Điều tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

I. ĐỊA HÌNH

Cao Bằng là một tỉnh miền núi nằm trong vùng cao nguyên rộng lớn ở đông bác nước ta, độ cao không lớn nhưng địa hình chia cắt phức tạp với các dãy núi đá vôi và núi đất xen kẽ các sông suối, thung lũng hẹp.

Nhìn chung địa hình có hướng chính cao ở tây bắc thấp dần về phía đông nam.

Ta có thể phân địa hình làm 3 loại chính:

 

doc12 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐIỀU TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I. ĐỊA HÌNH Cao Bằng là một tỉnh miền núi nằm trong vùng cao nguyên rộng lớn ở đông bác nước ta, độ cao không lớn nhưng địa hình chia cắt phức tạp với các dãy núi đá vôi và núi đất xen kẽ các sông suối, thung lũng hẹp. Nhìn chung địa hình có hướng chính cao ở tây bắc thấp dần về phía đông nam. Ta có thể phân địa hình làm 3 loại chính: 1. Cao nguyên Cao Bằng Nằm trong hệ thống cao nguyên biên giới Việt- Trung của miền Bắc Việt Nam, có thể chia thành ba cao nguyên nhỏ * Cao nguyên Lang Cá Là cao nguyên đồ sộ ở phía Tây huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm. Cao nguyên này bị chia cắt thành nhiều thung lũng sâu với những vách đá dụng đứng, có nhiều vực thẳm. Cao nguyên Lang Cá có nhiều ngọn núi cao từ 1200-1800m, là một cao nguyên hiểm trở, đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt * Cao nguyên Bình Lạng Cấu trúc gồm đá phiến và đá vôi bị phong hóa hình thành những dãy đồi nhấp nhô, cá biệt có một vài dãy núi đá vôi cắt ngang dựng đứng. Thung lũng Bảo Lạc nằm giữa cao nguyên có độ cao 209m so với mặt biển là một vùng thấp, kín gió. Phía Đông cao nguyên có hai dãy núi đá vôi là dãy Bảo Lạc- Táp Ná và dãy Lũng Súng- Mỏ Sắt. * Cao nguyên miền đông Cao Bằng Độ thấp hơn so với miền tây, bề mặt cao nguyên có nhiều ngọn núi hiểm trở xem kẽ các thung lũng cacxtơ lớn nhở, có độ cao từ 400-600m. Cao nguyên miền đông bao trùm lên các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên, Phục Hòa, Thạch An. Cao nguyên có cấu tạo gần như hoàn toàn bằng đá vôi(Quảng Uyên), nhưng có vùng khá rộng lại cấu tạo bằng đá phiến ( giữa Trà Lĩnh và Trùng Khánh), hoặc có vùng cấu tạo xen kẽ giữa đá vôi và đá phiến( Phục Hòa). Cao nguyên miền đông đã bị chia cắt mạnh thành các thung lũng rộng, ít hiểm trở, đã trở thành các cánh đồng trồng lúa nước như cánh đồng Trùng Khánh, Quảng Uyên. Thuộc cao nguyên miền đông còn có dãy Lục Khu - Thạch An, dãy này bắt đầu từ Hà Quảng đi qua Tà Lĩnh, Hòa An, Phục Hòa, Thạch An và kết thúc ở huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn. Dãy núi bị chia cắt thành nhiều thung lũng lớn nhỏ có độ cao khác nhau. Đây là vùng rất khô hạn, hiếm nước. Ngoài ra cao nguyên miền đông còn có hai dãy núi đá vôi : dãy thứ nhất từ Trà Lĩnh đi qua Trùng Khánh, dãy thứ hai là vòng cung phụ Hạ Lang. Khô hạn ở Lục Khu 2. Địa hình Kacxtơ Chỉ một bộ phận của các cánh cung lớn của miền đông bắc nước ta, cụ thể là phần bắc của cánh cung sông Gâm và cánh cung Ngân Sơn * Cánh cung sông Gâm: bắt đầu từ cao nguyên Lang Cá đi qua Chợ Rã, Chợ Chu nối liền với Tam Đảo. Đỉnh cao nhất cánh cung sông Gâm là Phia Dạ cao 1980 m, cấu tạo bằng đá granit nằm giữa địa phận Bảo Lạc và Chợ Rã, núi quanh năm có sương mù bao phủ. Mùa đông trên đỉnh Phia Oắc * Cánh cung Ngân Sơn: bắt đầu từ Nguyên Bình đi qua Bắc Cạn rồi kết thúc ở thành phố Thái Nguyên.Phần lớn núi ở phía nam Nguyên Bình đều cấu tạo bằng đá phiến. Cánh cung bắt đầu bằng ngọn núi Phia Oắc cao 1931 m là một khối granit đồ sộ, đỉnh nhọn, sườn dốc, cây cối rậm rạp. Trên núi bốn mùa ẩm ướt, nhiều cây cổ thụ. Lòng chảo Tĩnh Túc nằm dưới chân núi là nơi lắng đọng những khoáng sản quý hiếm từ núi Phia Oắc trôi xuống. 3. Địa hình núi thấp, thung lũng ( máng trũng Cao Bằng) Là phần bắc của lòng máng Cao Bằng- Lạng Sơn, hình thành trên đường đứt gãy của vùng địa hình Cao Bằng- Tiên Yên, xuất hiện vào thời kì vận động tạo núi Anpi. Đường đứt gãy làm mặt đất gấp nếp thành những đồi núi xung quanh, đồng thời có những chỗ sụt xuống thành hồ lục địa, sau này được bồi lấp bằng trầm tích hồ và phù sa mới. Máng trũng Cao Bằng chính là vùng lưu vực sông Bằng kéo dài từ Sóc Giang( Hà Quảng) tới Phục Hòa, độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam: vùng Sóc Giang cao 249m, đến cánh đồng Hòa An chỉ còn 200m, gần Thị xã còn 193m và đến Tà Lùng chỉ còn 148m so với mực nước biển. Các lớp phù sa cổ và phù sa mới bồi đắp nên cánh đồng Cao Bằng từ nam Hà Quảng đến thị xã có diện tích rộng trên 6000 ha, vùng rộng nhất và màu mỡ nhất là ở trung tâm huyện Hòa An. Cánh đồng Hòa An Giữa hai dãy núi đá vôi Bảo Lạc - Táp Ná, dãy Lục Khu- Thạch An và hai bên bờ sông Bằng có những dãy núi đá phiến và phún xuất. Ven cánh đồng Hòa An có ngọn núi Khau Khấu cao 809m và ngọn núi Kỳ Sầm cao 678m. Ngoài ra xen giữa các cánh đồng thung lũng nhỏ là những đồi núi thấp không liên tục kiểu bát úp II. KHÍ HẬU Cao Bằng có đặc điểm nổi bật là khí hậu nhiệt đới gió mùa có một mùa đông lạnh. Tuy nhiên do khá nằm sâu trong đất liền nên khí hậu ở đây còn mang tính chất lục địa. Vì vậy, sự chuyển tiếp giữa mùa hè và mùa thu, giữa mùa đông và mùa xuân không rõ rệt. Bên cạnh đó, khí hậu còn chịu ảnh hưởng của một số nhân tố như vĩ độ, độ cao địa hình, hướng sườn... nên khí hậu trở nên rất phức tạp, thất thường, gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất sương muối, mưa đá...) 1. Nhiệt độ Nằm trong giới hạn từ 22022'B đến 23008'B tất cả các địa phương trong tỉnh mỗi năm mặt trời lên thiên đỉnh vào lúc 12 giờ trưa, mỗi lần cách nhau từ 10-20 ngày trước và sau hạ chí(22-6). Số giờ nắng trung bình của các địa phương từ 1400-1600 giờ.Chế độ nhiệt của tỉnh có thể chia làm hai mùa rõ rệt với nhiệt độ trung bình năm khoảng 200C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối phần lớn đều dưới 00C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể vượt qua 400C. Mùa đông lạnh, kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, phần lớn các huyện thị có nhiệt độ trung bình dưới 150C. Tuy