Đường lối cách mạng Việt Nam trong tác phẩm đường cách mệnh của Nguyễn Ái Quốc

Năm 2007, năm kỷ niệm 80 năm ra đời tác phẩm Đường Kách Mệnh (1927- 2007). Đây là cuốn sách gồm những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh) tại các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, do Người tổ chức tại Quảng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925- 1927. Các lớp huấn luyện chính trị này nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng và phương pháp cách mạng cho những người cách mạng Việt Nam; chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuốn sách do Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản năm 1927 để làm tài liệu học tập và tuyên truyền. Có 15 vấn đề cơ bản sau được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu: tư cách một người cách mệnh; vì sao phải viết sách này; cách mệnh; lịch sử cách mệnh Mỹ; cách mệnh Pháp; cách mệnh Nga; quốc tế; phụ nữ quốc tế; công nhân quốc tế; cộng sản thanh niên quốc tế; quốc tế giúp đỡ; quốc tế cứu tế đỏ; cách tổ chức công hội; tổ chức dân cày; hợp tác xã.

Đường Kách Mệnh là một trong những tác phẩm lớn đánh dấu một trong những mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, đồng thời là một trong những văn kiện lý luận đầu tiên của Đảng ta, đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam.

Nội dung và ý nghĩa đường lối chính trị của Đường Kách Mệnh đã được Người đề cập một cách phong phú và sâu sắc, trong đó tập trung một số vấn đề sau:

