Giáo án 10- Chương trình cơ bản: Khái quát văn học dân gian

1. Giúp HS nắm được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam: tính truyền miệng và tính tập thể; những giá trị to lớn của văn học dân gian: giá trị nhận thức, giá trị giáo dục tư tưởng, giá trị thẩm mỹ ; khái niệm về các thể loại.

2. Giáo dục học sinh thái độ trân trọng, tự hào về thành tựu văn học dân gian của dân tộc, lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, lối sống giàu tình nặng nghĩa, có đạo lý. Bồi dưỡng niềm say mê đối với việc sưu tầm văn học dân gian góp phần giữ gìn nền văn học dân tộc.

3. Rèn luyện kĩ năng tổng hợp – khái quát , kĩ năng tìm hiểu và phân tích một tác phẩm VHDG

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 14466 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án 10- Chương trình cơ bản: Khái quát văn học dân gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ : 4 Ngày soạn : 24 /7 / 2008 Ngữ văn: I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Giúp HS nắm được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam: tính truyền miệng và tính tập thể; những giá trị to lớn của văn học dân gian: giá trị nhận thức, giá trị giáo dục tư tưởng, giá trị thẩm mỹ… ; khái niệm về các thể loại. 2. Giáo dục học sinh thái độ trân trọng, tự hào về thành tựu văn học dân gian của dân tộc, lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, lối sống giàu tình nặng nghĩa, có đạo lý. Bồi dưỡng niềm say mê đối với việc sưu tầm văn học dân gian góp phần giữ gìn nền văn học dân tộc. 3. Rèn luyện kĩ năng tổng hợp – khái quát , kĩ năng tìm hiểu và phân tích một tác phẩm VHDG II. PHƯƠNG PHÁP: Kết hợp các phương pháp đọc hiểu - gợi tìm, trao đổi thảo luận nhóm. III. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1. Chuẩn bị của thầy: Sách GK, sách GV, tư liệu, thiết kế bài học, băng hình, tranh ảnh… 2. Chuẩn bị của trò: Sách GK, tư liệu, bài soạn, bảng phụ… IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức : ( 01 phút ) Kiểm tra tác phong, sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ : ( 03 phút ) Em hãy trình bày bằng sơ đồ cấu tạo của nền VHVN và quá trình phát triển của VH viết Việt Nam. Con người Việt Nam được thể hiện trong văn học như thế nào? 3. Bài mới: TL Yêu cầu cần đạt được Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 02' 12’ 12’ 10’ 01’ I. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian 1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng). 2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể). II. HỆ THỐNG THỂ LOẠI CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM 1. Thần thoại 2. Sử thi 3. Truyền thuyết 4. Truyện cổ tích 5. Truyện ngụ ngôn 6. Truyện cười 7. Tục ngữ 8. Câu đố 9. Ca dao 10. Vè 11. Truyện thơ 12. Chèo, tuồng, múa rối… III. NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM 1. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc. 2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục đạo đức sâu sắc về đạo lý làm người. 