Dự án dạy học dự thi "dạy học theo chủ đề tích hợp" vận dụng kiến thức đã học ở trung học cơ sở giải quyết hiểu biết về hệ cơ ở người

1. Kiến thức:

- Học sinh vận dụng kiến thức đã được tìm hiểu qua dự án để có thể giải thích được một số tình huống mắc phải khi học về hệ cơ.

+ Vận dụng những kiến thức Sinh học để tìm hiểu những đặc điểm cấu tạo của hệ cơ.

+ Vận dụng những kiến thức Hóa học để tìm hiểu thành phần hóa học của Cơ.

+ Vận dụng những kiến thức Vật lý để tìm hiểu tính chất và hoạt động của Cơ, từ đó học sinh tính được công của cơ, biết đổi qua lại giữ những đơn vị tính công của cơ. Giải được một số bài tập đơn giản khi tính công của cơ.

+ Vận dụng những kiến thức về Thể dục -Thể thao để nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ và khắc phục một số chấn thương về cơ.

- Qua đó học sinh hiểu biết đặc điểm về cơ cho nên sẽ vận dụng vào thực tế để đưa ra các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ.

- Làm sao để cơ hoạt động và sinh công lớn nhất, hiệu quả nhất.

 

doc23 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Dự án dạy học dự thi "dạy học theo chủ đề tích hợp" vận dụng kiến thức đã học ở trung học cơ sở giải quyết hiểu biết về hệ cơ ở người, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU MÔ TẢ VỀ DỰ ÁN DỰ THI I. Tên dự án dạy học: VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ GIẢI QUYẾT HIỂU BIẾT VỀ HỆ CƠ Ở NGƯỜI II. Mục tiêu dạy học: 1. Kiến thức: - Học sinh vận dụng kiến thức đã được tìm hiểu qua dự án để có thể giải thích được một số tình huống mắc phải khi học về hệ cơ. + Vận dụng những kiến thức Sinh học để tìm hiểu những đặc điểm cấu tạo của hệ cơ. + Vận dụng những kiến thức Hóa học để tìm hiểu thành phần hóa học của Cơ. + Vận dụng những kiến thức Vật lý để tìm hiểu tính chất và hoạt động của Cơ, từ đó học sinh tính được công của cơ, biết đổi qua lại giữ những đơn vị tính công của cơ. Giải được một số bài tập đơn giản khi tính công của cơ. + Vận dụng những kiến thức về Thể dục -Thể thao để nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ và khắc phục một số chấn thương về cơ. - Qua đó học sinh hiểu biết đặc điểm về cơ cho nên sẽ vận dụng vào thực tế để đưa ra các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ. - Làm sao để cơ hoạt động và sinh công lớn nhất, hiệu quả nhất. 2. Kỹ năng: - Có kỹ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức nhiều môn học để giải quyết các vấn đề thực tế gặp phải hàng ngày. - Có kỹ năng tập trung cao độ để xử lý tình huống thực tế. 3. Thái độ: - Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hàng ngày. - Giải quyết được các tình huống mà thực tế trong cuộc sống mang lại. 4. Năng lực vận dụng của học sinh: - Học sinh vận dụng được những điều mình đã học để có thể giải quyết được vấn đề gặp phải trong cuộc sống, có năng lực giải quyết nhanh các vấn đề gặp phải hàng ngày khi ở nhà cũng như ở trường. - Thực hiện được các bài tập đã học để có thể đưa vào rèn luyện sức khỏe hàng ngày. III. Đối tượng dạy học của dự án: 1. Số lượng: - Học sinh trung học cơ sở: 30 em. 2. Lớp/Khối lớp: - Khối lớp 8. IV. Ý nghĩa của dự án: 1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học: - Qua việc dạy học của dự án thì học sinh đã có tư duy, vận dụng được kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề gặp trong cuộc sống. - Từ những kiến thức của dự án và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình huống khác. 2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống: - Học sinh có được những kiến thức để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Đó là nâng cao khả năng rèn luyện của bản thân và cộng đồng. - Có kỹ năng sống, có khả năng khắc phục một số chấn thương về cơ gặp phải trong khi tham gia lao động, hoạt động thể dục thể thao. - Biết tạo ra sản phẩm phù hợp với khả năng của mình để có thể tập luyện rèn luyện nâng cao hiệu quả làm việc của cơ. - Giúp đỡ bạn bè, những người thân khi gặp chấn thương ở hệ cơ trong sinh hoạt hàng ngày. - Có được những kiến thức cơ bản để có thể đề phòng tránh những chấn thương xảy ra đối với hệ cơ. V. Thiết bị dạy học, học liệu: 1. Thiết bị, đồ dùng dạy học: - Đồ dùng, bảng, phấn trắng. - Tranh vẽ một số loại cơ ở một số vị trí khác nhau của cơ thể. - Tranh vẽ một số chấn thương ở hệ cơ. 2. Học liệu sử dụng trong dạy học: - Sinh học 8, Nhà xuất bản Giáo dục, Nguyễn Quang Vinh - Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên - Sổ tay kiến thức Sinh học THCS, Nhà xuất bản Giáo dục, Nguyễn Quang Vinh - Chủ biên - Sinh học Cơ bản và Nâng cao 8, Nhà xuất bản Giáo dục, Lê Đình Trung - Trịnh Đức Anh - Vật lý 8, sách giáo viên vật lý 8. - Giáo trình thể dục dụng cụ. - Giáo trình thể dục thể hình. 3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học của dự án: - Sử dụng máy quay phim. - Máy tính và máy chiếu. - Các phần mềm để biên tập và dựng phim. - Mạng internet. VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: 1. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Mở bài Giáo viên cho học sinh xem một đoạn video ngắn: Từ tình huống mà các em vừa được xem qua video trên. Vậy các em đã biết gì về đặc điểm cấu tạo và tính chất của cơ? Khi cơ hoạt động thì đã sinh ra cái gì? Làm thế nào để có một hệ cơ khỏe mạnh? Từ đó các bạn sẽ khắc phục và hạn chế trường hợp xảy ra ở video trên như thế nào? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu những vấn đề này! Hoạt động 1. Vận dụng kiến thức Sinh học để: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của hệ cơ. - GV đưa tranh vẽ, yêu cầu học sinh quan sát, tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của cơ. - HS quan sát, trả lời. I. Vận dụng kiến thức Sinh học để: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của hệ cơ. 1. Đặc điểm cấu tạo: Cơ bám vào xươg, dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh, cơ co làm cho xương cử động, vì vậy các cơ này gọi là cơ xương (còn gọi là cơ vân). Cơ thể người có khoảng 600 cơ tạo thành hệ cơ, chưa kể đến các cơ vận động nội tạng (cơ tạng hay cơ trơn) và cơ vận động tim (cơ tim). Tùy vị trí trên cơ thể và tùy chức năng mà cơ có hình dạng khác nhau: hình tấm, hình lông chim, nhiều đầu hay nhiều thân, ... điển hình nhất là bắp cơ (vẫn quen gọi là con chuột) ở cánh tay có hình thoi dài. - Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ) nằm dọc theo chiều dài bắp cơ. Hai đầu bắp cơ thuôn lại, dài ra thành gân bám vào các xương qua khớp, phần giữa phình to gọi là bụng cơ. Bắp cơ càng khỏe, bụng cơ càng phình làm nổi lên cơ bắp. Trong bắp cơ có nhiều mạch máu và dây thần kinh, chia thành nhiều nhánh nhỏ đi đến từng sợi cơ. Nhờ thế mà cơ tiếp nhận được chất dinh dưỡng và