- Tác phẩm đã xác định rõ tính chất của cách mạng Việt Nam là dân tộc cách mạng và giai cấp cách mạng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4186 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đường lối cách mạng Việt Nam trong tác phẩm đường cách mệnh của Nguyễn Ái Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG TÁC PHẨM ĐƯỜNG KÁCH MỆNH CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC   Năm 2007, năm kỷ niệm 80 năm ra đời tác phẩm Đường Kách Mệnh (1927- 2007). Đây là cuốn sách gồm những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh) tại các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, do Người tổ chức tại Quảng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925- 1927. Các lớp huấn luyện chính trị này nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng và phương pháp cách mạng cho những người cách mạng Việt Nam; chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuốn sách do Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản năm 1927 để làm tài liệu học tập và tuyên truyền. Có 15 vấn đề cơ bản sau được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu: tư cách một người cách mệnh; vì sao phải viết sách này; cách mệnh; lịch sử cách mệnh Mỹ; cách mệnh Pháp; cách mệnh Nga; quốc tế; phụ nữ quốc tế; công nhân quốc tế; cộng sản thanh niên quốc tế; quốc tế giúp đỡ; quốc tế cứu tế đỏ; cách tổ chức công hội; tổ chức dân cày; hợp tác xã. Đường Kách Mệnh là một trong những tác phẩm lớn đánh dấu một trong những mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, đồng thời là một trong những văn kiện lý luận đầu tiên của Đảng ta, đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam. Nội dung và ý nghĩa đường lối chính trị của Đường Kách Mệnh đã được Người đề cập một cách phong phú và sâu sắc, trong đó tập trung một số vấn đề sau: - Tác phẩm đã xác định rõ tính chất của cách mạng Việt Nam là dân tộc cách mạng và giai cấp cách mạng. Nguyễn Ái Quốc cho rằng phải làm dân tộc cách mạng vì thực dân Pháp bắt dân ta làm nô lệ, nên toàn dân tộc phải hiệp lực đánh đuổi bọn xâm lược. Thà chết tự do còn hơn sống nô lệ. Việt Nam cũng phải làm giai cấp cách mạng vì chủ tư bản Tây bóc lột công nhân Việt Nam, chủ đồn điền Tây chiếm đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam nên công nông phải đứng lên làm cách mạng để đánh đuổi tư bản thực dân. Điều đáng nói ở đây là xét về loại hình cách mạng, Nguyễn Ái Quốc xác định phải có loại cách mạng dân tộc riêng, khác cách mạng tư sản và khác cách mạng vô sản (cách mạng XHCN). Người chia cách mạng ra làm 3 thứ: tư bản cách mạng, dân tộc cách mạng, giai cấp cách mạng. Các nước thuộc địa làm cách mạng để giành độc lập "như An Nam đuổi Pháp, Ấn Độ đuổi Anh, Cao Ly đuổi Nhật, Philippin đuổi Mỹ, Tàu đuổi các đế quốc chủ nghĩa... ấy là dân tộc kách mệnh". Còn cách mạng ở các nước phương Tây, thay chế độ phong kiến bằng chế độ tư bản, gọi là tư bản cách mạng. Nguyễn Ái Quốc không cho rằng hễ ở đâu có chống địa chủ phong kiến đều là cách mạng dân chủ tư sản. Cần phân biệt rõ về chất hai loại cách mạng ấy, dù đều chống địa chủ phong kiến. Khi đọc Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Người đã vui mừng đến phát khóc lên, nhưng mấy năm sau, với Đường Kách Mệnh, Người không nói cách mạng dân chủ tư sản mà nói dân tộc cách mạng và giai cấp cách mạng ở các nước thuộc địa. Toàn bộ tác phẩm Đường Kách Mệnh đã được Người tập trung giải quyết vấn đề dân tộc cách mạng trên cơ sở học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đây là một phát hiện về loại hình cách mạng, Người đã nghiên cứu nhiều lý luận cách mạng, tìm hiểu kỹ các cuộc cách mạng tư sản dân chủ Anh, Pháp, Mỹ; cách mạng vô sản ở Pháp, Nga. Cuộc cách mạng nào cũng rút ra được bài học cho Việt Nam, nhưng Người cho rằng Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến, không giống các nước trên, nên phải tìm một loại hình cách mạng thích hợp. Đường Kách Mệnh đã khởi xướng tên gọi "dân tộc cách mạng" và "giai cấp cách mạng"; hai cuộc cách mạng ấy luôn kết hợp với nhau. Hai cuộc cách mạng đó phải mất 24 năm hoàn chỉnh dần về nhận thức và thay đổi dần cách diễn đạt, đến năm 1951 mới hòa nhập thành tên chung là Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. - Về kẻ thù của cách mạng Việt Nam. Đường Kách Mệnh nhấn mạnh kẻ thù dân tộc và kẻ thù giai cấp là thực dân Pháp xâm lược, nhưng chưa có gì rõ nét khi nói đến giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam. Tác phẩm đề cập: "... còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; ba hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi". Ở phần giới thiệu Tổ chức dân cày, có đoạn viết: "Bất kỳ đàn ông đàn bà, từ những người tiểu điền chủ cho đến những người cày thuê cày rẻ, từ 18 tuổi trở lên thì được vào. (Những người đại địa chủ, mật thám, say mê rượu chè, cờ bạc và a phiến thì chớ cho vào hội)". Như vậy, tác phẩm chỉ nhắc đến tiểu địa chủ và xếp họ ngang hàng với tiểu tư sản, nhắc đến đại địa chủ và xếp họ vào loại tổ chức dân cày không chấp nhận được, không đề cập đến vấn đề ruộng đất, địa tô hay tay sai của đế quốc. Trong Đường Kách Mệnh, Người nêu hình mẫu Cách mạng Tháng Mười Nga bằng chỉ rõ từng kẻ thù bị đánh đổ: "Cách mạng Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi". Nhưng khi nói đến vai trò cách mạng Nga giúp đỡ công nông các nước và dân tộc thuộc địa thì "làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới". Những vấn đề nêu trên cho thấy quan điểm của Người về giai cấp phong kiến địa chủ Việt Nam nói chung, cũng như trong Đường Kách Mệnh nổi lên một số vấn đề như: Quan hệ giữa địa chủ và nông dân ở Việt Nam khác với phương Tây, Mỹ, Trung Quốc. Địa chủ Việt Nam cũng khác với chủ đồn điền Tây trong chiếm đoạt ruộng đất và bóc lột nông dân Việt Nam; phân loại địa chủ thành đại, trung và tiểu để có thái độ chính trị khác nhau, để nhằm đúng kẻ thù cụ thể trước mắt, tránh vơ đũa cả nắm; sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, đã có chính quyền dân chủ nhân dân ổn định mới đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến; chống phong kiến thực hiện từng bước, khi chưa xóa bỏ các quan hệ phong kiến vẫn giải quyết cơ bản vấn đề ruộng đất của nông dân bằng hình thức tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày, chia lại ruộng công, thực hiện giảm tô, giảm tức. Những vấn đề đó hoàn toàn phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đã trở thành nội dung của đường lối cách mạng trong cách mạng dân tộc dân chủ. - Về phương pháp tổ chức. Đường Kách Mệnh đã dành một tỷ lệ khá lớn của tác phẩm - 43/67 trang (Theo Văn kiện Đảng toàn tập, tập I, NXB CTQG, HN, 1998...)- để giới thiệu tỉ mỉ các hình thức tổ chức cách mạng và tổ chức quần chúng quốc tế. Từ hệ thống hình thức tổ chức ấy, Người muốn làm cho thanh niên yêu nước hiểu biết về cách mạng vô sản thế giới, quan hệ quốc tế của cách mạng mỗi nước, sức mạnh của tổ chức quần chúng rộng rãi... Đặc biệt là giới thiệu về phương pháp tổ chức quần chúng của Quốc tế Cộng sản. Người thấy cần sớm khắc phục chỗ yếu kém đáng kể của những người yêu nước Việt Nam là công tác tổ chức nên Người đã trình bày khá công phu các hình thức tổ chức ấy. Bên cạnh việc giác ngộ lý luận thì phương pháp xây dựng lực lượng là vấn đề sống còn của cách mạng. Chuyển từ các hình thức kiểu cũ sang kiểu mới không chỉ là chuyển biến của phương pháp thay đổi phong cách, thói quen công tác mà là thay đổi về quan điểm quần chúng, về giáo dục và tổ chức lực lượng quần chúng, về trình độ khoa học đấu tranh và hoạt động thực tiễn cách mạng. Đây còn là việc mở rộng tầm nhìn

File đính kèm:

  • docduong cach menh.doc