗi người từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi gắn liền với bản khắc mệnh của mình. Bản khắc mệnh của người sống hay của người đã chết đều được cất kín trong hang có chèn đá ở lối vào chỉ có người già mới biết chỗ giấu. Họ xem những bản khắc mệnh như những thứ phải thờ cúng. Các di tích này được tìm thấy ở hang Mac Adin ở gần núi Pirênê, ở nơi cư trú của bộ lạc Arung - châu Đại Dương. Còn ở nước ta thì đạo “vạn vật hữu linh” gắn liền với thuyết “luân hồi”: linh hồn của một con vật hay của một người đều có thể đầu thai thành con vật hay người khác. Điển hình cho tín ngưỡng này có thể thấy qua câu chuyện cổ tích “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, hay khi giết thịt một con vật như gà, vịt người ta thường nói “ Ta hóa kiếp cho mi để kiếp sau mi được thành người !”; hay như cách thức chôn cất, ma chay. Người chết thường được chôn theo những đồ trang sức, quần áo vì họ cho rằng người chết vẫn cần những thứ ấy ở thế giới bên kia. Tin vào có linh hồn nên họ cho rằng, sau khi người thân chết ta phải thờ cúng. Ta cũng có thể thấy điều này ở nước láng giềng rất gần gũi là Trung Quốc c, Bái vật giáo là sự thờ cúng những bái vật, ở đây các vật cụ thể coi là linh thiêng, được người ta tin tưởng là mang một sức mạnh thần kì, do đó được thờ cúng. Hiện nay ở nhiều quốc gia châu Phi, số người theo Bái vật giáo khá đông đảo như Bênanh chiếm 65% dân số, Buốckina Phasô 76%, Camơrun 45%, Cônggô 53% d, Bái hỏa giáo một tôn giáo cổ của I ran xuất hiện cách đây khoảng 3000 năm, thờ phụng Ahura Mazda (tức Đấng Tối Cao hiển minh) do Zoroaster sáng lập. Về nghi lễ, những người theo Bái hỏa giáo thờ Lửa. 2, Tôn giáo địa phương Ra đời khi xuất hiện xã hội có giai cấp, với nhiều hình thức phức tạp hơn của tôn giáo. Đầu tiên các hình thức này hình thành trong nhóm các dân tộc gần gũi nhau, hoặc trong một dân tộc nào đó, hay trong một nhóm tộc người ở một quốc gia. Sau đó, tôn giáo địa phương (quốc gia) dần dần xuất hiện. Điển hình cho loại tôn giáo này là đạo Bàlamôn ở ấn Độ; đạo Khổng, đạo Lão ở Trung Quốc và đạo Thần (Shinto) ở Nhật Bản. a, ở ấn Độ, đạo Bàlamôn phổ biến khá rộng rãi vào thiên niên kỉ I trước Công nguyên. Từ thiên niên kỉ I sau Công nguyên, đạo này tồn tại dưới dạng ấn giáo, tôn giáo này hiện nay tồn tại chủ yếu ở ấn Độ. Thực chất đây là tổng hợp của các tôn giáo địa phương. b, ở Trung Quốc, rất phổ biến đạo Khổng và đạo Lão. Đạo Khổng ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I trước CN như là một học thuyết xã hội. Trong nhiều thế kỉ, nó trở thành hệ tư tưởng của nhà nước phong kiến. Cho đến nay, theo đạo Khổng ở Trung Quốc vẫn có tới khoảng 180 triệu người. Tôn giáo đặc thù thứ hai ở Trung Quốc là đạo Lão, dựa trên cơ sở tôn thờ các hiện tượng tự nhiên. Xưa kia đạo Lão thường kết hợp với đạo Khổng. Số người theo đạo Lão hiện nay không nhiều lắm, chỉ khoảng 30 triệu người. Đạo Khổng tin vào số mệnh, con người không thể cưỡng lại được Thiên mệnh. Chính Thiên mệnh qui định vận mệnh của xã hội và của mỗi con người. Vạn vật trong vũ trụ luôn sinh thành, biến hóa không ngừng theo đạo của nó. Nguồn gốc sự vận động từ 2 lực “âm” và “dương” trong một thể thống nhất “Thái cực”. Các lực vô hình, mạnh mẽ giữ cho âm-dương, trời-đất “tương thôi”, “trung hòa” để vạn vật sinh hóa không ngừng, “Con người sống, chết có mệnh, giàu sang do trời”. Đạo Lão cho rằng “Đạo” là cái mà tất cả mọi vật từ đó sinh ra, là cái tồn tại vĩnh viễn, bất biến. “Đạo” không chỉ là bản nguyên nguồn gốc của vạn vật mà còn là con đường, là qui luật sinh thành, biến hóa của mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ. “Đạo” có trước cả trời đất, thần linh. c, ở Nhật Bản có đạo Thần (Shinto), đó là sự kết hợp giữa đạo Khổng (thờ cúng tổ tiên, chế độ gia trưởng, tôn trọng người già) với đạo Lão ( sùng bái các lực lượng tự nhiên). Hiện nay ở Nhật Bản có khoảng 115 triệu tín đồ đạo Thần. Đạo Thần vốn là đạo gốc của Nhật Bản, có nguồn gốc từ thuyết vật linh của người Nhật cổ. Đạo Thần phát triển thành tôn giáo của cộng đồng với những miếu thờ gia thần và các thần hộ mệnh của địa phương. Người ta cũng thờ các vị anh hùng và các thủ lĩnh xuất chúng của cộng đồng qua nhiều thế hệ và thờ cúng hương hồn tổ tiên ( giống như ở nước ta thờ Đức Thánh Trần - Trần Quốc Tuấn và việc thờ cúng ông bà, tổ tiên). Đạo Thần đóng một vai trò nghi thức quan trọng trong nhiều mặt của đời sống người Nhật. Ngày nay đạo Thần tồn tại song song và đôi khi hòa trộn với đạo Phật trong ý thức người dân Nhật Bản. Nhiều người Nhật kết hôn theo nghi thức đạo Thần và được chôn cất theo nghi lễ của đạo Phật. d, Đạo Xích (Sikh): Là tôn giáo thịnh hành trong bang Pungiáp ( Punjab) ở phía tây bắc ấn Độ, do giáo chủ Nanăc (Nanak 1469 - 1539) sáng lập và truyền bá vào thế kỉ 15. Đạo Xích là sự kết hợp giữa đạo ấn và đạo Hồi (Xích có nghĩa là người hiểu biết), chủ trương sự bình đẳng cho mọi người không kể nguồn gốc bộ tộc. Đạo Xích phủ nhận sự độc đoán tôn giáo, sự phân biệt đẳng cấp, loại bỏ mọi hình thức phiền toái của các nghi thức tôn giáo, đề cao sự thiền định tại tâm và tôn thờ Đấng Tối Cao Chân Lí. Trong thế kỉ 18, đạo Xích trở thành tôn giáo của những người chống lại sự thống trị của những người Hồi giáo và đấu tranh đòi quyền tự trị cho bang Pungiap, nên cũng được gọi là “đạo của thanh kiếm”, với đạo quân chiến đấu gọi là Khalsa (trong sạch, thuần khiết). Tín đồ của đạo Xích hiện nay có khoảng 16 triệu người, tập trung phần lớn ở bang Pungiap. Trong những năm gần đây cũng đã có những phần tử cực đoan của đạo Xích đã bị lợi dụng, kích động để gây rối tình hình chính trị của ở ấn Độ. đ, Đạo Jain: xuất hiện gần đồng thời với đạo Phật, trong thế kỉ VI trước CN ở ấn Độ. Người sáng lập ra đạo Jain là Jnatriputra Vardhamana (599 - 527 trước CN). Đạo Jain dặc biệt đề cao tư tưởng ahimsa (bất tổn sinh) và thực hành hình thức cực đoan của chủ nghĩa khổ hạnh. Sau khi Mahavira qua đời, đạo này tự phân hóa thành hai phái: phái trung thành với truyền thống là phái Loã hình (không mặc quần áo-Digambara), phái cởi mở hơn là phái Bạch y ( mặc quần áo trắng – Svetambara). e, Tại Việt Nam cũng xuất hiện nhiều tôn giáo địa phương tiêu biểu như đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo. 3, Tôn giáo thế giới Là tôn giáo được phổ biến trong