Giáo án 10 nâng cao- Thư dụ vương thông lần nữa

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

“Thư dụ Vương Thông lần nữa” của Nguyễn Trãi là một tác phẩm nghị luận sắc bén, mạnh mẽ, giàu sức thuyết phục, thể hiện ý chí quyết thắng, tinh thần yêu chuộng hòa bình của quân dân ta. Bức thư cũng thể hiện “tâm công” của Nguyễn Trãi.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV.

- Thiết kế bài học

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV có thể tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa đọc và gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1) Kiểm tra bài cũ :

2) Bài mới :

 

doc16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11643 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án 10 nâng cao- Thư dụ vương thông lần nữa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : Tiết THƯ DỤ VƯƠNG THÔNG LẦN NỮA (Tái dụ Vương Thông thư) Nguyễn Trãi TT ký duyệt MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS: “Thư dụ Vương Thông lần nữa” của Nguyễn Trãi là một tác phẩm nghị luận sắc bén, mạnh mẽ, giàu sức thuyết phục, thể hiện ý chí quyết thắng, tinh thần yêu chuộng hòa bình của quân dân ta. Bức thư cũng thể hiện “tâm công” của Nguyễn Trãi. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN SGK, SGV. Thiết kế bài học CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV có thể tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa đọc và gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1) Kiểm tra bài cũ : 2) Bài mới : Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Gọi HS đọc tiểu dẫn cho biết hoàn cảnh sáng tác? (Có 69 bức thu do Nguyễn Trãi viết, lấy lời Lê Lợi gởi chọn tướng lĩnh g9ặc Minh …) Đọc văn bản và cho biết : + Hoàn cảnh cuộc kháng chiến lúc Nguyễn Trãi viết thư này như thế nào? (Một HS khá đọc. Các HS khác làm việc cá nhân, GV gọi HS khá trình bày trước lớp ) HS tìm hiểu bố cục : + Bố cục chia làm mấy đoạn? + Nội dung chính của từng đoạn I/. Giới thiệu chung : 1. Hoàn cảnh sáng tác : Đây là bức thư số 35 gửi Vương Thông được Nguyễn Trãi víêt vào khoảng tháng 2 năm 1427. lúc bấy giờ Vương Thông còn cố thủ ở Thành Đông Quan (Thăng Long) viện binh của giặc do Liễu Thăng, Mộc Thạnh rục rịch kéo sang. 2. Hoàn cảnh cuộc kháng chiến và mục đích viết thư: Theo nội dung lá thư, hoàn cảnh quân ta lúc ấy đã trở nên hùng mạnh, tiến đến bao vây thành Đông Quan, giặc Minh thì đã túng thế, bị vây khốn trong thành, cố thủ không ra đánh giặc chờ viện binh. Nguyễn Trãi viết thư này để thuyết phục tướng giặc là Vương Thông hạ vũ khí, bằng không thì ra khỏi thành tử chiến (khiêu chiến đi đôi với thuyết hàng, nhưng thuyết hàng là chính). 3. Bố cục : Đoạn 1 : “Từ đầu … sao đủ đế cùn gnói việc binh được?”. Quan niệm của tác giả về thời thế đối với người gỏi cầm binh. Đoạn 2 : “Trước đây à bại vong là sáu” phân tích từng thời điểm và thế thất bại của địch ở thành Đông Quan Đoạn 3 : còn lại à khuyên hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp và sĩ nhục tướng giặc. II/. Phân tích : 1) Quan niệm của tác giả về thời thế đối với người giỏi dùng binh. Tác giả mở đầu bức thư bằng quan niệm “thời” và “thế” : “Được thời và thế thì biến mất thành con, hóa nhỏ thành lớn. Mất thời không thế thì hóa mạnh ra yếu, yên lại thành nguy” à Đây chính là