các kích thích. Mỗi sợi cơ là một tế bào cơ dài khoảng 10 - 12 cm, có màng sinh chất, chất tế bào và nhiều nhân hình bầu dục. Trong chất tế bào có nhiều tơ cơ nhỏ nằm song song. Mỗi tơ cơ gồm những đoạn màu sáng và màu sẫm nằm xen kẽ nhau tạo thành vân ngang, đó là các đĩa sáng và đĩa tối. Tơ cơ có hai loại là tơ cơ dày và tơ cơ mảnh xếp xen kẽ nhau. Tơ cơ mảnh thì trơn, tơ cơ dày có mấu sinh chất. Giới hạn giữa tơ cơ dày và tơ cơ mảnh là tấm Z, giữa hai tấm Z là đơn vị cấu trúc của tế bào cơ (còn gọi là tiết cơ). 2. Phân loại cơ: - Cơ trơn (còn gọi là cơ tạng) là một trong ba loại cơ trong cơ thể con người và một số động vật (hai loại kia là cơ xương và cơ tim). Tập hợp các cơ trơn thường bao xung quanh các cơ quan rỗng hay các ống dẫn trong cơ thể bao gồm dạ dày, ruột, bàng quang, dạ con hay tử cung, mạch máu và các đường dẫn khí trong phổi. Các tế bào cơ trơn đơn lẻ cũng được phát hiện phân bố trên khắp các cơ quan và trong các bó nhỏ của các tế bào có liên quan tới lông/tóc trên da và con ngươi của mắt. Quá trình co giãn của các cơ trơn bao quanh các cơ quan rỗng có thể điều chỉnh các luồng chảy bên trong các cơ quan rỗng bằng cách thay đổi đường kính của các cơ quan rỗng đó. Quá trình co giãn của các cơ trơn được điều khiển bằng hệ thống thần kinh tự trị (autonomic nervous system), các hócmôn (hormone), các paracrine và các tín hiệu hóa học lân cận khác. Tuy nhiên, một vài cơ trơn co giãn ngay cả khi vẫn không có một tín hiêu nào xuất hiện tại những vùng lân cận xung quanh nó. So với cơ xương, sợi cơ trơn có kích thước nhỏ hơn nhiều. Chúng có đường kính khoảng 2 đến 5 micromet và chiều dài từ 20 đến 50 micromet. Tuy nhiên nhiều nguyên lý trong cơ trơn cũng giống như ở cơ vân, trong đó quan trọng nhất là lực hấp dẫn giữa sợi actin và sợi myosin để gây co cơ là như nhau ở cả hai loại cơ. - Cơ xương (còn gọi là cơ vân) là một trong ba loại cơ có trong cơ thể con người và nhiều động vật. Hầu hết các cơ xương, như tên gọi của nó chỉ ra, được gắn với cấu trúc xương và khi nó co giãn thì nó sẽ tạo ra các đáp ứng tương ứng cho việc chuyển động của xương. Quá trình co giãn của cơ xương được kích hoạt bởi các xung trong các nơron vận động gửi tới cơ, dưới quá trình tự điều khiển. Cơ xương gồm nhiều bó sợi cơ xếp song song dọc theo chiều dài của cơ. Mỗi sợi cơ có một tế bào rất dài (từ 10 đến 40 mm), đường kính từ 10 đến 80 micromet, có nhiều nhân, được bao bọc bởi màng sợi cơ (sarcolemma). Cơ tương chứa nhiều tơ cơ (myofibril) và các bào quan khác. Mỗi sợi cơ được điều khiển bởi một đầu cuối dây thần kinh duy nhất nằm ở giữa sợi cơ. - Cơ tim: Trong nhiều loài động vật có tim, cơ tim, như tên gọi của nó, là cơ của tim. Quá trình co giãn của cơ tim thực hiện đẩy máu đi qua hệ tuần hoàn trong cơ thể. Tương tự như cơ trơn, cơ tim được điều khiển bởi hệ thống thần kinh tự trị (autonomic nervous system) và các hócmôn (hormone) và một phần của nó có thể co giãn tự nhiên. Hoạt động 2. Vận dụng kiến thức Hóa học để: Tìm hiểu thành phần hóa học của Cơ. II. Vận dụng kiến thức Hóa học để: Tìm hiểu thành phần hóa học của Cơ. Gồm 75% H2O. 25% chất khô, chủ yếu là protid. 