phạm vi nhiều nước, nhiều khu vực. Đáng lưu ý nhất là đạo Kitô và các nhánh của nó cùng với đạo Hồi, đạo Phật. Tựu chung lại, việc phân chia các loại hình tôn giáo ở trên mang tính tương đối. Cơ sở chủ yếu của việc phân chia này dựa vào sự phổ biến của nó theo lãnh thổ. Ngoài ra, có thể phân biệt tôn giáo truyền thống (cổ) và tôn giáo hiện nay. Sự phân chia các loại hình tôn giáo nói chung dựa vào sự khác nhau giữa các tôn giáo về: -Niềm tin vào lực lượng thần linh và vào khả năng của con người được lực lượng này hỗ trợ. -Các nghi lễ tôn giáo. -Quan niệm về cuộc sống sau khi chết. -Quan niệm về những điều cấm, những vật thần III - Các tôn giáo lớn trên thế giới 1, ấn Độ giáo ( đạo Hinđu - Hinduism) Thuật ngữ này bắt nguồn từ tên của một con sông chủ yếu chảy trên lãnh thổ Pakixtan Hồi giáo ngày nay. ấn Độ giáo có nguồn gốc từ thời cổ, từ đạo Bàlamôn. Đây là tín ngưỡng lâu đời nhất, ra đời cách đây khoảng 4000 năm ở ấn Độ xưa. ấn Độ giáo không có người sáng lập, không có giáo chủ, không có giáo điều mà chỉ là một sự tổng hợp các hệ tín ngưỡng, triết học, được hoàn thiện dần trong lịch sử của ấn Độ. Sự phát triển của đạo này có 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1 bắt đầu từ khoảng năm 1500 trước Công nguyên đến năm 800 trước Công nguyên, gọi là giai đoạn Vệ Đà. - Giai đoạn 2 (thời Upannishad) từ năm 800 trước Công nguyên đến 400 năm trước Công nguyên, gọi là giai đoạn Bàlamôn. Trong giai đoạn này bắt đầu xuất hiện tầng lớp tu sĩ và sự phân chia đẳng cấp. - Giai đoạn 3 (thời sử thi và thời cổ điển) bắt đầu từ 400 năm trước Công nguyên đến thế kỉ X còn được gọi là thời của Hinđu giáo. ấn Độ giáo có nhiều bộ kinh, sách như bộ kinh Vệ - Đà (Veda), Upannishad hay hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana (được coi là các thánh kinh của Hindu giáo) rất có giá trị về lịch sử và văn hóa của ấn Độ. Kinh Vệ - Đà là sách thánh của đạo, là một tập hợp các câu chuyện thần thoại, tôn giáo tín ngưỡng, luân lí, nghi thức, các qui tắc và triết lí sống Người theo ấn giáo thờ thần Bàlamôn hay Bra-ha-ma (Brahma), đấng sáng tạo vạn năng, thần duy trì thế giới Vi-xnu (Vishnu), thần hủy diệt và tái tạo thế giới Xi-va (Shiva) và nhiều vị thần khác. Họ tin rằng có thuyết luân hồi, cữ sát sinh, có tục ăn chay, có luật nhân quả (Karma) và cho rằng muốn siêu thoát phải chiêm niệm và sống theo một kỉ luật khắt khe về thể xác cũng như về tinh thần (Yoga). ấn giáo có những qui định chặt chẽ về hành vi dân số với các tín đồ. Đó là việc kết hôn sớm, coi trọng nam giới, chỉ có nam mới được giữ quyền cúng bái tổ tiên. Sách thánh ấn giáo chia tín đồ ra làm 4 đẳng cấp tách biệt nhau, người đẳng cấp này không được lấy người thuộc đẳng cấp khác. Bốn đẳng cấp Bàlamôn là: -Thứ nhất là đẳng cấp tăng lữ, lễ sư Bàlamôn (Brahmana). -Thứ hai là đẳng cấp vương công, vua chúa, tướng lĩnh, võ sĩ (Kshatriya). -Thứ ba là đẳng cấp thương nhân, điền chủ và thường dân (Vaishya). -Thứ tư là đẳng cấp tiện dân và nô lệ (Shudra). Chế độ đẳng cấp này còn ảnh hưởng nặng nề đến đời sống chính trị và xã hội ấn Độ ngày nay. Hiện nay có khoảng gần 820 triệu người là tín đồ của ấn