điểm yếu nhất của đối phương trong tình hình hiện tại. Chủ đề bức thư này là bàn về binh mã người dùng binh muốn đánh thắng thì phải biết thời thế. Vì vậy vấn đề đầu tiên là bàn về thời thế à ý nghĩa thời thế : kẻ địch không chỉ là không biết thời thế mà còn dối trá, che đậy. Chỉ rõ thời thế cũng có nghĩa là vạch ra sự dối trá của chúng. (Bức thư chỉ rõ tình thế của giặc ở Trung Quốc cũng như Vịêt Nam ) 2) Từng thời điểm và thế thất bại của địch ở thành Đông quan: Bức thư chỉ rõ tình thế của giặc ỡ Trung Quốc cũng như ở Vịêt Nam : + Ở Trung Quốc : “ngô mạnh không bằng Tần”, phía Bắc có địch “Thiên Nguyên”, phía Nam có nội loạn “Tầm Châu” … Ở Vịêt Nam giặc đang ở : “Kế cùng lực kiệt, lính tráng mỏi mệt, trong không lương thảo, ngoài không viện binh” và điều quan trọng là làm “điều phi nghĩa” trái với lòng dân. 3) Củng cố : Hoàn cảnh và mục đích viết thư của nguyễn Trãi Quan niệm về thời thế đối với người dùng binh giỏi. 4) Dặn dò : - Học bài xem phần còn lại Tuần : Tiết THƯ DỤ VƯƠNG THÔNG LẦN NỮA (tt) (Tái dụ Vương Thông thư) Nguyễn Trãi TT ký duyệt MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS: - Thấy được ý chí quyết thắng, lòng yêu hòa bình của quân dân ta cùng chiến lược “đánh vào lòng người” thể hiện qua bức thư - nắm được nghệ thuật lập luận sắc bén, mạnh mẽ, giáu sức thuyết phục của tác giả. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1) Kiểm tra bài cũ : Nêu hoàn cảnh sángtác và mục đích viết thư của Nguyễn Trãi qua “Thư dụ Vương Thông lần nữa” ? Quan niệm của tác giả về thời thế đối với người giỏi dùng binh? 2) Bài mới : Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật tác phẩm? + Bức thư chỉ rõ tình thế của quân Minh tác giả đã vạch rõ nguyên nhân thất bại của chúng? Có mấy nguyên nhân, nêu từng nguyên nhân? Phân tích lí lẽ giáu sức thuyết phục trong bức thư? (HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Phần kết luận của bức thư khuyên dụ quân Minh ra hàng như thế nào? Tư thế của ngừoi viết thư thể hiện qua lời lẽ như thế nào? Niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hòa bình của tác giả thểhiện ở những điểm nào trong bức thư? Nêu và phân tích một vài ví dụ làm dẫn chứng ? (HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày) Em hãy nêu nhận xét chung về nghệ thuật lập luận của tác giả? (HS làm việc cá nhân và trình bày) Khái quát đặc điểm nội dung và nghệ thuật của bức thư. Đánh giá ý nghĩa nhân văn của tác phẩm này? (HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày) II/. Phân tích 2) Từng thời điểm và thế thất bại của địch ở thành Đông quan (tt) Trên cơ sở phân tích tình hình, tác giả vạch rõ 6 nguyên nhân dẫn đến thất bại của giặc : + Bên trong thiếu thốn “người chết quân ốm” + Bên ngoài viện binh không có, nếu có cũng không làm gì được. + Trong nước còn phải lo “Phòng thủ quân Nguyên” + “Người chẳng sống yên, nhao nhao, thất vọng” + Nội bộ lục đục “gian thần, chúa yếu, xương thịt hại nhau” + Phía ta “trên dưới đồng lòng, anh hùng tận lực” Lý lẽ giàu sức thuyết phục của bức thư thể hiện trên các phương diện : + Lập luận chắc chắn, dựa trên cơ sở phân tích tình hình thực tế một cách sâu sắc. Thái độ người viết luôn luôn thể hiện niềm tin vào sức mạnh của chính nghĩa, tin tưởng vào chiến thắng. Phương pháp tấn công kẻ thù : Dựa vào điểm yếu