nhiên, giữa các vùng có sự phân hóa. Vùng thấp như Hòa An, Thị xã, Phục Hòa có mùa lạnh ngắn hơn, chỉ có một tháng có nhiệt độ dưới 150C. Vùng thượng lưu sông Neo, núi Phia Oắc, Phia Dạ và phía tây Hà Quảng rét đậm hơn. Ở vùng núi cao trung bình và núi thấp thường có mùa hạ mát mẻ, nhiệt độ những tháng nóng nhiệt độ cũng chỉ 250C. Bảng: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm 2011 (0C) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Thị xã 16,2 19,2 20,6 22,5 27,0 27,4 28,5 27,1 26,3 22,2 18,2 15,7 22,6 Bảo Lạc 17,7 19,5 22,1 24,5 28,6 27,8 28,8 27,6 26,9 23,1 18,5 16,3 23,5 Trùng Khánh 14,5 17,4 18,7 20,3 24,9 25,5 26,8 25,3 24,7 20,8 16,4 13,8 20,8 Nguyên Bình 14,6 17,5 19,1 21,2 25,7 26,2 27,2 26,0 25,2 21,7 17,2 14,5 21,3 2. Gió Cũng như cả nước, Cao Bằng chịu ảnh hưởng của các loại gió hoạt động theo mùa. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió thổi từ bắc và đông bắc về mang theo khí lạnh và khô(ảnh hưởng lớn tới khí hậu địa phương). Từ tháng 10 đến tháng 5 gió đông nam tới mang theo nhiều hơi nước là tác nhân chính cho lượng mưa mùa hạ(lượng mưa lớn). Trong khoảng tháng 4-5 và tháng 9-10, gió mùa chuyển hướng nên cường độ và hướng gió thất thường ,bởi vậy trong mùa đông lạnh cũng có gió đông nam thổi đem lại những ngày ấm áp. 3. Lượng mưa Lượng mưa trung bình dao động từ 1000-1900mm, mưa nhiều vào bốn tháng mùa hạ ( chiếm 75% lượng mưa cả năm). Mưa phân bố không đồng đều, các vùng mưa nhiều gồm Nguyên Bình, bắc Hà Quảng, Thông Nông, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Hạ Lang với lượng mưa từ 1500-1900mm. Vùng mưa trung bình(1300-1500mm) gồm Hà Quảng, Trùng Khánh, Hòa An. Vùng mưa ít(1000-1300mm) gồm Thạch An, thung lũng Bảo Lac, Phục Hòa Bảng: lượng mưa trung bình tháng và năm 2011(mm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Thị xã 129,9 19,0 72,0 40,8 234,8 305,0 228,3 102,2 260,8 35,8 92,0 80,0 1618,6 Bảo Lạc 71,0 - 0,0 67,2 124,7 277,5 164,0 97,4 148,9 5,7 13,0 84,7 1054,5 Trùng Khánh 158,5 5,3 6,9 75,8 191,1 335,7 282,1 238,0 349,5 24,3 10,5 91,8 1769,5 Nguyên Bình 185,7 5,7 5,2 58,4 232,8 424,0 304,1 160,1 338,0 26,6 23,7 136,9 1901,2 Với điều kiện khí hậu như vậy, Cao Bằng có thể phát triển được cây trồng, vật nuôi ở các vùng khí hậu ôn đới, cận nhiệt như chè, thuốc lá, cây ăn quả, rau vụ đông, các loại gia súc, gia cầm.... Tuy nhiên đặc điểm khí hậu cũng mạng lại những khó khăn nhất định cho đời sống và sản xuất ( hiện tượng sương muối, băng giá, hạn hán, lũ quét...). Vì vậy công tác dự báo thời tiết cùng các biện pháp phòng chống thiên tai đóng vai trò hết sức quan trọng. III. SÔNG NGÒI VÀ HỒ 1. Đặc điểm chính Cao Bằng có mạng lưới thủy văn khá dày đặc, phân bố ở hầu hết khắp các huyện trong tỉnh tuy nhiên có mật độ khác nhau Những sông lớn của tỉnh đều bắt nguồn từ Trung Quốc hoặc từ biên giới Việt-Trung, nơi có các dãy núi cao như Phia Oắc, Phia Dạ Sông có hai hướng chảy rõ rệt do cấu tạo địa hình của cánh cung sông Gâm và Ngân Sơn: Một số sông chảy về