1. Protid của cơ: * Protid cơ tương: Chiếm 35% protid toàn phần, gồm: - Myogen: Là thành phần chính gồm Myoalbumin và protid enzyme. - Myoglobin (Mb): Là Protid mang màu, cấu tạo giống Hemogolbin (Hb), có vai trò tiếp nhận và dự trữ O2 từ HbO2. * Protid tơ cơ: Chiếm 30 - 35% protid toàn phần. Cấu tạo 2 phần (đầu và đuôi), có hoạt tính với enzyme thủy phân ATP (myosin - ATPase). - Actin: Chiếm 10 - 14%, gồm các đơn phân tử hình cầu liên kết với nhau thành dạng sợi xoắn kép. Trên mỗi actin hình cầu có một trung tâm hoạt động, là nơi đầu của myosin khi cơ co. - Tropomyosin: Chiếm 10 - 15% protid toàn phần, nằm dọc trên rãnh xoắn của sợi actin. - Troponin: Nằm rải rác trên sợi actin, gắn với phần đầu của tropomyosin, có tác dụng phong tỏa trung tâm hoạt động của actin, ngăn cản của sự kết hợp của myosin và actin. 2. Các chất khác: * Các chất chứa nitơ: ATP, ADP, AMP, GTP, CP, creatin, carnozin...) * Các chất không chứa nitơ. - Glycogen (0,2 - 3%) - Lipid (1%): Phospholipid, lipoprotein, lipid trung tính, cholesterol ... chủ yếu cấu tạo màng. - Các muối vô cơ (1 - 1,5%): Ca2+, Mg2+, K+, Na+, P3O4-... giữ vài trò điều hòa cân bằng điện giải, tạo điện thế màng. Hoạt động 3. Vận dụng kiến thức Vật lý để: Tìm hiểu về tính chất và hoạt động của Cơ. - GV: như kiến thức các em đã học vậy cơ có tính chất cơ bản gì? - HS trả lời. - GV: Đưa ra kết luận và giảng giải. - GV: Công của cơ là gì? - HS: Trả lời. - GV đưa ra công thức tính công của cơ và yêu cầu học sinh ghi nhớ. - HS theo dõi, ghi nhớ. - GV đưa bài tập lên bảng. Yêu cầu trao đổi nhóm giải bài tập. - HS trao đổi nhóm 2 em, giải bài tập. - GV gọi học sinh lên bảng giải bài tập trên bảng. - HS khác nhận xét. III. Vận dụng kiến thức Vật lý để: Tìm hiểu về tính chất và hoạt động của Cơ. 1. Tính chất cơ bản của Cơ là gì? Có hai tính chất cơ bản là co và giãn. Sự co cơ: Co cơ là hiện tượng các cơ trong cơ thể co hoặc giãn dưới các tác động khác nhau của các dạng năng lượng sinh hóa, cơ học, ... trong cơ thể con người hoặc động vật. Quá trình co cơ này liên quan mật thiết tới việc tìm hiểu nguyên lý vận động của hệ thống cơ của các đối tượng động vật hoặc con người. Nghiên cứu về hiện tượng co cơ có thể giải thích được một lượng lớn các yếu tố liên quan tới năng lượng vận động, các chuyển hóa hoá học nhằm giải thích các hiện tượng sinh lý học trong cơ thể con người. 2. Cơ chế sinh hóa của sự co cơ: * Trạng thái thả lỏng: - Myosin liên kết với ATP (M – ATP). - Actin liên kết với troponin (A – T). - Ca2+ liên kết với protid trong lưới cơ tương. Trạng thái hoạt động của actin bị phong tỏa, Mg2+ ức chế myosin - ATPase. * Trạng thái co: Khi xuất hiện xung động thần kinh → giải phóng acetylcholine tại synap của neuron thần kinh vận động → tạo điện thế hoạt động lan tỏa và bên trong sợi cơ gây nên các biến đổi hóa học: - Giải phóng Ca2+ từ bể chứa ở lưới cơ tương. - Ca2+ liên kết với troponin, giải phóng trung tâm hoạt động của actin. - Sự tương tác của myosin và actin kèm theo sự thủy phân ATP tạo năng lượng cho việc hình thành cầu nối và co cầu nối tạo công cơ học. Sau khi tách cầu nối, nếu tiếp tục có xung động thần kinh thì các phản ứng lại được lặp lại, duy trì sự co cơ. Nếu không có xung động thần kinh mới thì cơ được thả lỏng, Ca2+ được bơm trở lại lưới cơ tương, cản trở sự hình thành cầu nối mới. Khi cơ co, đầu của myosin đầy vuông góc với trung tâm hoạt động của actin làm sợi tơ cơ mỏng trượt trên sợi tơ cơ dày về phần giữa của ô cơ (Thuyết sợi trượt của H. Huxley). 