giáo, trong đó khoảng hơn 700 triệu người ở ấn Độ, còn lại rải rác ở Xri Lanca, Bănglađet, Inđônêxia, Guyana, Xurinam, Malaixia và có ảnh hưởng đến văn hóa của các nước Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam... Có 2 giáo phái chính là: -Phái Vi-xnu sùng bái thần Vi-xnu và các hoá thân của Vi-xnu, tín đồ chủ yếu ở phía bắc và duyên hải phía tây ấn Độ. Phái Vi-xnu chiếm 70% tín đồ. -Phái Si-va sùng bái thần Si-va, chiếm 25% tín đồ. Kiến trúc Tháp Chàm ở Nha Trang của Việt Nam mang nhiều sắc thái của tôn giáo Bàlamôn (tháp Chàm còn có ở Ninh Thuận, Quảng Nam; trong đó tháp Chàm ở Mỹ Sơn-Quảng Nam là di tích có giá trị nhất). Tượng của các vị thần ở đây thường có rất nhiều khuôn mặt. Thần Bàlamôn có tới 330 triệu khuôn mặt khác nhau. 2, Do Thái giáo ( đạo Giuđa - Judaism) Là đạo của dân tộc Hebrew (cũng gọi là Ixraen hoặc Do Thái) thờ thần Jehovah. Ra đời vào năm 2000 trước CN ở Palextin, gắn liền với lịch sử của người Do Thái. Giáo lí đạo Do Thái cho rằng người Do Thái là con cháu của Abraham (thiên sứ), là người được Thiên Chúa dẫn dắt và ban cho mảnh đất là Palextin. Lịch sử đạo Do Thái được đặc trưng bởi sự khủng bố và chuyển cư. Lúc đầu vì đói kém, dân Do Thái từ Palextin đã di cư sang Ai Cập và bị các Pharaông của Ai Cập bắt làm nô lệ. Năm 1200 trước CN, Moise đã nổi dậy chống các lãnh chúa Ai Cập và đưa người nô lệ Do Thái chạy trốn khỏi Ai Cập về Palextin. Năm 586 trước CN, thánh địa Giêruxalem đã bị san bằng trong một cuộc tấn công của người Babilon. Dân cư ở đây bị bắt đi trong cảnh gọi là “sự đầy ải Babilon”. Gần đây nhất, trong chiến tranh thế giới hai, chính sách bài Do Thái của phát xít Đức đã làm cho dân cư Do Thái phải phân tán khắp nơi. Người Do Thái đã có mảnh đất của mình vào năm 1947 với quốc gia Ixraen. Thành phố Giêruxalem là nơi tranh chấp giữa các đạo giáo, các tộc người vì nơi đây được coi là thánh địa của Do Thái giáo, song cũng là thánh địa của Thiên Chúa giáo, Hồi giáo. Bởi vì các đấng sáng thế của các tôn giáo này đều tự xưng là con chiên của Chúa Trời “ được Chúa ủy thác cho sứ mệnh dẫn dắt các tín đồ”. Ngày nay toàn bộ tín đồ Do Thái trên thế giới có khoảng 20 triệu người, trong đó 1/2 sống ở Mĩ, 1/4 ở Ixraen và 1/4 sống rải rác ở châu Âu. ở Ixraen, đạo Do Thái được coi là quốc giáo. 3, Phật giáo (Buddhism) a, Khái quát về đạo Phật Bắt nguồn ở ấn Độ vào thế kỉ 6 trước Công nguyên. Trong bão táp của cuộc đấu tranh giai cấp, sự đối đầu của những người nô lệ với giới tăng lữ quí tộc, xã hội ấn Độ chứa đầy bất công và đau khổ. Thái tử của vua Tịnh Phạn ra đời (khoảng ngày 8/4 năm 563 trước Công nguyên tại Kapilavastu và mất khoảng năm 483 trước Công nguyên, thọ 80 tuổi. Hiện nay theo bên đạo Phật lại xác định rằng ngày 14/4 âm lịch năm 556 trước Công nguyên là ngày sinh của Đức Phật còn gọi là Phật đản và ngày 14/4/2006 chính là Phật đản: Phật lịch 2550 năm. Cũng chính ngày này năm 2006, Phật đản được LHQ công nhận là ngày Tôn giáo thế giới là ngày Hòa bình thế giới) ở vùng chân núi Himalaia thuộc bộ lạc Shakya ở đông bắc ấn Độ xưa, nay thuộc đất Nê Pan, tên là Siddharta Gautama (Tất Đạt Đa họ là Cồ Đàm), biệt danh là