phía tây như sông Gâm và phụ lưu sông Neo. một số sông chảy về phía đông và đông nam như sông Bằng, sông Quây Sơn và sông Bắc Vọng. Sông suối chảy qua miền núi và cao nguyên nên nước chảy xiết, nhiều thác ghềnh, có tiềm năng thủy điện. Mức nước sông lên xuống theo mùa, mùa mưa nước dồn nhanh xuống các thung lũng và khe suối gây nên hiện tượng lũ quét, lũ ống. Mùa khô, nhiều khúc sông cạn, có thể lội qua được. Giữa hai mùa lượng nước chảy chênh nhau lớn. Trên vùng cao nguyên đá vôi thường chỉ có những suối nhỏ và nguồn nước chảy ra từ hang rồi lại mất hút vào hang đá khác như suối Kẻ Ngả ( Hồng Việt - Hòa An),sông Trà Lĩnh... 2. Các hệ thống sông * Hệ thống sông Bằng Sông có chiều dài 108km, lưu vực có diện tích 2880km2 trong đó vùng đá vôi chiếm tới 40%.Tổng lượng dòng chảy là 3,73 tỷ m3 / năm, ứng với modul dòng chảy là 26l/s/km2. Lượng phù sa của sông khá lớn với độ đục bình quân là 2449/m3. Sông có hai nhánh chính: một nhánh là con suối Sóc Giang từ cửa khẩu Bình Mãng men theo vách núi Mỏ Sắt chảy về, nhánh thứ hai là con suối Lê Nin từ hang Pác Bó chảy ra. Hai con suối gặp nhau ở Mỏ Sắt-Dân Chủ- Hòa An. Từ đó sông bằng có một độ lớn và lượng nước đáng kể, lòng sông rộng từ 60-100m, có nhiều vực sâu, ghềnh đá, vách cao. Đến cánh đồng Cao Bình sông có tên là sông Mãng và chảy qua gần như giữa tỉnh. Sông tiếp nước của một số phụ lưu quan trọng như sông Nà Giàng, sông Dẻ Rào, sông Hiến, suối Củn, sông Bắc Vọng Một góc sông Bằng. - Sông Nà Giàng: bắt nguồn từ chân núi Lục Khu ( Hà Quảng), có lượng nước khá lớn và lòng sông khá rộng, chảy xuống Hòa An, chia thành nhiều nhánh nhỏ,đến Nà Đuốc những nhánh nhỏ ấy đổ xuống sông Bằng với độ chênh lệch tới vài chục mét. - Sông Dẻ Rào: bắt nguồn từ dãy đá vôi Bảo Lạc, Táp Ná, chảy trong một khe hẹp giữa hai dãy đá vôi, đi qua Bó Gai đến Háng Tháng( Thông Nông). Từ chân Khau Dựa xuống Bó Gai, sông đã ba lần chảy ngầm trong hang núi đá vôi. Sông Dẻ Rào có phụ lưu là sông Nguyên Bình, sau khi tiếp nhận phụ lưu, sông Dẻ Rào đến gặp sông Bằng ở thị trấn Nước Hai. - Sông Hiến: bắt nguồn từ núi Phia Oắc chảy qua xã Tam Kim, Nguyên Bình.Sông Hiến chủ yếu đi qua vùng đá phiến đào lòng rất sâu xuống khe núi theo đường đứt gãy địa chất sông Hiến- suối Củn. Thị xã Cao Bằng nằm giữa đoạn khúc uốn cuối cùng của sông Hiến trước khi đổ vào sông Bằng ở nước Giáp. - Suối Củn:là đoạn cuối cùng của sông Trà Lĩnh đổ vào sông Bằng ở thị xã Cao Bằng. - Sông Bắc Vọng: bắt nguồn từ Trung Quốc chảy vào tỉnh Cao Bằng( Tri Phương- Trà Lĩnh). Sông đi gần một nửa chặng đường qua cao nguyên đá vôi miền đông, sau đó chảy qua một vùng đá phiến lẫn đá vôi. Hết địa phận Quảng Uyên sông lại vượt một vùng đá vôi sang cánh đồng Phục Hòa. Từ đó sông trở thành biên giới tự nhiên Việt - Trung và đổ vào sông Bằng ở cửa khẩu Pò Tập- Tà Lùng. * Hệ thống sông Quây Sơn Bắt nguồn từ Trung Quốc chảy vào Cao Bằng ở Ngọc Khê(Trùng Khánh). Sông chảy quanh co qua những vùng núi đá vôi gần biên giới Việt - Trung rồi lại chảy sang Trung