Giáo án 10 sách nâng cao môn Vật lý

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Phát biểu được các khái niệm: chuyển động cơ, chất điểm, quỹ đạo,hệ quy chiếu.

- Lấy được ví dụ về tính tương đối của chuyển động

- Phân biệt được khoảng thời gian và thời điểm.

2. Kỹ năng:

- Biết cách xác định được thời gian bằng đồng hồ

- Biết cách xác định toạ độ và thời điểm tương ứng của một chất điểm trên hệ trục tọa độ.

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

- Đọc SGK, soạn giáo án

- Chuẩn bị một số những tranh ảnh minh họa cho chuyển động tương đối, đồng hồ đo thời gian

- Dự kiến trình bày bảng:

 

doc259 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án 10 sách nâng cao môn Vật lý, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/9/2007 CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Tiết 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Phát biểu được các khái niệm: chuyển động cơ, chất điểm, quỹ đạo,hệ quy chiếu. - Lấy được ví dụ về tính tương đối của chuyển động - Phân biệt được khoảng thời gian và thời điểm. 2. Kỹ năng: - Biết cách xác định được thời gian bằng đồng hồ - Biết cách xác định toạ độ và thời điểm tương ứng của một chất điểm trên hệ trục tọa độ. II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Đọc SGK, soạn giáo án - Chuẩn bị một số những tranh ảnh minh họa cho chuyển động tương đối, đồng hồ đo thời gian - Dự kiến trình bày bảng: CHUYỂN ĐỘNG CƠ 1. Chuyển động động cơ là gì? 2. Chất điểm. Quỹ đạo của chất điểm. 0 . x M . 3. Xác định vị trí của một chất điểm. + Toạ độ : + Muốn xác định vị trí của một chất điểm cần: Vật mốc, một hệ tọa độ 4. Xác định thời gian SGK 5. Hệ quy chiếu - Khái niệm: SGK 6. Chuyển động tịnh tiến - K/n : SGK 2.Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở. III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 (20 phút): Tìm hiểm các khái niệm chuyển động cơ, chất điểm, quỹ đạo Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Lấy ví dụ về chuyển động cơ học trong thực tế - Ghi nhớ khái niệm về chuyển động cơ - Thảo luận trả lời câu hỏi của giáo viên: + Với các mốc khác nhau vật có thể coi là chuyển động có thể coi là đứng yên - Ghi nhớ về tính chất tương đối của chuyển động - Ghi nhớ khái niệm về chất điểm - Lấy ví dụ về chất điểm - Ghi nhớ khái niệm quỹ đạo - Thảo luận cả lớp trả lời câu hỏi C1, C2 - Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về chuyển động cơ học. - Thông báo khái niệm về chuyển động cơ: “ Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian” - Hỏi : Theo các em đang chuyển động hay đứng yên. - Thông báo về tính tương đối của chuyển động - Thông báo về khái niệm chất điểm. “ Vật có kích thứơc rất nhỏ so với phạm vi chuyển động được coi là chất điểm” - Yêu cầu học sinh lấy các ví dụ về chất điểm - Thông báo về khái niệm quỹ đạo “ Quỹ đạo là đường mà vật vạch ra trong không gian” - Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về quỹ đạo chuyển động của chất điểm và trả lời câu hỏi C1,C2 Hoạt động 2 (15phút): Tìm hiều cách xác định vị trí của chất điểm Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - thảo luận theo nhóm đưa ra phương án. - Trả lời câu hỏi : Để xác định vị trí của một điểm chúng t phải biết tọa độ của chúng. - Đọc SGK tìm hiểu để xác định vị trí chất điểm ta cần: + Một hệ trục tọa độ + Khi đó : - Đọc sách giáo khoa trả lời câu hỏi - Đọc SGK - Trả lời câu hỏi : Hệ quy chiếu bao gồm: + Hệ toạ độ gắn với vật mốc + Đồng hồ và gốc thời gian. - Đặt câu hỏi: Một cái xe chuyển động từ ND lên HN làm thế nào để xác định vị trí của vật tại một thời điểm bất kì. - Đặt câu hỏi : Làm thế nào để xác định vị trí của vật trong không gian trong toán học - Yêu cầu học sinh đọc SGK trả lời: “ Làm thế nào để xác