3. Khi Cơ co sinh ra công. Vậy công của cơ là gì, được tính như thế nào? Trong thực tế công gắn liền với với những hoạt động lao động, sản xuất của con người về mặt sinh học khi cơ thể vận động và lao động thì các cơ co lại hoặc giãn ra giúp xương cử động được khi đó sẽ tạo ra một lực, lực này có thể làm di chuyển các vật và sinh công từ đó ta có thể nói khi cơ co hoặc giãn sẽ tạo ra một lực tác động vào vật làm vật di chuyển tức là cơ đã sinh ra công, công sinh ra trong trường hợp này được gọi là công của cơ. Vậy công của cơ phụ thuộc vào những yếu tố như: trạng thái thần kinh, nhịp độ lao động và khối lượng của vật. Ví dụ: trong quá trình vận động nếu chạy một đoạn đường dài cơ thể chúng ta có cảm giác bị mệt mỏi do các cơ hoạt động mất nhiều năng lượng (Công của cơ sinh ra lớn). Theo vật lý định nghĩa về công thì: Một lực sinh công khi tác dụng lên một vật và vật chuyển dời. Ví dụ: Cần cẩu tác dụng lực lên vật nặng và kéo vật đó lên cao. Dưới tác dụng của lực , khi vật chuyển dời một đoạn s theo hướng của lực thì công do lực sinh ra là:  A = Fs      Trong đó: - F là lực làm vật chuyển dời (N). - s là quãng đường vật dịch chuyển (m). - A là công sinh ra. Đơn vị công Đơn vị công trong hệ đơn vị SI là jun (J). nếu F = 1N và s = 1m thì A = 1N.1m = 1Nm = 1J Ngoài ra người ta còn dùng đơn vị KJ, là bội số của J: 1KJ = 1000J. Ngoài ra công còn được tính bằng Calo (cal) 1Kcal = 4.18KJ. Tuy nhiên trong đời sống hằng ngày khi tìm hiểu về năng lượng tiêu hao (Công của cơ) trong quá trình vận động của con người thì người ta hay dùng đơn vị calo để thay cho đơn vị Jun vậy Calo là gì? Calo là đơn vị năng lượng chứa trong một lượng thực phẩm nhất định (thường là 100 gram). Theo định nghĩa gốc, calo là một đơn vị vật lý dùng để đo nhiệt lượng và được định nghĩa là: số nhiệt lượng cần thiết để đun nóng 1 gram nước lên thêm 1 độ C, ở trong điều kiện bình thường. Trong ngành thực phẩm, năng lượng từ thực phẩm được tính là lượng nhiệt sinh ra khi cơ thể hấp thụ và sử dụng chất dinh dưỡng đó trong các hoạt động của con người. * Lượng calo cơ thể chúng ta tiêu thụ mỗi ngày: Để có thể hoạt động tốt, cơ thể chúng ta cần phải tiêu thụ một lượng calo nhất định. Lượng calo hấp thụ vào cơ thể mỗi ngày sẽ được sử dụng chủ yếu vào 3 mục đích: + Những hoạt động cơ bản của cơ thể: là năng lượng cung cấp cho những hoạt động như hít thở, hoạt động của các cơ quan, tế bào Chúng chiếm tới 60 – 70% năng lượng tiêu thụ của cơ thể. + Những hoạt động sinh nhiệt: là năng lượng sử dụng cho quá trình tiêu hóa, sự hấp thụ của đường ruột, chứa thức ăn của dạ dày Phần này chỉ chiếm khoảng 10% trên tổng số năng lượng tiêu thụ của cơ thể. + Những hoạt động vật lý: đây là năng lượng dùng cho những sinh hoạt hàng ngày của chúng ta như đi lại, chơi thể thao, làm việc 20 – 30% là năng lượng mà dành cho những hoạt động này. Chúng ta chỉ có thể tác động vào phần này để cân bằng lượng năng lượng cho cơ thể. * Những hoạt động tiêu biểu và lượng calo tiêu thụ: - 1 giờ ngủ hoặc nghỉ ngơi: 60 kcal - 1 giờ hoạt động ở vị trí ngồi (như xem TV, sử dụng máy tính, đọc sách): 90 kcal - 1 giờ hoạt động ở vị trí đứng (làm việc nhà, giặt giũ): 120 kcal - 1 giờ tập thể dục nhẹ, làm vườn, đi bộ: 170 kcal - 1 giờ hoạt động thể thao (trượt tuyết, tennis, đạp xe) hoặc những hoạt động tăng cường: >300 kcal * Bổ sung lượng calo cần thiết cho cơ thể: Năng lượng cần thiết cho cơ thể được định nghĩa là “lượng năng lượng cần để bù đắp cho những hoạt động của cơ thể để cơ thể có thể phát triển khỏe mạnh về lâu dài và đáp ứng được cho những hoạt động trong sự phát triển của kinh tế và xã hội” (WHO, 1996). Để tính toán được lượng calo cần thiết cho cơ thể, phải tính tổng tiêu hao calo cho tất cả những hoạt động của bạn, và cả cho sự phát triển của cơ thể (khi lớn lên, khi mang thai cho con bú). * Lượng calo cần thiết cho mỗi ngày được khuyên bởi các bác sĩ: + Đàn ông trưởng thành (20 - 40 tuổi) (nặng khoảng 70 kg): 2700 kcal + Phụ nữ trưởng thành (20 - 40 tuổi) (nặng khoảng 60 kg): 2200 kcal + Đàn ông lớn tuổi (41 - 60 tuổi) (nặng khoảng 70 kg): 2500 kcal + Phụ nữ lớn tuổi (41 - 60 tuổi) (nặng khoảng 60 kg): 2000 kcal Từ phân tích trên nếu hàng ngày chúng ta không cung cấp đủ Calo cho cơ thể trong quá trình vận động sẽ gây ra hiện tượng mỏi cơ. 4. Bài tập vận dụng tính công của Cơ. Bài tập 1: Một viên gạch có khối lượng m dùng tay để kéo vật lên cao 0,2m biết công co cơ tay sinh ra trong trường hợp này là 0,72cal. Tính khối lượng của viên gạch? Giải: - Công co cơ của tay là: A = 0,108cal = 0,45 (J) - Lực cần thiết để kéo vật lên là: A= F.s => F = A/s =0.45/0,2= 2.25 (N) - Khối lượng của viên gạch là: m= 0.225 (kg)=225 gam Bài tập 2: Hùng có quả cân nặng 130g. Để tìm công co của cơ ngón tay là bao nhiêu thì bạn móc quả cân vào 1 lò xo và để nằm ngang trên bàn (lò xo không dãn). Sau đó Hùng dùng ngón tay kéo lò xo đi được 8cm. Hỏi công sinh ra do bạn Hùng tác động là bao nhiêu? Giải: Khối lượng quả cân (g): m = 130g →F = 1,3 (N). Biên độ co cơ ngón tay (cm): s = 8cm = 0,08m. Công co cơ ngón tay: A = F.s = 1,3.0,08=0,104 (J) 5. Nguyên nhân gây nên mệt mỏi và đau nhức cơ: Tương ứng với sự gia tăng cường độ vận động là sự gia tăng nồng độ acid lactic, PH nội môi nghiêng về acid và cũng đồng thời sự mệt mỏi và đau mỏi cơ cũng nhanh chóng gia tăng. Nguyên nhân của mệt mỏi và đau cơ trong hoạt động ở vùng cường độ cao gồm nhiều tác nhân khác nhau gây nên. Nhưng trong đó nguyên nhân chủ yếu là độ PH nội môi giảm, dẫn đến sự rối loạn các quá trình chuyển hóa năng lượng của tế bào cơ và thần kinh cơ. Như thế acid lactic là “thủ phạm chính” gây nên mệt mỏi và đau nhức cơ. * Cấu tạo hóa học hợp chất acid lactic Axít lactic hay axít sữa là một hợp chất hóa học đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa và lần đầu được phân tách vào năm 1780 bởi nhà hóa học Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele.           Tên hóa học: 2-hydroxypropanoic acid           Công thức thô: C3H6O3           Công thức hóa học: CH3-CHOH-COOH           Công thức hình: Trọng lượng phân tử: 90.08g/mol       Điểm nóng chảy:          - L : 530C - D : 530C - D/L : 530C      Điểm sôi: 1220C  P: 12mmHg      Đơn vị tính: Hàm lượng acid lactic có trong huyết tương được tính bằng đơn vị mg/dl (mg%; mg/100ml), mMol/lít. Để chuyển đổi mg% thành mMol/lít thì nhân với 0,11. Hoạt động 4. Vận dụng kiến thức Thể dục - Thể thao để: Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ và khắc phục một số chấn thương ở Cơ. Giáo viên cho học sinh quan sát các bài tập qua video. - HS quan sát và nắm nội dung các động tác tập luyện. - GV: Khi chơi thể thao, bị chuột rút các em sẽ làm gì? - Học sinh suy nghĩ trả lời. - Giáo viên