Quốc ở vùng Bằng Ca. Đây là con sông khúc khủy nhất, lòng sông mấp mô, nhiều ghềnh thác. Trên đường đi có khúc sông còn luồn qua hang đá như phía trên trạm thủy điện Thoong Cót. Đoạn cuối của sông Quây Sơn trên lãnh thổ Cao Bằng là biên giới Việt Trung. Tại đây đã hình thành thác Bản Giốc- một thắng cảnh đẹp của nước ta Sông Quây Sơn Thác Bản Giốc * Hệ thống sông Gâm Là con sông quan trọng nhất chảy về phía tây của cánh cung sông Gâm. Sông bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua dãy núi đá vôi Bảo Lạc- Táp Ná, đến tây nam Bảo Lạc sông cắt ngang qua khối núi đá vôi của cao nguyên Lang Cá để sang đất Hà Giang. Lòng sông rộng trung bình khoảng 70m và thu lại rất hẹp khi đi qua các hẻm đá nên mùa lũ sông dâng lên rất nhanh, thuyền bè đi lại khó khăn. Sông Gâm có hai phụ lưu chính là sông Nho Quế và sông Neo. Sông Gâm và các phụ lưu có tiềm năng lớn về thủy điện, là con sông lớn có nhiều cá tự nhiên nhất tỉnh. Sông Gâm nhìn từ trên cao 3. Hồ Cao Bằng có 47 hồ lớn nhỏ, bao gồm cả hồ tự nhiên và hồ nhân tạo 3.1. Hồ tự nhiên: chủ yếu là hồ Kacstơ, quan trong nhất là Hồ Thang Hen * Hồ Thang Hen: hồ nằm ở phía nam huyện Trà Lĩnh, nằm ở khu vực cao nguyên đá vôi miền đông, hình thành do sự sụt trần hang động. Hồ cao khoảng 500-600m so với mực nước biển, cách đèo Mã Phục gần 4km. Vùng hồ Thang Hen gồm các hồ to, nhỏ khác nhau, nối với nhau thành một chuỗi 36 hồ, trong đó hồ chính và lớn nhất là hồ Thang Hen. Chế độ nước hồ cũng như chế độ sông ngòi trong tỉnh: mùa khô nước ở các hồ nhỏ cạn dần và dồn cả về hồ Thang Hen, mùa mưa nước dâng cao nối liền 36 hồ thành một chuỗi dài hàng chục km. Hồ Thang Hen là một thắng cảnh có tiềm năng du lịch hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài tỉnh, là nơi điều tiết nước cho suối Củn và góp phần cung cấp thực phẩm tôm, cá cho nhân dân quanh vùng. * Hồ Đồng Mu: nằm ở vùng trũng nhất thung lũng Đồng Mu, cách thị trấn Bảo Lạc 15km về phía đông. Mặt hồ cao gần 900m so với mặt nước biển, có vài con suối nhỏ từ trên sườn chảy xuống cung cấp nước cho hồ. 3.2. Hồ nhân tạo Cao Bằng đã xây dựng một số hồ nhân tạo để lấy nước phục vụ cho sản xuất, nuôi trồng thủy sản, giải trí, du lịch, lấy nước sinh hoạt. Quan trọng hơn cả là các hồ: Nà Tấu, Khuổi Lái, Phia Áng, Phia Gào ( Hòa An), Bản Nưa (Hà Quảng), Bản Viết... Hồ Khuổi Lái Theo điều tra ban đầu Cao Bằng có trữ lượng nước ngầm tương đối lớn kể cả nguồn nước khoáng, song nguồn tài nguyên này hiện nay vẫn ở dạng tiềm năng. 4. Đất đai Cao Bằng có điều kiện tự nhiên nhiều hình, nhiều vẻ nên các loại đất trồng cũng đa dạng, phức tạp, có thể chia làm ba nhóm đất chính: đất feralit ở miền đồi núi ( chiếm diện tích lớn nhất), đất phát triển trên miền núi đá vôi, đất phù sa ở cánh đồng Bằng giang và thung lũng các sông khác. 4.1. Đất feralit ở miền đồi núi(ferarlit đỏ vàng) Hình thành trên đồi núi thấp dưới 600m. Đặc tính chung của đất này là chua và ít chất dinh dưỡng. Đá mẹ là đá phún xuất, cát kết, diệp thạch... chiếm phần lớn diện tích