nhất của các tướng giặc là thời và thế, tấn công lúc cương lúc nhu, vừa khuyên hàng vừa khiêu chiến, vừa tấn công vừa vạch ra lối thoát cho giặc. 3) Khuyên hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp và sĩ nhcụ tướng giặc: Nguyễn Trãi nêu ra hai khả năng cho quân Minh lựa chọn : một là đầu hàng, hai là mở của thành đem quân ra đánh. Tác giả khuyên chúng đầu hàng là có lợi nhất. Lời lẽ của tác giả trong thư một mặt sỉ mắng để hạ uy thế địch; mắng địch là thất phu không bàn việc binh được; mắng địch là hạn đàn bà, không phải đại trượng phu làm cho chúng hổ thẹn. Mặt khác dùng lí lẽ phân tích sáu cớ bại vong nhằm tác động vào lí trí => Cùng với lí lẽ là lời thách đánh để chứng tỏ sức mạnh quân sự cảu ta. Niềm tin tất thắng thể hiện rất rõ trong việc đánh giá tình hình, trong việc khuyên địch ra hàng, và đặc biệt là torng việc khiêu chiến, thách thức lăng nhục kẻ địch. Tinh thần yêu chuộng hòa bình thể hiện rõ torng việc đưa ra con đường thoát cho giặc : “Nếu muốn rút quân về nước, ta sẽ sửa sang cầu cống, mua sắm tàu thuyền”. Đây chính là chiến thuật trong đường lối của chíến tranh nhân dân : “bắc cầu bằng vàng để tiễn quân thù về nước” à nó cũng thể hiện tinh thần nhân đạo và lòng yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta. 4) Nghệ thuật lập luận của tác giả : Sắc bén, khúc chiết, mạnh mẽ, giàu sức thuyết phục Các dẫn chứng đều lấy từ thực tế, tiêu biểu và chân thức, bố cục rõ ràng, mạch lạc và hết sức logic, phân tích vừa có lý vừa có tình, khi cương, khi nhu, tất cả xuất phát từ niềm tin chính nghĩa và sự tất thắng của quân và dân ta. III/. Tổng kết : “Thư dụ Vương Thông lần nữa” là một trong những bức thư khuyên hàng của Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi gửi cho tổng binh Vương Thông lúc đó đang bị vây trong thành. Nội dung bức thư phân tích hình hình một cách sâu sắc và đầy thuyết phục, làm cơ sở để dụ hàng. Đặc biệt là tác giả đã vẽ ra một con đường sống cho giặc, nêu cao tinh thần chính nghĩa, yêu chuộng hòa bình của quân và dân ta. Đây làmột trong những tác phẩm chính luận sắc bén nhất của Nguyễn Trãi, cũng là tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân văn cao cả của dân tộc và của nhân loại. 3) Củng cố : Nguyễn Trãi là nhà viết vănc hính luận lỗi lạc, các bức thư đích vận của ông có sức mạnh như một vũ khi sắc bén. Bức thư thể hiện một tài nghệ nghị luận bậc thầy trong lịch sử văn học dân tộc. 4) Dặn dò : Học bài, xem bài “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật” Tuần : Tiết PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TT ký duyệt MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS: Có được những hiểu biết khái quát về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Biết vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật vào việc đọc – hiểu văn bản làm văn B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN SGK, SGV. Thiết kế bài học C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV có thể tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa đọc và gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1) Kiểm tra bài cũ : - Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách sinh hoạt? 2) Bài mới : Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Thế nào là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ? Oân lại kiến thức đã học ở THCS và lớp 10 kì I, hại cho biết có những phong cách ngôn ngữ nào ? Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật khác với phong cách ngôn ngữ khác như thế nào? Đọc mục 1,2,3 (trong I SGK) và cho biết đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Nêu rõ nội dung của các đặc điểm ấy? Thế nào là tính thẩm mĩ? Phân tích ví dụ? Thế nào là tính đa nghĩa? Phân tích ví dụ? (HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp ) GV yêu cầu HS dựa vào bài học, với các dẫn chứng lấy trong Truyện Kiều, truyện ngắn Nam Cao, thơ Hồ Xuân Hương để lần lượt chứng minh cho dấu ấn riêng của tác giả Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật đuợc dùng trong những loại văn bản nào? Phân tích bài phú “Nhà nho vui cảnh nghèo” của Nguyễn Công Trứ để làm sáng tỏ đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Phân tích đoạn thơ “Tràng giang” của Huy Cận để làm sáng tỏ ba đặc điểm của phong cách nghệ thuật? I/. Khái quát về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật : Khái niệm : Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là laọi phong cách ngôn ngữ văn bản dùng trong lĩnh vực văn chương (văn xuôi nghệ thuật, kịch, văn xuôi, thơ) Các phong cách ngôn ngữ đã học bao gồm : Phong cách khẩu ngữ, phong cách khoa học, chính luận, hành chính, báo chí và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật khác với phong cách ngôn ngữ khác trước hết là ở chức năng thôngbáo- thẩm mĩ của nó. Mọi tính chất đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật đều liên quan tới nét khác biệt đó. * Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có những đặc điểm chung như sau : 1) Tính thẩm mĩ : là đặc điểm hướng tới cái đẹp, làm công cụ để sángtạo cací đẹp và bản thân nó cũng trở thành cái đẹp 9ngôn từ đẹp, lời văn đẹp, hình tượng đẹp, cảm xúc đẹp, ý tưởng đẹp) VD : Non cao những ngóng cùng trông Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày Xương mai một nắng hao gầy Tóc mai một mái đã đầy tuyết sương Trời tây ngã bóng tà dương Càng phơ vẻ đẹp nét vàng phôi pha. (Thề non nuớc – tả Đà) 2) Tính đa nghĩa : là đặc điểm xác định nhiều tầng bậc ý nghĩa của ngàn từ trong tác phẩm nghệ thuật. Thơ văn không chỉ đẹp mà còn phải hay. Hay vì có ý tưởng sâu sắc, ham nghĩa, đa nghĩa. Viên Mai nói : “Thơ phải cong” là như vậy. VD : Nên thơ nêu thầy vì có học No ăn no mặc bởi hay làm Một cơm hai việc nhiều người muốn Hai thớ ba giòng họa kẻ tham. Nghĩa là thế nào? Yù tưởng có sâu sắc không? 3) Dấu ấn riêng của tác giả : là đặc điểm về cách dùng từ, diễn đạt. Mỗi tác phẩm đều được viết ra theo cách lựa chọn từ ngữ riêng, cách diễn đạt riêng của nhà văn. (có thể gọi đây là tính chủ quan của ngôn ngữ nghệ thuật) Văn hay, văn đẹp, văn phải mới mẻ, độc đáo, sángtạo, in rõ dấu ấn riêng của tác giả, cũng là thơ lục bát, nhưng thơ Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Tố Hữu … mỗi người có cái hay, cái đẹp, cací dấu ấn riêng. VD : Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non … (“Bánh trôi nước – HXH) III/. Luyện tập : Bài tập 1 : Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật chủ yếu đươc5 dùng trong các loại văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Ngoài ra, nó có thể được vận dụng phối hợp trong nhiều