Giảng văn - Tiết 32, 33: Đất nước, tác giả Nguyễn Đình Thi

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS:

- Phân tích được hình tượng đất nước được khắc hoạ trong bài thơ. (Đất nước được cảm nhận ở tầm khái quát, qua cảm xúc, suy tư của tác giả)

- Thấy được tình yêu quê hương đất nước và sự cảm nhận sâu sắc của tác giả.

B. PHƯƠNG PHÁP:

- Đọc - hiểu

- Cảm thụ

- Phân tích - mở rộng

C. KẾ HOẠCH BÀI DẠY:

*Bài cũ:

- Qua “Đôi mắt” Nam Cao thể hiện tuyên ngôn nghệ thuật gì?

*Bài mới:

I. Tiểu dẫn:

1. Tác giả:

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giảng văn - Tiết 32, 33: Đất nước, tác giả Nguyễn Đình Thi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng văn Ngày soạn: Tiết 32, 33 đất nước Nguyễn Đình Thi A. Mục đích yêu cầu: Giúp HS: - Phân tích được hình tượng đất nước được khắc hoạ trong bài thơ. (Đất nước được cảm nhận ở tầm khái quát, qua cảm xúc, suy tư của tác giả) - Thấy được tình yêu quê hương đất nước và sự cảm nhận sâu sắc của tác giả. B. Phương pháp: - Đọc - hiểu - Cảm thụ - Phân tích - mở rộng C. Kế hoạch bài dạy: *Bài cũ: - Qua “Đôi mắt” Nam Cao thể hiện tuyên ngôn nghệ thuật gì? *Bài mới: I. Tiểu dẫn: 1. Tác giả: - Những điểm đáng lưu ý về tác giả Nguyễn Đình Thi? - Sinh: 20/12/1924 - Sống và gắn bó nhiều với Hà Nội - Giữ những chức vụ quan trọng của Hội VHNT Việt Nam. - Sáng tác thơ, văn, nhạc, phê bình lý luận - Đạt giải thưởng Hồ Chí Minh đ đa tài - Là nhà thơ tiêu biểu của thơ ca cách mạng VN. 2. Bài thơ: - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Sáng tác từ 1948 đến 1955 đ thời gian dài + Gắn với đất nước và cuộc kháng chiến + Kết quả của một quá trình dồn nén cảm xúc, suy tư đ độ chín - Hình tượng lớn: đất nước II. Phân tích: 1. Đất nước qua cảm xúc về mùa thu: - Yếu tố nào khơi nguồn cảm xúc về mùa thu của tác giả? *Khơi nguồn cảm xúc: - Sáng mát trong: + khí trời mát mẻ, trong trẻo + chuỗi âm thanh nhẹ, cao đ cái thanh thoát của mùa thu. Mùa thu Hà Nội được khắc hoạ bằng những chi tiết nào? Phân tích sức biểu hiện của những từ ngữ: chớm lạnh, xao xác, hơi may? - hương cốm: đặc trưng mùa thu Hà Nội ị gợi nỗi nhớ về: *Mùa thu Hà Nội: - sáng chớm lạnh: cái lạnh vừa mới bắt đầu, thoáng qua, mơ hồ đ khí trời khẽ chuyến đổi. - hơi may: gió thu nhẹ, mỏng, thoáng - xao xác: tượng hình: khô, nhẹ tượng thanh: khẽ chạm nhau đ vắng buồn, con phố Hà Nội như dài hơn, sâu hơn - Nhận xét về âm điệu câu thơ? Mùa thu Hà Nội hiện lên như thế nào? ị Buổi sáng giao mùa ở Hà Nội: đẹp - buồn . Âm điệu câu thơ dàn trải, trầm lắng đ có cái gì rất nhớ nhung, xa vắng, vừa da diết, vừa ngậm ngùi lưu luyến. - Người ra đi: đầu không ngoảnh lại...: quyết tâm, dứt khoát đ tư thế, tinh thần thời đại: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. . “sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”: lưu luyến, cảm thấy, nhìn thấy bằng trái tim đ gắn bó sâu nặng, con người thời đại. Vì sao: - Hà Nội và đất nước đang bị xâm chiếm - Tâm trạng người ra đi đ Tấm lòng gắn bó với Hà Nội, với đất nước. - Mùa thu ở Việt Bắc được gợi lên từ những hình ảnh nào? *Mùa thu hiện tại ở Việt Bắc: - Khác rồi: . giữa núi đồi . gió thổi - rừng tre - phấp phới . trời thu - áo mới . trong biếc - nói cười đ + không