trong tỉnh, ngoài ra còn có đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, tầng đất dày lượng mùn khá cao, thuận lợi cho canh tác, phân bố chủ yếu ở Nguyên Bình, Hòa An, Thông Nông, Thạch An.... Ở vành đai giữa độ cao từ 700-1500m hình thành đất feralit có mùn, chiếm một diện tích khá lớn ở các cao nguyên biên giới và rải rác ở một số núi cao. Ở độ cao trên 1500m hình thành loại đất mùn núi cao, chỉ có ở một vài ngọn núi cao như Phia Dạ, Phia Oắc. 4.2. Nhóm đất phát triển trên đá vôi (feralit có màu nâu đỏ) Đất này khá giàu chất dinh dưỡng, kết cấu tốt, có độ PH trung tính hoặc hơi kiềm, đất tơi xốp, phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. Loại đất này phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh nhiều nhất là Bảo Lạc, Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Phục Hòa. Đất đỏ đá vôi là loại đất tốt của tỉnh. Hiện còn tiềm năng lớn để mở rộng khai thác song đất có nhược điểm giữ nước kém nên việc xây dựng các công trình thủy lợi là cần thiết (để lấy nước chảy trên mặt đất và nước ngầm phục vụ sinh hoạt và sản xuất). 4.3. Đất phù sa thuộc sông Bằng và thung lũng các con sông nhỏ khác. Đất này chiếm khoảng 10% diện tích đất toàn tỉnh. Đất được hình thành do sự bồi đắp phù sa của các con sông, suối, đất này được cải tạo lâu đời và trở thành vùng trồng lúa quan trọng của tỉnh. Đất phân bố chủ yếu ở thung lũng sông Bằng kéo dài từ nan Hà Quảng, Hòa An tới thị xã Cao Bằng. Ngoài ra đất trồng lúa nước còn phân bố ở các thung lũng đá vôi và thung lũng nhỏ ở các huyện Thạch An, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên, Phục Hòa. 5. Sinh vật Do có điều kiện tự nhiên tương đối đa dạng nên hệ động thực vật của tỉnh phong phú cả về giống và thành phần loài 5.1. Thực vật Tính sơ bộ có 65 họ, 300 loài cây gỗ khác nhau và nhiều loại dây leo thân thảo. Lớp phủ thực vật tự nhiên chủ yếu là cây nhiệt đới, đồng thời còn có cả cây á nhiệt đới và ôn đới. Thảm rừng chiếm ưu thế là kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới, nhiều tầng với những loài cây xanh lá quanh năm, có tới bốn, năm tầng tán. Tầng cao nhất cây cao đạt tới 35-40m, tầng thấp nhất là dây leo, thực vật kí sinh và phụ sinh như phong lan, tầm gửi. Loại rừng này có giá trị kinh tế cao, có nhiều lâm sản và dược liệu quý hiếm song đi lại khó khăn, khó khai thác. Kiểu rừng phổ biến thứ hai là rừng rậm nửa rụng lá mưa nhiệt đới, trong đó có những cây cao rụng lá mùa đông chiếm ưu thế. Ở địa hình cao hơn ta gặp các kiểu rừng lá kim á nhiệt đới, rừng thưa, rừng hỗn hợp núi cao. Với các loại cây đỗ quyên, thông tre, kim giao, giẻ lá tre... vành đai thực vật á nhiệt đới và ôn đới của Cao Bằng xuất hiện ở những nơi có độ cao từ 400-500m trở lên. Do điều kiện đất đai khác nhau mà rừng ở Cao Bằng có thể phân biệt làm hai loại rừng: rừng núi đất và rừng núi đá. * Rừng núi đá: Trên núi đá cây cối sinh trưởng chậm, phải cần thời gian lâu mới đủ độ lớn để khai thác. Rừng núi đá phân bố chủ yếu ở các cao nguyên đá vôi biên giới