định vị trí của một chất điểm trong không gian” - Yêu cầu học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi: Thời điểm khác khoảng thời gian như thế nào? - Yêu cầu học sinh đọc SGK, - Đặt câu hỏi :Thế nàolà hệ quy chiếu. Gồm những yếu tố nào? Hoạt động 3 (5phút): Tìm hiểu về chuyển động tịnh tiến Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Ghi nhớ về khái niệm chuyển động tịnh tiến - Lấy ví dụ về chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay. - Trả lời câu hỏi C4 - Thông báo về khái niệm chuyển động tịnh tiến - Yêu cầu học sinh lấy ví dụ - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C4 IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Nhắc lại những nội dung chính của bài + Các khái niệm - Nghi lại hướng dẫn về nhà - Nêu lại các nội dung chính của bài: + Kn: Chuyển động cơ, chất điểm, quỹ đạo, hệ quy chiếu, + Cách xác định vị trí của vật - Yêu cầu học sinh trả lời C1, C2 SGK - Hướng dẫn về nhà: + Học các nội dung chính của bài + Trả lời các câu hói SGK: C1, + Làm các bài tập SGK: C3 + Ôn tập lại các nội dungvề khái niệm vận tốc V. RÚT KINH NGHIỆM: Phê duyệt giáo án Ngày duyệt: 6 /9/2007 Ngày soạn: 5/9/2007 CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Tiết 2: VẬN TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU (Tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Phát biểu được khái niệm, tính chất của vectơ độ dời, véctơ vận tốc trung bình, véc tơ vận tốc tức thời, chuyển động thẳng đều - Phân biệt được độ dời và quãng đường, độ dời; vận tốc, tốc độ. - Biết cách thiết lập phương trình chuyển động thẳng đều 2. Kỹ năng: - Vẽ được đồ thị của chuyển động thẳng đều - Giải được những bài toán đơn giản. II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Đọc SGK, soạn giáo án - Một ống thủy tinh dài đựng một bọt khí để mô tả chuyển động thẳng đều - Một đồng hồ đo thời gian - Dự kiến trình bày bảng: VẬN TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU 1. Độ dời 2. Độ dời và quãng đường đi 3. Vận tốc trung bình 4. Vận tốc tức thời 5. Phân biệt giữa vận tốc và tốc độ 2.Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở. - Ôn lại các kiến thức về vận tốc đã học ở THCS III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ (Đối với học sinh:TB) Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Trả lời câu hỏi - Nhận xét câu trả lời của bạn - Đặt câu hỏi: -Nhận xét câu trả lời và cho điểm Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểm khái niệm độ dời Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Nhớ lại công thức vận tốc đã học ở lớp8 - Đọc SGK phần 1a: - Trả lời câu hỏi 1: + Độ dời là một đại lượng véc tơ. + Độ dời không phải là quãng đường - Đọc SGK phần 1b - Trả lời câu hỏi 2: Trong chuyển động thẳng thì: Dx = x2 – x1 - trả lời câu hỏi 3: Độ dời có thể dương có thể âm, có thể bằng không - Trả lời câu hỏi C2 - Thảo luận theo nhóm phân biêt độ dời và quãng đường - Đặt vấn đề: - Yêu cầu học sinh đọc SGK phần 1a - Đặt câu hỏi 1: Thế nào là độ dời? Nó là đại lượng vô hướng hay đại lượng vec tơ? Độ dời có là quãng đường không? -Yêu cầu học sinh đọc SGK phần 1b: - Đặt câu hỏi 2: Trong chuyển động thẳng thì độ dời được xác định như thế nào? - Đặt câu hỏi 3: Giá trị đại số của độ dời như thế nào?Khi nào độ dời dương? Âm? Bằng không? - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C2 - Yêu cầu học sinh phân biệt quãng đường và độ dời. Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểm khái niệm vận tốc trung bình và vận tốc tức thời Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Đọc SGK (đs) - Thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi Giá trị vận tốc có thể âm có thể dương và có thể bằng không 4. Vận tốc trung bình sẽ bằng tốc độ trung bình khi vật chuyển động thẳng theo chiều dương. - Yêu cầu học sinh Đọc SGK và trả lời câu hỏi: 1. Vận tốc trung bình là gì? Phân biệt giữa vận tốc trung bình và tốc độ trung bình 2. Vận tốc tức thời là gì? Phân biệt với tốc độ tức thời? 3. Nêu đặc tính chất của vận tốc 3. Vận tốc trung bìnhsẽ có giá trị bằng tốc độ trung bình khi nào? IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Nhắc lại những nội dung chính của bài - làm bài C4 tại lớp - Ghi lại hướng dẫn về nhà - Nêu lại các nội dung chính của bài: + Khái niệm độ dời, vận tốc trung bình và vận tốc tức thời. + Phân biệt quãng đường và độ dời? + Phân biệt giữa vận tốc trung bình và tốc độ trung bình - Yêu cầu học sinh làm bài C4 SGK - Hướng dẫn về nhà: + Học các nội dung chính của bài + Trả lời các câu hói SGK: 1, 2, 3, 4 + Làm các bài tập SGK1, 2,3 + Làm các bài tâp SBT + Ôn tập lại các nội dung: khái niệm về chuyển động thẳng đều đã học ở lớp 8 V. RÚT KINH NGHIỆM: . Phê duyệt giáo án Ngày duyệt: 6 /9/2007 Ngày soạn: 8/9/2007 CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Tiết 3: VẬN TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU (Tiết 2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Phát biểu được khái niệm, tính chất của vectơ độ dời, véctơ vận tốc trung bình, véc tơ vận tốc tức thời, chuyển động thẳng đều - Phân biệt được độ dời và quãng đường, độ dời; vận tốc, tốc độ. - Biết cách thiết lập phương trình chuyển động thẳng đều 2. Kỹ năng: - Vẽ được đồ thị của chuyển động thẳng đều - Giải được những bài toán đơn giản. II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Đọc SGK, soạn giáo án - Một ống thủy tinh dài đựng một bọt khí để mô tả chuyển động thẳng đều - Một đồng hồ đo thời gian - Dự kiến trình bày bảng: VẬN TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU (tiếp) 5. Chuyển động thẳng đều 6. Đồ thị a. Đồ thị tọa độ b. Đồ thị của vận tốc: 2.Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở. - Học lại khái niệm về chuyển động thẳng đều ở THCS III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 (10 phút): Kiểm tra bài cũ (Đối với học sinh:khá) Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Học sinh lên bảng trả lời câu hỏi và làm bài tập - Nhận xét câu trả lời của bạn - Đặt câu hỏi: + Phân biệt giữa độ dời và quãng đường + Phân biệt vận tốc và tốc độ + Làm các bài tập 4 (tr 17 SGK) -Nhận xét câu trả lời và cho điểm Hoạt động 2 (5 phút): Nhắc lại khái niệm về chuyển động thẳng đều Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Đọc SGK - Trả lời câu hỏi : Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng, trong đó chất điểm có vận tốc tực thời không đổi - Yêu cầu học sinh Đọc SGK - - Đặt câu hỏi : Thế nào là chuyển động thẳng đều Hoạt động 3 (5phút): Lập phương trình của chuyển động thẳng đều Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Đọc SGK - thảo luận theo nhóm : Xây dựng công thức của chuyển động thẳng đều + Tổng quát: x = x0 + v (t – t0 ) + Khi chọn sao cho t0 = 0: x = x0 + v.t - Yêu cầu học sinh Đọc SGK - Đặt câu hỏi : Xây dựng phương trình của chuyển động thẳng đều? Hoạt động 4 (15phút): Vẽ đồ thị của chuyển động thẳng đều Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Thảo luận theo nhóm vẽ đồ thị của vận tốc + v = hằng số " t + Đồ thị là đường song song với 0t - Vẽ đồ thị của tọa độ theo thời gian: - - Vẽ đồ thị vận tốc: + Hàm của vận tốc theo thời gian + Dạng của đồ thị + Các trường hợp có thể xảy ra + Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C6 - Vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian: + tọa độ là hàm bậc mấy theo thời gian + Dạng của đồ thị + Các trường hợp có thể xảy ra IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Nhắc lại những nội dung chính của bài - Nghi lại