Shakya -Muni (Thích ca Mầu ni), có nghĩa là vị minh triết của bộ lạc hay Tathagata (Như Lai) nghĩa là vị nắm được chân lí. Theo truyền thuyết thì ngài sinh ra từ sườn bên phải của người mẹ, 7 ngày sau ngài đã biết đi, biết nói, đến năm 29 tuổi, lần đầu tiên ngài mới đi ra khỏi Hoàng cung. Và ngài gặp ngay cảnh tượng một ông già hủi mù lòa, lưng còng đi bên một đám ma. Liền sau đó, về nhà ngài từ giã vợ con vào rừng khổ tu 6 năm liền theo phái Yuga. Mỗi ngày ngài chỉ ăn một hạt gạo, lấy cỏ đan làm quần áo. Nhưng rồi ngài hiểu ra sự đầy ải về thể xác không phải cách tốt nhất để giác ngộ. Để đạt tới trình độ siêu phàm, ngài đã thay đổi cách tu luyện bằng biện pháp ngồi thiền dưới bóng cây Boddhi (cây bồ đề – cây Minh Triết, sau trở thành cây thiêng của đạo Phật). Dần dần ngài tìm ra cái bí ẩn của vòng luân hồi, kiếp sống con người tùy thuộc vào cái “nghiệp” có tính tiền định theo qui luật nhân quả và nguồn gốc những đau khổ của loài người đều do lòng ham muốn mà ra cả. Vậy chỉ có cách bỏ hết lòng ham muốn, con người mới có thể giải thoát và linh hồn được yên tĩnh trên cõi Niết Bàn (Nirvana). Vậy là sau 7 năm ngồi thiền, Đức Phật (Buddha) đã tìm ra căn nguyên nỗi khổ đau của loài người. Ngài ở lại đất thánh Benares, bắt đầu truyền đạo. Giáo lí của đạo Phật cho rằng “đời là bể khổ”. Nguồn gốc của nỗi khổ là dục vọng vị kỉ: tham, sân, si. Con người luôn buồn khổ bởi không ai thoát khỏi cái vòng sinh, lão, bệnh, tử. Nhà Phật tìm con đường giác ngộ, tránh khổ nạn bằng cách loại bỏ dục vọng, sống giữ mình, tôn thủ “ngũ giới” (5 điều kị) như không sát sinh, không trộm cắp, không rượu chè, không sắc dục và ăn chay. Quan niệm của đạo Phật cũng cho rằng cuộc sống của con người cũng có vòng luân hồi, có kiếp trước, kiếp sau, đạo Phật cũng ủng hộ các truyền thống cũ như kết hôn sớm, vai trò đặc biệt của nam so với nữ Lí thuyết quan trọng nhất trong kinh Phật là “tứ diệu đế” (Cattari Ariyasaccani - 4 chân lí tuyệt diệu): - Khổ đế: sinh, lão, bệnh, tử. - Tập đế: dục vọng là nguyên nhân của mọi khổ đau. - Diệt đế: diệt dục để thoát tục. - Đạo đế: con đường giải thoát. Nêu lên 8 con đường chân chính (bát chính đạo) mà mỗi phật tử phải làm. b, Sự phân bố địa lí của đạo Phật Đạo Phật trong quá trình truyền bá ra bên ngoài có sự phân chia làm nhiều nhánh, trong đó có 2 nhánh chủ yếu là Tiểu Thừa (Hinayana hay Theravada có nghĩa là cỗ xe nhỏ-chỉ mang theo hay giải thoát được ít người) phát triển từ phái Thượng tọa của các vị trưởng lão (Theravada) và Đại Thừa (Mahayana có nghĩa là cỗ xe lớn-giải thoát được nhiều người hay phổ độ chúng sinh hay Vajrayana) phát triển từ phái Đại chúng (Maha-Sanghika), được hình thành khoảng thế kỉ 3 trước Công nguyên. Đạo Phật có khoảng 362 triệu tín đồ trên thế giới. Trong đó: -Đại Thừa chiếm tới 56% tín đồ phần lớn ở các nước Đông á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam Tín đồ thờ nhiều Phật và giải thoát cho mọi người khỏi đau khổ để cùng lên cõi Niết Bàn. -Tiểu Thừa chiếm 38% tín đồ, ở các nước Nam á như ấn Độ, Xrilanca, Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào Tín đồ chỉ thờ Phật Thích Ca và tự giải thoát cho