chuyển ý sang chấn thương tiếp theo. IV. Vận dụng kiến thức Thể dục - Thể thao để: Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ và khắc phục một số chấn thương ở Cơ. 1. Các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ cơ. - Theo những nghiên cứu mới nhất thì một trong những tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ cơ đó là Rượu. Rượu đã ảnh hưởng tới hormone tăng trưởng, hàm lượng testosterone, tới sự phục hồi, tới sự tổng hợp glycogen những yếu tố này cần thiết cho cơ. Đặc biệt khi sử dụng rượu mà tham gia hoạt động thể dục thể thao thì làm tăng nhanh hàm lượng acid lactid trong cơ gây mỏi cơ. - Tác nhân tiếp theo đó là thuốc lá: thuốc lá đã làm xáo trộn quá trình đổi mới hằng ngày của những tế bào cơ. ® Nói tóm lại: Các chất kích thích đều không có lợi cho hệ cơ. Cho nên khi tham gia hoạt động thể dục thể thao thì tránh sử dụng và lạm dụng các chất kích thích. 2. Một số bài tập để rèn luyện và nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ. Nằm trên ghế đẩy tạ với hai tay gần nhau Cơ tham gia: Cơ hoạt động chính là cơ tam đầu. Tiếp theo là cơ vai, cơ ngực và cơ cánh tay. Dụng cụ tập: Ghế dài phẳng và tạ. Bài tập: Nằm lên ghế. Hai tay nắm lấy tạ với khoảng cách hẹp. Hai ngón tay cái cách nhau khoảng 8 - 10 inch. Nhấc tạ khỏi giá. Hạ tạ xuống, điều khiển sao cho tạ xuống phía giữa ngực làm lại động tác cho đến khi hết số lần cần tập. Tư thế: Chân của bạn đặt bằng trên sàn, giữ mông và lưng trên chạm vào mặt ghế trong suốt bài tập. Phạm vi động tác: Không nên hạn chế phạm vi động tác. Đẩy tạ đơn về phía sau Cơ tham gia: Cơ hoạt động chính là cơ tam đầu. Tiếp theo là cơ vai và cơ cánh tay. Dụng cụ tập: Tạ đơn. Bài tập: Nghiêng về phía trước và đặt một tay lên ghế để hỗ trợ cơ thể, hai bàn chân đặt chắc chắn trên sàn nhà. Dùng một tay cầm tạ lên. Giữ cho cánh tay ở gần phía cơ thể, khuỷu tay nâng cao bằng với vai. Gập khuỷu tay lại, cánh tay gập hình chữ l. Dùng lực lên đến khi cánh tay thẳng ra. Dưới sự kiểm soát, gập khuỷu tay lại và đưa tạ về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác cho đến khi hết số lần cần tập và làm như vậy với tay kia. Tư thế: Đừng cố gắng giữ cánh tay trên ghế quá cố định. Hãy để cho nó chuyển động một cách tự nhiên. Nếu không bạn sẽ hạn chế mức nặng của tạ. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn được đung đưa tạ. Kiểm soát tốt mức nặng khi chuyển động là rất quan trọng. Phạm vi động tác: Nhớ là phải căng và phối hợp cơ bắp tay trong suốt mỗi lần tập. Đừng hạn chế phạm vi chuyển động của động tác. Một tay nhấc tạ qua đầu Cơ tham gia: Cơ hoạt động chính là cơ tam đầu bắp tay sau. Tiếp theo là cơ cánh tay và vai. Dụng cụ tập: Tạ đơn. Bài tập: Cầm lấy tạ và ngồi trên ghế. Nhấc tạ vượt qua đầu bằng một tay giơ thẳng lên trên. Giữ khuỷu tay quay lên trên, hạ thấp tạ xuống phía dưới đầu để cơ tam đầu căng ra hoàn toàn. Dùng lực duỗi thẳng cánh tay lên. Khi tập xong cho cơ tay bên này thì lặp lại như vậy cho tay kia. Tư thế: Giữ khuỷu tay hướng lên trên trong suốt quá trình di chuyển để đảm bảo giữ được độ căng của cơ cả lúc cuối bài tập. Không cần phai giữ khuỷu tay cố định nhưng đừng vung tạ. Phạm vi động tác: Bạn phải đảm bảo việc kiểm soát tạ từ đầu đến cuối bài tập. Đặc biệt là đến điểm thấp nhất của quá trình dịch chuyển. Không nên hạn chế phạm vi di chuyển bằng