hướng dẫn về nhà - Nêu lại các nội dung chính của bài: + Khái niệm về chuyển động thẳng đều + Phương trình và đồ thị của chuyển động thẳng đều - Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK tr 16 - Hướng dẫn về nhà: + Học các nội dung chính của bài + Trả lời các câu hói SGK: từ bài 1 - 8 + Làm các bài tập SGK + ôn tập lại công thức tính vận tốc V. RÚT KINH NGHIỆM: . Phê duyệt giáo án Ngày duyệt: 10/9/2007 Ngày soạn: 15/9/2007 CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Tiết 4: KHẢO SÁT CHUYỂN ĐỘNG THẲNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nêu được mục đích của việc khảo sát chuyển động thẳng là đi tìm hiểu được đặc tính nhanh, chậm của chuyển động - Nêu được cơ sở lý thuyết của việc đo vận tốc 2. Kỹ năng: - Biết cách xác định tọa độ của một điểm - Biết cách sử lí kết quả đo và vẽ đồ thị - Biết cách rút ra nhận xét từ đồ thị II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Đọc SGK, soạn giáo án - Chuẩn bị đồ dung thí nghiệm thực hành: Xe lăn, đồng hồ cần rung, máng chạy, băng giấy - Dự kiến trình bày bảng: KHẢO SÁT CHUYỂN ĐỘNG THẲNG 1. Dụng cụ thí nghiệm - Xe chạy - Đồ hồ cần rung - Băng giấy - Máng chạy 2. Tiến hành thí nghiệm SGK 3. Kết quả thí nghiệm 4. Xử lí kết quả a. Vẽ đồ thị tọa độ b. Vận tốc 5. Nhận xét 2.Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở. - Ôn lại công thức tính vận tốc III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ (Đối với học sinh:TB) Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Trả lời câu hỏi - Nhận xét câu trả lời của bạn -Đặt câu hỏi: + Thế nào là chuyển động thẳng đều? + Vẽ đồ thị vận tốc và tọa độ của chuyển động thẳng đều? + Viết công thức tính vận tốc tức thời trong chuyển động thẳng đều? -Nhận xét câu trả lời và cho điểm Hoạt động 2 (5 phút): Nắm được mục đích của thí nghiệm Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Nghe và nắm được cách nghiên cưu một chuyển động thẳng là dựa vào phương trình hoặc đồ thị của tọa độ, vận tốc - Trả lời câu hỏi : Muốn khảo sát một chuyển động ta có thể đi xác định tọa độ hoặc vận tốc rồi vẽ đồ thị của chúng. - Thông báo: Để xác định vị trí của vật ta xác định vị trí, để nghiên cưu một chuyển động thẳng ta có thể căn cứ vào đồ thị tọa độ, hoặc vận tốc. - ĐVĐ: Khảo sát một chuyển động thẳng ta cần phải làm những gì? Hoạt động 3 (5phút): Tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi : Cần + vật cần xác định + Đồng hồ +Thước đo + Đường ray để nó chạy thẳng - Nghe và tìm hiểu cấu tạo của từng dụng cụ - Hỏi: Để khảo sát một chuyển động thẳng ta cần dụng cụ gì? - Giới thiệu từng dụng cụ: + Xe chạy: Vật cần nghiên cứu + Đồ hồ cần rung: Đo thời gian + Băng giấy: Xác định quãng đường + Máng chạy: Để giữ cho xe chạy thẳng Hoạt động 4 (10phút): Tiến hành thí nghiệm và lấy kết quả Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Nghe thống nhất - Tiến hành thí nghiệm theo nhóm và lập bảng giá trị - Thống nhât các bước làm: + Bố trí thí nghiệm + Tiến hành thí nghiệm + Đo xác định tọa độ của nó qua băng giấy - Giám sát quá trình tiến hành thí nghiệm của học sinh Hoạt động 5(15phút): Xử lí kết quả và nhận xét Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Nhận nhiệm vụ của nhóm - Thảo luận theo nhóm: Vẽ đồ thị vận tốc và đồ thị vận tốc - trả lời câu hỏi : Chuyển động của chiếc xe không phải là chuyển động thẳng đều - Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Vẽ đồ thị tọa độ, vận tốc? Rút ra nhận xét - Lấy kết quả chuẩn ghi lên bảng - Hỏi: Từ kết quả thí nghiệm rút ra nhận xét gì? IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - trả lời câu hỏi : Khảo sát một chuyển động ta có thể xác định tọa độ và vận tốc của vật và còn rút ra được tính chất của chuyển động - Nghi lại hướng dẫn về nhà - Hỏi: Khảo sát một chuyển động ta biết được những gì? - Hướng dẫn về nhà: +Hoàn thành báo cáo thí nghiệm + Làm các bài tập 1, 2 SGK + Ôn lại công thức vận tốc và chuyển động thẳng đều. V. RÚT KINH NGHIỆM: Phê duyệt giáo án Ngày duyệt: 10/09/2007 Ngày soạn: 8/9/2007 CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Tiết 5: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nhớ được ý nghĩa và khái niệm của vectơ gia tốc - Phát biểu được định nghĩa của chuyển động thẳng biến đổi đều và từ công thức tính vận tốc theo thời gian - Nêu được mối quan hệ giữa dấu của gia tốc và dấu của vận tốc trong chuyển động nhanh dần và chuyển động chậm dần 2. Kỹ năng: - Biết cách vẽ được đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian - Giải được các bài toán đơn giản liên quan tới gia tốc II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Đọc SGK, soạn giáo án - Dự kiến trình bày bảng: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU 1. Gia tốc trong chuyển động thẳng a. Ý nghĩa SGK b. Gia tốc trung bình c. Gia tốc tức thời. (Dt rất nhỏ) 2. Chuyển động thẳng biến đổi đều 3. Sự biến đổi vận tốc theo thời gian c. Đồ thị của vận tốc + Chuyển động nhanh dần đều: + Chuyển động chậm dần đều 2.Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở. - Ôn tập lại khái niệm vận tốc và chuyển động thẳng đều III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ (Đối với học sinh:TB) Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - trả lời câu hỏi - Nhận xét câu trả lời của bạn - - Đặt câu hỏi : + Thế nào là chuyển động thẳng đều? + Vẽ đồ thị của chuyển động thẳng đều: tọa độ và vận tốc? - Nhận xét câu trả lời và cho điểm Hoạt động 2 (5 phút): Tìm hiểu khái niệm gia tốc Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Suy nghĩ trả lời câu hỏi - Nghe và ghi nhớ ý nghĩa của gia tốc - ĐVĐ: - Thông báo: Ý nghĩa của đại lượng gia tốc kí hiệu là a “ Đại lượng vật lý đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc gọi là gia tốc (a)” Hoạt động 3 (10phút): Tìm hiểu khái niệm gia tốc Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Thảo luận theo nhóm giải bài toán < xe 2 tăng tốc nhanh hơn xe 1 - Thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi : - Thảo luận theo nhóm tương tự như vận tốc và tốc độ, gia tốc tức thời được xác định bằng: (Dt rất nhỏ) - Đọc bài toán: - Vây căn cứ vào đại lượng ta có thể biết được sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc. - Nêu định nghĩa gia tốc? Và đặc điểm của gia tốc? Đơn vị của gia tốc? - Vậy gia tốc tại một thời điểm tức thời được xác định như thế nào? - Gia tốc tức thời cũng là một đại lượng vectơ có phương là phương của quỹ đạo chuyển động, giá trị bằng Hoạt động 4 (5phút): Nắm được khái niệm về chuyển động thằng đều Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Lấy ví dụ thêm và phân tích Thảo luận theo nhóm và Trả lời câu hỏi: - Vẽ đồ thị của gia tố - Lấy ví dụ và phân tích : Cho một viên bi lăn xuống một máng nghiêng thì ta thấy vận tốc của xe tăng dần như nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. Người ta gọi đó là chuyển động thẳng biến đổi đều. - Đặt câu hỏi : Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều? - Yêu cầu học sinh vẽ đồ thị gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều? Hoạt động 5 (15phút): Tìm hiểu sự biến dổi của vận tốc theo thời gian. Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Thảo luận theo nhóm lập công thức của vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều. v = v0 + a (t – t0) - Trả lời câu hỏi: + a.v > 0 chuyển động nhanh dần đều + a.v < 0 chuyển động chậm dần đều - Vẽ đồ thị - Yêu cầu học sinh lập công thức của vận tốc theo thời gian. - Đặt câu hỏi : Từ biểu thức của vận tốc em có nhận xét gì về dấu của vật tốc và gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều.? - Yêu cầu học sinh vẽ đồ thị của vận tốc - Thông báo: Dựa vào đồ thị ta thấy IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Nhắc lại những nội dung chính của bài - Nghi lại hướng dẫn về nhà - Nêu lại các nội dung chính của bài: - Hướng dẫn về nhà: + Học các nội dung chính của bài + Trả lời các câu hói SGK + Làm các bài tập SGK: 1, 2, 3, 4, 5 + Ôn tập lại các nội dung: V. RÚT KINH NGHIỆM: .. Phê duyệt giáo án Ngày duyệt: 10 /09/2007 Ngày soạn: 8/9/2007 CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Tiết 6: PHƯƠNG TRÌNH CỦA CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Viết được phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều - Viết được mối liên hệ giữa độ dời, vận tốc, gia tốc - Biết được dạng của đồ thị chuyển động thẳng biến đổi đều là đường Parabol 2. Kỹ năng: - Áp dụng được các công thức để tính, giải những bài tập đơn giản II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Đọc SGK, soạn giáo án - Dự kiến trình bày bảng: PHƯƠNG TRÌNH CỦA CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU 1. Phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều a. Thiết lập phương trình SGK b. Phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều: c. Đồ thị của chuyển động thẳng biến đổi đều: SGK 2. Công thức liên hệ giữa độ dời, vận tốc, gia tốc: 2.Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở. - Ôn lại đồ thị của chuyển động thẳng biến đổi đều, mối quan hệ giữa đồ thị vận tốc và quãng đường III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ (Đối với học sinh:TB) Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Trả lời câu hỏi + Chuyển động thẳng biến đổi đềulà chuyển động thẳng biến đổi có vec tơ gia tốc tức thời không đổi theo thời gian + Công thức: - Nhận xét câu trả lời của bạn - Đặt câu hỏi + Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều + Viết công thức tính vận tốc theo thời gian, nói rõ quy ước dấu + Vẽ đồ thị của vận tốc theo thời gian - Nhận xét câu trả lời và cho điểm Hoạt động 2 (15 phút): Viết được phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Suy nghĩ và ghi tiêu đề - Tóm tắt, vẽ hình - Thảo luận theo nhóm - Đọc SGK - Nghe và biến đổi theo - Trả lời câu hỏi : - Thảo luận theo nhóm: các trường hợp có thể xảy ra là: + Trường hợp riêng: - Trả lời câu hỏi C1 SGK - Thảo luận theo nhóm : Vẽ đồ thị - ĐVĐ: - Đọc bài toán: Xét một vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a. Tại thời điểm ban đầu t0 vật đang có vận tốc v0 và đang đi qua toạ độ x0. Hãy xác định tọa độ của vật tại một thời điểm bất kỳ? - Yêu cầu học sinh đọc SGK - Tóm tắt lại cách xây dưng trong SGK - Hỏi: Vậy trong trường hợp tổng quát phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều là gì? - Nhắc lại về quy ước dấu của các đai lượng có trong biểu thức - Hỏi: Xét các trường hợp riêng có thể xảy ra? - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C1 SGK - Yêu cầu học sinh vẽ đồ thị tọa độ của chuyển động thẳng đều. Hoạt động 3 (15phút): Thiết lập mối quan hệ giữa độ dời, vận tốc và gia tốc. Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Suy nghĩ và viết tiêu đề - Suy nghĩ hướng biến đổi là khử thành phần t - Thảo luận theo nhóm - Trả lời câu hỏi : Để đưa độ dời về quãng đường thì ta phải chọn chiều dương trung với chiều chuyển động khi đó ta có : S = Dx và - Thảo luận theo nhóm cả lớp và trả lời câu hỏi - ĐVĐ: ta đã có trong chuyển động thẳng các đại lượng v, a, x đều xác định qua t vậy có mối quan hệ nào giữa v, a, x mà không phụ thuộc vào t hay không? - Yêu cầu học sinh thiết lập mối quan hệ giữa vận tôc, gia tốc, độ dời trong trường hợp tổng quát? - Thông báo trong thực tế nhiều khi