3. Văn học dân gian có giá trị thẩm mỹ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc. IV. Ghi nhớ : ( SGK ) Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cấu trúc bài học để có cái nhìn khái quát về toàn bài. Thao tác 1: GV yêu cầu HS quan sát các mục lớn trong SGK từ trang 16 ’ 19 và trình bày bố cục của bài học. Thao tác 2: Giáo viên đúc kết kiến thức Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung 1: Đặc trưng cơ bản của VHDG Thao tác 1: - GV yêu cầu HS dựa vào SGK và đặt câu hỏi: + Em hãy nêu một số tác phẩm văn học dân gian? Trong bài học trước chúng ta đã đề cập đến VHDG. Em hãy nhắc lại: Văn học dân gian là gì? ( HS yếu - tr. bình ) + Từ định nghĩa trên, em hãy nêu đặc trưng cơ bản của VHDG? Em hiểu thế nào là tính truyền miệng và tính tập thể? Cho ví dụ ( HS tr. bình ) + Tính truyền miệng và tính tập thể tạo nên hệ quả gì cho VHDG? ( HS tr.bình - khá ) + Những đặc trưng và hệ quả đó yêu cầu chúng ta khi tìm hiểu, phân tích tác phẩm VHDG phải chú ý đến điều gì? ( HS khá - giỏi ) + Tìm ví dụ minh họa tác phẩm VHDG Bình Định gắn liền với nghi lễ, diễn xướng của địa phương. ( HS tr.bình - khá ) Thao tác 2: - Giáo viên đúc kết kiến thức và nhấn mạnh: + Tính truyền miệng và tính tập thể chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền. VHDG gắn liền với những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Vì thế tìm hiểu VHDG phải lưu ý đến đặc trưng thi pháp dân gian ( VD: phân tích theo nhóm tác phẩm cùng mô-típ hoặc có cùng các công thức, cùng kiểu nhân vật, đối chiếu các dị bản…, nghi lễ diễn xướng… ) + GV có thể minh họa bằng băng hình hoặc băng nhạc các bài dân ca hoặc các vở SK chèo, tuồng… Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu hệ thống thể loại của VHDG Thao tác 1: - GV yêu cầu HS làm việc theo 3 nhóm và sử dụng bảng phụ: + Lập sơ đồ hệ thống thể loại VHDG với đặc điểm cơ bản của chúng. + Chọn ví dụ tiêu biểu cho từng thể loại. Thao tác 2: GV yêu cầu HS trình bày kết hợp với nhận xét - bổ sung. Thao tác 3: GV đúc kết kiến thức Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung 3: những giá trị cơ bản của VHDG Thao tác 1: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo những định hướng sau: - Hãy chứng minh rằng: Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc. ( nhóm 1 ) - Hãy chứng minh rằng: Văn học dân gian có giá trị giáo dục đạo đức sâu sắc về đạo lý làm người. ( nhóm 2 ) - Hãy chứng minh rằng: Văn học dân gian có giá trị thẩm mỹ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc. ( nhóm 3 ) Thao tác 2: GV yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày, các nhóm khác nhận xét - bổ sung Thao tác 3: GV đúc kết kiến thức kết hợp với bổ sung mở rộng nâng cao kiến thức. Việc 4: GV cho HS đọc ghi nhớ trong sgk Hoạt động 1: HS tìm hiểu cấu trúc bài học. Thao tác 1: HS quan sát các đề mục trong SGK và trình bày bố cục của bài học - Đặc trưng cơ bản của VHDG - Hệ thống thể loại của VHDG Việt Nam. - Những giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam Thao tác 2 : HS lắng nghe và ghi nhớ Hoạt động 2: HS tìm hiểu nội dung 1: Đặc trưng cơ bản của VHDG Thao tác 1: HS làm việc cá nhân: Đọc SGK và trả lời câu hỏi +“VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng” + 2 đặc trưng cơ bản của VHDG là tính truyền miệng và tính tập thể . Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của VHDG. Mỗi tác phẩm VHDG là những sáng tác của tập thể : Ban đầu 1 người khởi xướng rồi được tập thể tiếp nhận và bổ sung làm phong phú và hoàn thiện hơn về nội dung và hình thức nghệ thuật. Những tác phẩm VHDG dần dần trở thành tài sản chung của tập thể. + Hệ quả của tính tập thể là vô danh. Hệ quả của tính truyền miệng là dị bản ( ví dụ bài ca dao tát nước đầu đình, trèo lên cây bưởi hái hoa, truyện Tấm Cám, Quả bầu mẹ… ). + Ngoài đặc trưng cơ bản và những hệ quả, tác phẩm VHDG luôn gắn liền với những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Vi thế khi tìm hiểu, kham phá VHDG cần chú ý đến những dị bản, nghi lễ, diễn xướng… + Văn học dân gian Bình Định không nằm ngoài những đặc điểm ấy. Sự tích cá voi gắn với nghi lễ thờ cúng cá Ông của người dân miền biển. Ca dao dân ca Bình Định thể hiện đâc điểm tâm lý, tư tưởng tình cảm, cốt cách của người Bình Định: Bài Than thân: “Thân trách thân, thân sao (chứ) lận đận. Mình trách mình, số phận (chứ) sao hẩm hiu…Anh bây giờ như con cuốc nó kêu tu oa, nó lẻ đôi, nó lẻ bạn, ôi chu cha ơi là buồn”… Đặc điểm diễn xướng độc đáo mang đặc trưng riêng của Bình Định ( trang phục, không gian … ) HS có thể trình diễn 1 tác phẩm VHDG để minh họa ( nhóm chuẩn bị trước ) Thao tác 2: HS lắng nghe và ghi nhớ. Hoạt động 2: HS tìm hiểu hệ thống thể loại của VHDG Thao tác 1: HS thảo luận nhóm và sử dụng bảng phụ: Sơ đồ hệ thống thể loại VHDG: Thể loại Đặc điểm cơ bản Ví dụ Thần thoại TP tự sự dg - vị thần. G.thích tự nhiên Sơn tinh Thủy tinh Sử thi TP tự sự dg - biến cố lớn của cộng đồng Bài ca Đăm Săn Truyền thuyết TP tự sự dg - nhân vật lịch sử An Dương Vương Cổ tích TP tự sự dg - số phận và ước mơ của nh/d lao động Tấm Cám Ngụ ngôn TP tự sự dg ngắn - hình tượng loài vật -> bài học k/ nghiệm và triết lí nhân sinh Thỏ và rùa Cười TP tự sự dg ngắn kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên -> gây cười - phê phán cái xấu Tam đại con gà Tục ngữ Câu nói vần điệu, hàm súc đúc kết k/nghiệm th/ tiễn Ăn vóc học hay Câu đố Câu nói vần -> g/trí , rèn luyện tư duy Mẹ gai góc, con trọc đầu Ca dao Thơ trữ tình dg -> thế giới nội tâm của con người Anh đi …. hôm nao Vè TP tự sự dg bằng văn vần nói về sự việc, sự kiện có tính thời sự vè chàng Lía Truyện thơ TP tự sự dg bằng thơ -> số phận và khát vọng của con người Xống chụ xon xao Chèo tuồng TP sân khấu dg -> ngợi ca tấm gương đạo đức và phê phán cái xấu Nghêu sò ốc hến. Thao tác 2: Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung ( nếu cần ) Thao tác 3: HS lắng nghe và ghi nhớ Hoạt động 3: HS tiếp tục thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung 3: Những giá trị cơ bản của VHDG - Thảo luận nhóm theo định hướng của giáo viên. - VHDG cung cấp cho ta kiến thức phong phú về mọi lĩnh vực: kinh nghiệm LĐSX, kinh nghiệm đối nhân xử thế, những hiểu biết về nhận thức, ước mơ khát vọng của quần chúng nhân dân. ( Chọn vài dẫn chứng minh họa ) - VHDG giáo dục con người tinh thần nhân đạo và lạc quan, góp phần gạn đục khơi trong tâm hồn góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người ( Chọn vài dẫn chứng minh họa ) - VHDG là những mẫu mực về nghệ thuật. Nó cho ta biết cảm nhận và đánh giá cái đẹp, là nguồn mạch vô tận cho VH viết chan chứa bản sắc dân tộc. ( Chọn vài dẫn chứng minh họa ) Thao tác 2: Các nhóm cử đại diện lần lượt trình bày. Các nhóm khác nhận xét - bổ sung. Thao tác 3: HS lắng nghe và ghi nhớ Việc 4: HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 4. Củng cố kiến thức và hướng dẫn luyện tập: ( 03 phút ) * Câu hỏi trắc nghiệm: ( GV phát phiếu học tập hoặc sử dụng bảng phụ ) 1. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của VHDG? a. VHDG là những tác phẩm NT ngôn từ truyền miệng b. VHDG được tập thể sáng tác và lưu truyền c. VHDG mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân 2. Truyện dân gian ngắn, kết cấu chặt chẽ kể về những sự việc hành vi qua đó nêu lên bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoặc triết lý nhân sinh nhằm giáo dục con người thuộc thể loại nào của VHDG? a. Truyện ngụ ngôn b. Truyện cổ tích c. Truyện cười 3. Truyện dân gian nào kể về số phận người lao động trong xã hội có giai cấp, thể hiện tinh thần nhân dạo và ước mơ trong lành của nhân dân lao động đặc biệt hấp dẫn trẻ em? a. Truyện thần thoại b. Truyện cười c. Truyện cổ tích. 4. Mục đích của truyện cười là gì? a. Đúc kết kinh nghiệm thực tiễn b. Giải trí và phê phán xã hội c. Giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp tri thức d. Thông báo và bình luận sự kiện thời sự 5. Thần thoại và sử thi giống nhau ở điểm nào? a. Đều kể về những biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng b. Đều là tác phẩm tự sự dân gian c. Đều kể về các vị thần * Luyện tập: ( GV gợi ý, HS về nhà hoàn thiện ) Em hãy phát biểu cảm nhận của bản thân về một tác phẩm văn học dân gian mà em thích. * Tư liệu tham khảo: ( GV giới thiệu ) F "QuÇn chĩng lµ nh÷ng ng­êi s¸ng t¹o, c«ng n«ng lµ nh÷ng ng­êi s¸ng t¹o. Nh­ng quÇn chĩng kh«ng ph¶i chØ s¸ng t¹o ra cđa c¶i vËt chÊt cho x· héi. QuÇn chĩng cßn lµ nh÷ng ng­êi s¸ng t¸c n÷a... Nh÷ng s¸ng t¸c Êy lµ nh÷ng hßn ngäc quý... Nãi lµ kh«i phơc vèn cỉ th× nªn kh«i phơc c¸i g× tèt vµ c¸i g× kh«ng tèt th× ph¶i lo¹i dÇn ra". ( Hå ChÝ Minh - Bµi nãi chuyƯn t¹i Héi nghÞ c¸n bé v¨n häc, 30-10-1958 ) F "... Giai cÊp phong kiÕn ®· cÊm nh©n d©n ca h¸t vµ cÊm kĨ nh÷ng chuyƯn ®¶ kÝch chĩng, nh÷ng bµi mµ chĩng gäi lµ "yªu th­, yªu ng«n". Vµo thêi Lª TrÞnh, chĩng ®· dïng ®Õn cùc h×nh c¾t l­ìi c¶ nh÷ng ca sÜ nh©n d©n ë ngoµi chỵ... CÊm vµ bá tï kh«ng ®­ỵc, v¨n häc d©n gian lµ thø v¨n häc bay tõ cưa miƯng ng­êi nµy sang cưa miƯng ng­êi kh¸c, nã nh­ con b­ím trong thÇn tho¹i, lĩc biÕn ra ng­êi, lĩc biÕn ra hoa, cÊm vµ bá tï sao ®­ỵc". ( Vị Ngäc Phan - B¸o c¸o t¹i Héi nghÞ s­u tËp v¨n häc d©n gian, 12-1954 ) F "ë ViƯt Nam, v¨n häc d©n gian th­êng ®­ỵc vÝ nh­ "bÇu s÷a ngät" nu«i d­ìng nh÷ng phÈm chÊt ­u tĩ nhÊt cđa con ng­êi nh­ lßng yªu n­íc vµ chđ nghÜa anh hïng, tinh thÇn dịng c¶m vµ chđ nghÜa l¹c quan, ®øc chÝnh trùc, t×nh th­¬ng nh©n ®¹o, t×nh ®ång bµo vµ t×nh h÷u ¸i giai cÊp,... nh­ "dßng s÷a ®Çy chÊt dinh d­ìng cđa mét ng­êi mĐ cã søc sèng dåi dµo" nu«i d­ìng tµi "nh¶ ngäc phun ch©u" cđa ngay c¶ nh÷ng nhµ th¬ chuyªn nghiƯp". ( §ç B×nh TrÞ - V¨n häc d©n gian ViƯt Nam, Gi¸o tr×nh ĐHSP Hµ Néi, Nxb Gi¸o dơc, 1991 ) F "Trong s¸ng t¸c d©n gian, truyỊn thèng cã vai trß ®Ỉc biƯt. §«i khi truyỊn thèng cã thĨ lµ g¸nh nỈng ®èi víi mçi c¸ nh©n vµ mçi céng ®ång trong hµnh tr×nh tiÕn vµo t­¬ng lai, nh­ng nhiỊu khi truyỊn thèng l¹i lµ c¸i ®µ, lµ søc m¹nh, lµ vèn liÕng giĩp ng­êi ta tiÕn lªn...". ( §inh Gia Kh¸nh - V¨n ho¸ d©n gian, Nxb Khoa häc x· héi, 1989 ) 5. Dặn dò: ( 01 phút ) - Hoàn thành bài luyện tập - Chuẩn bị bài “ Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”. V. RÚT KINH NGHIỆM :

File đính kèm:

  • docTiet 4 Khai quat VHDG.doc
Giáo án liên quan