gian: rộng, thoáng + hình ảnh tươi sáng + cảnh sắc sinh động + âm thanh rộn ràng + nhịp thơ nhanh, ngắn. - Bức tranh mùa thu hiện lên như thế nào? Thể hiện tâm trạng gì của tác giả? ị mùa thu rộn rã, tươi đẹp đ tâm trạng vui tươi, phấn chấn, tầm nhìn xa trông rộng, tư thế làm chủ đất trời. Vì sao: - Vì sao có sự thay đổi trong cảm nhận, trong cảm xúc? - Đất nước có sự thay đổi lớn. - Con người từ buồn đến vui: từ nô lệ đến tự do, làm chủ. *Tự hào về đất nước: Trời xanh đây Núi rừng đây Những cánh đồng Những ngã đường Những dòng sông... - Dáng đứng nhà thơ hiện lên như thế nào? - Gợi lên hình ảnh đất nước như thế nào? đ dáng đứng giữa lồng lộng đất trời. . Đất nước mênh mông, rộng lớn, giàu đẹp đ tự hào, kiêu hãnh. . Âm điệu say sưa, thiết tha. Khẳng định một cách hào sảng. 2. Đất nước của đau thương và quật khởi: - Những hình ảnh gợi lên một đất nước đau thương? *Đất nước được cảm nhận bằng thời gian: Nước của những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về... đ Thời gian từ xưa đến nay - thời gian của lịch sử. Trong khoảng thời gian dài lâu ấy, đất nước là của những người “chưa bao giờ khuất” đ kiên cường, sức sống bền bỉ đ hồn đất nước. ị Hình ảnh một đất nước quật khởi từ trong những đau thương. *Đất nước đau thương: - Hình ảnh gợi lên sự đau thương: + thằng... thằng chúa đất đứa đè cổ, đứa lột da + bát cơm chan đầy nước mắt + súng đạn, xiềng xích... đ Đất nước của những năm dài chiến tranh: tủi nhục, máu đã đổ xuống... - Hình ảnh nào giàu sức gợi cảm nhất? Em hãy phân tích? - Hình ảnh đau thương nhất: Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều đ Tác giả lấy 2 hình ảnh thân thuộc, gần gũi nhất, gợi lên bầu trời, mặt đất của Tổ quốc: cánh đồng (trù phú, ấm no, mỡ màng), bầu trời chiều (bình yên, êm ả), giờ bị tàn phá: chảy máu, đâm nát đ hình ảnh gợi lên sự tang tóc, chết chóc, thương đau. đ nỗi đau lớn của dân tộc đ ngọn lửa căm hờn. - Hình ảnh của đất nước quật khởi hiện lên như thế nào? *Đất nước quật khởi: - Sự đối lập: . xiềng xích - trời đầy chim . súng đạn - lòng dân ta yêu nước... đ vũ khí thô bạo không thể tàn phá được sức mạnh tinh thần và lòng nhân ái, yêu chuộng hoà bình đ sức sống của dân tộc, của con người Việt Nam. đ làm nên sức mạnh để chiến thắng quân thù. - Hình ảnh của một đất nước đứng lên: Ôm đất nước những người áo vải Đứng lên thành những anh hùng. đ CN anh hùng cách mạng rất thời thường, giản dị nhưng cũng rất anh hùng. - Hình ảnh đất nước hiện lên: Từ trong máu lửa Rũ bùn - đứng dậy - sáng loà đ nhịp thơ dồn dập, mạnh đ âm hưởng hùng tráng. . bối cảnh: rộng lớn . đất nước: sáng loà, sừng sững, hiên ngang ị Đất nước anh hùng trong tư thế vận động mạnh mẽ. *Tóm lại: - Đất nước được cảm nhận trong chiều dài của những năm tháng kháng chiến, chiến đấu và chiến thắng, trong không gian rộng lớn đ tầm khái quát - Cảm xúc - suy tư: đất nước gần gũi, thiêng liêng và trang trọng. *Củng cố: - Hình tượng đất nước được khắc hoạ trong bài thơ - Thấy được tình yêu quê hương đất nước của tác giả *Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ - Phân tích một vài hình ảnh đặc sắc - Chuẩn bị GV: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

File đính kèm:

  • docTiet 32-33 Dat n­uoc.doc