việc dùng tạ nhẹ. Cuốn tạ đòn thẳng Cơ tham gia:  Đây là một động tác kết hợp. Cơ vận động chủ yếu là cơ nhị đầu bắp tay trước. Tiếp theo là cơ cánh tay, cầu vai và vai. Dụng cụ tập: tạ đòn Bài tập: Hai chân đứng cách nhau một khoảng để tạo thế vững chắc. Khoảng cách 2 tay rộng bằng vai và nắm lấy thanh tạ (lòng tay hướng lên trên). Khi bắt đầu thực hiện thì cánh tay thẳng, cơ nhị đầu duỗi hoàn toàn, phía trên cơ thể hơi nghiêng về phía trước. Dùng lực cuốn tạ về phía bạn và căng hoàn toàn cơ. Khi cuốn tạ đưa cơ thể về vị trí thẳng đứng. Dưới sự kiểm soát hạ tạ xuống vị trí ban đầu, cơ duỗi hoàn toàn, hơi nghiêng người về phía trước. Lặp lại động tác. Tư thế: Để thu được hết hiệu quả của bài tập này quan trọng là bạn hơi thả lỏng cơ thể. Bạn sẽ tạo ra được nhiều sức mạnh và tránh được chấn thương nếu phần trên của cơ thể cử động thoải mái trong suốt bài tập. Nếu bạn quá cứng ngắc và cố gắng không cử động phần lưng một cách tự nhiên sẽ giới hạn trọng lượng tạ mà bạn có thể sử dụng. Thả lỏng cơ thể không phải là sự cẩu thả hay là ngoài sự kiểm soát. Mà chỉ có nghĩa là giúp cho cơ thể chuyển động một cách tự nhiên khi bạn đang trong phạm vi chuyển động của tạ. Phạm vi động tác: Bạn phải đảm bảo thực hiện được hết phạm vi của chuyển động. Hãy để cho cơ nhị đầu bắp tay sau được duỗi và căng hòan toàn ở điểm thấp nhất và điểm cao nhất của động tác. Đứng cuốn tạ quá điểm mà cơ nhị đầu đánh mất đi sự căng cơ. Cuốn tạ đôi từng bên tay Cơ tham gia: cơ vận động chính là cơ nhị đầu bắp tay trước. Tiếp theo là cánh tay, cầu vai và vai. Dụng cụ tập: tạ đơn. Bài tập: Nắm lấy 2 quả tạ. Khi nhấc tạ khỏi sàn nhà, dùng chân đứng lên cùng tạ. Đứng dang 2 chân một khoảng bằng vai để tạo thế vững chắc, giữ 2 tạ 2 bên, lòng bàn tay đối diện nhau. Uốn tạ từng tay một, khi uốn tạ đồng thời ngửa cổ tay lên. Sau đó dưới sự kiểm soát hạ tạ về vị trí ban đầu đồng thời xoay tay lại. Lặp lại từng bước với tay bên kia. Cẩn thận khi hạ tạ xuống. Tư thế: Rất quan trọng khi cho phép cơ thể xoay chuyển tự nhiên. Khi bắt đầu thực hiện động tác, phần trên của cơ thể hơi nghiêng về phía trước. Khi uốn tạ để lưng chuyển động về tư thế thẳng đứng. Nếu giữ lưng cứng sẽ giới hạn trọng lượng tạ sử dụng. Nếu cứng ngắc quá sẽ khiến bạn gặp phải chấn thương bởi vì chuyển động không tự nhiên. Điều này không có nghĩa là bạn cẩu thả hay không kiểm soát. Phải luôn luôn kiểm soát tạ, đặc biệt là khi hạ tạ về vị trí ban đầu. Phạm vi động tác: Quan trọng là bạn phải duỗi và căng được hoàn toàn cơ nhị đầu ở mỗi lần tập. Đừng cuốn tạ quá điểm cơ nhị đầu căng nhất. Nhận xét: Đây là bài tập tuyệt vời cho cơ nhị đầu. Bạn có thể đặt sức nặng vào cơ nhị đầu và thực hiện hết phạm vi chuyển động 1 cách tự nhiên. Cuốn tạ theo hình búa Cơ tham gia: Cơ vận động chủ yếu là cơ nhị đầu bắp tay trước, tiếp theo là cơ cánh tay,vai và cầu vai. Dụng cụ tập: Tạ đơn. Bài tập: Nắm tạ như hình vẽ. Uốn tạ từng tay theo như hình vẽ. Sau khi căng cơ nhị đầu, hạ tạ về vị trí ban đầu dưới sự kiểm soát. Lặp lại động tác. Tư thế: Quan trọng là bạn phải để cơ thể được di chuyển tự nhiên. Khi bắt đầu phần trên cơ thể hơi nghiêng về phía trước, sau khi uốn lưng di chuyển về vị trí thẳng

File đính kèm:

  • docPHIẾU MÔ TẢ VỀ DỰ ÁN DỰ THI.doc
  • docBia du an.doc
  • docPHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI.doc