laọi văn bản khác. Bài tập 2 : Đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (SGK) Bài tập 3 : a) Phân tích bài :Nhà nho vui cảnh nghèo” Nguyễn Công Trứ. Tính thầm mĩ thể hiện ở chỗ ngôn từ trong tác phẩm đều tuân theo quy luật của cái đẹp như vần luật, hài thanh, phép đối “Ngày ba bữa : vỗ bụng rau bình bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no” Đêm nằm canh : an giấc ngáy kho kho, đời thái bình của thường bỏ ngõ” Tính đa nghĩa thểhiện ở chỗ, ngôn từ có nhiều lớp ý nghĩa : + Nghĩa thông báo của cặp câu trên (gần giống nghĩa tường minh) : Nhà nho nghèo sống đạm bạc, thanh thãn. + nghĩa tình cảm (gần giống nghĩa hàm ẩn) : thái độ “ngông” của một bậc tài tử. Dấu ấn của tác giả thể hiện trong sự lựa chọn từ ngữ và diễn đạt mang phong cách “ngông” b. Phân tích đoạn trích bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận Tính thẩm mĩ thể hiện qua việc hòa phối ngữ âm, qua những từ ngữ tương phản (một cành/ mấy dòng) Yù nghĩa : có nhiềutầng bậc. Nghĩa làm ẩn nằm trong nổi “buồn”, “sầu” và vẻ đẹp của tâm hồn nhạy cảm, đôn hậu, yêu thiên nhiên … Dấu ấn cá nhân tác giả chính là mối sầu riêng của Huy Cận trước CMT8 – 1945. 3) Củng cố : Học sinh nắm vững ba đặc điểm phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, gồm tính thẩm mĩ, tính đa nghĩa và mang dấu ấn của người viết. Cần rèn luyện kĩ năng phân tích ngôn ngự nghệ thuật và kĩ năng vận dụng ngôn ngữ nghệ thuật trong giao tiếp. 4) Dặn dò : Học bài, chuẩn bị cho bài viết số 5. Tuần : Tiết BÀI VIẾT SỐ 5 TT ký duyệt MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Bài viết số 5 thuộc kiểu bài văn thuyết minh về một thể loại hay vấn đề văn học. HS cần nắm vững đặc điểm, yêu cầu, cách làm bài thuyết minh để áp dụng vào một đề bài cụ thể. HS biết vận dụng kĩ năng sử dụng các phươngpháp thuyết minh thích hợp để làm bài. B. CHỌN ĐỀ SỐ I : Giới thiệu về ca dao Việt Nam Gợi ý : Dựa vào phần tri thức đọc – hiểu bài “một số bài ca dao yêu thương tình nghĩa” (SGK tập I) bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau : Giới thiệu khái quát về ca dao dân ca (một thể thơ dân gian, thường gắn liền với âm nhạc, diễn tấu … trong tổng thể nghệ thuật dân gian. Giới thiệu nội dung : Diễn tả tình cảm, tâm trạng của một số kiểu nhân vật trữ tình trong ca dao Giới thiệu đặc điểm nghệ thuật : thể thơ phổ biến là lục bát, sử dụng các biện pháp phú (tả), tỉ (so sánh, ẩn dụ), hứng (gợi hứng) vv Dặn dò : Phương pháp thuyết minh chủ yếu là giải tích, đòi hỏi người viết vận dụng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. Tuần : Tiết NGUYỄN TRÃI TT ký duyệt MỤC TIÊU BÀI HỌC Qua cuộc đời và sự nghiệp, HS hiểu được Nguyễn Trãi là một nhân cách lớn, một nhà văn hóa lớn, nhà tư tưởng lớn của dân tộc và là danh nhân văn hóa thế giới. Nguyễn Trãi có nhiều đóng góp trên các phương diện : văn hóa, lịch sử, địa lí … đặc biệt là văn học Trên phương diện văn học, ông có nhiều sáng tác, chủ yếu là : vănc hính luận, thơ chữ Hán và chữ Nôm. HS rèn kĩ năng tìm hiểu về tác gia văn học lớn thuộc giai đoạn văn học trung đại. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN SGK, SGV. Thiết kế bài học C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV có thể tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa đọc và gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1) Kiểm tra bài cũ : Hãy miêu tả khí thế chiến thắng của quân ta và sự thất bại thảm hại của quân Minh? 2) Bài mới : Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Gọi HS đọc phầnc uộc đời của Nguyễn Trãi ở SGK, yêu cầu HS nêu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Trãi ? GV củng cố và giải thích cho các em biết một số vấn đề liên quan đến tiểu sử Nguyễn Trãi? + Cha, mẹ cuộc hôn nhân bất bình thường + Aûnh hưởng từ ông ngoại Trần Nguyên Đán Vụ án Lệ Chi Viên với cái oán oan của gia đình Nguyễn Trãi? + GV kể thêm một câu chuyện có tính chất huyền thoại về cái chết của Nguyễn Trãi “Rắn bào thù” Căn cứ vào đâu để chúng ta khẳng định Nguyễn Trãi là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc? Sau khi HS trả lời GV giải thích sơ lược vềb nội dung các tác phẩm của Nguyễn Trãi, cho HS ghi ý cơ bản + Nêu nội dung chính của thơ văn Nguyễn Trãi? + Sau khi HS trả lời, GV hướng dẫn các em tìm hiểu từng nội dung + Thơ văn Nguyễn Trãi thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa, triết lí, thế sự? Tình yêu thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Trãi? Tại sao nói : nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho thơ ca tiếng việt? ( HS làm việc cá nhân trình bày trước lớp) GV yêu cầu HS dựa vào SGK nêu lên những kết luận về Nguyễn Trãi? I/. Cuộc đời : Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức rai, quê ở Chi Ngại (Chí linh – Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín – Hà Tây) Cha là Nguyễn Phi Khanh,1 học trò nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh, mẹ Trần Thị Thái con Trần Nguyên Đán, 1 quý tộc đời Trần. Lên 6 tuổi mất mẹ, Nguyễn Trãi ỡ với ông ngoại, 10 tuổi ông ngoại qua đời, ông về ở với cha. Năm 1400 độ Thái học sinh, ra làm quan cùng cha dưới triều Hồ Năm 1407 giặc Minh cướp nước ta. NPK bị giặc bắt, Nguyễn Trãi theo cha, nghe cha khuyên, ông trở về, bị giặc bắt, trốn thoát, tìm đến Lê Lợi, giúp Lê Lợi làm nên chiến thắng trong khởi nghĩa Lam Sơn 1428, hòa bình nhập lại, Nguyễn Trãi bị nghi oan, bị bắt giam rồi được thả, nhưng không còn được tin cậy như trước, ông về ở ẩn ở Côn Sơn (1438 – 1440) 1440, Lê Thái Tông mời ông ra giúp nước, giao cho nhiểu trọng trách quan trọng. 1442, xẫy ra vụ nhà vua chết đột ngột Nguyễn Trãi bị nghi oan giết vua, bị kết án “Tru di tam tộc” 1464, Lê Thánh Tông mới giải oan cho ông => nguyễn Trãi là một anh hùng dân tộc, là nhân vật toàn tài hiếm có trong lịch sử dân tộc nhưng cuộc đời ông cũng gắn với nỗi oan thảm khốc hiếm có trong lịch sử nước nhà. II/. Sự nghiệp văn học : 1) Tác phẩm của Nguyễn Trãi : đã để lại nhiều các phẩm có giá trị + Về lịch sử : Lam sơn thực lục 9Cuốn sữ về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn) + Về địa lí : Dư địa chí + Về chính trị, quân sự : “Quân trung từ mệnh tập” (thư từ gửi cho các tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh) + Về văn học : Ức trai thi tập (thơ chữ Hán) Quốc âm thi tập (thơ chữ Nôm) è Loại sáng tác nào của ông cũng có ý nghĩa khai mở cho đời sau. 2) Thơ văn Nguyễn Trãi thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa, triết lí, thế sự và tình yêu thiên nhiên Tư tưởng nhân nghĩa, tri6t1 lí là biểu hiện của tư tưởng yêu nước, thương dân. + yêu nước gắn liền với xây dựng và bảo