chúng ta phải tính quãng đường mà ở đây chỉ có công thức độ dời vậy làm thế nào để đưa độ dời về quãng đường? - Xét khi chiều chuyển động trùng với chiềương thì quãng đường được xác định như thế nào? - Hỏi : Các trường hợp riêng có thể xảy ra? - Tổng kết lại các công thức IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Nhắc lại những nội dung chính của bài - Nghi lại hướng dẫn về nhà - Nêu lại các nội dung chính của bài: + Phương trình, đồ thị của chuyển động thẳng đều + Các công thức liên hệ - Hướng dẫn về nhà: + Học các nội dung chính của bài + Trả lời các câu hói SGK: 1,2 + Làm các bài tập SGK: 1, 2, 3, 4 + Làm các bài tâp SBT + Suy nghĩ: Muốn nghiên cứu một chuyển động thẳng ta cần đi nghiên cứu những gì để kết luân? V. RÚT KINH NGHIỆM: Phê duyệt giáo án Ngày duyệt: 17 /09/2007 Ngày soạn: 15/9/2007 CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Tiết 7: BÀI TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Ôn tập lại các kiến thức về chuyển động thẳng đều, biến đổi đều - Nắm được phương pháp giải bài tập liên quan đến các chuyển động của chất điểm: Lập phương trình, vẽ đồ thị, xác định quãng đường chuyển động 2. Kỹ năng: - Vận dụng được để giải các bài tập liên quan tới chuyển động II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Đọc SGK, soạn giáo án - Dự kiến trình bày bảng: BÀI TẬP VỀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHẤT ĐIỂM I. Tóm tắt lý thuyết 1. Độ dời + Chuyển động thẳng một chiều : 2. Vận tốc trung bình và tốc độ trung bình 3. Chuyển động thẳng đều 4. Chuyển động thẳng biến đổi đều + Phương trình chuyển động: + Quãng đường chuyển động: II. Bài tập ví dụ: 2.Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở. - Ôn tập lại các kiến thức đã học về chuyển động thẳng đều, thẳng biến đổi đều III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ (Đối với học sinh:TB) Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Trả lời câu hỏi: + Các học sinh trả lời câu hỏi vào giấy nháp: + Gọi một học sinh lên bảng viết và trả lời các câu hỏi liên quan - Nhận xét câu trả lời của bạn - Đặt câu hỏi: + Liệt kê các công thức đã học về chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều? + Vẽ đồ thị vận tốc và đồ thị toạ độ của chuyển động thẳng biến đổi đều ? -Nhận xét câu trả lời và cho điểm Hoạt động 2 (10 phút): Nắm các bước để lập được phương trình chuyển động, quãng đường Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi - Yêu cầu học sinh thảo luận để trả lời câu hỏi + Câu 1: Muốn lập được phương trình chuyển động ta phải làm những gì và vận dụng công thức nào? + Câu 2: Hãy nêu những bước để lập được phương trình. + Câu 3: Từ phương trình chuyển động chúng ta sẽ xác định được những gì? + Câu 4: Muốn xác định quãng đường ta phải áp dụng công thức nào? Phải làm những gì? Hoạt động 3 (25phút): Vận dụng vào để giải các bài tập liên quan Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên - Chép đề - Tóm tắt đề bài - Vẽ hình minh họa - Thảo luận theo nhóm suy nghĩ hướng giải 2. Để lập được phương trình chuyển động + Chon hệ quy chiếu + Xác định giới hạn thời gian + Xác định giới hạn toạ độ + Lập phương trình 3. Xác định vị trí và thời điểm thay x hoặc t vào phương trình phù hợp 4. Vẽ dồ thị - Từng học sinh lên trình bày bảng - Dưới trình bày bảng Bài tập 1: (Chuyển động của thang máy) Một chiếc thanh máy chuyển động đi lên chia làm 3 giai đoạn Giai đoạn đầu: Chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc a1 = 2m/s2 trên đoạn đường là 25m Giai đoạn 2: Chuyển động thẳng đều trong vòng 5s Giai đoạn cuối: Chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc a2 = 2m/s2 cho tới khi 1. Hãy xác định quãng đường và vận tốc trung bình

File đính kèm:

  • docGiao an NC 10 toan tap.doc