dãy núi Lục Khu- Thạch An, gồm các loại cây gỗ cứng như nghiến, lát, đinh, lim, kim giao...nhiều nhất là nghiến, chiếm từ 20-30% số cây lấy gỗ ở núi đá. * Rừng núi đất: Phổ biến có các loại cây họ giẻ, sến, táu, trám, cáng lò... nhiều nhất là sau sau, các loại khảo ( khảo cài, khảo hương, khảo khinh...) Ở những vùng rừng tái sinh, sau sau chiếm ưu thế, là cây phát triển mạnh để phủ xanh lại rừng. Lim là loại cây gỗ có giá trị nhất ở rừng núi đất, thường mọc lẫn với sau sau nhưng trữ lượng ít hơn. Thực vật tái sinh ở những vùng rừng núi đất có tre, vầu, nứa, phân bố rộng rãi trên các đồi núi đất thuộc Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An. Trúc là cây đặc sản có nhiều ở Bảo Lạc, Nguyên Bình và Thông Nông, trúc của Cao Bằng được đánh giá là loại trúc có chất lượng tốt nhất trong cả nước, được sử dụng làm các mặt hàng gia dụng chi tiêu dùng và cho xuất khẩu. Hiện nay Cao bằng đã hình thành các vùng nguyên liệu trúc phục vụ cho nhà máy chế biến trúc tại thị xã Cao Bằng. Rừng trúc ở Nguyên Bình Ngoài cây lấy gỗ rừng Cao Bằng còn có nhiều loại cây ăn quả( mác thốt, mác mật ở núi đá vôi), cây có dầu ( cây đại hái, dọc, sở, lai...) và một số loại rau rừng ( mộc nhĩ, nấm hương, ngót rừng...) Đặc biệt ở các huyện Bảo Lạc, Thông Nông, Nguyên Bình, Thạch An có cây chè cổ thụ như chè tuyết, chè đắng. Bên cạnh những cây mọc tự nhiên, thực vật Cao Bằng còn nhiều loại cây trồng có giá trị cao: cây lương thực ( lúa, ngô, khoai, sắn...), cây thực phẩm ( các loại đậu đỗ), cây công nghiệp ( mía, thuốc lá, cây lấy dầu..) cây ăn quả nhiệt đới và ôn đới là đặc sản của địa phương như hạt dẻ ( Trùng Khánh), lê ( Đông Khê, Bảo Lạc), mận, đào.... Độ che phủ rừng đạt 49,8%,cao gấp 1,3 lần cả nước và cao hơn vung núi trung du Bắc Bộ ( 48,6%). Tuy nhiên quá trình khai thác không hợp lí cùng với tập quán du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy của đồng bào các dân tộc thiểu số nên thảm thực vật tự nhiên cũng bị tàn phá nặng nề. 5.2. Động vật Bên cạnh sự đa dạng của hệ thực vật, rừng Cao Bằng có nhiều loài động vật quý hiếm: các loại thú như khỉ, vượn, nhím, tê tê, lợn lửng, lợn rừng, hổ, báo, gấu, sơn dương, nai, cầy....các loài chim có nhiều loài như gà rừng, gà lôi, chim cu, chim trĩ.... các loài bò sát như rắn cạp nong, cạp nia, rắn hổ mang, trăn, tắc kè... Hiện nay động vật rừng Cao Bằng đã giảm sút nhiều do môi trường sống bị thu hẹp, do sự khai thác bừa bãi và thiếu ý thức của con người. 6. Khoáng sản Trải qua một quá trình biến đổi địa chất lâu dài và phức tạp, hiện nay đã phát hiện và thăm dò được nhiều loại khoáng sản khác nhau có giá trị công nghiệp bao gồm các nhóm nhiên liệu, kin loại á kim, các nhóm nguyên vật liệu và nguồn nước. 6.1. Nhóm nhiên liệu Ở Cao Bằng đã phát hiện được ba khu vực có than, phân bố ở thị xã Cao Bằng và huyện Hòa An. Đó là các mỏ than Nà Cáp, Bản Lày ( Đề Thám, thị xã Cao Bằng), Nà Đuốc ( Đức Long, Hòa An) đây là loại than non có nguồn gốc đầm hồ. Mỏ Nà Cáp thuộc loại than có ngọn lửa dài, có độ tro cao, nhiều lưu huỳnh, nhiệt lượng 6900 kcal/kg, vỉa than dày 0,5 m trở lên, có thể khai thác lộ thiên. 