mình. Hai tông phái này có cùng tôn chỉ và mục đích (đều phấn đấu cho Niết Bàn, sự giải thoát cuối cùng), cùng thừa nhận vai trò chủ soái tôn giáo của Đức Phật (Buddha), công nhận những quan điểm giáo lí cơ bản của Phật giáo nguyên thủy Nhưng họ khác nhau về phương pháp và phương tiện. Tiểu Thừa hoàn toàn trung thành với Phật giáo nguyên thủy. Còn Đại Thừa xây dựng một số khái niệm mới để mở rộng bài giảng của Đức Phật từ chỗ chủ yếu là một triết học - đạo đức trở thành một tôn giáo siêu hình. Như vậy, Tiểu Thừa là giáo phái đem những điều đơn giản nhất của Phật giáo giảng cho những người ít học thức, đây là môn phái chỉ học và theo đúng kinh điển, áp dụng đúng giới luật, không phát triển sâu rộng. Còn Đại Thừa tiếp thu giáo lí cao của Phật Thích Ca dành cho các vị cao tăng, phát triển thành tôn giáo. Tiểu Thừa chủ trương sự cứu rỗi cá thể, “tự giác” tức là sự tu luyện bản thân để đạt tới mục tiêu Arhat (La hán) nên đặc trưng là sự khổ hạnh tu luyện của cá nhân người tu hành và vì thế xa rời quần chúng hơn. Trong khi Đại Thừa thì chủ trương sự cứu rỗi vũ trụ, “giác tha”, với các Bodhisattva (Bồ tát) trì hoãn nhập Niết Bàn, phát nguyện độ thoát cho tất cả chúng sinh cùng thành Phật đạo như mình. Tiểu Thừa khác với Đại Thừa ở chỗ coi luân hồi và Niết Bàn là 2 phạm trù khác nhau, chỉ khi thoát khỏi luân hồi thì mới thấy Niết Bàn. Về lễ nghi Tiểu Thừa chỉ thờ Đức Phật tổ mà không thờ các vị Bồ Tát (Bodhisattva). Do vậy ở đâu có sự thờ cúng Bồ Tát là ở đó có tôn giáo Đại Thừa. Về lối sống thì Tiểu Thừa rất khổ hạnh còn Đại Thừa thì dễ thích nghi với dân chúng hơn. ở đây Tiểu Thừa có nghĩa đen là con đường giải thoát hẹp, còn Đại Thừa nghĩa là con đường giải thoát rộng. Tiểu Thừa phát triển ở Nam ấn Độ và truyền sang các nước Xri Lanca, Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam Việt Nam. Đại Thừa phát triển ở Bắc ấn Độ rồi truyền sang Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật bản, Triều Tiên, Bắc Việt Nam. Như vậy ở Việt Nam ta, đạo Phật có cả 2 phái trong đó Tiểu Thừa phổ biến ở miền Nam còn được gọi là Phật giáo Nam tông, còn Đại Thừa phổ biến ở miền Bắc gọi là Phật giáo Bắc tông. Ngoài việc phân nhánh vào thời kì trước CN, trong quá trình phát triển đạo Phật còn kết hợp với các tôn giáo địa phương khi truyền bá đến các vùng lãnh thổ khác như với đạo Khổng ở Trung Quốc, đạo Thần ở Nhật Bản. Ngày nay Phật giáo tuy bị tuyệt tích ở ấn Độ (nơi sinh ra của đạo Phật) nhưng lại phát triển mạnh ở Trung Quốc, Xri Lanca, bán đảo Đông Dương, Triều Tiên, Nhật Bản. Riêng ở Tây Tạng, Mông Cổ còn phổ biến La Mã giáo, một trong những giáo phái của Phật giáo. Số lượng phật tử hiện nay trên thế giới là khoảng 300 triệu người. 4, Đạo Kitô ( đạo Cơ đốc, đạo Giatô, Thiên Chúa giáo - Christianity) a, Khái quát về đạo Kitô Là tôn giáo xuất hiện vào đầu Công nguyên, ra đời cách đây hơn 2000 năm dưới ảnh hưởng của các nền văn hóa Ai Cập, Babilon, Hi Lạp. Nó là một giáo phái của Do Thái giáo nhưng đã nhanh chóng tách ra thành một tôn giáo độc lập. Sự hình thành của tôn giáo này bắt nguồn

File đính kèm:

  • docDia ly hoc va van de ton giao.doc
Giáo án liên quan