vệ nền văn hiến (Đại cáo bình ngô) + Luôn xuất phát từ tư tưởng “Lấy dân làm gốc”, tố cáo tội ác của giặc Minh đối với dân 9Đại cáo bình ngô), quan tâm sâu sắc đến đời sống thái bình của dân (Cảnh ngày hè) + Triết lí thế sự : Đề cao vai trò của “thơ” và “thế” (thư dụ Vương Thông) Tình yêu thiên nhiên : Hòa mình với thiên nhiên (Cảnh ngày hè) 3) Thơ văn nguyễn Trãi là đỉnh cao chói lọi trong nền văn học dân tộc : Sở dĩ nói Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho thơ ca tiếng Việt, vì thơ Nôm của ông có vị trí khai mở cho nền thơ ca nước nhà. Cụ thể : + Quốc âm thi tập là tập thơ tiếng việt sớm nhất còn đến ngày nay. + Thơ Nôm của Nguyễn Trãi gồm nhiều hình ảnh đẹp mang tính dân tộc (như cây chuối, cây xoan …) + Nguyễn Trãi đưa nhiều từ thuần Việt, rừ láy, nhiều câu ca dao tục ngữ vào thơ + nguyễn Trãi sáng tạo thể thơ Thất ngôn xen lục ngôn (cảnh nagỳ hè, Cây thông …) chưa từng có trước đó, coi như một thể đặc trưng của thơ tiếng việt phổ biến trong thế kỷ XV, XVI III/. Kết luận : Nguyễn Trãi để lại cho lịch sử văn học dân tộc nhiều đóng góp to lớn Văn thơ của ông cả chữ Hán và chữ Nôm đều là tinh hoa của một trí tuệ hơn người, một trái tim bao la bén nhạy và một bút thơ tài tình, hiếm có. Là một vĩ nhân về nhiều mặt của dân tộc Vịêt Nam . 3) Củng cố : HS cần nắm được những nét chính về cuộc đời của Nguyễn Trãi chứng minh được các nội dung chính của thơ văn nguễn Trãi từ đó mà thấy được tâm hồn, nhân cách, cái đẹp của bậc đại anh hùng dân tộc. 4) Dặn dò : Học bài, xem “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật” Tuần : Tiết PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT (TT) TT ký duyệt A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS : Nắm cách sử dụng phương tiện ngôn gữ (ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp …) trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Vận dụng kiến thức trên vào việc đọc – hiểu văn bản và làm văn. B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1) Kiểm tra bài cũ : thế nào là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ? những đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? 2) Bài mới : Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Đọc mục I (SGK) và cho biết, âm thanh và chữ viết có tác dụng như thế nào trong việc diễn đạt ý nghĩa, tình cảm? (HS làm việc cá nhân trình bày trước lớp) phân tích để làm sáng tỏ luận điểm : phong cách ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng có chọn lọc các yếu tố thuộc các phong cách ngôn ngữ khác (ngôn ngữ sinh hoạt, khoa học, hành chính …) Về mặt ngữ pháp ngôn ngữ nghệ thuật có đặc điểm gì đặc biệt (HS thảo luận nhóm cử đại diện trình bày) Về mặt tu từ, ngôn ngữ nghệ thuật có đặc điểm gì đặc biệt? (HS làm việc cá nhân trình bày trước lớp) Về bố cục trình bày ngôn ngữ nghệ thuật có đặc điểm gì đặc biệt? Phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ những đặc điểm diễn đạt của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? (HS làm việc cá nhân trình bày trước lớp) II/. Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật : 1) Về ngữ âm, chữ viết : âm thanh suy tư nó chưa có nghĩa, nhưng trong những ngữ cảnh nhất định lại rất có tác dụng trong việc phát huy những sắc thái nghĩa

File đính kèm:

  • docthu du vuong thong lan nua.doc