6.2. Nhóm kim loại Có đầy đủ kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm và kim loại phóng xạ * Kim loại đen: chủ yếu là quặng sắt và mangan - Quặng sắt: phân bố chủ yếu ở Hòa An và Nguyên Bình Tất cả các mỏ quặng sắt ở Hòa An đều phân bố theo vùng đứt gãy Cao Bằng- Lạng Sơn. Chất lượng quặng khá tốt, hàm lượng sắt đạt từ 55% trở lên, chất độc hại nằm trong giới hạn cho phép để luyện kim. Ba mỏ ở Hòa An có trữ lượng đáng kể để khai thác là Ngườm Cháng, Nà Rụa, Bản Luông có thể khai thác công nghiệp. Khu vực quặng sắt Nguyên Bình( nằm ở phía Bắc huyện Nguyên Bình) đã xác định được tám điểm quặng, khối lượng quặng sắt khá tốt, hàm lượng sắt từ 63% trở lên nhưng trữ lượng nhỏ, khó khai thác công nghiệp... -Mangan: có 38 điểm và mỏ quặng tập trung ở miền đông Cao Bằng, phân bố ở các huyện Trùng Khánh, Hạ Lang, Trà Lĩnh, Quảng Uyên. Hàm lượng mangan trong quặng dao động từ 20-35%, trữ lượng tương đối lớn, có một số mỏ có thể khai thác công nghiệp như mỏ Bản Khuông( Trùng Khánh), Tốc Tát ( Trà Lĩnh). * Kim loại màu - Đồng - niken: đã phát hiện được 5 điểm quặng đồng - niken, quan trọng và có giá trị hơn cả lag điểm suối Củn, hàm lượng niken dao động từ 0,2- 1,63%, đồng từ 0,6-0,8%. - Nhôm: đã xác định được 50 điểm quặng, phân bố ở các huyện Thông Nông, Hà Quảng, Quảng Uyên, Phục Hòa, có thể phân thành hai khu vực quặng Khu vực bôxit Thông Nông: chủ yếu phân bố ở huyện Thông Nông, hàm lượng nhôm tương đối lớn, có khả năng sản xuất ra alumin, bột đá mài và xi măng alumin. Khu vực bôxi Hà Quảng, Quảng Uyên, Phục Hòa: kéo dài từ Sóc Giang ( Hà Quảng) tới Tà Lùng - Phục Hòa. Đáng chú ý là khu vực bô xit Hà Quảng thuộc loại quy mô khá lớn. - Chì-kẽm: quặng này phân bố chủ yếu ở Nguyên Bình và Bảo Lạc.Trong 13 điểm mỏ đã được xác định thì điểm mỏ Tổng Tinh ( Nguyên Bình) là có triển vọng hơn cả. Hàm lượng chì trong quặng là 0,3-1%, kẽm 3-10%. Ngoài chì-kẽm trong quặng còn có đồng 1-3%, bạc 0,01-1,03% . * Kim loại quý hiếm: gồm các loại như ăngtimoan, thiếc - volfram và vàng - Ăngtimoan: là kim loại có mày trắng xanh, không kéo sợi và dát mỏng được tỉ trọng khoảng 6,8, nung chảy ở 630 C, có ở Nguyên Bình và Đông Khê - Thiếc- volfram: tập trung nhiều ở Phia Oắc, đã được khai thác từ lâu đời hiện nay chỉ còn một số mỏ sa khoáng. Mỏ thiếc Tĩnh Túc - Nguyên Bình * Kim loại phóng xạ: có quặng uran ở Bình Đường ( Phan Thanh-Nguyên Bình) 6.3. Nguyên vật liệu xây dựng và nước khoáng - Đá vôi: có trữ lượng lớn, phân bố nhiều ở phía bắc và đông bắc của tỉnh, đây là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất xi măng và phục vụ cho công nghiệp xây dựng. - Các loại nguyên liệu làm đồ sành sứ ( sét, cao lanh) có ở Hòa An, thị xã Cao Bằng. - Các nhóm nước: nước khoáng ở mỏ Muối ( thị xã Cao Bằng) được khai thác dùng cho sinh hoạt, công nghiệp và nghỉ ngơi chữa bệnh.

File đính kèm:

  • docDia li dia phuong cao bang.doc